intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình năng lực công nghệ số: Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng trong đào tạo nhân lực số tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nhằm nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về mô hình năng lực công nghệ số thế kỷ 21, khung năng lực cho công dân số Digcom mô tả theo 5 lĩnh vực: Thông tin và dữ liệu; Truyền thông và cộng tác; Tạo lập nội dung số; An toàn; và Giải quyết vấn đề.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình năng lực công nghệ số: Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng trong đào tạo nhân lực số tại Việt Nam

  1. International Conference on Smart Schools 2022 MÔ HÌNH NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ SỐ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ VẬN DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC SỐ TẠI VIỆT NAM DIGITAL TECHNOLOGY CAPACITY MODEL: INTERNATIONAL EXPERIENCE AND TRAINING DIGITAL HUMAN RESOURCES IN VIETNAM TS. Nguyễn Ngọc Trang Trường Đại học Nguyễn Tất Thành Email: trangnn@nttu.edu.vn Keywords: TÓM TẮT: Digital transformation, Chuyển đổi số trong Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) là quá trình tích digital capacity, digital hợp và áp dụng các công nghệ kỹ thuật số như dữ liệu lớn, điện toán đám competency framework, mây, vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo... vào các cơ quan quản lý nhà nước về digital human resources, GDNN, các cơ sở GDNN, tận dụng các công nghệ số thay đổi tích cực cách vocational education thức quản lý, làm việc của cá nhân, đơn vị trong hoạt động GDNN trên nền Từ khóa: tảng số. Bài viết nhằm nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về mô hình năng lực công nghệ số thế kỷ 21, khung năng lực cho công dân số Digcom mô tả theo Chuyển đổi số, năng lực 5 lĩnh vực: (1) Thông tin và dữ liệu; (2) Truyền thông và cộng tác; (3) Tạo số, khung năng lực số, nhân lập nội dung số; (4) An toàn; và (5) Giải quyết vấn đề.. Điểm qua mục tiêu lực số, giáo dục nghề nghiệp chuyển đổi số trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp năm 2025 và đến năm 2030, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể vận dụng khung năng lực số và bảng mô tả năng lực cần có của sinh viên để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực số để bảo đảm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong bối cảnh trong bối cảnh Việt Nam xây dựng nền kinh tế số hiện nay. ABSTRACT: Digital transformation in Vocational Education (TVET) is the process of integrating and applying digital technologies such as big data, cloud computing, connected things, artificial intelligence into management agencies. the state on vocational education, vocational training institutions, take advantage of digital technologies to positively change the way individuals and units manage and work in vocational education activities on digital platforms. The article aims to study international experience in the digital technology capacity model of the 21st century. Competency framework for digital citizens Digcom describes in 5 areas: (1) Information and data; (2) Communication and collaboration; (3) Creation of digital content; (4) Safety; and (5) Solve the problem. Reviewing the digital transformation goal in the field of Vocational Education by 2025 and by 2030, vocational education institutions can apply the digital competency framework and the required competency description table of students to build training program, fostering digital human resources to meet the recruitment needs of enterprises in the context of Vietnam building the current digital economy. 