Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2014<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG CÓ SỰ THAM GIA<br />
CỦA NHÀ SẢN XUẤT, THƯƠNG BUÔN VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />
EQUILIBRIUM MECHANISM WITH SIMULTANEOUSLY CONSIDERATION<br />
PRODUCERS, TRADERS AND CONSUMERS IN THE MARKET<br />
Trần Công Tài1<br />
Ngày nhận bài: 21/3/2014; Ngày phản biện thông qua: 15/5/2014; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Khi thị trường có sự tham gia đồng thời của nhà sản xuất, thương buôn và người tiêu dùng thì thương buôn sẽ mua<br />
hàng từ nhà sản xuất, nhờ đó mà thị trường thương buôn được hình thành. Sau đó, thương buôn bán hàng lại cho người<br />
tiêu dùng, nhờ đó mà thị trường tiêu dùng cũng được hình thành. Cho nên, mô hình thị trường này phải có 2 điểm cân bằng:<br />
cân bằng trên thị trường thương buôn và cân bằng trên thị trường tiêu dùng<br />
Dựa trên quy luật cung - cầu và lý thuyết tối đa hóa lợi nhuận, bài viết đã xây dựng được mô hình thị trường có sự<br />
tham gia của nhà sản xuất, thương buôn và người tiêu dùng. Đồng thời, nó cũng xác định được 2 điểm cân bằng của loại<br />
thị trường này. Mô hình thị trường có 2 điểm cân bằng là mô hình rất phổ biến trong thực tế. Tuy nhiên, trong các bài giảng<br />
được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép giảng dạy chỉ đề cập đến thị trường có một điểm cân bằng<br />
Từ khóa: thương buôn, cung - cầu thương buôn, thị trường thương buôn, hai điểm cân bằng<br />
<br />
ABSTRACT<br />
As simultaneously consideration of manufacturers, traders and consumers in the market, the traders will purchase<br />
goods from the manufacturers and that forms wholesale market. In the next stage, traders sell the goods to consumers, so<br />
retail market is formed. As a result, there are two equilibria in such mechanism, one equilibrium in the merchant market<br />
and the other side in the consumer market. Dual equilibria mechanism is very common in reality. However, microeconomics<br />
teaching programs are often focused on one side of equilibrium.<br />
On the ground of supply and demand law and profit maximization theory, this paper constructed a model with the<br />
simultaneously participation of producers, traders and consumers in the market. In addition, the study also identified two<br />
types of equilibrium of this market.<br />
Keywords: merchant, demand - supply traders, wholesale market, equilibria<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Có nhiều quan điểm cho rằng mức giá cả và<br />
sản lượng cân bằng trên thị trường được hình<br />
thành từ mối quan hệ giữa cung của nhà sản xuất<br />
và cầu của người tiêu dùng. Nhưng trong thực tế,<br />
người tiêu dùng hiếm khi mua hàng hóa trực tiếp từ<br />
nhà sản xuất, nên điểm cân bằng trên cũng ít khi<br />
tồn tại. Hầu hết, người tiêu dùng mua hàng thông<br />
qua thương buôn và hình thành nên thị trường tiêu<br />
dùng. Đồng thời, thương buôn mua hàng từ nhà<br />
sản xuất và hình thành nên thị trường thương buôn.<br />
Như vậy, khi thị trường có sự tham thương buôn sẽ<br />
<br />
1<br />
<br />
có 2 điểm cân bằng: một là điểm cân bằng của thị<br />
trường thương buôn và hai là điểm cân bằng của<br />
thị trường tiêu dùng. Trong thực tế, giá cả cân bằng<br />
của thị trường thương buôn thường là nhỏ hơn giá<br />
cả cân bằng của thị trường tiêu dùng. Đây là loại thị<br />
trường rất phổ biến trong thực tế<br />
Bài viết này sử dụng các quy luật cung - cầu<br />
của thị trường và lý thuyết tối đa hóa lợi nhuận để<br />
xác định cung - cầu của thương buôn. Từ đó, bài<br />
viết xây dựng mô hình thị trường có sự tham gia<br />
đồng thời của nhà sản xuất, thương buôn và người<br />
tiêu dùng. Dựa vào mô hình trên, bài viết xác định<br />
<br />
ThS. Trần Công Tài: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 71<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
được 2 điểm cân bằng của thị trường tiêu dùng và thị<br />
trường thương buôn. Mục đích chung nhất của bài viết<br />
này là nhằm đưa các mô hình lý thuyết trong trường<br />
Đại học về gần thực tế sản xuất kinh doanh hơn<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Mô hình thị trường được nghiên cứu ở đây là<br />
mô hình thị trường phổ biến trong thực tế sản xuất<br />
kinh doanh, có sự tham gia đồng thời của nhà sản<br />
xuất, thương buôn và người tiêu dùng. Bài viết này<br />
nghiên cứu cả 2 loại thương buôn: độc quyền và<br />
cạnh tranh hoàn hảo<br />
Các lý thuyết và giả thuyết dưới đây là những<br />
lý thuyết và giả thuyết phổ quát trong các tài liệu và<br />
các giáo trình được bộ Giáo dục và Đào tạo công<br />
nhận và cho phép giảng dạy ở các trường đại học.<br />
Bài viết sử dụng lý thuyết tối đa hóa lợi nhuận và qui<br />
luật cung - cầu của thị trường để làm cơ sở khoa<br />
học cho việc nghiên cứu. Và các giả thuyết đó là:<br />
(a) Hàng hóa của thương buôn được mua từ<br />
người sản xuất để bán lại cho người tiêu dùng với<br />
mục tiêu kiếm lời, mà lý tưởng là lợi nhuận lớn nhất.<br />
Để đơn giản hóa cho việc nghiên cứu, giả định trong<br />
thị trường có nhiều người tiêu dùng cạnh tranh mua<br />
và nhiều người sản xuất cạnh tranh bán, thương<br />
buôn là độc quyền và sau đó suy rộng ra thương<br />
buôn là những người cạnh tranh mua và bán.<br />
(b) Chi phí biến đổi bình quân của thương buôn<br />
chính là giá mua hàng hóa.<br />
(c) Cung của người sản xuất và cầu của người<br />
tiêu dùng là những hàm tuyến tính, và sau đó là hàm<br />
phi tuyến.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Xác định cung và cầu của thương buôn<br />
Nếu “Cầu là lượng một mặt hàng mà người<br />
mua muốn mua ở mỗi mức giá chấp nhận được” và<br />
“Cung là lượng một mặt hàng mà người bán muốn<br />
bán ở mỗi mức giá chấp nhận được” [1] thì thương<br />
buôn vừa có cung, vừa có cầu. Vì, họ muốn mua và<br />
cũng mong bán được một mặt hàng nào đó.<br />
Dựa vào các giả thiết trên thì lợi nhuận (Π) của<br />
thương buôn sẽ là:<br />
<br />
Π= PU*Q – PI*Q – FC<br />
<br />
Trong đó: PU là giá bán ra và PI là giá mua vào<br />
của thương buôn, Q là sản lượng hàng hóa và FC<br />
là chi phí cố định.<br />
1.1. Khi hàm cung của người sản xuất và cầu của<br />
