intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp trong thời đại số

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp trong thời đại số" làm rõ vai trò của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo qua việc phân tích thực trạng và một số mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp, qua đó đề xuất một số kiến nghị thúc đẩy công tác khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên Đại học Đồng Tháp trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp trong thời đại số

  1. TRẦN VĂN PHÚC - NGUYỄN KIM CHUYÊN Trần Văn Phúc - Nguyễn Kim Chuyên MÔ HÌNH KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP TRONG THỜI ĐẠI SỐ Trần Văn Phúc(*) - Nguyễn Kim Chuyên(*) Tóm tắt: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đang là chủ đề được cả nước quan tâm, nhiều chương trình, cuộc thi khởi nghiệp của các tổ chức đã được triển khai nhằm thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đối với sinh viên (SV) trong các trường đại học hiện nay. Bài viết này làm rõ vai trò của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo qua việc phân tích thực trạng và một số mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp, qua đó đề xuất một số kiến nghị thúc đẩy công tác khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên Đại học Đồng Tháp trong thời gian tới. Từ khóa: Mô hình, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, sinh viên, startup. INNOVATIVE START-UP MODELS FOR STUDENTS OF DONG THAP UNIVERSITY IN THE DIGITAL AGE Abstract: Innovative start-up in Vietnam is a topic of national interest, many programs and start-up competitions of organizations have been deployed to promote innovative start-up for students in current universities. This article clarifies the role of innovative start-up through analyzing the current situation and some innovative start-up models for students of Dong Thap University, thereby proposing some recommendations to promote innovative start-up for students of Dong Thap University in the coming time. Keywords: Model, start-up, innovation, students. (*)ThS. Trường Đại học Đồng Tháp. 395
  2. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, sự chuyển dịch từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế số trong khoảng hơn một thập niên trở lại đây đã và đang mang lại những chuyển biến tích cực trên mọi phương diện của đời sống kinh tế - xã hội. Cuộc cách mạng này đã tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và thuật ngữ “khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” đã trở thành chủ đề nóng đang được cả nước quan tâm, nhất là đối với các bạn SV. Cụm từ “Startup” luôn được nhắc đến trong hầu hết các buổi hội thảo, workshop tại các trường đại học hiện nay; và nó đã thu hút rất nhiều sự hưởng ứng của SV. Bởi, SV đại diện cho thế hệ mới với ưu điểm vượt trội về khả năng thích nghi, ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển lối tư duy sáng tạo. Đứng trước bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế hiện nay, phát triển ý tưởng khởi nghiệp được coi là một công cụ hữu hiệu đối phó với sự năng động của nền kinh tế, Đồng thời, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hơn nữa, các ý tưởng khởi nghiệp là nền tảng của tư duy đổi mới, sáng tạo, khai thác thế giới công nghệ, tạo ra thị trường mới, từ đó đưa nền kinh tế phát triển vượt bậc. Chính vì vậy, Trường Đại học Đồng Tháp đã tạo điều kiện, cơ hội cho SV xây dựng và phát triển ý tưởng khởi nghiệp, tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong SV, kết nối các ý tưởng với cộng đồng doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Nhà trường, hướng tới phát triển nguồn nhân lực có đạo đức, có tri thức, có bản lĩnh nghề nghiệp, tham gia phục vụ cộng đồng và đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, cũng như vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái quát về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là bắt đầu một sự nghiệp bằng tất cả niềm đam mê khao khát và trải nghiệm tột độ cùng với nền công nghệ kỹ thuật cao nhằm tạo ra các mô hình hoặc sản phẩm có tính mới lạ, sáng tạo, đem lại sự tăng trưởng vượt trội và bứt phá trong cạnh tranh. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo giúp giải quyết những khoảng trống của thị trường và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại. Nhắc đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trước hết là nhắc đến sự vươn lên đỉnh cao của nền khoa học và công nghệ. Trong nhiều trường hợp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không phải chỉ trong lĩnh vực công nghệ thông tin hay công nghệ mới nhưng doanh nghiệp khi lên kế hoạch thực hiện đòi hỏi phải có sự mới mẻ, bước tiến đột phá trong kỹ thuật công nghệ hay một mô hình kinh doanh mới. Sự khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của một tổ chức hay cá nhân nào đều bắt đầu từ những ý tưởng mới lạ. 396
  3. TRẦN VĂN PHÚC - NGUYỄN KIM CHUYÊN Shane (2003) đã đưa ra khái niệm cơ bản của khởi nghiệp là "một hoạt động liên quan tới sự khám phá, đánh giá, khai thác cơ hội nhằm giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới, cách thức mới điều hành doanh nghiệp, thị trường hay nguồn nguyên vật liệu mới mà trước đây chưa từng xuất hiện". Barbara (2013) đã định nghĩa: “Startup chỉ sự khởi nghiệp của một doanh nghiệp mới hình thành trên nền tảng kết quả khoa học công nghệ”. Cơ quan phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Hoa Kỳ - SBA (US Small Business Administrator) đưa ra khái niệm: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Startup) là việc doanh nghiệp dựa trên công nghệ và có khả năng tăng trưởng nhanh (business that is typically technology oriented and has high growth potential). Nhà nghiên cứu về khởi nghiệp Steve Blank, Bob Dorf cho rằng: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là tổ chức được hình thành để tìm kiếm mô hình kinh doanh có khả năng tăng trưởng và nhân rộng nhanh (organization formed to search for a repeatable and scalable business model) (Huỳnh Quốc Tuấn, Phạm Ánh Tuyết, 2018). Tại Việt Nam, theo Đề án Hỗ trợ Hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 844/QĐ-TTg Chính phủ ngày 18/5/2016, thì khởi nghiệp sáng tạo là quá trình hiện thực ý tưởng kinh doanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ và mô hình kinh doanh mới nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có khả năng tăng trưởng nhanh. Chủ thể thực hiện khởi nghiệp theo nghĩa này cũng có thể là cá nhân, nhóm cá nhân hoặc tổ chức. Với cách hiểu này, các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không giống như các công ty thương mại, sản xuất truyền thống, vì yếu tố nghiên cứu công nghệ và sáng tạo trong các doanh nghiệp khởi nghiệp rất cao. Do đó, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn liền với nhiều rủi ro. Nhưng nếu vượt qua các khó khăn thì có thể đem lại các giá trị kinh tế rất lớn vì sản phẩm, mô hình của các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có giá trị gia tăng cao và đặc biệt là có khả năng nhân rộng được. 2.2. Vai trò của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đối với sinh viên trong thời đại số Giáo dục khởi nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nuôi dưỡng và khai thác hiệu quả ý tưởng khởi nghiệp ở SV. Đây được xem là động lực thúc đẩy cũng như tạo định hướng để ý tưởng khởi nghiệp trở nên rõ ràng, cụ thể và thiết thực hơn. Tuy nhiên, cách thức để xây dựng một chương trình giáo dục khởi nghiệp hiệu quả đang là câu hỏi lớn đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có những vai trò quan trọng đối với SV cụ thể như sau: 397
  4. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Thứ nhất, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo góp phần tăng hiểu biết về khởi nghiệp trong SV; Khuyến khích phát triển các kỹ năng cá nhân, chẳng hạn như chủ động, sáng tạo, mạo hiểm và trách nhiệm giải trình; khả năng đối phó với rủi ro và độc lập thông qua việc học tập trong thực tế; Cung cấp kiến thức ban đầu, liên hệ với thế giới kinh doanh và nâng cao hiểu biết về vai trò của các doanh nhân trong cộng đồng; Nâng cao nhận thức của SV về tự làm chủ doanh nghiệp như một lựa chọn nghề nghiệp; Thứ hai, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong SV góp phần chuyển giao cách thức tiếp cận khởi nghiệp cho lực lượng lao động tiềm năng, kể cả những người không có ý định thành lập công ty riêng mà là làm việc trong các doanh nghiệp do những người khác thành lập; Thứ ba, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong SV góp phần sử dụng tốt vốn tri thức và năng lực của con người: SV thành lập doanh nghiệp đổi mới sáng tạo là cơ sở cho gia tăng việc khai thác, vận dụng các tri thức mới trong trường đại học một cách hiệu quả hơn. Một cá nhân có thể khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cần có đầy đủ năng lực phẩm chất, tầm nhìn chiến lược. Đây cũng là môi trường để SV học hỏi tiếp thu, rút ra các bài học, Đồng thời, cũng sử dụng tốt khả năng vốn có của bản thân. Thứ tư, trang bị cho SV sự nghiệp tương lai của họ với tư cách là doanh nhân bằng cách tăng cường năng lực kinh doanh của họ và thái độ cần thiết để quản lý các dự án mới thành công. 2.3. Công tác khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp Đại học Đồng Tháp cũng là một trong những trường Đại học khá quy mô ở Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, công tác SV và SV được lãnh đạo nhà trường rất quan tâm và được đầu tư nhiều nguồn lực. SV nhà trường không những được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó xác định động cơ đúng đắn trong học tập và nghiên cứu khoa học mà còn được tạo môi trường để thực hành, rèn luyện, bồi dưỡng lý tưởng, tầm nhìn, nuôi hoài bão, chắp cánh ước mơ vươn tới tầm cao trong khoa học công nghệ cũng như đóng góp sức mình trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì một đất nước “giàu mạnh, văn minh”. Qua đó đã góp phần tạo dựng những thế hệ SV nhà trường có thái độ, có nhận thức và ý thức tốt, có ý chí vượt qua khó khăn, dám nghĩ, dám làm, vươn lên lập thân, lập nghiệp. Các hoạt động khởi nghiệp được Nhà Trường tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể SV, giảng viên (GV) của Trường thông qua trang Fanpage và hệ thống website của Trường. Tổ chức trưng bày và giới thiệu các sản phẩm khởi nghiệp từ lĩnh vực khoa học công nghệ của 04 nhóm GV trẻ, 08 sản phẩm của cựu SV và 20 sản phẩm của SV 398
  5. TRẦN VĂN PHÚC - NGUYỄN KIM CHUYÊN tham gia cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo và khởi nghiệp”. Ngoài ra, Câu lạc bộ SV khởi nghiệp đã tư vấn, hỗ trợ hoàn thiện 05 ý tưởng, dự án, và có 03 dự án vào vòng bán kết cuộc thi Khởi nghiệp của Tỉnh Đồng Tháp (Trường Đại học Đồng Tháp, 2022). Mặt khác, căn cứ Quyết định số 1715 /QĐ-BGDĐT ngày 29/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Thể lệ Cuộc thi “HS, SV với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2020 (SV_STARTUP-2020), Nhà trường đã cử cán bộ tham dự lễ phát động Cuộc thi nhằm hiểu rõ thể lệ và chuẩn bị tốt cho công tác tuyên truyền, vận động SV; Nhà trường tham gia ban hành thông báo đến toàn thể SV Trường về đối tượng, thời gian và thể lệ dự thi Cuộc thi “HS, SV với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2020. Cuộc thi được Nhà Trường tuyên truyền rộng rãi đến SV, Đồng thời, giao cho Câu lạc bộ SV khởi nghiệp là đầu mối vận động, hỗ trợ kết nối các dự án và tuyên truyền cho hội thi thông qua Cổng khởi nghiệp http://dean1665.vn và Fanpage của Chương trình: https://www.facebook.com/khoinghiepquocgia HSSV. Kết quả có 02 dự án được tuyển chọn tham gia. Ngoài ra, nhà trường tích cực phát động phong trào SV khởi nghiệp trong toàn trường với nhiều hình thức đa dạng phong phú, chú trọng áp dụng công nghệ số trong khâu quản lý công tác Đoàn, Hội, tăng cường công tác truyền thông trên các kênh thông Đoàn - Hội (Website Đoàn Thanh niên - Hội SV Trường; facebook “Tuổi trẻ Đại học Đồng Tháp”; ...) và lồng ghép trong các hoạt động phong trào Đoàn, Hội. Trong đó, tập trung vào việc tuyên truyền ý nghĩa, khơi dậy niềm yêu thích phong trào khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên. 2.4. Mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp trong thời đại số * Mô hình: “Nông trại nghỉ dưỡng Thuận Thiên Việt - Mekong Farmstay” Nông trại nghỉ dưỡng Thuận thiên Việt - Mekong farmstay, Tràm Chim, Đồng Tháp. Đây là dự án khởi nghiệp của Sinh viên Hồ Ngọc Trâm, lớp Đại học Việt Nam học 16A, Khoa Văn hóa - Du lịch, Trường Đại học Đồng Tháp. Dự án “Nông trại nghỉ dưỡng Thuận thiên Việt - Mekong farmstay” đã đạt giải nhất vòng thi chung kết cuộc thi ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo huyện Tam Nông lần thứ 1 năm 2020 và đoạt giải nhì và giải Dự án được yêu thích nhất vòng thi chung kết cuộc thi khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long năm 2020, do Trung tâm nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA) - TP.HCM tổ chức ngày 10/12/2020. Nông trại nghỉ dưỡng thuận thiên Viet Mekong farmstay (Viet Mekong farmstay) là dự án du lịch xanh, là sự kết hợp thú vị giữa nông nghiệp thuận thiên với du lịch văn hóa, du khách trải nghiệm cuộc sống và hoạt động sản xuất trên nền tảng 399
  6. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM nông nghiệp. Dự án là sản phẩm dịch vụ du lịch nông nghiệp duy nhất ở Đồng Tháp trên không gian sinh thái thuận tự nhiên không hóa học, hướng mang đến cho du khách giá trị hạnh phúc, tinh thần an yên, hít thở không khí trong lành, trải nghiệm văn hóa ẩm thực dân gian vùng Đồng Tháp, với nguồn nguyên ẩm thực liệu tươi sống được nuôi trồng, khai thác và sử dụng có trách nhiệm trên nông trại Việt Mekong. Khách hàng có những trải nghiệm kì nghỉ dưỡng hạnh phúc - tận hưởng giá trị du lịch nông nghiệp thuận tự nhiên, văn hóa Đồng Tháp Mười. Dự án có thể đáp ứng nhu cầu, xu hướng du lịch xanh của Việt Nam và du lịch xanh Thế giới theo nhu cầu phát triển bền vững. Dự án Nông trại nghỉ dưỡng thuận thiên Viet Mekong farmstay là gói sản phẩm dịch vụ du lịch gồm: lưu trú, ẩm thực và trải nghiệm nông nghiệp đậm nét hoang sơ, trên không gian không hóa học, phát huy giá trị tài nguyên bản địa phương Đồng Tháp, hướng đến phát huy giá trị văn hóa nông nghiệp Đồng Tháp Mười. Mô hình xây dựng sản phẩm, Dự án là mô hình du lịch có trách nhiệm, là sự kết hợp thú vị giữa nguồn tài nguyên bản địa Đồng Tháp với mô hình nông trại Thuận thiên, hồi phục lại hệ sinh thái và cảnh quan đậm nét hoang sơ của vùng Đồng Tháp Mười với mô hình sản phẩm, dựa trên 3 cốt lõi giá trị: - Góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học vùng ngập nước - ứng phó biến đổi khí hậu có tác động đến vùng Đồng Tháp; - Phát huy thế mạnh giá trị văn hóa nông nghiệp Đồng Tháp Mười bền vững và góp phần đa dạng sinh kế và nâng cao chất lượng đời sống kinh tế người dân vùng Tam Nông; - Kết nối và nâng cao chuỗi giá trị kinh tế địa phương Đồng Tháp từ truyền thống đến du lịch văn minh - Du lịch có trách nhiệm. (Nguồn: https://m.thanhnien.vn/ gioi-tre/tai-khoi-nghiep-sau-dich-su-ket-hop-doc-dao-giua-nong-nghiep-va-du-lich- 1294122.html) * Mô hình trồng nấm Vân Chi đỏ tại Đồng Tháp Mô hình trồng nấm Vân chi đỏ tại Đồng Tháp của TS Trần Đức Tường, Giảng viên Khoa Sư phạm Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Đồng Tháp nghiên cứu và đưa ra giải pháp sáng tạo kỹ thuật “Nghiên cứu thành phần cơ chất sẵn có tại địa phương để trồng nấm Vân Chi đỏ (Pycnoporus sanguineus MH225776)” đã được triển khai ứng dụng có hiệu quả tại Trung tâm Ứng dụng Nông nghiệp Công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp và Hợp tác xã Tân Phú Trung, xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Mô hình đã đạt giải nhất tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Tháp năm 400
  7. TRẦN VĂN PHÚC - NGUYỄN KIM CHUYÊN 2020 - 2021 và được tặng bằng khen của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về thành tích xuất sắc trong Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Tháp lần thứ 16 (Quyết định số 453/QĐ-UBND-KT ngày 18/11/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp). Mới đây, ngày 18/12/2021, mô hình này đạt giải Khuyến khích cuộc thi Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Tháp năm 2021. Nấm Vân Chi đỏ Pycnoporus sanguineus (Trametes sanguinea) thuộc 25 loại nấm dược liệu chính trên thế giới có giá trị dược tính rất cao, được nhiều người tiêu dùng ở các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Âu, châu Mỹ… ưa chuộng. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về nấm Vân Chi và nấm này cũng chưa được trồng phổ biến. Do vậy, đa phần người tiêu dùng Việt Nam vẫn sử dụng nấm Vân Chi từ nguồn nhập khẩu với giá thành cao. Sự phát triển của nấm nói chung và nấm Vân chi nói riêng chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi nguồn dinh dưỡng. Các loại nguyên liệu cung cấp dinh dưỡng cho nấm Vân Chi phát triển khá đa dạng, hầu hết trong số đó là các phụ phẩm nông nghiệp. Việt Nam là một nước nông nghiệp với nguồn phụ phế phẩm hết sức phong phú và giá thành thấp. Trong tự nhiên, nấm Vân Chi phát triển trên gỗ mục, thuộc loại nấm phân huỷ gỗ mạnh có thể phân huỷ các thành phần của gỗ như hemicellulose, cellulose, lignin... Các nhà khoa học thuộc Khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên (Trường Đại học Đồng Tháp) đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần cơ chất sẵn có tại địa phương để trồng nấm Vân Chi đỏ (Pycnoporus sanguineus MH225776)” và được triển khai ứng dụng có hiệu quả tại Trung tâm Ứng dụng Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp và Hợp tác xã Tân Phú Trung (xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp). Mô hình sản xuất được bố trí trong nhà trồng có diện tích 5x10m, với 2.000 bịch phôi được xếp lên 2 kệ dạng tháp. Mỗi kệ được xếp chồng lên 18 lớp (60 bịch phôi/lớp). Nhà trồng có mái lợp tôn được cách nhiệt, vách được phủ bạt và lưới lan, nền gạch, có hệ thống tưới kiểu phun sương nên đảm bảo duy trì điều kiện nhà trồng ở 25-28°C và độ ẩm từ 80-95. Bảng 1: Hiệu quả mô hình sản xuất nấm Vân Chi đỏ quy mô 2.000 bịch phôi Mô hình sản xuất Đối chứng (60% cùi bắp + 40% (100% mùn cưa cây vỏ trấu) cao su) Mùn cưa cây cao su (VNĐ) 1.540.000,00 Cùi bắp (VNĐ) 831.600 Vỏ trấu (VNĐ) 462.000 Cám gạo (VNĐ) 269.500 269.500 401
  8. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Mô hình sản xuất Đối chứng (60% cùi bắp + 40% (100% mùn cưa cây vỏ trấu) cao su) Vôi (VNĐ) 71.500 71.500 Chi phí khác (meo giống, điện, nước tưới, nút 6.000.000 6.000.000 bông, bịch nylon…) (VNĐ) Tổng chi phí (VNĐ) 7.634.600 7.881.000 Trọng lượng nấm tươi (kg) 159,50 127,97 Trọng lượng nấm khô (kg) 38,71 31,06 Hiệu suất sinh học (%) 20,71 16,62 Tổng thu (VNĐ) 81.298.544 65.229.466 Lợi nhuận (VNĐ) 73.663.944 57.348.466 Hiệu quả kinh tế (%) 964,87 727,68 Ghi chú: Việt Nam đồng (VNĐ); Hiệu suất sinh học (%) = (Trọng lượng nấm tươi/kg cơ chất khô) x 100; Hiệu quả kinh tế (%) = (Lợi nhuận/Tổng chi phí) x 100. (Nguồn:http://vjst.vn/vn/tin-tuc/7124/mo-hinh-trong-nam-van-chi-do-tai-dong-thap) Hình 1. Mô hình sản xuất nấm Vân Chi đỏ quy mô 2.000 bịch phôi Nấm vân chi sau khi thu hoạch đúng lứa được sấy khô ở nhiệt độ thích hợp có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, ức chế nhiều loại tế bào ung thư, chống các phản ứng phụ của hóa trị, xạ trị, điều trị bệnh về đường hô hấp, giúp làm chậm lão hóa, hỗ trợ đường tiêu hóa, giảm lượng đường trong máu, tốt cho xương, tủy, giảm huyết áp, giảm cholesterol, kháng viêm,… có lợi cho sức khỏe 402
  9. TRẦN VĂN PHÚC - NGUYỄN KIM CHUYÊN (Nguồn:https://dongthapbssc.vn/trien-vong-phat-trien-va-nang-cao-chuoi-gia-tri-nam- van-chi-do-o-dong-thap/) Hình 2. Sản phẩm nấm Vân chi đỏ 2.5. Những đề xuất/kiến nghị cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong thời đại số Nhà trường cần thiết lập các phương thức tiếp cận các kiến thức kinh doanh, có thể dưới dạng tiếp cận một start-up hoặc kho sách, hoặc giới thiệu đầu sách, nội dung sách, ebook… giúp SV tiếp cận mọi lúc mọi nơi, mọi đối tượng trên cơ sở tài khoản đăng ký. Xây dựng các tình huống khởi nghiệp mô phỏng dựa trên kiến thức kinh doanh cơ bản và các tình huống sưu tầm từ các start-up, các chuyên gia, các doanh nhân trẻ… Điều này không chỉ trang bị kiến thức khởi nghiệp mà còn nâng cao nhận thức, tiếp cận bài học về sự kiên trì nỗ lực, cũng như hứng thú, đam mê thúc đẩy SV khởi nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng tạo động lực thúc đẩy việc học tập và tự nâng cao năng lực bản thân sinh viên trong khởi nghiệp… Cần xây dựng và ban hành chương trình khung về đào tạo khởi nghiệp trong các lĩnh vực, biên soạn thêm giáo án, giáo trình về giảng dạy khởi nghiệp trong sư phạm và ngoài sư phạm để các cơ sở giáo dục căn cứ vào đó xây dựng chương trình giảng dạy cho SV phù hợp, bám sát thực tế hơn. Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông về ý nghĩa, khơi dậy niềm yêu thích 403
