intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mật độ xương trên bệnh nhân vảy nến nam giới tại Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: ViAmman2711 ViAmman2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

31
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày xác định mật độ xương và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân vảy nến nam giới. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng trên 58 bệnh nhân vảy nến nam và 40 người khỏe mạnh có sự tương đồng về tuổi và giới. Chẩn đoán vảy nến dựa vào tiêu chuẩn lâm sàng và mô bệnh học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mật độ xương trên bệnh nhân vảy nến nam giới tại Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh

  1. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MAÄT ÑOÄ XÖÔNG TREÂN BEÄNH NHAÂN VAÛY NEÁN NAM GIÔÙI TAÏI BEÄNH VIEÄN DA LIEÃU THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH Nguyễn Trọng Hào*, Đặng Thu Hương*, Phạm Thị Uyển Nhi* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định mật độ xương và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân vảy nến nam giới. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng trên 58 bệnh nhân vảy nến nam và 40 người khỏe mạnh có sự tương đồng về tuổi và giới. Chẩn đoán vảy nến dựa vào tiêu chuẩn lâm sàng và mô bệnh học. Đo mật độ xương bằng kỹ thuật bức xạ hấp thu tia X năng lượng kép (Dual Energy X- ray Absorbtiometry - DXA) ở cột sống thắt lưng (đoạn L2, L3, L4) và cổ xương đùi. Kết quả: Tỷ lệ giảm mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi ở nhóm bệnh nhân vảy nến cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm người khỏe mạnh. Thời gian mắc bệnh vảy nến có mối tương quan nghịch với T-score cột sống thắt lưng và cổ xương đùi. Kết luận: Bệnh nhân vảy nến có nguy cơ giảm mật độ xương, nhất là những người mắc bệnh trong thời gian dài. Từ khóa: Vảy nến, mật độ xương, cột sống thắt lưng, cổ xương đùi. bệnh nhân vảy nến là nhu cầu chính đáng và rất 1. ĐẶT VẤN ĐỀ được quan tâm không chỉ trong giới y khoa mà còn của toàn xã hội. Vảy nến là một bệnh viêm mạn tính, chiếm tỷ lệ từ 0,91 - 8,5% dân số thế giới, tùy theo nghiên Một số cơ chế giải thích mối liên quan giữa cứu [1]. Cho đến nay bệnh vảy nến vẫn là mối vảy nến với giảm mật độ xương: (1) tăng các thách thức đối với nền y học vì chưa thể chữa cytokine viêm như IFN-γ (interleukin-γ), IL-6 khỏi hoàn toàn. Không chỉ có tổn thương nhìn (interleukin-6), TNF-α (tumor necrosis factor) liên thấy được ở ngoài da, khớp và móng, ngày càng quan đến sinh bệnh học của vảy nến và loãng có nhiều bằng chứng chứng minh vảy nến là một xương; (2) sử dụng một số thuốc điều trị vảy nến bệnh hệ thống, với khoảng 73% bệnh nhân vảy như corticosteroid, methotrexate, cyclosporine...; nến có ít nhất một bệnh khác đi kèm như: rối loạn (3) bất động lâu dài do tổn thương khớp ở bệnh chuyển hóa, bệnh lý tim mạch, tiểu đường, trầm nhân vảy nến khớp và bệnh trầm cảm kèm theo. cảm [2-6] và giảm mật độ xương (MĐX) [6]. Trong Nghiên cứu này được thực hiện với mong đó, phát hiện và cải thiện tình trạng giảm MĐX ở muốn và hy vọng phát hiện kịp thời tình trạng Phản biện khoa học: GS.TS. Trần Hậu Khang giảm MĐX ở bệnh nhân vảy nến, nhằm góp phần *Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao tuổi thọ, Số 28 (Tháng 05/2019) A H 37