1. Đặt vấn đề: Chuyển đổi số trong Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) là quá trình tích hợp và áp dụng các công nghệ kỹ thuật số như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo... vào các cơ quan quản lý nhà nước về GDNN, các cơ sở GDNN, tận dụng các công nghệ số thay đổi tích cực cách thức quản lý, làm việc của cá nhân, đơn vị trong hoạt động GDNN cũng như cung cấp điều kiện GDNN thuận tiện, nhanh chóng, hiệu quả trên nền tảng số. Dưới ảnh hưởng của hậu đại dịch Covid-19, các tổ chức trên toàn thế giới đã và đang chuyển đổi cũng như áp dụng công nghệ mới để có thể tồn tại và phát triển. Với dân số 96 triệu người và là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất nhì khu vực, đây là những cơ hội mạnh mẽ để các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra sự đột phá trên thị trường nhờ vào chuyển đổi số. 250
  2. International Conference on Smart Schools 2022 Do đó, đào tạo nhân lực số đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, góp phần đảm bảo tiến trình chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số nhanh, hiệu quả và bền vững mà GDNN cần quan tâm nhất, khi mà các doanh nghiệp tại Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong cuộc đua chuyển đổi số. Vì vậy, nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp quốc tế nhằm vận dụng vào thực tiễn cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang trở thành cấp thiết trong đó khung năng lực số là chìa khóa để bảo đảm xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam xây dựng nền kinh tế số hiện nay. 2. Mô hình năng lực công nghệ số của người học trong thế kỷ 21 2.1. Tổng quan về năng lực số và công nghệ số Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO), năng lực số (NLS) là khả năng truy cập, quản lý, hiểu, kết hợp, giao tiếp, đánh giá và sáng tạo thông tin một cách an toàn và phù hợp thông qua công nghệ số (CNS) để phục vụ cho các công việc từ đơn giản đến phức tạp cũng như khởi nghiệp. NLS là tổng hợp của năng lực sử dụng máy tính, năng lực công nghệ thông tin (CNTT), năng lực thông tin và năng lực truyền thông. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho rằng tiếp cận NLS theo nghĩa rộng hơn, không chỉ bao gồm năng lực sử dụng các CNTT, truyền thông và CNS mà còn bao gồm các kiến thức, kỹ năng, phẩm chất cần thiết khác để thực thi hiệu quả nhiệm vụ được giao. NLS của cá nhân là cách tiếp cận cá thể hóa, tính đến đặc điểm riêng của từng công chức hoạt động trong môi trường số. 2.2. Năng lực người học trong thời đại công nghệ số Ngày nay, kiến thức và kỹ năng CNTT-TT có vai trò quan trọng trong số các năng lực mà sinh viên thế kỷ XXI cần đạt được. Hầu hết các lĩnh vực giáo dục và nghề nghiệp đều đòi hỏi người học và người lao động có những năng lực công nghệ số (Digital Literacy) nhất định. Khái niệm này được Liên minh Châu Âu định nghĩa là “khả năng sử dụng vững vàng và có ý thức các công cụ của xã hội thông tin trong công việc, giải trí và giao tiếp. Điều kiện tiên quyết là khả năng làm chủ các phương tiện CNTT-TT: sử dụng máy tính để tìm thấy, đánh giá, lưu trữ, tạo lập, giới thiệu và trao đổi thông tin, cũng như để giao tiếp và tham gia các mạng lưới hợp tác thông qua internet” (Papi, 2012). Trong kỷ nguyên kinh tế tri thức, “không phải khả năng ghi nhớ thông tin mà cách thức diễn dịch thông tin mới là cơ hội và thách thức cốt lõi”(Causer, 2012). Người lao động phải thường xuyên tái định hướng, thay đổi chỗ làm, chức năng hay lĩnh vực nghề nghiệp… Do đó, sử dụng các công cụ số thành thạo và có chiều sâu sẽ trở thành chìa khoá giúp họ thành công. 2.3. Mô hình năng lực công nghệ số Cùng với sự phát triển mạng xã hội, tình trạng quá tải thông tin, đòi hỏi từng cá nhân phải có khả năng tìm kiếm, chọn lọc, kiểm tra, đánh giá tính xác thực và độ phù hợp của thông tin (Sandbothe, 2000) là một thách thức cho người học. Nhiều tác giả đã phát triển khái niệm năng lực thông