Mẫu Báo cáo Công tác kiểm tra nội bộ trường học học kì I năm học 2013 - 2014
lượt xem 27
download
Mẫu Báo cáo Công tác kiểm tra nội bộ trường học học kì I năm học 2013 - 2014 giúp các bạn biết được cấu trúc, nội dung của một bản báo cáo nói chung và báo cáo Công tác kiểm tra nội bộ trường học học kì I năm học 2013 - 2014 nói riêng. Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm bắt nôi dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mẫu Báo cáo Công tác kiểm tra nội bộ trường học học kì I năm học 2013 - 2014
- PHÒNG GD&ĐT VĂN YÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS LÂM GIANG Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 11/BCTrTHCS Lâm Giang, ngày 18 tháng 12 năm 2013 BÁO CÁO CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013 – 2014 I. Đặc điểm nhà trường: 1.Thuận lợi: Năm học 2013 2014 được xác định là năm học tiếp tục thực hiện các cuộc vận động" Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh", "Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua"Trường học thân thiện, học sinh tích cực". Nhà trường nhận được sự ủng hộ của toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường, của các cấp lãnh đạo địa phương, của cha mẹ học sinh, các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường. 2. Khó khăn: Nghiệp vụ kiểm tra của các thành viên trong Ban kiểm tra nội bộ không đồng đều, nhiều đồng chí còn hạn chế về nghiệp vụ và kĩ năng kiểm tra các hoạt động cảu nhà trường và các đoàn thể. II.Công tác xây dựng kế hoạch: Ngày từ đầu năm học Ban kiểm tra nội bộ trường THCS Lâm Giang đã đề ra kế hoạch, chương trình hành động cho cả năm học. Kế hoạch này được thông báo trước Hội đồng sư phạm của nhà trường. III. Mục tiêu 1 Phòng ngừa , ngăn chặn, phát hiện và đẩy lùi các sai phạm trong các lĩnh vực hoạt động của nhà trường . 2 Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các nhiệm vụ được giao trong hoạt động nhà trường. IV. Đánh giá kết quả hoạt động : 1. Về công tác tổ chức triển khai kế hoạch:
- Căn cứ kế hoạch năm học và hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra nội bộ của Phòng Giáo dục, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường trong năm học 2013 – 2014 và trình Phòng giáo dục duyệt. Triển khai kế hoạch đến toàn thể hội đồng nhà trường. Thành lập ban kiểm tra nội bộ, phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên. Hướng dẫn các thành viên thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đã triển khai. Tổ chức kiểm tra theo lịch công tác hàng tuần. Đánh giá xếp loại sau mỗi tháng trong buổi họp hội đồng của tháng. Thực hiện các hồ sơ kiểm tra đầy đủ và đúng quy định. 2. Hình thức và nội dung kiểm tra: Trên cơ sở bám sát các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở và Phòng Giáo Dục và trên thực tế của trường để triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình kiểm tra đối với tập thể, cá nhân. Bám sát vào kế hoạch được xây dựng, tổ chức kiểm tra theo từng thời điểm cụ thể, có điều chỉnh bổ sung thường xuyên. Nội dung kiểm tra đảm bảo chỉ tiêu, định mức kiểm tra, tập trung kiểm tra ở tất cả các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục của nhà trường, các hoạt động của bộ phận tổ khối, bộ phận văn thưhành chính, bộ phận thư việnthiết bị. Coi trọng công tác tự kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng, quan tâm hơn vào công tác tự kiểm tra công tác tài chính; thực hiện việc công khai theo thông tư 09. Đối với giáo viên được kiểm tra về các vấn đề như: hoạt động sư phạm, thực hiện quy chế soạn bài, lên lớp, chấm trả bài, giáo dục học sinh cá biệt, học sinh khuyết tật, bồi dưỡng phụ đạo học sinh yếu, công tác xây dựng nề nếp, chủ nhiệm lớp, các công tác kiêm nhiệm… Trong quá trình kiểm tra luôn luôn tuân thủ theo đúng quy trình, đảm bảo các quy định theo văn bản hiện hành của Bộ GD&ĐT. Ban giám hiệu và các khối, các đoàn thể tạo điều kiện giúp đỡ CBGVNV hoàn thành nhiệm vụ được giao. Khi kiểm tra chủ yếu là góp ý rút kinh nghiệm cho giáo viên để giúp giáo viên nhận thấy rõ những ưu điểm cần phát huy và những tồn tại yếu kém cần khắc phục. 3. Kết quả kiểm tra: 3.1 Kiểm tra toàn diện giáo viên (theo Thông tư 43/2006/TTBGDĐT): Số giáo viên được kiểm tra toàn diện: 15/23 người, đạt tỷ lệ 65 % Xếp loại tiết dạy: Giỏi: 08, loại Khá: 06, không có loại Trung bình. *Đánh giá giá ưu khuyết điểm chung về HĐSP của giáo viên được kiểm tra toàn diện : Ưu điểm: Giáo viên nắm vững kiến thức của bộ môn mình đang giảng dạy Truyền đạt đầy đủ kiến thức cho học sinh có tính hệ thống rõ trọng tâm Nắm vững phương pháp và sử dụng phù hợp với đặc thù của bộ môn cũng như đặc thùcủa học sinh tại địa phương.
- Thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học, áp dụng phù hợp với điều kiện cở vật chất của nhà trường. Giáo viên thực hiện đảm bảo qui chế chuyên môn của ngành và nội qui của nhà trường, hồ sơ sổ sách, giáo án đầy đủ. Thực hiện tốt công tác kiểm tra và chấm chữa bài cho học sinh *Tồn tại: Việc vận dụng giảng dạy nội dung dành cho học sinh khá giỏi còn nhiều lúng túng. Giáo viên còn bị động khi được kiểm tra, việc ứng xử và giải quyết các tình huống sư phạm trên lớp còn chậm. Giáo viên chưa nhiệt tình chăm sóc nhắc nhở, hướng cho học sinh các hoạt động học và tự học, chưa gây được sự hứng thú và yêu thích môn học trong học tập. Chất lượng học tập của học sinh còn thấp, học sinh vận dụng kiến thức vào việc giải quyết tình huống thực tế chưa tốt. Một số loại hồ sơ còn mang tính đối phó, giáo án chưa đầu tư theo chiều sâu. 3.2. Kiểm tra chuyên đề: a) Kiểm tra việc thực hiện ba công khai (Theo thông tư 09/2009/TTBGDĐT ngày 07/5/2009): Thực hiện công khai về cơ sở vật chất, về đội ngũ nhà giáo và chất lượng của học sinh theo đúng quy định. Việc tổ chức tự kiểm tra công tác tài chính đã được tiến hành, mỗi năm 2 lần. Thực hiện công khai tài chính theo quy định. b) Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn: Hồ sơ tổ chuyên môn thực hiện theo quy định. Hoạt động chuyên môn của tổ đã đi vào nề nếp và có chất lượng. Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động năm, tháng, tuần cụ thể rõ ràng. Kế hoạch tuần được cụ thể hóa từng nội dung, biện pháp thực hiện, đánh giá từng công việc một cách cụ thể, rõ ràng. Có xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, xây dựng kế hoạch dự giờ thăm lớp, tổ chức các chuyên đề trong năm học. Tổ chuyên môn thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ đúng quy định 2 tuần/ 1 lần. Các buổi sinh hoạt đã chú trọng đi sâu về chuyên môn như: một số tiết dạy khó, tiết dạy có GD KNS; cách thức áp dụng các kỹ thuật GD KNS hay giảng dạy nội dung dành cho học sinh khá giỏi,…Các tổ đã tổ chức chuyên đề trong học kì I Tổ khối đã thực hiện việc cập nhật, theo dõi các thông tin về kiểm tra định kỳ, các phong trào thi đua của học sinh kịp thời, chính xác. Thực hiện việc kiểm tra giáo án của giáo viên theo định kỳ. c) Kiểm tra hoạt động của bộ phận thư viện, thiết bị:
- Tổ chức kiểm tra định kỳ đối với hoạt động thư viện thiết bị, một học kỳ 2 lần. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện, thiết bị đúng theo quy định, nội dung kế hoạch có hoạt động từng tháng, từng tuần giá cụ thể. Sau mỗi tháng có đánh giá việc thực hiện theo kế hoạch. Tuy nhiên, nội dung đánh giá chưa cụ thể, rõ ràng. Nhân viên thư viện – thiết bị quản lý và bảo quản các tài liệu, sách giáo khoa, các đồ dùng, thiết bị dạy học tương đối tốt. Có hồ sơ theo dõi công tác này. Cập nhật kịp thời các sổ mượn đồ dùng, thiết bị. Thực hiện việc ghi sổ theo dõi đúng theo quy định ở các loại sổ. Thực hiện đầy đủ các hồ sơ theo quy định. Việc sắp xếp, bố trí phòng thư viện, phòng thiết bị gọn gàng, khoa học. Cán bộ thư viện – thiết bị thực hiện việc cấp phát đồ dùng, thiết bị tương đối tốt. Hàng tuần 1 lần tổ chức cho học sinh mượn sách đọc tại thư viện. Vận động 2 lần/ năm học việc ủng hộ tủ sách dùng chung đối với giáo viên và học sinh. Tổ chức kiểm kê định kỳ 2 lần/1 năm. Qua kiểm kê, đánh giá về tình hình về hoạt động công tác thư viện, thiết bị, đánh giá việc thực hiện bảo quản và sử dụng của gaío viên, qua đó, kịp thời sửa chữa bổ sung sách, trang thiết bị cần thiết. d) Kiểm tra hoạt động của bộ phận văn thư hành chính: Hoạt động của bộ phận văn thư hành chính đã đi vào nề nếp. Nhân viên văn thư đã thực hiện việc quản lý văn bản đi, đến đúng quy định. Thực hiện việc lưu giữ, cập nhật các văn bản đến, các thông tin về cán bộ viên chức hồ kịp thời, đúng quy định. Tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ học sinh thực hiện tương đối tốt. Sắp xếp các hồ sơ gọn gàng, khoa học. Việc soạn thảo các văn bản đã đúng quy định, còn vài thiếu sót nhỏ. Cùng với hiệu trưởng tổ chức kiểm tra hồ sơ học sinh, việc vào học bạ của giáo viên, việc thu thập các thông tin minh chứng cho hồ sơ của nhà trường. e) Tự kiểm tra công tác tài chính: Thực hiện công tác kiểm tra tài chính theo định kỳ 6 tháng/ 1 lần. Kiểm tra việc chi hàng tháng về lương và hoạt động đúng quy định. Việc thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ viên chức kịp thời, đúng quy định. Việc lưu trữ hồ sơ chứng từ tương đối tốt, đúng quy định. Thực hiện việc theo dõi quản lý tài sản, tài chính tương đối tốt. Kiểm tra thường xuyên việc thu chi về công tác bán trú (tiền phí phục vụ, tiền ăn). Nhìn chung việc quản lý và thực hiện tài chính, tài sản thực hiện tương đối tốt. g) Kiểm tra hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh: Thông qua việc dự giờ thăm lớp, dự giờ kiểm tra toàn diện giáo viên, kiểm tra công tác chấm chữa bài của giáo viên theo kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường và các kỳ kiểm tra định kỳ, xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, bồi
- dưỡng học sinh giỏi. Giáo viên thực hiện tương đối tốt việc rèn chữ giữ vở, giáo dục học sinh thường xuyên bảo quản và tự rèn luyện. Giáo viên đã có biện pháp kịp thời giúp đỡ học sinh yếu kém, tổ chức phụ đạo thường xuyên. Đặc biệt ở khối lớp 1 đã thực hiện việc phụ đạo cho học sinh thường xuyên. Giáo viên đã xây dựng nề nếp và thói quen cho học sinh, giúp đỡ học sinh thực hiện tốt việc học tập trong các tiết rèn. h) Kiểm tra công tác bán trú: Xây dựng kế hoạch tổ chức từ đầu năm học. Thực hiện việc hợp đồng nhân viên nấu ăn, làm vệ sinh đúng quy định. Tổ chức họp cha mẹ học sinh có bán trú để huy động các khoản đóng góp của học sinh. Việc thu phí thực hiện theo quy định của các cấp. Công khai kinh phí huy động của cha mẹ học sinh, công khai các tiêu chuẩn, định mức xuất ăn hàng ngày. Nhân viên thực hiện nghiêm túc về vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện việc lưu mẫu thức ăn, dự các lớp tập huấn về VSATTP. Thành lập ban kiểm tra bán trú và tổ chức kiểm tra thường xuyên chất lượng bữa ăn của học sinh, kiểm tra vệ sinh nhà bếp, phòng ăn, phòng nghỉ và vệ sinh môi trường của nhân viên nấu ăn. Lập biên bản cụ thể rõ ràng. Nhà trường tổ chức tuyên truyền rộng rãi đến cán bộ viên chức, học sinh và cha mẹ học sinh về vệ sinh môi trường, vệ sinh ATTP. i) Kiểm tra việc dạy thêm, học thêm Triển khai các văn bản về dạy thêm học thêm, thường xuyên nhắc nhở trước hội đồng sư phạm. Xây dựng các tiêu chuẩn thi đua quy định không dạy thêm học thêm. Trong năm học này không có trường hợp giáo viên nào có tổ chức dạy thêm học thêm. k) Tự kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng: Hiệu trưởng thực hiện việc tự kiểm tra công tác quản lý của mình theo định kỳ 2 lần/1 năm học. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động trong từng tháng, từng kỳ. Đối chiếu kết quả thực hiện kế hoạch hàng tháng. Từ đó, đề ra biện pháp khắc phục. Thường xuyên kiểm tra hoạt động của tổ khối chuyên môn, hoạt động của bộ phận thư viện thiết bị, văn thư hành chính, hoạt động của bán trú, công tác y tế trường học, hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm điều chỉnh kịp thời, giúp đỡ cán bộ, giáo viên và nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Kiểm tra cơ sở vật chất thường xuyên. Kiểm tra và lập biên bản về các phòng học và bàn ghế, bảng, giá sách, tủ thiết bị 2 lần/1 năm. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng và bảo quản các đồ dùng, thiết bị dạy học của giáo viên. Kiểm tra qua việc sử dụng trên lớp, việc giao trả đồ dùng, thiết bị lại thư viện.
