Máy thủy lực piston
I. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẪN ĐỘNG PISTON
1. Dẫn động piston bằng tay quay thanh truyền
Kiểu dẫn động này
thường được áp dụng với các máy piston đơn và máy piston kép. Tay
quay 1 quay tròn nhờ dẫn động của động cơ điện làm cho thanh truyền
2 chuyển động lắc kéo theo piston số 3 chuyển động tịnh tiến qua lại.
2. Dẫn động piston bằng trục khuỷu
Kiểu dẫn động này thường áp dụng cho máy piston day phẳng. Tùy
theo số lượng của piston mà góc lệch của tay quay sẽ khác nhau.
3. Dẫn động piston bằng cam
Phương pháp dẫn động này được áp dụng trong máy piston hướng kính
(hướng tâm). Có 2 loại thường dùng là cam ngoài và cam trục.
• Cam trục
Cam trục là dạng cam được bố trí phí trong (tâm trục) block xilanh
quay. Với kết cấu máy piston có dẫn động bằng cam trục thì thường
cam đóng vai tró chi tiết quay còn block xilanh đứng yên. Đặc điểm
này tiện cho việc phân phối chất lỏng bằng van bố trí ngay trên block
xilanh không quay.
• Cam ngoài.
Cam ngoài là dạng cam bao ngoài block xilanh. Cam ngoài có thể có
dạng tròn và được bố trí lệch tâm với block xilanh (còn gọi là cam tròn
lệch tâm)
4. Dẫn động piston bằng đĩa
Dẫn động bằng đĩa cũng có 2 loại là: Đĩa cố định còn các piston được
bố trí hướng trục trên một block (cùng bán kính) quay.
Khắc phục sự chuyển động không
ổn định của chất lỏng.
Sau khi nghiên cứu chuyển động không ổn định của chất lỏng trong
qúa trình làm việc của bơm piston, ta thấy rõ tính chất dao động của
lưu lượng và áp suất gây ra nhiều tác hại làm tăng tổn thất thủy lực,
gây chấn động và bơm làm việc trong một hệ thống ống dài có thể
xuất hiện va đập thủy lực làm hỏng các bộ phận của bơm và hệ thống.
Trong trường hợp nhiều bơm cùng làm việc trong một hệ thống, biên
độ dao động của áp suất trong hệ thống có thể tăng lên rất lớn vì cộng
hưởng
Ngoài ra dao động của áp suất và lưu lượng của bơm còn ảnh hưởng
xấu đến chất lượng làm việc của hệ thống thủy lực. Vì nhược điểm cơ
bản này mà bơm piston có hệ số không đều về lưu lượng và vì thế nó
không được sử dụng trong các hệ thống truyền động thủy lực hoặc hệ
thống điều khiển đòi hỏi chính xác cao. Do đó cần phải có biện pháp để
hạn chế tính chất không ổn định của dòng chảy trong bơm piston. Nói
chung có ba biện pháp sau đây:
- Dùng bơm tác dụng hai chiều (bơm tác dụng kép).
- Dùng bơm ghép ( từ ba xi lanh trở lên).
- Dùng bình không khí để điều hòa lưu lượng và áp suất.
Sử dụng bình điều hòa (bình tích năng) hút
Cách làm việc của bình điều hòa lắp trên ống hút gọi tắt là bình điều
hòa hút của bơm như sau:
Trong qúa trình hút của bơm, phần chất lỏng được tích lũy lại trong
bình điều hòa. Nếu kích thước của bình đủ lớn thì dao động mức chất
lỏng trong bình sẽ nhỏ. Hơn nữa trên mặt thoáng của chất lỏng trong
bình luôn luôn có không khí và áp suất chân không. Vì thế mà chất
lỏng chảy từ bể chứa lên bình một cách liên tục và có thể xem như
dòng chảy ổn định. Chuyển động không ổn định của dòng chảy chỉ
xuất hiện ở đoạn từ bình chứa đến mặt piston. Do đó lực quán tính
trong ống hút chỉ xuất hiện ở một đoạn ngắn từ bình điều hòa đến
bơm, giảm được tổn thất năng lượng trong ống hút. Bình điều hòa
càng đặt sát bơm càng có lợi.
Đặt bình điều hòa trên ống hút có thể cho phép:
- Tăng thêm được chiều cao hút của bơm
- Tăng số vòng quay làm việc của bơm
- Giảm được dao động áp suất của bơm trong qúa trình hút
Sử dụng bình điều hòa (bình tích năng) đẩy
Cách làm việc của bình điều hòa trên ống đẩy gọi tắt là bình điều hòa
đẩy như sau:
Trong qúa trình đẩy một phần lưu lượng của bơm được tích lũy lại
trong bình, mức chất lỏng sẽ dâng lên nén khối không khí ở phần trên
của bình, tạo nên áp suất lớn. Khi van đẩy đóng, nhờ có áp suất lớn
của khối không khí bị nén trong bình, nên chất lỏng tiếp tục được ra
qua ống đẩy, vì vậy dao động của lưu lượng và áp suất trong ống đẩy
được giảm đi, dòng chảy điều hòa hơn.
Cũng như bình điều hòa hút, bình điều hòa đẩy có tác dụng làm giảm
lực quán tính trong ống đẩy của bơm piston. Lực quán tính chỉ còn
xuất hiện trên một đoạn ngắn từ bơm đến bình điều hòa
Để bình điều hòa đẩy có tác dụng, cần phải đảm bảo thường xuyên
một lượng không khí cần thiết nhất định ở trong bình. Thường phía
trên bình người ta gắn van một chiều để bổ sung thêm lượng không
khí đã thoát ra ngoài theo chất lỏng.
Hình 1: Bình tích năng
kiểu màng ngăn