tin (Information Literacy) như một năng lực thiết yếu của người học (như Boh Podgornik, Dolničar, Šorgo, & Bartol, 2016; Bruce, 2004; Bundy, 2004; Catts & Lau, 2008; Corrall, 2007), trên cơ sở khái niệm năng lực thông tin đại chúng (Media Literacy), tức khả năng “phân mảnh” (Deconstruct) các phương tiện thông tin đại chúng, nhận biết các nguy cơ “bóp méo” (Distortion) thông tin mà chúng trình bày, và sử dụng chúng một cách có chiều sâu (Kline, 2016; Lebrun, Lacelle, & Boutin, 2012). Hai khái niệm này có rất nhiều điểm chung, và sự khác biệt cơ bản nằm ở chỗ năng lực thông tin thể hiện ở khâu tìm kiếm, xử lý và tổ chức thông tin, còn năng lực thông tin đại chúng thể hiện ở khâu diễn giải, sử dụng và cả sản xuất các nội dung truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng (Ala-Mutka, 2011, p. 29). Hai dạng năng lực này vừa giao thoa với nhau, lại vừa giao thoa cả với hai nhóm năng lực khác, thiên về kỹ thuật nhiều hơn, đó là năng lực tin học (ICT Literacy) – tức kiến thức và kỹ năng sử dụng máy tính và các ứng dụng văn phòng, và năng lực internet – tức khả năng sử dụng các công cụ và dịch vụ trên internet (Hình 1). Hình 1. Năng lực công nghệ số và các nhóm năng lực liên quan 251
  3. International Conference on Smart Schools 2022 Nguồn: Ala-Mutka (2011, p. 30) Trong nhiều trường hợp, năng lực công nghệ số và kiến thức chuyên ngành có tác dụng bổ trợ cho nhau, giúp người học lĩnh hội các năng lực cần thiết khác để phát triển khả năng tư duy và phản biện, hành trang không thể thiếu để hình thành tinh thần công dân thế kỷ XXI (Goss, Castek, & Manderino, 2016). Các năng lực này về nguyên tắc sẽ cho phép họ có thái độ cởi mở đối với việc sử dụng CNTT-TT và các phương tiện mới để sản sinh và truyền bá kiến thức (Haste, 2009). Sự cởi mở này cũng là một chỉ dấu về khả năng chấp nhận sử dụng công nghệ trong học tập và khả năng thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh học tập, tất cả góp phần phát triển khả năng tư duy linh hoạt (Flexible Thinking), một năng lực then chốt để thành công trong các môi trường giáo dục được công nghệ bổ trợ (Barak & Levenberg, 2016). Trên cơ sở đó, Ala Mutka (2011, p. 44-53) đã đề xuất một mô hình tổng quát về các năng lực công nghệ số của thế kỷ XXI (Hình 2), bao gồm ba bậc: kiến thức và kỹ năng thực hành sử dụng các công cụ tin học và phương tiện truyền thông đại chúng; kiến thức và kỹ năng nâng cao trong giao tiếp, hợp tác, quản lý thông tin, học tập và giải quyết vấn đề; và cuối cùng là thái độ ứng xử liên văn hoá (Intercultural), tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, tinh thần trách nhiệm và tính tự chủ. Hình 2. Mô hình năng lực công nghệ số thế ký XXI Nguồn: Ala-Mutka (2011, p. 44) 2.4. Cấu phần năng lực công nghệ số Năng lực công nghệ số hình thành từ tám nhóm khả năng (Hague và Payton (2010, p. 19)) : (1) Khả năng kỹ thuật cơ bản; (2) Óc sáng tạo; (3) Tư duy phản biện và đánh giá; (4) Hiểu biết văn hoá và xã hội; (5)Tinh thần hợp tác; (6) Khả năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin; (7) Khả năng giao tiếp hiệu quả; (8) Khả năng đảm bảo an toàn thông tin điện tử. Hình 3. Cấu phần của năng lực công nghệ số Nguồn: Hague & Payton (2010, p. 19) Như diễn tả trong Hình 3, tám cấu phần này có quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Có thể thấy rõ rằng ngoài phương diện kỹ thuật và công cụ máy tính, năng lực công nghệ số cần có một nền tảng rộng hơn, bao gồm cả óc sáng tạo, tư duy phản biện, khả năng đánh giá và hiểu biết các vấn đề văn hoá xã hội của công nghệ số. Khả năng sử dụng thành thục và an toàn các công cụ kỹ thuật có vai trò quan trọng, nhưng vẫn nhằm mục tiêu phát triển các khả năng hợp tác và giao tiếp với người khác. Về mặt sư phạm, quan hệ tương hỗ giữa các cấu phần năng lực công nghệ số cho thấy sự cần thiết của phương thức tiếp cận tích hợp, trong đó nội dung dạy-học cần được lồng ghép nhuần nhuyễn với các năng lực khác, giúp người học thấy rõ ý nghĩa tổng hợp của các kiến thức và kỹ năng lĩnh hội được, 252