- Tổ chức cho học sinh hàng tuần vệ sinh trường, lớp, phòng học. Phát động phong trào trang trí lớp để giáo dục học sinh giữ gìn lớp học sạch sẽ, thoáng mát, tường, trần và sàn nhà không bẩn; bàn ghế sắp xếp gọn gàng, tránh làm hư hỏng, mất mát. Thực hiện việc sắp xếp và phát huy các phòng học bộ môn như phòng Nhạc, phòng Tin học. Nhà trường đang tiến sắp xếp trang bị phòng dạy tiếng Anh. Nhìn chung, cảnh quan môi trường sạch sẽ, thoáng mát. Học sinh đã có ý thức về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ tài sản chung của nhà trường. Tham mưu, phối hợp với địa phương kịp thời nhằm sự hỗ trợ về việc vận động học sinh ra lớp, trong việc tuyên truyền phòng chống các loại dịch bệnh và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sau khu bán trú kịp thời. 4.Kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân : a. Về giải quyết khiếu nại : Không có b.Về giải quyết tố cáo : Không có c. Tiếp công dân : Không có III. Đánh giá chung về công tác KTNBTH của nhà trường : a. Ưu điểm : Ban kiểm tra nội bộ trường học có đầy đủ kế hoạch hoạt động, các thành viên của ban nắm bắt đầy đủ các yêu cầu trong hoạt động kiểm tra. Thực hiện kiểm tra đúng kế hoạch và nội dung đã được phê duyệt của Phòng giáo dục. Phát hiện nhắc nhở và uốn nắn kịp thời những trường hợp vi phạm của giáo viên. Không để xẩy ra các trường hợp thiếu công bằng, thiếu công khai và không rõ ràng trong kiểm tra và xử lí. b. Khuyết điểm : Việc ghi chép hồ sơ kiểm tra của một số thành viên còn nhiều lúng túng chưa thể hịên hết nội dung của các mục cần đánh giá. Biện pháp tư vấn, thúc đẩy sau kiểm tra còn chậm. Trên đây là kết quả thực hiện công tác tự kiểm tra nọi bộ của nhà trường trong học kì I năm học 2013 2014. Nhà trường sẽ duy trì và phát huy việc thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trong học kì II năm học 2013 2014 tốt hơn. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG Phòng GD&ĐT(b/c) Lưu VT
- Trần Ngọc Quang
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MẪU BIÊN BẢN Thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành không thực hiện công tác kiểm toán
4 p | 602 | 45
-
Mẫu Báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy
3 p | 1208 | 28
-
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA THỰC HIỆN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
2 p | 265 | 16
-
MẪU BÁO CÁO Về công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất
1 p | 427 | 15
-
Mẫu BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA (HOẶC XÁC MINH ĐƠN)
3 p | 626 | 11
-
MẪU PHIẾU KIỂM TRA VĂN BẢN
3 p | 177 | 10
-
Mẫu BÁO CÁO Công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
6 p | 183 | 9
-
MẪU KẾT LUẬN KIỂM TRA Về việc triển khai công tác thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
1 p | 134 | 8
-
MẪU BIÊN BẢN Họp ban kiểm phiếu bầu Nghệ nhân
2 p | 181 | 8
-
Biểu mẫu Báo cáo kết quả thử việc
1 p | 158 | 7
-
MẪU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ,
1 p | 69 | 6
-
MẪU BÁO CÁO THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI TẠO XE CƠ GIỚI
1 p | 75 | 5
-
MẪU BÁO CÁO Kết quả thanh tra, kiểm tra trong Tháng hành động năm 2013 do địa phương thực hiện
3 p | 123 | 5
-
MẪU BÁO CÁO Kết quả thanh tra, kiểm tra trong Tháng hành động vì CLVSATTP năm 2013 do Đoàn liên ngành T.Ư thực hiện
2 p | 132 | 4
-
MẪU BÁO CÁO DANH SÁCH GIÁO VIÊN CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO
2 p | 180 | 3
-
Mẫu Báo cáo công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất
1 p | 41 | 2
-
Mẫu Báo cáo công tác quản lý hồ sơ năm
1 p | 25 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn