Cẩm nang doanh nhân
lượt xem 92
download
1964, Jeff Bezos cất tiếng khóc chào đời ở New Mexico. Jeff không biết mặt người cha ruột thịt của mình. Người tạo ra cậu đã bỏ rơi người bạn gái 17 tuổi với đứa con đỏ hỏn trên tay để đi tìm hạnh phúc khác. Người cha dượng của Jeff - một chàng trai gốc Cuba đã giang rộng vòng tay đón hai mẹ con và coi Jeff như con đẻ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cẩm nang doanh nhân
- Cẩm nang doanh nhân Cẩm nang doanh nhân NỘI DUNG CHÍNH Amazone- Ông trùm thương mại điện tử Liên kết và phát triển - Mô hình sáng tạo mới của Procter&Gamble Làm sao để diễn thuyết trong vai trò quản lý? Mua cao- bán thấp Chiến lược thương hiệu Kế sách làm giàu Bài học từ thuyết Trung dung Nghĩ khác, làm khác Dành cho sếp nữ 10 cách để giảm áp lực cho CEO Chủ nhân hệ thống IKEA 20 cách để quảng bá Website của bạn Giai đoạn đầu của kinh doanh Khi nào cần thay đổi mô hình kinh doanh? John Sperling- Apollo Group Phương cách đầu tư của các tỷ phú thế giới Nghệ thuật đặt tên công ty như thế nào? Bí quyết lãnh đạo trong doanh nghiệp Kinh nghiệm làm sếp trẻ 4 nguyên nhân thất b ại khi điều hành kinh doanh
- Cẩm nang doanh nhân Amazone- Ông trùm thương mại điện tử 1964, Jeff Bezos cất tiếng khóc chào đời ở New Mexico. Jeff không biết mặt người cha ruột thịt của mình. Người tạo ra cậu đã bỏ rơi người bạn gái 17 tuổi với đứa con đỏ hỏn trên tay để đi tìm hạnh phúc khác. Người cha dượng của Jeff - một chàng trai gốc Cuba đã giang rộng vòng tay đón hai mẹ con và coi Jeff như con đẻ. Hầu như cả tuổi thơ của mình Jeff ở với ông ngoại, Laurence Preston Gais - một người đàn ông có nhiều uy tín và ảnh hưởng. Ông ngoại của Jeff từng là Giám đốc của Ủy ban nguyên tử Mỹ ở Albuquerque. Ông về hưu sớm để làm trang trại. Đây cũng là nơi Bezos dành phần lớn thời gian nghỉ hè của mình để giúp ông làm việc và trông nom trang trại. Và Jeff đã sống như vậy với ông ngoại, giữa trang trại đầy ắp tiếng cừu tiếng dê và bạt ngàn cỏ dại. Jeff đam mê kỹ thuật từ bé. Thậm chí khi còn chập chững biết đi, ông đã tự mình dùng tuốc nơ vít để tháo cũi ra. Lớn hơn chút, ông biến garage ô tô của bố mẹ thành phòng thí nghiệm cho những dự án khoa học của mình. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học ở Miami, Jeff thi đỗ vào khoa vật lý thuộc trường ĐH Tổng hợp Princeton. Jeff học rất giỏi các môn tự nhiên, và đã tốt nghiệp đại học loại suất sắc. Lúc này, số học sinh giỏi về môn toán hoặc vật lý rất ít. Và Jeff đã lọt vào tầm ngắm của công ty tài chính viễn thông Fitel, một công ty hàng đầu Hoa kỳ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và quản trị mạng. Jeff làm việc ở đây khoảng 1 năm. Sau đó Jeff tiếp tục thử sức ở công ty ứng dụng của khoa hoc máy tính cho thị trường chứng khoán D. E. Shaw, và sớm trở thành Phó chủ tịch của công ty và đang hướng tới một tương lai tươi sáng trong lĩnh vực tài chính. Nhưng cũng thời gian này, Jeff phát hiện ra một điều và chính nó đã làm thay đổi cuộc đời anh cũng như của lịch sử kinh doanh của nhân loại. Hiện tượng Amazon.com Năm 1994, khi Internet chưa được sử dụng cho mục đích thương mại. Jeffrey Bezos quan sát thấy rằng việc sử dụng Internet đã tăng đến 2300% một năm. Ông nhìn thấy cơ hội mới cho thương mại và ngay sau đó anh bắt đầu tính đến các khả năng cho lĩnh vực này. Tháng 7-1995, công ty chuyên bán sách qua mạng mang tên con sông hùng vĩ nhất Nam Mỹ đã ra đời tại một nhà để xe ở thành phố Seattle.Jeff là người sáng lập đồng thời là tổng giám đốc điều hành của Amazon. Giữa rất nhiều chủng loại hàng hóa, sản phẩm, khi đó Jeff chỉ chọn dăm ba mặt hàng mà anh cho rằng có thể bán chạy qua mạng Internet. Sách là mặt hàng chủ lực của Jeff, một loại sản phẩm dễ kinh doanh qua mạng nhất bởi nó không dễ dàng hư hại, không đòi hỏi các điều kiện bảo quản khắt khe và
- Cẩm nang doanh nhân tương đối dễ vận chuyển. Internet chính là một cái container lý tưởng để chứa sách, chứa các sản phẩm thông tin của anh. Jeff cho biết ông chọn sách để bán trước tiên vì đây là mặt hàng có nhiều lựa chọn. Anh cũng nói thêm “Sự khác biệt lớn nhất giữa Amazon và những công ty khác là ở chỗ Amazon đặc biệt chú ý đến khách hàng. Chúng tôi có những sản phẩm họ cần, họ chọn được và giá rất thấp.”Trong 30 ngày đầu, Amazon đã bán được sách ở 50 bang và 45 nước trên thế giới. Đến tháng 9 năm đó, doanh thu của Amazon đã lên tới 20.000 USD một tuần. Jeff Bezos và nhân viên đã thức đêm thức hôm để đóng gói sách trong một nhà kho khiếm tốn nhằm tranh thủ giao kịp yêu cầu của số đơn hàng tăng vọt. Công việc kinh doanh tiến triển nhanh đến mức không ai ngờ tới. Khi công ty được công bố chính thức với công chúng vào năm 1997, có người nghi ngờ rằng liệu một tủ sách trên mạng như vậy có thể duy trì được vị trí của nó khi so với những nhà sách truyền thống như Barnes và Noble hay Borders hay không. Hai năm sau đó, thị phần của Amazon đã lớn hơn cả hai đối thủ kia cộng lại và Borders đang cố gắng đàm phán kinh doanh cùng với Amazon. Jeff nói trước với những người chung vốn đầu tư ban đầu với ông rằng 70% khả năng là họ sẽ bị mất hết số tiền đầu tư nhưng cha mẹ anh vẫn đầu tư vào đó 300.000 USD. Đây là một phần tiền tiết kiệm của ông bà. Chỉ sau đó vài năm, với 6% vốn sở hữu của Amazon, họ đã trở thành tỷ phú. Hiện nay, gia đình Bezos giữ 1/3 số cổ phần của công ty. Người đàn ông được coi là ông vua của thương mại điện tử này đang điều hành một tổ hợp toàn cầu buôn bán đủ thứ từ vỏ đàn banjo cho đến sườn lợn con. Jeff Bezos cho biết "Mong muốn của chúng tôi là biến công ty thành công ty vì khách hàng nhất trên thế giới. Đây sẽ là nơi để mọi người tìm và khám phá bất cứ thứ gì họ muốn mua trên mạng”. Làm việc theo phong cách “Just Do It” Không phải ai cũng biết thành công của Amazon là kết quả của quá trình đầu tư bền bỉ và tốn kém cho hạ tầng thông tin và công nghệ bán hàng qua mạng. Công ty tập thu hút nhiều nhân lực giỏi về công nghệ. 10 nhân viên đầu tiên của công ty đều là các kỹ sư vi tính. Hàng năm, Amazon dành ra khoảng 200 triệu USD cho công nghệ, đặc biệt là phát triển phần mềm. Đến nay, tất cả các phần mềm TMĐT của Amazon đều do công ty tự viết. Công nghệ của Amazon đã giúp công ty hoàn thiện quy trình kinh doanh và giảm chi phí. Bezos là người dễ tính và hài hước. Nhưng mặt khác, ông vẫn luôn đòi hỏi ở nhân viên mình phải làm việc đúng thời hạn, năng suất lao động cao, sáng tạo và thông minh. Để khuyến khích nhân viên có ý tưởng mới, Bezos đã đưa ra chương trình “Just Do It”. Theo đó, người chiến thắng là người đưa ra những dự án có lợi cho công ty mà không cần phải đợi sếp đồng ý. Bezos tin rằng công ty sẽ được rất nhiều thứ nếu biết cách trao đổi thông tin với khách
- Cẩm nang doanh nhân hàng và lắng nghe ý kiến của họ. Amazon.com khuyến khích khách hàng đưa ra những nhận xét và lời khuyên về những cuốn sách hay. Hiện nay có hơn 900.000 đại lý bán lẻ bên thứ 3 cung cấp sản phẩm của họ lên trang Amazon. Với hơn 9000 nhân viên làm việc trên toàn thế giới, doanh thu của hãng đạt 10,7 tỷ USD vào năm 2006. Mới đây, Amazon còn thông báo tham gia thị trường nhạc s ố.