  4. International Conference on Smart Schools 2022 thay vì chỉ là nắm vững những thao tác kỹ thuật thuần tuý (Hague & Payton, 2010, p. 20). Janssen và cộng sự (2012; 2013) đã mở rộng khái niệm năng lực công nghệ số ra cả phương diện luật pháp và đạo đức trong sử dụng các công cụ số, cũng như là thái độ cân bằng giữa hai mặt tiến bộ kỹ thuật và vai trò xã hội của công nghệ. Đồng thời, các tác giả này cũng phân biệt các mức độ thành thục khác nhau, từ một “vùng lõi” là các kiến thức và năng lực cơ bản, đảm bảo nhu cầu sử dụng công nghệ số trong đời sống hàng ngày hay công việc, đến các bậc cao hơn như học tập về công nghệ số và bằng công nghệ số, quyết định đổi mới thông qua công nghệ hay sử dụng liên tục và thành thục các công cụ số một cách chủ động với hiệu quả cao (Hình 4). Hình 4. Các khối cấu phần năng lực công nghệ số Nguồn: Janssen & Stoyanov (2012, p. 21), Janssen và cs. (2013) 3. Thực trạng và kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nhân lực số 3.1. Thực trạng về nhân lực số Báo cáo về chuyển đổi số ở các nước ASEAN đã khẳng định rằng, chính phủ cần hành động để thích ứng với những tác động từ chuyển đổi số đến nền kinh tế, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến giáo dục, đào tạo năng lực số nhằm đáp ứng những thay đổi trong nhu cầu về nhân lực của các tổ chức, doanh nghiệp. Năng lực số mang lại cơ hội lớn cho việc mở rộng và thiết lập lại các thị trường kinh doanh. Sinh viên sẽ mang những trải nghiệm, thói quen, hành vi liên quan đến các công nghệ số vào quá trình làm việc tại doanh nghiệp, cùng với mạng xã hội hình thành mối quan hệ giữa người dùng với hệ sinh thái của họ. Báo cáo khảo sát về năng lực của những người trẻ trong kỷ nguyên số chỉ ra rằng, nhu cầu của nhà tuyển dụng về các kỹ năng số đã tăng 200% trong 3 năm vừa qua và trong vòng 5 năm tới, con số này còn được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên nhanh chóng. Với sự phổ biến của các phương tiện và dữ liệu số, việc phát triển kỹ năng và kiến thức của người học trong lĩnh vực này là điều tối quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng tìm kiếm việc làm. Trong chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) được xây dựng và điều phối bởi Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) gần đây, cứ 4 học sinh Úc ở độ tuổi 15 thì có hơn một em (27%) cho thấy mức độ thông thạo thấp ở năng lực số [1]. Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế cho thấy, Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nhất trong khối ASEAN về lao động việc làm do chuyển đổi số với 70% người lao động ở các ngành nghề cơ bản bị ảnh hưởng [13]. 3.2. Khung năng lực số cho các công dân (DigComp) [11] Khung năng lực số này được xây dựng cho các công dân của tất cả các quốc gia thành viên thuộc Liên minh châu Âu. Có tranh cãi về chuyển ngữ giữa từ công dân số (digital citizen) và quyền công dân số (digital citizenship). Công dân số là người có năng lực về công nghệ số (tạo lập, làm việc, chia sẻ, xã hội hóa, khám phá, vui chơi, giao tiếp và học hỏi); tham gia tích cực và có trách nhiệm (giá trị, kỹ năng, thái độ, kiến thức) vào cộng đồng (địa phương, quốc gia, toàn cầu) ở mọi lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và liên văn hóa); được tham gia vào một quá trình kép của học tập suốt đời (trong môi trường chính quy và hoặc phi chính quy) và liên tục bảo vệ phẩm giá con người. Để trở thành một công dân số, mỗi cá nhân cần được trang bị năng lực số. Quyền công dân số là tập hợp các giá trị, kỹ năng, thái độ, kiến thức và hiểu biết có phản biện của công dân cần có trong kỷ nguyên số. Một công dân số biết cách sử dụng các công nghệ và có khả năng tham gia có năng lực và tích cực với chúng. Phiên bản DigComp 2.1 được xuất bản năm 2017 mô tả theo 5 lĩnh vực: (1) Sáng thông tin và dữ liệu; (2) Truyền thông và cộng tác; (3) Tạo lập nội dung số; (4) An toàn; và (5) Giải quyết vấn đề. 1. Thông tin và dữ liệu 1.1. Duyệt, tìm kiếm và lọc dữ liệu. 253