  2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC giảm bớt các chi phí về y tế cho việc điều trị các mật độ xương (vd: bisphosphonate...). Bệnh nhân biến chứng của bệnh gây tàn phế như gãy lún cột được bổ sung calcium và/hoặc vitamin D trong sống, gãy cổ xương đùi. vòng 12 tháng qua. Bệnh nhân sử dụng các thuốc gây giảm mật độ xương như corticosteroid (tại 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU chỗ, toàn thân), thuốc lợi tiểu, thuốc kháng đông, thuốc chống động kinh trong vòng 12 tháng qua. 2.1. Đối tượng Bệnh nhân bị cường giáp, cường cận giáp, cường Bệnh nhân vảy nến nam giới đến khám, điều vỏ thượng thận, tiểu đường, bệnh thận mạn hoặc trị nội, ngoại trú tại Bệnh viện Da liễu Thành phố chạy thận nhân tạo, bất động kéo dài (không phải Hồ Chí Minh từ ngày 1/10/2016 đến hết ngày do vảy nến khớp), bệnh lý mạn tính đường tiêu 31/5/2017. hóa gây giảm hấp thu calci, vitamin D. Tiêu chuẩn chẩn đoán 2.2. Phương pháp Chủ yếu dựa vào lâm sàng, cụ thể thương Các bệnh nhân thỏa mãn điều kiện trên sẽ tổn là hồng ban không thâm nhiễm, tróc vảy, có được lập phiếu tham gia nghiên cứu. Ở nhóm ≥ 1 trong các tính chất gợi ý sau đây: phân bố đối bệnh, mỗi bệnh nhân được hỏi về thời gian mắc xứng, ở mặt duỗi chi, dấu hiệu Auspitz, thương bệnh vảy nến, các triệu chứng đau, thuốc đang tổn giới hạn rõ, vảy trắng bạc. Những trường hợp dùng và tiền sử gia đình. Sau đó, bệnh nhân sẽ không điển hình, chúng tôi tiến hành sinh thiết được khám tổng quát các cơ quan, khám da, làm làm giải phẫu bệnh lý để chẩn đoán. Chẩn đoán các xét nghiệm thường quy (sinh hóa máu, chức xác định là đỏ da toàn thân do vảy nến dựa vào năng gan thận, nước tiểu 10 thông số), FT3, TSH, tiền sử, lâm sàng và giải phẫu bệnh (trường hợp PTH và cortisol máu. Bệnh nhân được đo MĐX tại khó chẩn đoán). Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Tp. Hồ Chí Minh Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân bằng kỹ thuật bức xạ hấp thu tia X năng lượng Nhóm bệnh: nam giới được chẩn đoán xác kép (Dual Energy X- ray Absorptiometry - DXA) ở định vảy nến mảng dựa vào lâm sàng; chẩn đoán cột sống thắt lưng (CSTL) đoạn L2, L3, L4 và cổ xác định là đỏ da toàn thân do vảy nến dựa vào xương đùi (CXĐ). tiền sử vảy nến, lâm sàng và giải phẫu bệnh 2.3. Xử lý và phân tích số liệu (trường hợp khó chẩn đoán). Thống kê theo chương trình SPSS 16.0. Nhóm chứng: nam giới có độ tuổi tương đồng với nhóm bệnh. Đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.4. Đạo đức nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ Nghiên cứu được sự chấp thuận của bệnh Bệnh nhân mắc các bệnh cấp tính như viêm viện và đồng ý tham gia nghiên cứu của bệnh phế quản cấp, thủy đậu; các bệnh da mạn tính khác nhân, các thông tin của bệnh nhân được mã hóa như viêm da cơ địa, lupus ban đỏ, pemphigus... và giữ bí mật. Bệnh nhân đã và đang dùng thuốc tăng cường 38 A H Số 28 (Tháng 05/2019)
  3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 3. KẾT QUẢ Trong thời gian từ 10/2016 đến 05/2017, 58 bệnh nhân được lựa chọn nghiên cứu và 40 người khỏe mạnh làm chứng. Tuổi trung bình của nhóm bệnh là 58,24 ± 8,6, trong đó sự khác biệt giữa nhóm bệnh và nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Ở nhóm bệnh, chỉ số PASI trung bình là 19,34 (2,4 - 58), thời gian mắc bệnh trung bình là 11,37 năm (từ 0,5 - 34 năm). 3.1. Tỷ lệ giảm MĐX của nhóm bệnh được thể hiện ở Bảng 1 như sau: Bảng 1: Tỷ lệ giảm mật độ xương trên bệnh nhân vảy nến Mức độ Cột sống thắt lưng Cổ xương đùi Bình thường 4 (6,9%) 10 (17,2%) Thiếu xương 13 (22,4%) 28 (48,3%) Loãng xương 41 (70,7%) 20 (34,5%) Nhận xét: Tỷ lệ giảm MĐX ở cột sống thắt lưng là 93,1% (thiếu xương là 22,4% và loãng xương là 70,7%), ở cổ xương đùi là 82,8% (thiếu xương là 48,3% và loãng xương là 34,5%). 3.2. So sánh MĐX cột sống thắt lưng giữa nhóm bệnh và nhóm chứng Bảng 2: So sánh mật độ xương cột sống thắt lưng giữa nhóm bệnh và nhóm chứng Mật độ xương cột sống thắt lưng Nhóm bệnh Nhóm chứng P T-score nhỏ nhất -5,7 -4,1 T-SCORE cột sống thắt lưng T-score lớn nhất 0,2 3,7 0,000 T-score TB ± ĐLC -2,8 ±1,09 -1,39 ± 1,56 Giảm mật độ xương cột Có 54 (93,1%) 25 (62,5%) 0,000 sống thắt lưng Không 4 (6,9%) 15 (37,5%) Bình thường 4 (6,5%) 15 (22,5%) Độ loãng xương cột sống Thiếu xương 13 (21,7%) 13 (37,5%) 0,000 thắt lưng Loãng xương 41 (71,7%) 12 (40,0%) Nhận xét: Ở nhóm bệnh, T-score trung bình là -2,8 ± 1,09 (T-score nhỏ nhất là -5,7 và T-score lớn nhất là 0,2), tỷ lệ giảm MĐX là 93,1% (thiếu xương là 21,7% và loãng xương là 71,7%). Ở nhóm chứng, T-score trung bình là -1,39 ± 1,56 (T-score nhỏ nhất là -4,1 và T-score lớn nhất là 3,7), tỷ lệ giảm MĐX là 62,5% (thiếu xương là 37,5% và loãng xương là 40%). MĐX cột sống thắt lưng giữa nhóm bệnh và nhóm chứng khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Số 28 (Tháng 05/2019) A H 39
  4. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 3.3. So sánh MĐX cổ xương đùi giữa nhóm bệnh và nhóm chứng thể hiện ở Bảng 3 như sau: Bảng 3: So sánh mật độ xương cổ xương đùi giữa nhóm bệnh và nhóm chứng Mật độ xương cổ xương đùi Nhóm bệnh Nhóm chứng P T-score nhỏ nhất -4,5 -2,8 T-SCORE cổ xương đùi T-score lớn nhất -0,1 1,3 0,000 T-score (TB±ĐLC) -2,03 ±1,03 -1,25 ± 1,05 Giảm mật độ xương cổ Có 48 (82,0%) 26 (65%) 0,045 xương đùi Không 10 (17,2%) 14 (35%) Bình thường 10 (17,2%) 14 (35%) Độ loãng xương cổ Thiếu xương 28 (48,3%) 22 ( 55%) 0,011 xương đùi Loãng xương 20 (34,5%) 4 (10%) Nhận xét: Ở nhóm bệnh, T-score trung bình là -2,03 ± 1,03 (T-score nhỏ nhất là -4,5 và T-score lớn nhất là -0,1), tỷ lệ giảm MĐX là 82,1% (thiếu xương là 48,3% và loãng xương là 34,5%). Ở nhóm chứng, T-score trung bình là -1,25 ± 1,05(T-score nhỏ nhất là -2,8 và T-score lớn nhất là 1,3), tỷ lệ giảm MĐX là 65% (thiếu xương là 55% và loãng xương là 10%). MĐX cổ xương đùi giữa nhóm bệnh và nhóm chứng khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Ngoài ra, phân tích mối tương quan giữa thời thì mức độ giảm mật độ xương càng nhiều). Mối gian mắc bệnh và T-score ở cột sống thắt lưng với tương quan này có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. hệ số tương quan hồi qui r = - 0,299 cho thấy thời 4. BÀN LUẬN gian mắc bệnh vảy nến và T-score cột sống thắt lưng có mối tương quan nghịch với nhau, tức là Tỷ lệ giảm MĐX ở cột sống thắt lưng là 93,1% thời gian mắc bệnh vảy nến và mức độ giảm MĐX (thiếu xương là 22,4% và loãng xương là 70,7%), có mối tương quan thuận với nhau (thời gian mắc ở cổ xương đùi là 82,8% (thiếu xương là 48,3% và bệnh càng dài thì mức độ giảm mật độ xương loãng xương là 34,5%). Kết quả này tương đồng càng nhiều). Mối tương quan này có ý nghĩa với nghiên cứu của D’Epiro và cộng sự. thực hiện thống kê với P < 0,05. trên 43 bệnh nhân vảy nến [4]. Tỷ lệ này cũng Phân tích mối tương quan giữa thời gian mắc tương đương với nghiên cứu của Balato N. và bệnh và T-score cổ xương đùi cho thấy có hệ số cộng