- Cẩm nang doanh nhân Liên kết và phát triển - Mô hình sáng tạo mới của Procter&Gamble (Bài viết của Larry Huston - Phó chủ tịch nghiên cứu và phát triển và Nabil Sakkab - Phó chủ tịch cao cấp Tập đoàn Procter&Gamble). Chiến lược sáng tạo mở của Procter&Gamble (P&G) giờ đây đã giúp tập đoàn có được 35% các phát kiến và ý tưởng từ “bên ngoài” và mang lại hàng tỷ đô-la doanh thu mỗi năm. P&G đã cho ra mắt dòng sản phẩm Pringle vào năm 2004 với hình ảnh và từ ngữ được in trên mỗi miếng khoai tây giòn (câu hỏi tu từ, ảnh động vật và cả những câu chuyện vui). Sản phẩm này ngay lập tức được ưa thích. Nếu là ngày xưa, chúng tôi phải mất đến hai năm để đưa một sản phẩm mới ra thị trường, thì giờ đây chúng tôi sẵn sàng mạo hiểm và chấp nhận rủi ro trong đầu tư nhằm đưa sản phẩm ra thị trường sớm hơn. Điều này có được là do việc thực thi chiến lược mới đề cao sự sáng tạo. Các sản phẩm dòng Pringles Prints chỉ mất chưa đầy một năm đã ra mắt thị trường và có chi phí sản xuất rẻ hơn nhiều trước kia. Sau đây là cách chúng tôi đã làm: Trở lại năm 2002, khi chúng tôi đau đầu tìm cách tạo ra loại snack mới lạ và vui nhộn, có một ai đó đã đề nghị chúng tôi in hình các ngôi sao nhạc pop lên dòng sản phẩm Pringle. Đó là một ý kiến tuyệt vời nhưng chúng tôi sẽ thực hiện nó như thế nào đây? Một nhà nghiên cứu trong công ty đề nghị phun mực vào những miếng khoai tây giòn và cô đã sử dụng ngay máy in trong phòng để thử nghiệm. Chúng tôi nhanh chóng nhận ra mọi miếng khoai sẽ phải được in ngay khi vừa khô, khi vẫn còn ở độ ẩm cao và nóng. Và bằng cách nào đó chúng tôi phải đưa ra được những hình ảnh sắc nét, đa màu sắc và phải in được hàng ngàn ngàn chiếc/phút. Tuy nhiên để tạo ra loại mực có thể ăn được sẽ cần đến khoản đầu tư rất rất lớn. Theo truyền thống, chúng tôi phải dùng khá nhiều vốn đầu tư chỉ để phát triển một dự án khả thi. Một đội dự án được thành lập nhằm làm việc với những công ty in phun có thể đáp ứng nhu cầu và sau đó chúng tôi sẽ bước vào quá trình đàm phán cam go về bản quyền sử dụng công nghệ mới. Nhưng giờ đây, chúng tôi sẽ không làm vậy nữa. Thay vào đó chúng tôi thảo một bức thư xác định những vấn đề cần phải giải quyết, rồi ra thông báo trên hệ thống mạng lưới P&G toàn cầu, tìm kiếm một ai đó đã có sẵn giải pháp. Và rồi mạng lưới P&G tại Châu Âu đã phát hiện ra một nhà máy sản xuất bánh kẹo nhỏ ở Bologna , Italia có thứ chúng tôi cần. Ông chủ của nhà máy là một giáo sư đại học đã pháp minh ra một phương pháp in hình trên bánh với vận tốc cực nhanh. Chính phát minh này đã giúp việc ra mắt sản phẩm Pringle mới nhanh chóng và doanh số bán khoai tây giòn Pringle tại Bắc Mỹ tăng trưởng gấp đôi chỉ trong vòng hai năm. Từ R&D tới C&D
- Cẩm nang doanh nhân Hầu hết các công ty vẫn đang bám vào cái mà chúng tôi gọi là “mô hình tự sáng chế”, tập trung vào cơ sở hạ tầng Nghiên cứu và Phát triển (R&D) và những sáng tạo của họ được đưa ra trong bốn bức tường văn phòng. Để chắc ăn, những công ty này ngày càng cố gắng củng cố bộ phận R&D thông qua sát nhập, liên minh, đăng ký bản quyền và lựa chọn các kết quả sáng tạo. Họ chào mừng mô hình Skunk Works (lấy tên của công ty Skunk Works thuộc tập đoàn vũ khí Lockheed Martin, sản xuất hai máy bay do thám U2 và Black Bird cho quân đội Mỹ. Ý của tác giả chỉ các công ty ủng hộ sự do thám, gián điệp - ND), tăng cường liên kết giữa bộ phận marketing và R&D, gắn chặt những phát minh hướng-tới-thị-trường và củng cố quản trị danh mục sản phẩm. Nhưng thời thế đã đổi thay và mô hình này ngày càng khó hoạt động trơn tru. Hầu hết các công ty lớn phải hoàn thành chỉ tiêu phát triển từ 4-6%/năm. Làm thế nào để hoàn thành mục tiêu này? Đối với P&G, mục tiêu này tương đương với 4 tỷ USD. Thời gian không có nhiều mà các công ty ngày càng trở nên nhỏ hơn trong thế giới cạnh tranh gay gắt, vì vậy, hãng giờ đây không thể chỉ phụ thuộc vào nguồn R&D nội bộ. Quá khứ đã chứng minh P&G đã từng tạo ra những bước phát triển thần kỳ dựa trên sự sáng tạo - hãng đã tạo dựng được khả năng nghiên cứu trên toàn cầu và tuyển dụng được những nhà nghiên cứu tài năng làm việc. Phương pháp này đã từng rất hiệu quả khi chúng tôi là công-ty-25-tỷ-USD, nhưng ngày nay con số đó đã lên đến gần 70 tỷ USD. Vào năm 2000, chúng tôi thấy rõ mô hình tự-sáng-chế không còn hữu dụng để duy trì tốc độc phát triển cao dành cho các doanh nghiệp hàng đầu. Sự bùng nổ công nghệ mới ngày càng gây sức ép lên ngân sách dành cho sáng tạo của hãng. Hiệu quả R&D giảm rõ và tỷ lệ thành công (tính trên tỷ lệ doanh thu của sản phẩm mới so với mục tiêu tài chính) chỉ còn khoảng 35%. Bị dồn ép bởi các đối thủ cạnh tranh năng động, doanh số bán hành liên tục giảm, các sản phẩm mới không gây được ấn tượng và doanh thu các quý “trượt dần đều”, chúng tôi mất hơn nửa thị trường trong khi giá trị cổ phiếu công ty trên thị trường chứng khoán giảm từ 118 USD/cổ phiếu xuống còn 52 USD/cổ phiếu. Đã đến lúc phải thức dậy rồi. Bản đồ sáng tạo của thế giới đã thay đổi, trong khi chúng ta vẫn chưa thay đổi mô hình sáng tạo của chính mình từ cuối những năm 80. Đã đến lúc, chúng ta cần phải chuyển từ mô hình tập trung hóa sang mô hình liên kết mạng lưới toàn cầu. Đó là những gì Christopher Bartlett và Sumatra nói đến trong cuốn sách “quản trị xuyên biên giới”. Chúng tôi phát hiện ra rằng ngày càng xuất hiện nhiều những sáng tạo quan trọng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngay cả các cá nhân cũng có những sáng tạo được cấp bằng sáng chế và bán bản quyền trí tuệ. Các phòng thí nghiệm ở các trường đại học và của chính phủ cũng quan tâm tìm đối tác trong các ngành công nghiệp và đang rất muốn biến những nghiên cứu của mình thành tiền. Internet đã mở cửa cho mọi tài năng trên thế giới thỏa sức phát huy. Và một số ít các công ty có tầm nhìn xa như IBM và Eli Lilly đã bắt đầu thử nghiệm những phương thức sáng tạo mở, ứng dụng những sáng tạo
- Cẩm nang doanh nhân của các cá nhân và tổ chức “bên ngoài” (thậm chí của cả đối thủ cạnh tranh) bao gồm sản phẩm, bản quyền trí tuệ và cả con người. Trở lại với trường hợp của P&G năm 2000, hiệu quả R&D vẫn vậy trong khi chi phí dành cho nó ngày càng tăng, thậm chí, còn tăng nhanh hơn tốc độ phát triển của tập đoàn. Vào năm 2000, chúng tôi nhận ra rằng P&G sẽ không thể đáp ứng được các mục tiêu phát triển bằng cách ngày càng đổ nhiều tiền hơn vào đây và giảm giá sản phẩm, vị CEO mới được bổ nhiệm, A.G.Lafley, đã đưa ra một mô hình kinh doanh sáng tạo mới dựa trên nền tảng kinh doanh sáng tạo sẵn có. Trước đây hầu hết những sáng tạo của P&G là nhờ liên kết những ý tưởng nội bộ. Nhưng những kết quả gần đây cho thấy chúng tôi cần liên kết với “bên ngoài” để có được những phát kiến hữu dụng. Những liên kết trong-ngoài này sẽ là chìa khóa của thành công trong tương lai. Lafley đặt mục tiêu sẽ có 50% các sáng tạo ngoài công ty. Nhưng chiến lược này không có nghĩa là sa thải hơn 7.500 nhà nghiên cứu của hãng hoặc họ chỉ làm công việc hỗ trợ mà đây là phương thức thúc đẩy họ làm việc tốt hơn. Lafley nói: một nửa các sản phẩm mới của P&G có xuất xứ từ các phòng thí nghiệm của hãng và nửa còn lại phải được các phòng thí nghiệm đó thông qua. Cho đến giờ, đây vẫn là ý kiến tuyệt vời. Khi tìm kiếm các nguồn sáng tạo bên ngoài, chúng tôi dự kiến có tổng cộng có khoảng 1,5 triệu con người tài năng sẽ cộng tác với chúng tôi. Nhưng để sử dụng hiệu quả suy nghĩ sáng tạo của các nhà phát minh và những cộng tác viên trên toàn thế giới đòi hỏi phải có những thay đổi lớn trong hoạt động. Chúng tôi cần thay đổi thái độ của công ty từ “tồn tại để sáng tạo” sang “nhiệt tình tìm kiếm lòng tự hào công ty” ở bất cứ đâu. Giờ đây tổ chức R&D của hãng từ 7.500 người trước kia thành 7.500 cộng 1,5 triệu cộng tác viên, không phân biệt biên giới. Đây chính là nền tảng đưa đến mô hình sáng tạo C&D liên kết và phát triển. Cùng với cảm nhận rõ ràng về nhu cầu của khách hàng, chúng tôi có thể xác định được các ý tưởng hứa hẹn thành công trên toàn thế giới và áp dụng vào R&D, sản xuất, marketing và bán hàng nhằm nhanh chóng tạo ra sản phẩm tốt hơn và rẻ hơn. Mô hình này vẫn đang rất hiệu quả. Ngày nay, hơn 35% sản phẩm mới của hãng bắt nguồn từ các ý tưởng ngoài P&G (so với 15% năm 2000) và dự kiến sẽ chiếm 45% trong năm tiếp theo. Thông qua mô hình liên kết và phát triển, hiệu quả R&D nội bộ cũng tăng gần 60%, thúc đẩy các mặt khác liên quan đến sáng tạo như giá cả, mẫu mã và marketing. Vậy là tỷ lệ sáng tạo thành công tăng gấp đôi trong khi chi phí dành cho nó vẫn tiếp tục giảm xuống. Đầu tư cho R&D chỉ chiếm 4,8% doanh thu bán hàng năm 2000 giảm xuống còn 3,4% trong năm 2006, tuyệt vời hơn, chúng tôi đã có hơn 100 sản phẩm mới trong hai năm trở lại đây, kéo theo đó là giá trị cổ phiếu P&G tăng gần gấp đôi trên thị trường chứng khoán cùng với thương hiệu P&G có giá trị lên gần 22 tỷ USD.
- Cẩm nang doanh nhân Trong các cuộc trưng cầu ý kiến các CEO và chủ tịch HĐQT gần đây, đa số vẫn cho rằng ưu tiên số một là “duy trì và phát triển bền vững”. Các CEO luôn hiểu tầm quan trọng của việc sáng tạo đối với phát triển, tuy nhiên liệu có bao nhiêu người biết cách tiếp cận sự sáng tạo? Và nếu các công ty không thay đổi nhanh và đến khi nhận ra biểu đồ sáng tạo đã đi xuống cũng như mô hình hiện tại không phù hợp thì đã quá muộn và hầu hết các công ty có tốc độ phát triển “bền vững” hiện nay sẽ khó mà trở tay cho kịp. Thực hiện chiến lược liên kết và phát triển như thế nào? Chiến lược sáng tạo mở của Procter&Gamble (P&G) giờ đây đã giúp tập đoàn có được 35% các phát kiến và ý tưởng từ “bên ngoài” và mang lại hàng tỷ đô-la doanh thu mỗi năm. Thực hiện chiến lược liên kết và phát triển như thế nào? Lần đầu tiên nghe về liên kết và sáng tạo, mọi người thường nghĩ nó giống như việc ứng dụng các kết quả sáng tạo từ bên ngoài để phát triển một sản phẩm mới. Nhưng thực ra không phải. Chiến lược tận dụng nguồn lực bên ngoài đơn giản chỉ là chuyển công việc cho những công ty có chi phí thấp hơn. Ngược lại, chiến lược liên kết và phát triển là tìm kiếm các ý tưởng hứa hẹn ở bên ngoài và kết hợp chúng với vốn và khả năng làm việc trong nội bộ công ty. Để làm được điều này, P&G hợp tác với các tổ chức và cá nhân trên toàn thế giới, tìm kiếm một cách có hệ thống các công nghệ, cách đóng gói sản phẩm hay các sản phẩm có tiềm năng hứa hẹn để phát triển và đưa vào thị trường. Hãng sử dụng cách hoặc mua đứt hoặc hợp tác. Trong số các sản phẩm hành công nhất đã được chúng tôi mua đứt ý tưởng và đưa vào thị trường bằng chiến lược liên kết và phát triển có mỹ phẩm Olay Regenerist, khăn lau bụi Swiffer Dusters và bàn chải đánh răng Crest SpinBrush. Chúng tôi nhận ra rằng để chiến lược “liên kết và phát triển” phát huy hiệu quả thì cần phải biết chính xác mình tìm kiếm cái gì và ở đâu. Nếu thực hiện mà không hướng tới các mục tiêu cụ thể thì sẽ nhận được một đống giải pháp vô dụng. Hiện nay P&G có tất cả 300 nhãn hàng, lĩnh vực mà hãng đứng đầu thế giới là tẩy rửa với các thương hiệu như Crest, Charmin, Pampers, Tide và Downy. Mỗi năm hãng đầu tư khoảng 2 tỷ USD cho R&D trong 150 lĩnh vực khoa học như nguyên vật liệu, sinh học, dinh dưỡng học, dược và cả robot. Để tập trung tìm kiếm ý tưởng, chúng tôi trực tiếp tiến hành khảo sát trên ba lĩnh vực: 10 nhu cầu hàng đầu của khách hàng. Mỗi năm một lần P&G tiến hành một cuộc khảo sát về nhu cầu của khách hàng, nhu cầu đã được đáp ứng ở mức độ nào và ảnh hưởng của nó đến sự lớn mạnh của thương hiệu. Hầu hết các hãng khác cũng làm việc này, có điều đa số họ chỉ quan tâm đến những vấn đề của hãng mà ít chú ý đến ảnh hưởng của nó đến khả năng phát triển thương hiệu. Bản khảo sát của chúng tôi sẽ đưa ra danh sách 10 nhu cầu