  5. International Conference on Smart Schools 2022 1.2. Đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung số. 1.3. Quản lý dữ liệu, thông tin và nội dung số. 2. Truyền thông và cộng tác 2.1. Tương tác thông qua các công nghệ số. 2.2. Chia sẻ thông qua các công nghệ số. 2.3. Tham gia quyền công dân thông qua các công nghệ số. 2.4. Cộng tác thông qua các công nghệ số. 2.5. Quy tắc ứng xử trên mạng. 2.6. Quản lý danh tính số. 3. Tạo lập nội dung số 3.1. Phát triển nội dung số. 3.2. Tích hợp và tái chi tiết hóa nội dung số. 3.3. Bản quyền và các giấy phép. 3.4. Lập trình. 4. An toàn 4.1. Bảo vệ các thiết bị. 4.2. Bảo vệ dữ liệu và tính riêng tư của cá nhân. 4.3. Bảo vệ sức khỏe và phúc lợi. 4.4. Bảo vệ môi trường. 5. Giải quyết vấn đề 5.1. Giải quyết các vấn đề kỹ thuật. 5.2. Xác định các nhu cầu và các đáp ứng công nghệ. 5.3. Sử dụng sáng tạo các công nghệ số. 5.4. Xác định các khoảng cách về năng lực số. Khung năng lực số DigComp được đánh giá cao không chỉ tại châu Âu mà lan rộng toàn cầu và được tham chiếu để xây dựng cho các khung năng lực số khác. Các thông tin để đánh giá mức thông thạo năng lực số của công dân dựa vào mức độ tự xử lý các nhiệm vụ số hiển thị 8 mức thông thạo theo Bảng 1. Bảng 1: Đánh giá mức độ thành thạo độ tự xử lý các nhiệm vụ số của công dân số [11] 4. Vận dụng khung năng lực số trong đào tạo nhân lực số thuộc lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp 4.1. Mục tiêu chuyển đổi số trong Giáo dục Nghề nghiệp 4.1.1. Nguồn nhân lực số Đến 2025 có 50% và 2030 có 70% cơ sở GDNN hình thành và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt/tổ đề án giúp tham mưu lãnh đạo, tham gia xây dựng và triển khai chiến lược CĐS của đơn vị; 100% đội ngũ lãnh đạo, 254
  6. International Conference on Smart Schools 2022 quản lý, cán bộ công chức, viên chức và người lao động, giảng viên, người học của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; Đến năm 2025 có 60% và năm 2030 có 100% nhà giáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tập huấn, bồi dưỡng về năng lực số, kỹ năng và phương pháp sư phạm số, năng lực phát triển chương trình và xây dựng học liệu số. Đến năm 2025 có 60% và năm 2030 có 80% sinh viên tốt nghiệp trình độ trung cấp và cao đẳng đạt chuẩn năng lực số cơ bản, được trang bị kỹ năng và kiến thức văn hóa ứng xử khi học tập và làm việc trên môi trường số. Đến 2025 có 50% và năm 2030 có 70% sinh viên tốt nghiệp thuộc các ngành/ nghề đào tạo, bao gồm cả CNTT của các cơ sở GDNN phục vụ trực tiếp cho nền kinh tế số. 4.1.2. Nội dung đào tạo Đến 2025 có 60% và năm 2030 có 80% cơ sở GDNN có chiến lược, xác định mục tiêu và tầm nhìn về những thay đổi của môi trường số và những tác động, ảnh hưởng của cuộc CMCN lần thứ 4 đến nội dung đào, tạo thực hiện việc rà soát, thay đổi, cải tiến nội dung đào tạo và đưa việc này thành một nhiệm vụ quan trọng. Có 80% cơ sở GDNN có ứng dụng nền tảng công nghệ số giúp tăng tính mở, linh hoạt và liên thông cho các chương trình đào tạo (nền tảng Tài nguyên giáo dục mở - OER platform, nền tảng kho học liệu dùng chung); có 60% và năm 2030 có 80% các ngành nghề đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tích hợp kiến thức, kỹ năng liên quan đến công nghệ số (IoT, AI, phân tích dữ liệu lớn...), phần mềm chuyên ngành, năng lực số nhất là trong các ngành nghề truyền thống. 