người tiêu dùng có dạng tuyến tính<br />
Ban đầu để đơn giản hóa, giả sử hàm số<br />
cung của người sản xuất có dạng: PS = c.Q + d và<br />
<br />
72 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 3/2014<br />
hàm số cầu người tiêu dùng có dạng: PD = a.Q + b.<br />
Trong đó:<br />
PS là hàm số cung của người sản xuất và PD là<br />
hàm số cầu của người tiêu dùng. Tương ứng, đó<br />
cũng chính là giá bán của người sản xuất và giá<br />
mua của người tiêu dùng;<br />
Q là sản lượng hàng hóa;<br />
a, b, c và d là các hằng số.<br />
Vì giá bán PS của người sản xuất cũng chính<br />
là giá mua vào PI của thương buôn và giá mua PD<br />
của người tiêu dùng cũng chính là giá bán ra PU của<br />
thương buôn. Nghĩa là PI = PS và PD = PU. Cho nên:<br />
<br />
Π = PD*Q – PS*Q – FC<br />
<br />
Nếu thương buôn muốn lợi nhuận đạt tối đa thì<br />
đạo hàm Π theo Q phải bằng 0. Như vậy:<br />
<br />
Π’ = (PD*Q – PS*Q – FC)’ (*)<br />
Khi cung - cầu là những hàm tuyến tính thì:<br />
<br />
Π’= 2a.Q + b - 2c.Q - d = 0 => Q = (b - d )/2(c - a) (1)<br />
Đây là mức sản lượng mua vào và bán ra<br />
tương ứng với mức tối đa hóa lợi nhuận của<br />
thương buôn. Vì lợi nhuận của mình, các thương<br />
buôn không có động cơ thay đổi sản lượng mua<br />
bán. Cho nên, đây là trạng thái cân bằng của thị<br />
trường. Mức sản lượng mua vào và bán ra của<br />
thương buôn cân bằng nhau QT, có thể gọi đây là<br />
sản lượng cân bằng của thị trường. Như vậy, từ (1)<br />
có thể suy ra:<br />
c.Q + d = (2a – c). Q + b => PI = (2a – c). Q + b<br />
Nếu gọi cầu của thương buôn là lượng một mặt<br />
hàng mà thương buôn muốn mua tương ứng ở mỗi<br />
mức giá thì cầu của thương buôn sẽ là:<br />
PI = (2a – c). Q + b (2)<br />
Cũng từ (1) có thể suy ra:<br />
a.Q + b = (2c – a). Q + d => PU = (2c – a).Q + d<br />
Nếu gọi cung của thương buôn là lượng một<br />
mặt hàng mà thương buôn muốn bán tương ứng ở<br />
mỗi mức giá thì cung của thương buôn sẽ là:<br />
PU = (2c – a).Q + d (3)<br />
1.2. Khi hàm cung của người sản xuất và cầu của<br />
người tiêu dùng có dạng phi tuyến<br />
Tùy theo giá trị cụ thể của các hàm số này và<br />
dựa cách tính được đề xuất ở trên sẽ xác định được<br />
cung - cầu của thương buôn một cách cụ thể, riêng<br />
biệt theo (*):<br />
Π’ = (PD*Q – PS*Q – FC)’ = 0<br />
Trong đó: PD và PS là những hàm phi tuyến.<br />
Hàm số cung của người sản xuất được hình<br />
thành độc lập với hàm số cầu của người tiêu dùng.<br />
Nhưng, cung và cầu của thương buôn phụ thuộc<br />
vào hàm số cung của người sản xuất và cầu của<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2014<br />
<br />
người tiêu dùng. Hàm số cung của người sản xuất<br />
hoặc/và hàm số cầu của người tiêu dùng thay đổi<br />
thì hàm số cung và cầu của thương buôn cũng sẽ<br />
thay đổi theo<br />
2. Xây dựng mô hình cung - cầu của thị trường<br />
có sự tham gia đồng thời của nhà sản xuất,<br />
người tiêu dùng và thương buôn<br />
Biểu diễn tất cả cung và cầu trên lên cùng một<br />
đồ thị. Trong đó:<br />
- Cung của người sản xuất được biển diễn bởi<br />