- Cẩm nang doanh nhân hàng đầu của khách hàng đối với mỗi lĩnh vực và toàn tập đoàn. Ví dụ, trong bản danh sách bao gồm các nhu cầu như: “xóa bớt vết nhăn, giúp da mịn và sáng”; “ngăn chặn vết bẩn và khôi phụ lại bề mặt cứng”; “tạo ra các sản phẩm giấy mềm mại hơn và độ ẩm cao hơn” hay “ngăn chặn hoặc giảm thiểu sự khắc nghiệt của thời tiết lạnh”. Danh sách các nhu cầu này được đưa đến các phòng nghiên cứu hoặc được thảo ra thành những thông báo về công nghệ như chúng tôi đã làm khi tìm kiếm phương pháp in trên sản phẩm khoai tây chiên giòn Pringles. Một ví dụ khác, nhằm đáp ứng nhu cầu về máy giặt loại lớn có thể giặt sạch bằng nước giá lạnh vào mùa đông, chúng tôi nghiên cứu các giải pháp về hóa học và công nghệ sinh học cho phép máy giặt vẫn hoạt động tốt trong môi trường nhiệt độ thấp. Nhưng có thể một phòng thí nghiệm nào đó nghiên cứu các phản ứng enzym trong các vi khuẩn ở môi trường băng giá đã tìm được câu trả lời cho vấn đề này. Và chúng tôi cần chỉ là tìm ra phòng thí nghiệm đó mà thôi. Kế tục. Chúng tôi luôn xác định các sản phẩm kế tục nhau. Điều này có nghĩa hãng sẽ tìm kiếm các sản phẩm hay công thức có thể giúp tăng ưu điểm của những mặt hàng thương hiệu hiện có. Ví dụ, P&G có thể tìm kiếm những ý tưởng về sản phẩm chăm sóc trẻ em- như tá giấy và bỉm- bổ xung cho thương hiệu Pampers và rồi tìm kiếm những sản phẩm kết hợp sáng tạo hoặc những công nghệ phù hợp trong lĩnh vực này. Bằng cách xác định mục tiêu kết hợp, chúng tôi đã mở rộng nhãn hàng Crest ra khỏi những chiếc bàn chải đánh răng thông thương, Crest bây giờ là thương hiệu bao gồm chất làm trắng răng, bàn chải đánh răng và chỉ tơ mềm làm sạch kẽ răng. Ban quản trị trò chơi công nghệ. Cuối cùng, trong vài trường hợp chúng tôi sử dụng cái gọi là Ban quản trị trò chơi công nghệ để đánh giá công nghệ nào thích hợp với lĩnh vực kinh doanh nào. Công việc này cũng giống như chơi cờ đa cấp. Biện pháp này giúp chúng tôi trả lời những câu hỏi như: “Chìa khóa công nghệ nào chúng ta muốn phát triển mạnh hơn?”; “Công nghệ nào chúng ta muốn mua lại để đánh bại đối thủ cạnh tranh?” hay “Trong số những công nghệ đã có, cái nào chúng ta muốn đăng ký bản quyền, bán hay liên kết phát triển?”. Sử dụng liên kết toàn cầu Mạng liên kết toàn cầu của P&G chính là nền tảng cho các hoạt động kết hợp chiến lược liên kết và phát triển. Cùng với ba phương pháp nêu trên kết hợp với mạng liên kết toàn cầu của hãng, chúng tôi luôn cố gắng bảo đảm để không một nguồn ý tưởng nào bị bỏ qua từ các phòng thí nghiệm của chính phủ hay cá nhân, các viện nghiên cứu, các nhà cung cấp, phân phối hay thậm chí cả đối thủ cạnh tranh, các đối tác thương mại, các hãng liên doanh và cả những doanh nghiệp tư nhân. Sau đây là vài nguồn chính chúng tôi vẫn sử dụng để tìm kiếm ý tưởng mới:
- Cẩm nang doanh nhân Nguồn độc quyền. Chúng tôi sử dụng nhiều nguồn độc quyền để khuyến khích các hoạt động “liên kết và phát triển”. Có hai nguồn lớn nhất: Các doanh nghiệp công nghệ. Rất nhiều các hoạt động trong “liên kết và phát triển” phụ thuộc vào mạng lưới quan hệ với 70 doanh nghiệp công nghệ trên toàn thế giới. P&G lập ra danh sách các nhu cầu của khách hàng, các ưu điểm cần cải tiến trong sản phẩm và ban quản trị trò chơi công nghệ, rồi thảo và công bố các bức thư công nghệ về các vấn đề cần giải quyết. Các doanh nghiệp công nghệ liên kết với chúng tôi chủ yếu ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Tây Âu, Mỹ Latin và Mỹ. Mỗi nơi tập trung tìm kiếm các sản phẩm và công nghệ phù hợp với địa phương của mình. Ví dụ, các doanh nghiệp công nghệ ở Trung Quốc ưu tiên tìm kiếm các nguồn nguyên liệu mới có chất lượng cao và chi phí rẻ (vì các sản phẩm ở Trung Quốc thường được sản xuất với chi phí thấp). Các doanh nghiệp ở Ấn Độ thì tìm kiếm các tài năng khoa học bản địa để giải quyết các vấn đề về quy trình sản xuất… Cho đến giờ các doanh nghiệp công nghệ liên kết với chúng tôi đã đem lại hơn 10.000 sản phẩm, ý tưởng và công nghệ hứa hẹn. Các nhà cung cấp. 15 nhà cung cấp hàng đầu của chúng tôi đã liên kết với hơn 50.000 nhà khoa học. Không lâu sau khi P&G xây dựng chiến lược liên kết và phát triển, hãng đã nhận ra mình có một nguồn sáng tạo đầy tiềm năng. Công ty đã tạo ra nền tảng IT an ninh cho phép chia sẻ các bức thư công nghệ với các nhà cung cấp. Do vậy, nếu hãng có khúc mắc gì đã quá thời gian giải quyết, thì thông thường các nhà cung cấp sẽ tìm được giải pháp. Hiện 30% số dự án sáng tạo của P&G đến từ các nhà cung cấp. Nguồn mở. P&G hiện có bốn nguồn mở chủ yếu phục vụ mô hình liên kết và phát triển. NineSigma. P&G giúp tạo ra NineSigma, một tổ chức liên kết với các công ty, các trường đại học, chính phủ, phòng thí nghiệm tư nhân và nhà tư vấn nhằm giải quyết các vấn đề công nghệ và khoa học. Ví dụ, trở lại với nhu cầu chiếc máy giặt hoạt động được trong môi trường nhiệt độ thấp, NineSigma thảo ra một bức thư công nghệ miêu tả vấn đề và thông báo cho mạng lưới của mình gồm hàng ngàn các nhà cung cấp giải pháp trên toàn thế giới. Bất kỳ một nhà cung cấp giải pháp nào cũng có thể gửi “bài giải” của mình đến NineSigma, tổ chức sẽ chuyển nó đến công ty yêu cầu. Nếu công ty yêu cầu thích giải pháp này, NineSigma sẽ là cầu nối giữa công ty và nhà cung cấp giải pháp. Dự án sẽ được triển khai. P&G đã gửi thư công nghệ đến hơn 700.000 người thông qua NineSigma và nhận được hơn 100 dự án. InnoCentive. Được thành lập bởi Eli Lilly, InnoCentive tương tự như NineSigma, nhưng không chỉ liên kết các công ty với những thành viên nhằm giải quyết vấn đề công nghệ, InnoCentive còn giải quyết cả những vấn đề thuộc khoa học. Ví dụ, chúng tôi có một phản ứng hóa học công nghiệp gồm năm bước phức tạp và muốn biết liệu có thể thực hiện được thành ba bước không. Chúng tôi gửi câu hỏi đến hơn 75.000 nhà khoa học của InnoCentive