100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng, triển khai, hoặc hợp tác phối hợp với các bên liên quan để thực hiện giảng dạy văn hóa phổ thông qua e-learning; kết nối với doanh nghiệp đào tạo học viên không chỉ về chuyên môn, mà còn cả các kỹ năng cần thiết cho chuyển đổi số, Cách mạng công nghiệp lần 4.0 ngay trong chính bản thân Doanh nghiệp. 100% chương trình đào tạo Cấu trúc nội dung theo mô đun một cách khoa học. 4.1.3. Phương pháp đào tạo Năm 2025 có 60% và năm 2030 có 80% các chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyển sang hình thức đào tạo trực tuyến hoặc đào tạo kết hợp (trong đó 100% môn học chung, nội dung lý thuyết được triển khai trực tuyến). Năm 2025 có 60% và năm 2030 có 80% cơ sở GDNN có ứng dụng CĐS vào cá thể hóa việc đào tạo, sinh viên được linh hoạt lựa chọn nội dung đào tạo, tùy biến hoạt động ngoại khóa, bổ trợ kỹ năng phù hợp với sở trường, thế mạnh và quan tâm của từng người trên nền tảng số. 4.2. Vận dụng khung năng lực số trong đào tạo nhân lực số thuộc lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp Các nhóm năng lực cần có cho sinh viên được mô tả như sau: 1) Vận hành thiết bị và phần mềm: Nhận biết, lựa chọn và sử dụng các thiết bị phần cứng và ứng dụng phần mềm để nhận diện, xử lý dữ liệu, thông tin số trong giải quyết vấn đề. 2) Khai thác thông tin và dữ liệu: Nhận diện được nhu cầu thông tin của cá nhân; triển khai các chiến lược tìm tin, định vị và truy cập được thông tin; đánh giá các nguồn tin và nội dung của chúng; lưu trữ, quản lý và tổ chức thông tin; sử dụng thông tin phù hợp với đạo đức và pháp luật. 3) Giao tiếp và hợp tác trong môi trường số: Tương tác và giao tiếp thông qua công nghệ số và thực hành vai trò công dân số. Quản lý định danh và uy tín số của bản thân trong môi trường số. Sử dụng công cụ và công nghệ số để hợp tác, cùng thiết kế, tạo lập các nguồn tin và tri thức. 4) An toàn và an sinh số: Bảo vệ các thiết bị, nội dung, dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số. Bảo vệ sức khỏe và tinh thần. Nhận thức về tác động của công nghệ số đối với hạnh phúc xã hội và hòa nhập xã hội. Nhận thức về ảnh hưởng của công nghệ số và việc sử dụng chúng đối với môi trường. 5) Sáng tạo nội dung số: Tạo lập và biên tập nội dung số. Chuyển đổi, kết hợp thông tin và nội dung số vào vốn tri thức sẵn có. Hiểu rõ về hệ thống giấy phép và bản quyền liên quan đến quá trình sáng tạo nội dung số.; 6) Học tập và phát triển kỹ năng số: Nhận diện được các cơ hội và thách thức trong môi trường học tập trực tuyến. Hiểu được nhu cầu và sở thích cá nhân với tư cách là người học tập trong môi trường số. Thúc đẩy truy cập mở và chia sẻ thông tin. Ý thức được tầm quan trọng của việc học tập suốt đời đối với sự phát triển cá nhân.; 7) Sử dụng năng lực số cho nghề nghiệp: Vận hành các công nghệ số trong các bối cảnh nghề nghiệp đặc thù. Hiểu, phân tích và đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung số đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp. Thực hành đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong môi trường số. Mỗi một nhóm năng lực có thể được thiết kế thành một module học tập độc lập, tương đương một học phần 3 tín chỉ. Ví dụ: Đối với Vận hành thiết bị và phần mềm: Nhận biết, lựa chọn và sử dụng các thiết bị phần cứng và ứng dụng phần mềm để nhận diện, xử lý dữ liệu, thông tin số trong giải quyết vấn đề. Các cơ sở giáo dục nghề 255