sự. [7], nhưng cao hơn so với nghiên cứu của tương quan hồi qui r = - 0,394. Như vậy, thời gian Kathuria và cộng sự, trong đó tỷ lệ thiếu xương và mắc bệnh vảy nến và T-score cổ xương đùi có mối loãng xương tương ứng là 0,67% và 3,3%, có lẽ do tương quan nghịch với nhau, tức là thời gian mắc Kathura chọn bệnh nhân có độ tuổi trẻ hơn [8]. bệnh vảy nến và mức độ giảm MĐX có mối tương Kết quả so sánh giữa 2 nhóm cho thấy tỷ quan thuận với nhau (thời gian mắc bệnh càng dài lệ giảm MĐX cột sống thắt lưng ở nhóm bệnh 40 A H Số 28 (Tháng 05/2019)
  5. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (93,1%) cao hơn nhóm chứng (62,5%) có ý nghĩa thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thống kê (p < 0,05). Tương tự, tỷ lệ giảm MĐX cổ về MĐX giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Điều xương đùi ở nhóm bệnh (82,1%) cao hơn nhóm này được giải thích là do mẫu nghiên cứu quá chứng (65%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). nhỏ (chỉ có 20 người ở nhóm bệnh và 20 người ở Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của nhóm chứng). Keller JJ và cộng sự ở Đài Loan (2013) thực hiện Có mối tương quan nghịch giữa thời gian trên 17.507 người bị loãng xương và 52.521 người mắc bệnh và T-score ở cột sống thắt lưng với hệ số ở nhóm chứng trong cơ sở dữ liệu của bảo hiểm tương quan hồi qui r = - 0,299 cho thấy thời gian y tế ở Đài Loan. Tác giả thấy tỷ lệ bệnh nhân vảy mắc bệnh và mức độ giảm MĐX có mối tương quan nến ở người bị loãng xương (1,5%) cao hơn so thuận. Nghĩa là, thời gian mắc bệnh càng dài thì với người không bị loãng xương (0,87%). Sự khác mức độ giảm MĐX cột sống thắt lưng càng nhiều. biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,001). Dreiher Jl Mối tương quan này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). và cộng sự nghiên cứu 7.936 bệnh nhân vảy nến Mối tương quan nghịch giữa thời gian mắc và 14.835 người khỏe mạnh, cho thấy tỷ lệ loãng bệnh và T-score ở cổ xương đùi với hệ số tương xương ở nam giới vảy nến cao hơn có ý nghĩa quan hồi qui r = - 0,394 cho thấy thời gian mắc bệnh thống kê so với nhóm chứng (3,1% so với 1,7%; P và mức độ giảm MĐX có mối tương quan thuận. < 0,001). D’Epiro và cs. cũng ghi nhận tỷ lệ thiếu Nghĩa là, thời gian mắc bệnh càng dài thì mức độ xương trên bệnh nhân vảy nến nam giới cao hơn giảm mật độ xương cổ xương đùi càng nhiều. Mối so với dân số chung (57% so với 44,7%) [4]. Điều này có thể giải thích là do sinh bệnh học vảy nến tương quan này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). có sự tăng các cytokine viêm hệ thống và người bị Kết quả này tương đương với nghiên cứu của bệnh vảy nến, nhất là viêm vảy nến khớp thường D’Epiro và cộng sự cho thấy bệnh nhân vảy nến ít vận động lâu dài do đau và do trầm cảm. bị thiếu xương/loãng xương có thời gian bị bệnh Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nam dài hơn (17 năm) so với nhóm vảy nến có MĐX giới bị loãng xương ở nhóm bệnh và nhóm chứng bình thường (8,8 năm) [4]. đều cao hơn so với Keller JJ và cộng sự có lẽ là vì Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ nặng vảy ở nước ta vấn đề giáo dục sức khỏe phòng ngừa nến và T-score ở cột sống thắt lưng và cổ xương loãng xương chưa được tốt. Bệnh nhân và cả đùi không có mối tương quan (P > 0,05). Kết quả người bình thường (nhất là người cao tuổi) không này tương tự nghiên cứu của Lajevardi V và cộng được sàng lọc để