  10. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM phong trào khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên. Tổ chức các hoạt động đào tạo, trau dồi kiến thức, phát huy vai trò hỗ trợ về chuyên môn của GV chuyên ngành của các khoa trong việc hoàn thiện các ý tưởng của SV. Nhà trường, thường xuyên tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp để lan tỏa, hiệu ứng truyền thông cao và thu hút được sự quan tâm của cộng đồng từ đó khuyến khích được sự tham gia của SV và GV. Đây là sân chơi cho SV và cả GV phát huy tính sáng tạo, ứng dụng nghiên cứu khoa học và các kiến thức đã học vào thực tiễn. 3. KẾT LUẬN Thời gian vừa qua, Trường Đại học Đồng Tháp đã tạo điều kiện và hỗ trợ SV- GV phát triển ý tưởng khởi nghiệp trên tinh thần đổi mới sáng tạo, tìm giải pháp để nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong các dự án, ý tưởng khởi nghiệp. Để kích hoạt phong trào khởi nghiệp trong SV, trước hết nhà trường, GV phải hình thành ở các em tâm thế sẵn sàng khởi nghiệp, sẵn sàng vượt qua khó khăn, thử thách, rủi ro để từng bước thành công, niềm đam mê và trách nhiệm khởi nghiệp, sau đó là trang bị kiến thức, kỹ năng về kinh doanh, về thành lập, quản trị, điều hành công ty và những kỹ năng mềm cần thiết cho doanh nhân… Từ đó, giúp SV tiếp cận môi trường thực tế, có những trải nghiệm hữu ích, tích lũy kinh nghiệm và học hỏi, nâng cao tinh thần, quyết tâm, nỗ lực, sáng tạo của những người đi trước. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng: khi được trao cho cơ hội và niềm tin, các bạn SV nhất định sẽ phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo và nỗ lực hết mình để mang lại kết quả tốt nhất với tinh thần tự tôn cao nhất. Điều quan trọng hơn, thành quả mà nhà trường thu được sẽ là sự trưởng thành thực thụ của một thế hệ SV, góp phần khẳng định chất lượng và thương hiệu đào tạo của nhà trường đáp ứng nhu cầu xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Quyết định số 1230/QĐ-BGDĐT ngày 30/3/2018 ban hành kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của ngành Giáo dục. Lê Anh Đức. (2020). “Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dành cho sinh viên tại các trường đại học trong bối cảnh công nghiệp 4.0”. Tạp chí Công Thương, số 23, tr.123-129. Huỳnh Quốc Tuấn, Phạm Ánh Tuyết. (2018). “Khơi dậy ý tưởng khởi nghiệp trong sinh viên”, Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật, Số đặc biệt, 74-79. Trường Đại học Đồng Tháp. (2022). Báo cáo Sơ kết 05 năm triển khai thực hiện Đề án 404
  11. TRẦN VĂN PHÚC - NGUYỄN KIM CHUYÊN ‘‘Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025’’ đối với các các cơ sở đào tạo. Thủ tướng Chính phủ. (2017). Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Barbara, S. T. (2013). “Essential aspects of entrepreneurship measurement”. Organization and Management, (156), 91-106. Do A.D. (2021). “An empirical investigation of students' startup intention in Vietnam”. Journal of Economics and Development, Special Issue 2021, 85-96. Drucker, P. F. (1999). Innovation and entrepreneurship: practice and principles, edn. Le D., Ha D.L., Trinh D.U., Nguyen T.P. (2020). “Start-up research's experience of students approaching the process of forming start-up intentions of some European countries”. Proceedings International Conference Trade and International Economic impacts on Vietnam Firms - TEIF. Shane, S. A. (2003). A general theory of entrepreneurship: The individual-opportunity nexus. Cheltenham, United Kingdom: Edward Elgar Publishing. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-cua-sinh-vien-cac- truong-dai-hoc-tai-viet-nam-84427.htm. https://www.youtube.com/watch?v=m6Y09-RMVDk. 405
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2