  7. International Conference on Smart Schools 2022 nghiệp có thể xây dựng thành Học phần: Nhập môn tin học ứng dụng hay học phần: Nhập môn năng lực thông tin (Khai thác thông tin và dữ liệu). Vận dụng chuẩn đầu ra của KNLS để tích hợp vào các học phần hiện có của chương trình đào tạo, có thể xây dựng thành một chương trình đào tạo năng lực số cho sinh viên gồm 7 học phần (module) qua đó sẽ nâng cao năng lực số của sinh viên thông qua các học phần này. Đặc biệt chú trọng đến năng lực Vận hành các công nghệ số trong các bối cảnh nghề nghiệp đặc thù. Từ việc hiểu, phân tích và đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung số đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp, sinh viên có năng lực thực hành đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong môi trường số. 5. Kết luận Chuyển đổi số trong Giáo dục nghề nghiệp là quá trình tích hợp và áp dụng các công nghệ kỹ thuật số như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo... vào các cơ quan quản lý nhà nước về GDNN, các cơ sở GDNN, tận dụng các công nghệ số thay đổi tích cực cách thức quản lý, làm việc của cá nhân, đơn vị trong hoạt động trên nền tảng số. Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về mô hình năng lực công nghệ số thế kỷ 21, khung năng lực cho công dân số Digcom mô tả theo 5 lĩnh vực: (1) Thông tin và dữ liệu; (2) Truyền thông và cộng tác; (3) Tạo lập nội dung số; (4) An toàn; và (5) Giải quyết vấn đề. Các thông tin để đánh giá mức thông thạo năng lực số của công dân dựa vào mức độ tự xử lý các nhiệm vụ số hiển thị 8 mức thông thạo. Điểm qua mục tiêu chuyển đổi số trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp năm 2025 và đến năm 2030, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể vận dụng bảng mô tả năng lực cần có của sinh viên để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực số để bảo đảm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong bối cảnh trong bối cảnh Việt Nam xây dựng nền kinh tế số hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Đức Hòa, Đỗ Văn Hùng (2021), Khung năng lực số cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số, tạp chí Thông tin và tư liệu số 1/2021. [2] Lê Trung Nghĩa, 2021: Tính mở trong các khung năng lực số của châu Âu và vài gợi ý triển khai chương trình “Chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”: https://giaoducmo.avnuc.vn [3].Ala-Mutka, K. (2011). Mapping digital competence: Towards a conceptual understanding (JRC Technical Notes No. JRC 67075) (p. 60). Institute for Prospective Technological Studies (IPTS), European Commission. [4] C. Killen (2018). “Collaboration and coaching: Powerful strategies for developing digital capabilities”. Digital literacy unpacked, pp.29-44. [5] E. Henriette, et al. (2015). The shape of digital transformation: A systematic literature review”. Mediterranean conference on information systems (MCIS) proceedings, pp.1-13. [6] J. Change and P. Huynh (2016). ASEAN in tranformation-The future of jobs at risk of automation, Bureau for Employers’ Activities. [7] J. Secker (2018). “The trouble with terminology: rehabilitating and rethinking digital literacy”. Digital literacy unpacked, pp.3-16. [8] L. Pangrazio (2019). Young People’ s literacies in the digital age continuities, conflicts and contradictions. [9].Haste, H. (2009). What is ‘competence’ and how should education incorporate new technology’s tools to generate ‘competent civic agents’. The Curriculum Journal, 20 (3), 207-223. [10].Hague, C. & Payton, S. (2010). Digital literacy across the curriculum. Bristol, UK: Futurelab. Địa chỉ www.futurelab.org.uk/ projects/digital-participation [11] Stephanie Carretero. Riina Vuorikari and Yves Punie: DigComp 2.1: The Digital Competence Framework for Citizens with eight proficiency levels and examples of use. [12].Goss, M., Castek, J., & Manderino, M. (2016). Disciplinary and digital literacies: Three synergies. Journal of Adolescent & Adult Literacy, 60(3), 335-340. [13] UNESCO (2018). A global framework of reference on digital literacy. UNESCO Institute for Statistics. [14] https://www.coe.int/en/web/digital-citizenship-education/a-conceptual-model. 256
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2