phát hiện và phòng ngừa sớm. sự cho thấy không có mối tương quan giữa độ Hơn thế nữa, cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng nặng vảy nến và T-score ở cột sống thắt lưng (P > tôi tương đối nhỏ, thời gian nghiên cứu ngắn so 0,05). Hệ số tương quan hồi quy r = 0,269 chứng với nghiên cứu của Keller JJ và cộng sự (nhóm minh độ nặng vảy nến và T-score ở cổ xương đùi bệnh 17.507 người và nhóm chứng 52.521 người), có mối tương quan thuận với nhau, mức độ yếu. nghiên cứu Dreiher Jl và cộng sự (nhóm bệnh D’Epiro và cộng sự cũng không tìm thấy mối 7.936 người, nhóm chứng 4.835 người). Trong tương quan giữa PASI với MĐX (P > 0,05) [4]. khi đó, nghiên cứu của Millard và cộng sự lại cho Số 28 (Tháng 05/2019) A H 41
  6. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 5. KẾT LUẬN 3. Wu, Y., D. Mills, and M. Bala (2008) Psoriasis: cardiovascular risk factors and other disease Nghiên cứu mật độ xương cột sống thắt lưng comorbidities. J Drugs Dermatol 7(4): p. 373-7. và cổ xương đùi trên 58 bệnh nhân vảy nến nam 4. D’Epiro, S., et al. (2014) Psoriasis and bone giới và 40 người bình thường khỏe mạnh cho thấy mineral density: implications for long-term patients. bệnh nhân vảy nến nam giới có nguy cơ giảm mật J Dermatol 41(9): p. 783-7. độ xương, nhất là những người mắc bệnh trong 5. Puig-Sanz, L. (2007) Psoriasis, a systemic thời gian dài. Vì vậy, cần tầm soát loãng xương để disease?. Actas Dermosifiliogr 98(6): p. 396-402. có xử trí toàn diện cho những bệnh nhân này. 6. Wakkee, M., et al. (2007) Unfavorable TÀI LIỆU THAM KHẢO cardiovascular risk profiles in untreated and treated psoriasis patients. Atherosclerosis 190(1): p. 1-9. 1. Machado-Pinto, J., S. Diniz Mdos, and N.C. Bavoso (2016) Psoriasis: new comorbidities. An 7. Balato, N., et al (2012) Psoriasis and Bras Dermatol 91(1): p. 8-14. osteoporosis: data from a Southern Italian population. Arch Osteoporos 7: p. 321-3. 2. Lotti, T., J. Hercogova, and F. Prignano (2010) The concept of psoriatic disease: can cutaneous 8. Kathuria, P., K.B. Gordon, and J.I. Silverberg psoriasis any longer be separated by the systemic (2017) Association of psoriasis and psoriatic arthritis comorbidities? Dermatol Ther 23(2): p. 119-22. with osteoporosis and pathological fractures. J Am Acad Dermatol 76(6): p. 1045-1053 e3. SUMMARY THE BONE MINERAL DENSITY IN MALE PATIENTS WITH PSORIASIS AT HCMC HOSPITAL OF DERMATO-VENEREOLOGY Objective: To evaluate bone mineral density and related factors in male patients with psoriasis vulgaris. Subjects and method: A case-control study was performed in 58 male patients with psoriasis and 40 sex and age-matched healthy individuals. The diagnosis of psoriasis was based on clinical and histopathologic criteria. The bone mineral density in lumbar spine (L2, L3, L4) and femoral neck was measured by Dual-energy X-ray Absorptiometry method. Results: The prevalence of decreased bone mineral density at both the lumbar spine and femoral neck was significantly higher in psoriasis patients than in healthy controls. The duration of psoriasis had a negative correlation with T-score of the lumbar spine and femoral neck. Conclusions: The male patients with psoriasis have the risk of decreased bone mineral density, especially those with long disease duration. Keywords: psoriasis, bone mineral density. 42 A H Số 28 (Tháng 05/2019)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2