- Cẩm nang doanh nhân và nhận được ba giải pháp đến từ các sinh viên Tây Ba Nha, một nhà hóa học Ấn Độ và một nhà tư vấn hóa học người Mỹ. YourEncore. Năm 2003, P&G thành lập YourEncore. Giờ đây tổ chức này hoạt động độc lập, liên kết khoảng 800 nhà khoa học và kỹ sư trình độ cao của 150 công ty khách hàng đã về hưu. Thông qua YourEncore, các công ty có thể tận dụng được kinh nghiệm phong phú kết hợp với những suy nghĩ mới để tạo nên những giải pháp hữu dụng. Qua YourEncore, bạn cũng có thể làm việc với một nhà khoa học về một ngành khoa học chuyên biệt đã về hưu. Ví dụ, chúng tôi có thể làm việc với một kỹ sư hãng Boeing chuyên về thiết kế máy bay tàng hình. Yet2.Com. Sáu năm trước, P&G trở thành một trong 100 công ty thành công nhất theo tạp chí Fortune và là một trong những nhà đầu tư đầu tiên vào mạng Yet2.Com, mạng on-line trao đổi bản quyền sở hữu trí tuệ. Không giống như NineSigma và InnoCentive giúp các công ty tìm kiếm giải pháp trên yêu cầu có sẵn, Yet2.com cung cấp và chuyển giao công nghệ giữa các công ty, trường đại học và chính phủ. Nó cũng làm việc với các khách hàng để thảo những bức thư công nghệ đang tìm kiếm hoặc đã có sẵn bằng sáng chế và công bố trên mạng lưới các doanh nghiệp, phòng thí nghiệm và viện nghiên cứu toàn cầu. Thành viên nào quan tâm sẽ liên lạc với Yet2.Com để nhận được lời giới thiệu đối tác. Từ ý tưởng đến hiện thực Khi mạng quan hệ của P&G trên toàn thế giới cung cấp được sản phẩm và ý tưởng, chúng tôi tổ chức một cuộc họp để đánh giá lại. Tất cả các phương pháp được đề đạt đều phải được hiểu thấu đáo và được toàn bộ tổ chức thông qua. Chỉ với một bài viết khó có thể miêu tả đủ tất cả các quá trình tìm kiếm ý tưởng khả thi ngoài hãng, nhưng việc chúng tôi tìm kiếm sản phẩm mới thông qua một doanh nghiệp công nghệ là minh chứng cho hướng đi chung. Khi các doanh nghiệp công nghệ họp với những người đứng đầu các phòng nghiên cứu, nhà sáng chế hay khi lựa chọn các sản phẩm công nghệ sẵn có, họ sẽ đặt ra những câu hỏi rất thực tế: sản phẩm, công nghệ hay ý tưởng nào phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của P&G? Giả sử một công ty cung cấp công nghệ tìm ra một sản phẩm hứa hẹn và được hội đồng đánh giá thông qua, bước tiếp theo, sản phẩm đó sẽ được đăng trực tuyến trên trang web “eureka catalog” vốn được sử dụng nhằm giúp công ty đánh giá kỹ về sản phẩm: đây là cái gì? Sản phẩm này sẽ đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty như thế nào? Bằng sáng chế vẫn còn hiệu lực? Giá bán hiện tại của nó là bao nhiêu? Các đặc điểm miêu tả và hình ảnh của sản phẩm sẽ được gửi đến các Tổng giám đốc, giám đốc nhãn hiệu, các đội R&D… trên toàn thế giới, tùy theo mối quan tâm của họ.
- Cẩm nang doanh nhân Quá trình này đương nhiên phức tạp hơn được miêu tả trong bài rất nhiều. Nói chung, cứ mỗi 100 ý tưởng từ bên ngoài hãng thì chỉ có một ý tưởng có thể biến thành sản phẩm đưa ra thị trường. Văn hóa công ty Không một ý tưởng nào từ bên ngoài có thể thành công nếu thiếu sự ủng hộ của tổ chức. Khi một ý tưởng được chấp nhận vận dụng, nó cần đến bộ phận R&D, sản xuất, nghiên cứu thị trường, marketing… Nhưng như bạn đã biết mãi cho đến gần đây P&G vẫn tập trung nghiên cứu và đánh giá cao các nguồn ý tưởng nội bộ, nên để chiến lược liên kết và phát triển phát huy hiệu quả chúng tôi phải thay đổi cả đặc điểm văn hóa công ty song hành cùng việc phát triển hệ thống tạo liên kết. Và điều này không chỉ liên quan đến việc “mở cửa” đón nhận luồng ý tưởng bên ngoài mà còn khuyến khích các nguồn ý tưởng nội bộ hiệu quả và sáng tạo hơn. Với bất cứ chương trình phát triển sản phẩm nào chúng tôi đều yêu cầu bộ phận R&D nên bắt đầu bằng cách đưa ra danh sách các công việc cần thiết rồi xem có giải pháp có sẵn ở ngoài công ty không - có thể từ đối tác hay nhà cung cấp giải pháp chuyên nghiệp chẳng hạn. Chỉ khi cả hai nguồn này không thu được kết quả thì chúng tôi mới tiến hành đầu tư nghiên cứu. Và dù giải pháp cho vấn đề đến từ bất kỳ đâu (nguồn nội bộ hay bên ngoài) thì khi dự án thành công, phần thưởng dành cho các cán bộ công nhân viên tham gia vẫn như nhau. Hệ thống thưởng của P&G hướng tới hai mục đích. Thứ nhất, luôn bảo đảm sẽ tìm được những ý tưởng tốt nhất sẽ được vận dụng và đưa ra thị trường. Thứ hai, tạo áp lực lên văn hóa cũ của công ty vốn đè nặng tư tưởng nội bộ. Thực tế, với văn hóa mới này, chúng tôi khuyến khích nhân viên tìm kiếm ý tưởng bên ngoài nhằm đưa sản phẩm ra thị trường trong thời gian ngắn hơn. Phát triển hoặc lụi tàn Chúng tôi tin rằng chiến lược liên kết và phát triển sẽ tiếp tục trở thành mô hình sáng tạo chủ yếu trong thế kỷ 21. Như chúng tôi đã khẳng định, đối với hầu hết công ty vẫn đang duy trì mô hình “tự nghiên cứu và sáng chế” trước sau gì cũng phải thay đổi. Nhưng để thành công chiến lược này cần được những nhà lãnh đạo cao cấp nhất trong tổ chức ủng hộ tuyệt đối. Sẽ thật sai lầm nếu ta chỉ nhìn nhận nó như một chiến lược R&D hay chỉ là một thử nghiệm phát triển của tập đoàn. Cũng giống như Lafley đã làm ở P&G, các CEO phải đưa ra được một chiến lược kinh doanh rõ ràng và phải đề ra được một con số nhất định về nguồn ý tưởng sáng tạo từ bên ngoài, trong trường hợp của P&G là 50%. Hiện chúng tôi vẫn đang nỗ lực để thực hiện mục tiêu ấy.
- Cẩm nang doanh nhân Làm sao để diễn thuyết trong vai trò quản lý? Denise cuối cùng cũng đã đạt được mục tiêu của mình là trở thành giám đốc điều hành tại công ty của mình. Nhưng, cũng giống như bất kỳ một người nào khác, khi chuyển sang cương vị lãnh đạo, bà đã gặp một số khó khăn. Nếu một nhân viên bình thường, hàng ngày chỉ cần tập trung vào những công việc được giao là đủ, thì nay trong vai trò của một CEO, bà phải thường xuyên xuất hiện trước đám đông và trở thành trung tâm thu hút sự chú ý và quan tâm của nhiều người. Trong suốt tuần lễ đầu tiên ở vị trí mới này, Denise đã hạn chế tiếp xúc và né tránh các bài diễn thuyết. Nhưng, cũng đến lúc bà không thể tránh được nữa: đó là thời điểm bắt buộc bà phải trình bày quan điểm phát triển công ty trong vòng năm năm tới. Có nghĩa bà sẽ phải có một bài diễn thuyết, sử dụng chương trình PowerPoint để minh hoạ cho những ý tưởng của mình trước toàn thể ban lãnh đạo công ty. Bà đã bị rơi vào một trạng thái giống nhiều người trong những tình huống tương tự. Đó là sự lo ngại. Song dù có lo ngại đến đâu chăng nữa, thì buổi diễn thuyết cũng ngày một đến gần và khủng hoảng chỉ làm lãng phí thời gian. Denise quyết định học cách diễn thuyết hiệu quả. Nhanh chóng tập hợp 20 slide để trình chiếu, chuẩn bị thêm một số vấn đề quan trọng và thử dự đoán trước những câu hỏi có thể sẽ gặp phải và tìm câu trả lời cho chúng. Cuối cùng thì Denise đã vượt qua nỗi lo ngại của chính bản thân mình. Bà tự tin trình bày một bài diễn thuyết thành công và khá ấn tượng. Sau sự kiện này, bà đã rút ra được một bài học vô giá: có thể bạn chưa phải là người có khả năng diễn thuyết hoàn hảo nhất, nhưng để thành công khi trình bày hay phát biểu trước công chúng, dứt khoát bạn phải chuẩn bị kỹ. Để đảm bảo không rơi vào thế bị động vì thiếu sự chuẩn bị trước khi đứng trên bục diễn thuyết, bạn nên tránh tám lỗi thông thường sau đây: Lỗi thứ nhất: Đánh giá thấp tầm quan trọng của khả năng nói trước đám đông Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo trong công ty, đừng bao giờ đánh giá thấp sự cần thiết của khả năng nói trước đám đông. Khả năng này sẽ là một trong những tiêu chí quan trọng để lãnh đạo xem xét khi có ý định cất nhắc bạn vào một vị trí quản lý nào đó. Tuy nhiên, khả năng nói trước đám đông không phải tự nhiên mà có, cũng như không thể chờ khi biết lãnh đạo có ý định cất nhắc, thì bạn mới tìm cách học nó. Kỹ năng này phải được rèn luyện trong suốt một thời gian dài. Vì vậy, hãy nắm giữ và làm chủ nó trước khi bạn cần đến. Lỗi thứ hai: Nói những lời “có cánh”
- Cẩm nang doanh nhân Eric, một vị phó chủ tịch được xem như là ứng viên sáng giá nhất cho chức danh CEO tại một công ty, được yêu cầu trình bày một bài diễn thuyết trước toàn thể ban lãnh đạo công ty. Gạt hết những dự án đang làm sang một bên, anh ta quyết định tập trung sức lực để thực hiện một bài diễn văn “có cánh”. Đó là một ý tưởng tồi. Bài diễn thuyết của Eric đã thể hiện sự chau chuốt và lịch sự. Tuy nhiên, người nghe cảm thấy nhạt nhẽo. Điều đã khiến cho vấn đề của Eric trở nên tồi tệ hơn khi cũng trong ngày hôm đó, một ứng viên khác và là đồng nghiệp của Eric, Fred đã có một bài diễn thuyết rất thành công. Fred đã chuẩn bị rất cẩn thận ở nhà, tổ chức các ý tưởng của mình và tập diễn thuyết vào đêm trước đó. Đối lập với Eric, bài diễn thuyết này được trình bày ngắn gọn, xúc tích, thể hiện là một người có đầu óc tổ chức, tinh tế và anh ta đã trả lời các câu hỏi chất vấn một cách dễ dàng. Bạn hãy thử nghĩ xem, ban lãnh đạo công ty này sẽ quyết định lựa chọn ai vào vị trí CEO mới cho công ty? Lỗi thứ ba: Toàn bộ nội dung được “giao phó” hoàn toàn cho người chuyên viết diễn thuyết Nếu bạn có thể thuê một người chuyên viết diễn thuyết tốt, bạn nên làm điều đó. Một nhà diễn thuyết có thể sử dụng người nào đó để diễn đạt ý tưởng của mình. Họ sẽ vận dụng sự chuyên nghiệp để tìm cách diễn đạt một cách hay nhất những gì mà bạn phải nói. Nhưng đừng để này làm thay cho bạn tất cả. Bởi vì suy cho cùng, bạn phải cảm thấy thoải mái và tự tin với những gì mà bạn sẽ nói. Bạn có thể nhận sự giúp đỡ từ họ, nhưng phải đảm bảo chắc chắn bài diễn thuyết đó là của mình. Lỗi thứ tư: Không trả lời các câu hỏi Hãy sẵn sàng và vui lòng trả lời một cách trung thực mọi câu hỏi được đưa ra sau khi trình bày bài diễn thuyết. Nếu như bạn cảm thấy khó có thể trả lời một câu hỏi nào đó, hãy nói thật điều đó. Nếu bỏ qua câu hỏi khó trả lời, người nghe sẽ cảm thấy bạn lừa dối họ. Điều này có thể sẽ làm hỏng danh tiếng của bạn. Còn nếu bạn trả lời là không biết, ít ra người nghe cũng sẽ cảm thấy hài lòng vì đó là một câu nói thật. Lỗi thứ năm: Không chú ý đến sự có mặt của người nghe Những người tham dự buổi diễn thuyết của bạn thường đã gác lại hàng núi công việc của họ để đến và nghe bạn nói. Vậy thì ít ra bạn cũng nên cám ơn sự có mặt của họ và biến thời gian mà họ dành cho bạn trở nên có ý nghĩa. Bất kể khi bạn nói trước ban lãnh đạo công ty hay trước toàn thể nhân viên, hoặc thậm chí chỉ là những ứng cử viên tìm việc làm, điều đầu tiên bạn nên
- Cẩm nang doanh nhân nghĩ xem họ là ai, họ muốn biết điều gì, và điều này phải được thể hiện ngay từ những từ ngữ mở đầu trong bài diễn văn của bạn. Nếu cảm thấy không chắc chắn lắm về những gì bạn định nói, có thể phỏng vấn một số người sẽ trở thành người nghe của bạn để có thêm một số thông tin cần thiết. Hãy luôn nhớ đến sự có mặt của người nghe cũng như những gì mà họ muốn nghe, đó chính là cơ hội để họ nhớ đến bạn. Lỗi thứ sáu: Bối rối khi trả lời các câu hỏi Sau một bài diễn thuyết, một CEO thường tập trung sự chú ý vào các câu hỏi và nhiều người trở nên quá căng thẳng. Thậm chí có người trở nên rất lóng ngóng, vụng về trước các câu hỏi khó. Điều này khiến họ mất tự tin và khiến cho người nghe cảm thấy dường như họ chưa chuẩn bị để sẵn sàng trả lời những câu hỏi đó. Nhiều người khi đó sẽ phân vân: “Chẳng nhẽ anh ta lại không biết điều này nên trả lời như thế nào hay sao?”. Vì vậy, nếu rơi vào trường hợp này, bạn hãy bình tĩnh và lần lượt trả lời từ các câu hỏi dễ trước, để dành thêm thời gian suy nghĩ cho các câu hỏi khó sau. Lỗi thứ bảy: Không biết khi nào nên dừng bài diễn thuyết Khi đứng trên bục diễn thuyết, chỉ những người có ít kinh nghiệm mới đứng lâu và nói nhiều. Để tránh bị rơi vào cái lỗi chết người này, bạn nên đứng để nói và nói một cách ngắn gọn. Không nên ngồi và đọc bài diễn văn của mình vì như vậy sẽ mất rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó bạn cũng nên nói to, rõ ràng. Bạn nên nhớ rằng, sẽ chẳng có ai chỉ trích rằng bài diễn thuyết của bạn quá ngắn gọn. Lỗi thứ tám: Không biết tạo ra sự hài hước Sự hài hước và hóm hỉnh sẽ là chiếc cầu nối giữa bạn và người nghe. Bạn không phải là David Letterman (MC nổi tiếng của truyền hình Mỹ) hay Diễn viên Joan River – những người luôn thể hiện sự hài hước khi nói và diễn. Nhưng bạn hãy thử có một chút hài hước. Hãy kể một câu chuyện ngắn gây cười, hoặc nhận xét một cách vô tư và thoải mái về một tình huống nào đó hay là nói về thời tiết chẳng hạn. Một chút hài hước sẽ khiến cho bầu không khí với người nghe trở nên ấm áp và gần gũi hơn. Bất cứ ai cũng có thể mắc lỗi khi diễn thuyết trước đám đông. Vấn đề quan trọng là phải rút ra được bài học để tránh mắc phải trong lần diễn thuyết tiếp theo. Hãy nhớ đến tám lỗi thông thường mà nhiều người mắc phải trên đây và hãy cố tránh khi chuẩn bị, khi tập thử và khi đứng trên bục diễn thuyết.
- Cẩm nang doanh nhân Mua cao- bán thấp Mặc dù chuyện “mua cao, bán thấp” vi phạm hầu hết các quy tắc cơ bản trong đầu tư cổ phiếu, song hàng nghìn nhà đầu tư vẫn vướng vào nó mỗi ngày. Chỉ có điều bên cạnh sự thua thiệt của vô khối nhà đầu tư, không ít người đã may mắn hứng trận mưa vàng lớn. Từ những thua lỗ đáng tiếc... Ngay khi thị trường chứng khoán nói chung hay một bộ phận cổ phiếu nào đó có chiều đi xuống, các nhà đầu tư bán ra ngay và tìm kiếm những thị trường nóng hơn. Cuối cùng khi một cổ phiếu mới nào đó với sự tăng trưởng mạnh hơn được lựa chọn để đầu tư vào, nhà đầu tư tin tưởng rằng họ sẽ nhanh chóng chạm với tới sự giàu có. Nhưng rồi tình trạng trên lại lặp lại, họ lại bán cổ phiếu ra với mức giá thấp hơn với giá mua vào. Rõ ràng về tổng thể, danh mục đầu tư của họ phản ánh những khoản lợi tức dưới mức trung bình khi mua cổ phiếu ở trên chóp đỉnh của thị trường và bán ở mức thấp nhất. Hay có thể nhà đầu tư vẫn hy vọng vào sự phát triển của cuộc chơi nhưng đẩy cổ phiếu đi bởi vì hai năm trước đó họ đã thu về một khoản lợi nhuận lớn và đây là thời điểm cho một vài điều chỉnh nào đó. Hai năm sau đó, trước sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường đã khiến nhà đầu tư hết sức nóng ruột, lo lắng đồng tiền ngày một mất giá đi trước cơn lốc lạm phát và do vậy sẽ thua thiệt lớn nếu không tìm cách đầu tư thu lợi nhuận. Vì thế, các nhà đầu tư cho rằng mình đã mắc sai lầm và quyết định quay trở lại thị trường. Giờ đây họ quay trở lại để bảo toàn đồng vốn và mua lại cổ phiếu trước đây đã nắm giữ với mức giá cao hơn mức giá đã bán trước đó. Điều này dường như phản chiếu hình ảnh một nhà đầu tư vụng về, nhưng không ít nghiên cứu cho thấy, họ vẫn ở mức trung bình với những hành động theo cảm tính, cố gắng dự đoán thị trường và đánh mất những mục tiêu dài hạn. Nói cách khác, các nhà đầu tư này vô tình quên mất nguyên tắc 3D trong đầu tư chứng khoán: 1. Đa dạng hoá (Diversity): Đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ hay tất cả tiền bạc của bạn vào một cổ phiếu duy nhất. Khi nền kinh tế phát triển, các dòng tiền có khuynh hướng chảy tới lui giữa cổ phiếu và các tài sản đầu tư khác. Nhưng giữa thị trường cổ phiếu và các thị trường khác luôn hiện hữu các lựa chọn lĩnh vực cổ phiếu đầu tư tăng trưởng hay suy thoái với các tỷ lệ khác biệt nhau. Điều này tạo ra những thúc đẩy dự đoán thị trường và nhiều khi đây là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư “mua cao, bán thấp”. Vậy giải pháp là đâu?
- Cẩm nang doanh nhân Hãy xây dựng một danh mục đầu tư đa dạng có những lựa chọn khác nhau thích hợp với các mục tiêu tích tụ lợi nhuận tổng thể của bạn. Danh mục này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cũng như những hao tổn thời gian và công sức không cần thiết. 2. Cân bằng giá (Dollar Cost Average): Nguyên tắc này khá quan trọng trong việc hạn chế “mua cao, bán thấp” bởi nó giải tỏa sự căng thẳng trong đầu tư mà thị trường chứng khoán mang đến. Theo đó các nhà đầu tư sẽ rải tiền để mua một loại cổ phiếu theo từng quãng thời gian định kỳ một. Ví dụ, theo phương thức cân bằng giá, nhà đầu tư mua cổ phiếu của công ty ABC bằng cách cứ mỗi 4 tháng mua vào số lượng cổ phần có trị giá 1000 USD cho dù giá cổ phần có tăng hay giảm trong vòng 1 năm liền (vốn đầu tư do vậy sẽ là 3000 USD/năm). Lần đầu mua 100 cổ phiếu với giá 10 USD/cổ phiếu, lần hai mua 200 cổ phiếu với giá 5 USD/cổ phiếu và lần thứ ba mua 133 cổ phiếu với giá 7,5 USD/cổ phiếu. Tổng cộng là 433 cổ phiếu. Nếu nhà đầu tư muốn bán ngay vì một lý do nào đó thì vẫn có mức lợi nhuận 247 USD mặc dù giá chưa lên cao như lúc đầu (433 cổ phiếu x 7,5 USD/cổ phiếu = 3247 USD). Một lợi ích quá rõ ràng của phương thức cân bằng giá. Nó đặc biệt có giá trị đối với những thị trường thường xuyên biến động mạnh. 3. Tính kỷ luật (Discipline) : Đây là nhân tố quan trọng nhất để tránh những cảm bẫy “mua cao, bán thấp”. Mặc dù thị trường chứng khoán vận động dựa trên tình hình nền kinh tế, nhưng nó cũng có thể lên xuống thất thường do những yếu tố tâm lý, tin đồn về thay đổi tỷ lệ lãi suất hay những sự kiện thế giới khác. Nếu những quy tắc cơ bản của nền kinh tế vẫn thích hợp với các mục tiêu danh mục đầu tư tổng thể của bạn, bạn đang đi đúng hướng. Đây là nơi mà chuyên môn tài chính sẽ trở thành nhân tố quyết định thành công hay thất bại của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. ... đến những khoản lợi nhuận khôn ngoan Không ít nhà đầu tư coi “Mua cao, bán thấp” như một chiến lược đầu tư thu lợi nhuận thực thụ. Họ bán cổ phiếu ở mức giá thấp với số lượng khác nhau tạo ra một áp lực đẩy giá cổ phiếu ngày một đi xuống hơn nữa. Cách thức thực hiện phương thức này ra rất đa dạng, thường lại bằng cách rải các lệnh bán ở mức dưới tham chiếu và lấp đầy bảng điện tử chứng khoán bằng các lệnh mua cao bán thấp với số lượng nhỏ. Với chiến lược này, giá cổ phiếu luôn giảm trong khi hàng luôn khan hiếm.
- Cẩm nang doanh nhân Khi đó, tâm lý của những người đầu tư nhỏ lẻ khác là thấy giá thấp quá sẽ bán ra nhằm ngăn chặn sự thất thoát. Vì vậy họ thường bán tháo cổ phiếu một cách ngờ nghệch tại mức giá sàn. Hiệu ứng “bầy đàn” này diễn ra theo quy luật bình thường khiến giá cổ phiếu ngày một đi xuống. Cuối cùng khi cổ phiếu này xuống một mức giá thấp nhất (theo đánh giá của các nhà đầu tư), họ âm thầm thu gom mua cổ phiếu đó và nhà đầu tư tự tin hành động của mình sẽ góp phần đẩy giá lên cao. Cứ thế, hành động này lặp đi lặp lại hết lần này đến lần khác. Và về tổng thể danh mục đầu tư, các nhà đầu tư thu lời lớn. Tuy nhiên, để thành công đòi hỏi các nhà đầu tư phải có một sự phân tích thấu đáo, bề dày kinh nghiệm và tính mạo hiểm. Không một chương trình đầu tư nào đảm bảo lợi nhuận và bảo vệ tuyệt đối đồng vốn của nhà đầu tư trong một thị trường suy thoái cả. Hình ảnh “mua cao, bán thấp” đặc biệt phổ biến khi thị trường gặp thua lỗ lớn. Song dù thế nào, nó đã đem lại nhiều bài học giá trị cho các nhà đầu tư. Thứ nhất, cần thường xuyên xem xét lại các mục tiêu danh mục đầu tư của mình và đảm bảo rằng các bộ phận cấu thành nên nó vẫn đang thích hợp nhất với các vấn đề nền tảng của nền kinh tế. Sau đó, một khi thị trường đi xuống, đó chưa hẳn là thời điểm chuẩn xác để bán cổ phiếu.