đường S;<br />
- Cung của các thương buôn được biển diễn<br />
bởi đường ST;<br />
- Cầu của các thương buôn được biển diễn bởi<br />
đường DT;<br />
- Cầu của người tiêu dùng được biển diễn bởi<br />
đường D;<br />
<br />
Hình 1. Mô hình cung - cầu của thị trường có sự tham gia<br />
đồng thời của thương buôn<br />
<br />
Mô hình cung – cầu của thị trường có sự tham<br />
gia đồng thời của người sản xuất, người tiêu dùng<br />
và thương buôn bao gồm 2 mô hình thị trường<br />
cụ thể:<br />
- Mô hình thị trường tiêu dùng được hình thành<br />
dựa vào mối quan hệ giữa đường cung của thương<br />
buôn với đường cầu của người tiêu dùng<br />
<br />
- Mô hình thị trường thương buôn được hình<br />
thành dựa vào mối quan hệ giữa đường cung của<br />
người sản xuất với đường cầu của thương buôn.<br />
3. Xác định điểm cân bằng thị trường có sự tham<br />
gia của nhà sản xuất, thương buôn và người<br />
tiêu dùng<br />
Khi không có sự tham gia của thương buôn<br />
thì điểm cân bằng của thị trường được xác định tại<br />
điểm giao nhau của đường cung người sản xuất với<br />
đường cầu của người tiêu dùng. Điểm cân bằng này<br />
là điểm E, với QE là sản lượng cân bằng và PE là giá<br />
cả cân bằng của thị trường.<br />
Khi có sự tham gia của thương buôn thì thị<br />
trường sẽ có 2 điểm cân bằng:<br />
- Điểm cân bằng của thị trường tiêu dùng khi<br />
có sự tham gia của thương buôn được xác định tại<br />
điểm giao nhau của đường cung thương buôn với<br />
đường cầu của người tiêu dùng. Điểm cân bằng này<br />
là ET, với QT là sản lượng cân bằng và PU là giá cả<br />
cân bằng của thị trường này (PT = PU).<br />
- Điểm cân bằng của thị trường thương buôn<br />
được xác định tại điểm giao nhau của đường cầu<br />
thương buôn và đường cung của người sản xuất.<br />
Tương ứng với mức sản lượng QT và giá mua vào của<br />
thương buôn là PI, cũng chính là giá bán ra của người<br />
sản xuất. Lúc này, giá bán ra của thương buôn là PU.<br />
So sánh mức sản lượng và giá cả cân bằng<br />
giữa 2 loại thị trường:<br />
- Mức sản lượng cân bằng QT của thị trường<br />
có sự tham gia của thương buôn thấp hơn mức sản<br />
lượng cân bằng QE của thị trường không có sự tham<br />
gia của thương buôn. Thật vậy:<br />
QT = (b – d)/2(c – a) nhỏ hơn QE = (b – d)/(c – a).<br />
- Giá cả cân bằng PU của thị trường có sự tham<br />
gia của thương buôn lớn hơn giá cả cân bằng PE<br />
của thị trường không có sự tham gia của thương<br />
buôn. Nhưng giá mua vào PI của thương buôn lại<br />
thấp hơn PE (bảng 1).<br />
<br />
Bảng 1. So sánh các mức giá cả và sản lượng cân bằng giữa hai mô hình thị trường<br />
Mô hình thị trường<br />
<br />
Thị trường<br />
không có sự<br />
tham gia của<br />
thương buôn<br />
<br />
Thị trường có<br />
sự tham gia của<br />
thương buôn<br />
<br />
Thành phần<br />
<br />
Điểm cân bằng<br />
<br />
Thị trường chỉ có nhà sản<br />
xuất và người tiêu dùng<br />
<br />
Sản lượng: QE<br />
<br />
Thị trường tiêu dùng (Thị<br />
trường thương buôn và<br />
người tiêu dùng)<br />
<br />
Sản lượng: QT<br />
<br />
Thị trường thương buôn<br />
(Thị trường nhà sản<br />
xuất và thương buôn)<br />
<br />
Sản lượng: QT<br />
<br />
Giá cả: PE<br />
<br />
Giá cả: PU<br />
<br />
Giá cả: PI<br />
<br />
So sánh giữa hai mô hình thị trường<br />
<br />
Giá mua của người tiêu dùng bằng giá bán<br />
của nhà sản xuất: PE<br />
Sản lượng mua của người tiêu dùng bằng<br />
sản lượng bán của nhà sx: QE<br />
Giá mua của người tiêu dùng cao hơn:<br />
PU > PE<br />
Sản lượng mua của người tiêu dùng thấp<br />
hơn: QT < QE<br />
Giá bán của người sản xuất thấp hơn:<br />
PI < PE<br />
Sản lượng bán của người sản xuất cũng thấp<br />
hơn: QT < QE<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 73<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
4. Minh chứng<br />
4.1. Minh chứng 1<br />
Để minh chứng tính tương đồng của kết quả<br />
trong nghiên cứu này với kết quả của các tình<br />
huống đã được dạy trong các trường Đại học, bài<br />
viết sử dụng tình huống thứ 19, trong 28 Tình huống<br />
kinh tế vi mô [2].<br />
Một xí nghiệp có vị trí độc quyền đơn phương<br />
đứng trước một hàm số cầu có dạng:<br />
P = -3/100*Q + 10…<br />
Nhà độc quyền biết rằng ông ta có thể cung ứng<br />
sản phẩm cho thị trường bằng cách nhập sản phẩm<br />
của nước ngoài. Chẳng hạn, ông ta có thể nhập<br />
những khối lượng đủ để thỏa mãn cho thị trường,<br />
vói giá mua (giá nhập) ổn định P = 6,5. trong trường<br />
hợp này, nhà độc quyền sẽ phải bán sản phẩm với<br />
giá nào nếu ông muốn tối đa hóa lợi nhuận?...<br />
BÀI GIẢI<br />
Bây giờ chúng ta xem xét một khả năng khác,<br />
khả năng xí nghiệp mua sản phẩm để cung ứng cho<br />
thị trường tốt hơn là tự sản xuất sản phẩm để cung<br />
ứng. Nếu giá mua ổn định và bằng 6,5 thì đối với<br />
xí nghiệp, mức giá này biểu thị đồng thời chi phí<br />
biên và chi phí khả biến trung bình của xí nghiệp. áp<br />
dụng quy tắc tối đa hóa lợi nhuận: MR = MC<br />
-3/50*Q + 10 = 6,5 => Q = 58,33<br />
Thế trị số này của Q vào hàm số cầu ta tính<br />
được giá bán:<br />
P = -3/100(58,33) + 10 = 8,25 => P = 8,25<br />
Vấn đề “nhà độc quyền sẽ phải bán sản phẩm<br />
với giá nào nếu ông muốn tối đa hóa lợi nhuận” đã<br />
được giải quyết.<br />
Dưới đây sẽ là cách giải quyết dựa theo mô<br />
hình nghiên cứu ở bài viết này. Nhưng kết quả của<br />
2 cách này là như nhau:<br />
Vì không sản xuất, nhà độc quyền này trở thành<br />
một thương buôn. Cho nên, chúng ta phải xác định<br />
hàm số cung và hàm số cầu của thương buôn:<br />
Hàm số cung của người bán ở nước ngoài có<br />
dạng là: PS = c.Q + d và hàm số cầu của người tiêu<br />
dùng cũng có dạng là: PD = a.Q + b mà cụ thể là:<br />
PS = 6,5 và PD = -3/100*Q + 10. Trong đó: a = -3/100,<br />
b = 10, c = 0 và d = 6,5.<br />
Dựa vào kết quả của nghiên cứu này, ta có:<br />
- Cầu của thương buôn là: PI = (2a – c). Q + b<br />
= [(-6/100) – 0]Q + 10 = -3/50*Q + 10;<br />
- Cung của thương buôn là: PU = (2c – a).Q + d<br />
= [0- (-3/100)]Q + 6,5 = 3/100*Q + 6,5.<br />
Dựa vào kết quả nghiên cứu của mô hình, ta có:<br />
- Điểm cân bằng của thị trường tiêu dùng:<br />
PD = PU => -3/100*Q + 10 = 3/100*Q + 6,5 =><br />
Q = 58,33; P = 8,25<br />
<br />
74 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 3/2014<br />
- Điểm cân bằng của thị trường thương buôn:<br />
PI = PS => -3/50*Q + 10 = 6,5 => Q = 58,33; P = 6,5<br />
Kết quả kiểm chứng cho thấy tính chính xác của<br />
mô hình nghiên cứu.<br />
4.2. Minh chứng 2<br />
Để minh chứng tính mới của mô hình nghiên<br />
cứu, bài viết sử dụng tình huống thứ 16, trong 28<br />
Tình huống kinh tế vi mô [2].<br />
“Chúng ta hãy khảo sát một số tình huống thị<br />
trường trong đó có 80 người mua và 60 nhà sản xuất.<br />
Hàng hóa trên thị trường này là hoàn toàn đồng nhất<br />
những người mua không có lý do gì để chuộng hàng<br />
của người bán này hoặc của người bán khác. Tính<br />
chất đơn giản của sản phẩm làm cho những người<br />
bán mới muốn gia nhập vào thị trường lúc nào cũng<br />
được. Mặt khác giá cả được niêm yết, thành ra mọi<br />
người, kể cả người bán người mua, đều hoàn toàn<br />
được thông tin về giá cả thực tế của thị trường.<br />
Chúng ta chấp nhận tất cả những người mua<br />
đều có chung một hàm cầu:<br />
P = -20q + 164<br />
Và hiện thời tất cả các xí nghiệp có mặt trên thị<br />
trường đều có chung một hàm số tổng chi phí mà<br />
người ta đã thiết lập được như sau:<br />
TC = 3q2 + 24q<br />
Yêu cầu 1: Thiết lập hàm sô cầu của thị trường;<br />
Yêu cầu 2: Thiết lập hàm số cung của thị trường;<br />
Yêu cầu 3: Mức giá quân bình của thị trường là<br />
bao nhiêu? Và mức sản lượng thực sự do mỗi nhà<br />
sản xuất bán được là bao nhiêu?<br />
Yêu cầu 4: Lợi nhuận hiện thời của mỗi nhà sản<br />
xuất là bao nhiêu?<br />
BÀI GIẢI<br />
Trong trường hợp này, chúng ta có thể coi như<br />
những điều kiện truyền thống của một thị trường<br />
cạnh tranh thuần túy và hoàn hảo đã hội đủ: nguyên<br />
tử tính (atomicité), đồng nhất tính (homogénéité)<br />
loãng tính (fluidité) và tính trong suốt (stransparence). Giá cả do thị trường ấn định, xí nghiệp phải<br />
chấp nhận giá thị trường như một dữ kiện khách<br />
quan, xí nghiệp không có ảnh hưởng trên giá”.<br />
<br />
Hình 2. Giá cả và sản lượng cân bằng<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2014<br />
<br />
Các kết quả tính toán trong phần bài giải của<br />
tình huống trên đã xác định được:<br />
- Hàm cầu của những người tiêu dùng:<br />
P = -1/4Q + 164;<br />
- Hàm cung của những người sản xuất:<br />
P = 1/10Q + 24;<br />
- Giá cả cân bằng của thị trường là PE = 64;<br />
<br />
- Lượng hàng hóa cân bằng của thị trường là<br />
QE = 400;<br />
<br />
- Lượng bán ra của mỗi nhà sản xuất là<br />
q = 6,67;<br />
- Và lợi nhuận của mỗi nhà sản xuất là<br />
<br />
Π= 133,33.<br />
Nhưng, trong thực tế người tiêu dùng hiếm khi<br />
mua hàng từ người sản xuất, mà họ thường mua<br />
trực tiếp từ thương buôn. Cho nên, khi có thương<br />
buôn tham gia vào thị trường thì những kết quả trên<br />
đã bị thay đổi, như sau:<br />
Thay những số liệu của hàm số cung người sản<br />
xuất và cầu của người tiêu dùng vào (2) và (3) ta có:<br />
- Cung của thương buôn:<br />
PU = (2c – a).Q + d => PU = (9/20)Q + 24<br />
<br />
- Cầu của thương buôn:<br />
<br />
PI = (2a – c). Q + b => PI = - (3/5)Q + 164<br />
<br />
Như vậy:<br />
<br />
- Điểm cân bằng của thị trường tiêu dùng:<br />
PD = PU => QT = 200; PT = 114;<br />
<br />
- Điểm cân bằng của thị trường thương buôn:<br />
PI = PS => QI = 200; PI = 44.<br />
<br />
Thật vậy: Cung của thương buôn giao với cầu<br />
của người tiêu dùng, chúng ta sẽ xác định giá cả<br />
cân bằng PT = PU = 114 và sản lượng cân bằng của<br />
thị trường QT = 200.<br />
<br />
Tương tự, cầu của thương buôn giao với cung<br />
<br />
của người sản xuất, ta có giá mua vào của thương<br />
buôn PI = 44 và sản lượng cũng là 200. Đây cũng<br />
<br />
chính là giá bán ra PS của người sản xuất cho<br />
thương buôn.<br />
<br />
Dựa vào cách tính của tình huống trên, nếu mỗi<br />
người sản xuất có thể sản xuất với mức sản lượng:<br />
q = 3,34 thì lợi nhuận của mỗi người sản xuất chỉ<br />
còn lại Π= 33,34. Lợi nhuận này nhỏ hơn lợi nhuận<br />
khi thị trường không có sự tham gia của thương<br />
buôn là Π = 133,33.<br />
Các kết quả trên được biểu diễn trên cùng đồ<br />
thị (hình 3).<br />
<br />
Hình 3. Giá cả và sản lượng cân bằng của thị trường<br />
khi có sự tham gia của thương buôn<br />
<br />
Các kết quả tính toán ở tình huống kinh tế vi mô<br />
này phù hợp với mô hình đang nghiên cứu. Sự phù<br />
hợp đó là:<br />
- Giá mua của người tiêu dùng ở thị trường<br />
không có sự tham gia của thương buôn thấp hơn<br />
giá mua của người tiêu dùng ở thị trường có sự<br />
tham gia của thương buôn:<br />
PE = 64 < PU = 114<br />
- Sản lượng mua của người tiêu dùng ở thị<br />
trường không có sự tham gia của thương buôn<br />
cao hơn sản lượng mua của người tiêu dùng ở thị<br />
trường có sự tham gia của thương buôn:<br />
QE = 400 > QT = 200<br />
- Giá bán của người sản xuất ở thị trường<br />
không có sự tham gia của thương buôn thấp hơn<br />
giá bán của người sản xuất ở thị trường có sự tham<br />
gia của thương buôn:<br />
PI = 44 < PE = 64<br />
- Sản lượng bán của người sản xuất ở thị trường<br />
không có sự tham gia của thương buôn cũng ít hơn<br />
sản lượng bán của người sản xuất ở thị trường có<br />
sự tham gia của thương buôn:<br />
QT = 200 < QE = 400<br />
Kết quả kiểm chứng 2 cho thấy: Nếu có thương<br />
buôn tham gia vào thị trường thì điểm cân bằng của<br />
thị trường tiêu dùng thay đổi theo chiều hướng gây<br />
tổn thất cho xã hội. Hướng đó là giá cân bằng của thị<br />
trường tiêu dùng tăng và sản lượng tương ứng giảm.<br />
Khi thương buôn là cạnh tranh mua và bán: Dựa<br />
vào kết quả nghiên cứu mô hình thị trường có một<br />
thương buôn độc quyền, chúng ta có thể đơn giản<br />
suy ra hành vi của thị trường khi có nhiều thương<br />
buôn tham gia cạnh tranh mua và cạnh tranh bán<br />
sản phẩm. Trong thị trường này, đường cung và cầu<br />
của thương buôn sẽ ít dốc hơn, khoảng cách (PU PI) sẽ nhỏ dần, sản lượng trên thị trường tăng lên.<br />
Sản lượng này sẽ ngừng tăng lên và cân bằng khi<br />
lợi nhuận kinh tế bằng không:<br />
<br />
Π = PU*Q – PI*Q – n.fc = 0 (4)<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 75<br />
<br />