- Cẩm nang doanh nhân Chiến lược thương hiệu Chiến lược thương hiệu là gì? Theo ông Thắng Hải thì đã đến lúc các DN cần có một chiến lược tổng thể về thương hiệu, gồm các tiêu chí: Có nhận thức đúng và đủ về thương hiệu trong nội bộ DN; Xuất phát từ nghiên cứu thị trường, có chiến lược xây dựng thương hiệu tổng thể; Có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm trong và ngoài nước (nếu xuất khẩu); Nâng cao chất lượng sản phẩm; Phát triển kênh phân phối. Bên cạnh đó, các DN Việt Nam cũng cần định vị thương hiệu rõ nét trong tâm thức người tiêu dùng. Muốn làm được điều này phải có điều tra thị trường cụ thể, có khách hàng mục tiêu. Ví dụ, kem đánh răng Aquar-fresh định vị 3 mục tiêu là "chống sâu răng, hơi thở thơm tho và hàm răng trắng đẹp". Tuýp thuốc đánh răng được bơm ra cũng có 3 màu đặc trưng cho 3 lợi ích đó. Kem đánh răng P/S trà xanh thì lại có màu xanh đặc trưng cho lợi ích từ trà. Volvo (một hãng xe hơi) thì nhận ra rằng tại bất cứ thị trường nào cũng có một số người đặt vị trí an toàn lên hàng đầu, do đó họ định vị "An toàn nhất". Các chiến lược định vị hợp lý nhất, theo Philip Kotler-nhà quản trị marketing hàng đầu thế giới - là đặt trọng tâm vào tổng giá trị mà khách hàng nhận được so với chi phí khách hàng bỏ ra. Do đó mà xây dựng chiến lược triển khai tổng giá trị hướng tới khách hàng. Các DN cũng cần tạo ra các mối liên kết thương hiệu. Hình ảnh thương hiệu là một tập hợp những liên kết có tổ chức dưới dạng hình ảnh hiển thị hay hình ảnh trong tâm thức đối tượng tiêu dùng. Vấn đề đặt ra là nhiều doanh nghiệp vẫn không xác định được các liên kết và tạo ra các liên kết. Do đó hình ảnh thương hiệu yếu và không thể hằn sâu nhận thức của người tiêu dùng với sản phẩm Branding: xây dựng thương hiệu Xây dựng thương hiệu là quá trình lựa chọn và kết hợp các thuộc tính hữu hình cũng như vô hình với mục đích để khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ hoặc tập đoàn một cách thức thú vị, có ý nghĩa và hấp dẫn. Để có thể xây dựng thương hiệu phát triển bền vững trong dài hạn, các doanh nghiệp có thể tham khảo năm bước sau: (1) Xác định cấu trúc nền móng thương hiệu; (2) Định vị thương hiệu; (3) Xây dựng chiến lược thương hiệu; (4) Xây dựng chiến lược truyền thông; (5) Đo lường và hiệu chỉnh. Bước 1: Xác định cấu trúc nền móng của thương hiệu. Đây là bước quan trọng nhất của việc xây dựng thương hiệu vì nếu xây dựng sai lầm nền móng thì khó có thể điều chỉnh sau này. Các chất liệu cơ bản để xây dựng nền móng bao gồm: • Các nhận biết cơ bản của thương hiệu (Brand Attributes): là logo, màu sắc, đặc điểm nhận dạng giúp thương hiệu đó khác biệt với thương hiệu khác. Ví
- Cẩm nang doanh nhân dụ đặc tính cơ bản của Aquafina là: Nước tinh khiết đóng chai; Logo màu trắng trên nền xanh mát mẻ với màu đỏ của mặt trời trên dãy núi. xanh với sóng trắng, rõ nét, khác biệt. • Các Lợi ích thương hiệu (Brand Benefits): là lợi ích thực tính lợi ích cảm tính và lợi ích cảm xúc của thương hiệu đó mang lại cho người tiêu dùng. • Niềm tin thương hiệu/Brand Beliefs Niềm tin nào chứng tỏ rằng thương hiệu sẽ mang lại lợi ích cho người dùng • Tính cách thương hiệu/ Brand personlization: Nếu thương hiệu đó biến thành người thì người đó sẽ như thế nào, tính cách người đó ra sao? • Tinh chất thương hiệu/ Brand Essence là tóm tắt yếu tố tạo sự khác biệt và đặc trưng, thường được sử như câu slogan của thương hiệu Bước 2: Định vị thương hiệu Xác định vị trí của thương hiệu trong “não” của người tiêu dùng (người tiêu dùng sẽ nhớ gì về thương hiệu đó). Tại sao phải định vị? • Hàng ngày hàng giờ, người tiêu dùng tiếp nhận hàng núi thông tin, quá tải với trí nhớ của họ nên không thể nhớ được hết các thông tin thu nhận. Họ chỉ có thể nhớ những gì rõ ràng, đơn giản và khác biệt. • Nếu thương hiệu không được xác định rõ nằm ở đâu trong não người dùng thì họ không bao giờ nhớ được thương hiệu đó. • Định vị thương hiệu nhằm truyền thông tinh chất của thương hiệu một cách đồng nhất trên mọi phương tiện truyền thông từ đó xây dựng tài sản của thương hiệu (Brand Equity) Bước 3: Xây dựng chiến lược thương hiệu • Sau khi đã định vị được thương hiệu, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược thương hiệu trong dài hạn (3 năm trở lên)bao gồm: • Mục tiêu của thương hiệu trong từng năm • Mức chi tiêu cho khuếch trương thương hiệu trong từng năm. • Kế hoạch tung sản phẩm mới theo từng năm. • …vv Bước 4: Xây dựng chiến dịch truyền thông • Sau khi đồng ý chiến lược về thương hiệu, người quản lý thương hiệu dựa trên ngân sách của năm thứ nhất để lên kế hoạch truyền thông cho cả năm. • Kế hoạch bao gồm tháng nào tiêu bao nhiêu tiền, quảng cáo thông điệp nào, trên các kênh nào…vv. Bước 5: Đo lường và hiệu chỉnh kế hoạch truyền thông Sau mỗi giai đoạn truyền thông, cần có sự đo lường hiệu quả của chiến dịch truyền thông để có sự hiệu chỉnh kịp thời. Các thông tin thường phải được thu thập bao gồm: • Có bao nhiêu % người biết thương hiệu (brand awareness)? • Họ nhớ được những yếu tố nào của thương hiệu đó? • Họ có mối liên hệ/nhận xét về thương hiệu đó thế nào? • Có bao nhiêu % người dùng thử thương hiệu đó? • Có bao nhiêu % người tiếp tục dùng sau lần dùng thử? • Có bao nhiêu % người giới thiệu cho người khác về thương hiệu? (Tổng hợp từ lantabrand)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
100 điều doanh nhân trẻ cần phải biết
55 p | 586 | 319
-
Cẩm nang Kinh doanh Harvard (Harvard business essentials): Các kỹ năng quản lý hiệu quả (Manager's toolkit)
354 p | 554 | 268
-
Cẩm nang Kinh doanh Harvard (Harvard business essentials): Tuyển dụng và đãi ngộ người tài
192 p | 434 | 234
-
Cẩm nang Kinh doanh Harvard (Harvard business essentials): Quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên
168 p | 403 | 227
-
Cẩm nang Kinh doanh Harvard (Harvard business essentials): Huấn luyện và truyền kinh nghiệm
170 p | 382 | 222
-
Cẩm nang Kinh doanh Harvard (Harvard business essentials): Quản lý khủng hoảng
172 p | 454 | 222
-
Cẩm nang doanh nhân phần 1
12 p | 133 | 27
-
Cẩm nang doanh nhân phần 3
12 p | 111 | 25
-
Cẩm nang doanh nhân phần 2
11 p | 136 | 22
-
Cẩm nang doanh nhân phần 7
12 p | 135 | 22
-
Cẩm nang doanh nhân phần 4
10 p | 101 | 22
-
Cẩm nang doanh nhân phần 5
10 p | 118 | 19
-
Doanh nhân là ai?
5 p | 123 | 11
-
Cẩm nang doanh nghiệp: EVFTA và ngành rau củ quả Việt Nam
128 p | 42 | 10
-
Cẩm nang tự quản lý doanh nghiệp nhà hàng quy mô nhỏ
19 p | 11 | 6
-
Cẩm nang Hỗ trợ hoạt động kinh doanh Thương mại và Thủ công Mỹ nghệ truyền thống khu vực miền Trung Tây Nguyên trong Thời kỳ hội nhập Kinh tế Quốc tế
122 p | 10 | 4
-
Năng lực kinh doanh của doanh nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong tiến trình hội nhập
14 p | 90 | 3
-
Tác dụng của hoạt động khởi nghiệp đối với cảm xúc và sức khỏe của doanh nhân
16 p | 48 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn