intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án: Nâng cao Hiệu Đề án tốt nghiệp cao câp Lý luận Chính trị: Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ kết nối, mở rộng thị trường các doanh nghiệp du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2020quả công tác hỗ trợ kết nối, mở rộng thị trường các doanh nghiệp du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 - 2020

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:80

151
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề án nhằm nghiên cứu, xây dựng chương trình hỗ trợ nâng cao chất lượng DNDL theo mô hình chuẩn quốc tế, trên cơ sở phân tích, lựa chọn và vận dụng các mô hình quản trị chuẩn quốc tế phù hợp với điều kiện tình hình thực tiễn doanh nghiệp du lịch Thanh Hoá. Trên cơ sở đó, đề xuất lộ trình, giải pháp thực hiện nhằm từng bước giúp doanh nghiệp thay đổi tư duy, cách làm, kết nối, mở rộng thị trường, khai thác và sử dụng hiệu quả hơn các tiềm năng du lịch, nâng cao trách nhiệm và hình ảnh doanh nghiệp trong phát triển du lịch; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng đối với vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương; quảng bá tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm du lịch Thanh Hóa nhằm xây dựng hình ảnh du lịch Thanh Hóa văn minh, thân thiện, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với Thanh Hóa; Từ đó, thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư và du khách đến với tỉnh Thanh Hoá góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án: Nâng cao Hiệu Đề án tốt nghiệp cao câp Lý luận Chính trị: Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ kết nối, mở rộng thị trường các doanh nghiệp du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2020quả công tác hỗ trợ kết nối, mở rộng thị trường các doanh nghiệp du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 - 2020

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CÂP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HỖ TRỢ KẾT  NỐI, MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÁC DOANH  NGHIỆP DU LỊCH TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN  2017­2020 Họ và tên học viên: Phạm Đức Trí Mã số học viên: AP152383 Chức vụ, cơ quan công tác: Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến                                   Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Thanh   Hóa Lớp: Cao cấp lý luận chính trị tỉnh Thanh Hóa K66.B24 Khóa học: 2015 ­ 2017   
  2. THANH HÓA ­ NĂM 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là Đề án của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong  đề án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đúng quy định. Đề án   này phù hợp với vị trí, chức vụ, đơn vị  công tác của tôi và chưa được triển khai  thực hiện trong thực tiễn.   Tác giả                                                                                       Phạm Đức Trí
  4. ii MỤC LỤC Trang Phần 1. MỞ ĐẦU...................................................................................................1 1.1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ ÁN.............................................................................1 1.1.1 Bối cảnh Quốc tế......................................................................................1 1.1.2. Bối cảnh trong nước và trong tỉnh...........................................................1 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN..................................................................................2 1.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN..................................................................................2 1.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN...................................................................................2 Phần 2. NỘI DUNG................................................................................................4 2.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.........................................................................4 2.1.1. Căn cứ khoa học và lý luận......................................................................4 2.1.2. Căn cứ chính trị, pháp lý...........................................................................5 2.1.3. Căn cứ thực tiễn.......................................................................................6 2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN.................................................................7 2.2.1. Thực trạng về thị trường về du lịch Thanh Hóa.....................................7 2.2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế ­ xã hội của tỉnh Thanh   Hóa............................................................................................................................ 7 2.2.1.2 Tài nguyên du lịch Thanh Hóa..........................................................10 2.2.2.  Thực trạng những năm qua và các  hoạt động  xúc tiến, hỗ  trợ  DNDL  Thanh Hóa mở rộng kết nối thị trường trong giai đoạn 2017­2020........................16 2.2.2.1. Về thực hiện các chỉ tiêu du lịch, kết quả đạt được......................16 2.2.2.2. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế du lịch trong giai đoạn tới...............17 2.2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến du lịch hỗ trợ kết  nối, mở rộng thị trường cho các DNDL tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017 ­ 2020 . 20 2.2.3.1. Chương trình xúc tiến du lịch của quốc gia giai đoạn 2013­2020. 20 2.2.3.2. Các giải pháp cụ thể.......................................................................21 2.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.................................................................................24 2.3.1. Những thuận lợi và khó khăn của Thanh Hóa trong công tác xúc tiến,   hỗ trợ các DNDL mở rộng thị trường....................................................................24 2.3.1.1. Các ưu thế và cơ hội tiềm năng của Du lịch Thanh Hoá...............24 2.3.1.2 Các hạn chế, điểm yếu của Du lịch Thanh Hoá.............................25 2.3.2. Huy động các nguồn lực để  thực hiện công tác kết nối, mở  rộng thị  trường, phát triển du lịch Thanh Hóa lên tầm cao mới..........................................26
  5. iii 2.3.3. Kế hoạch, tiến độ thực hiện.................................................................26 2.3.3.1. Liên kết với các công ty lữ  hành tại địa phương và các tỉnh có  đường bay trực tiếp đến Thanh Hóa......................................................................27 2.3.3.2. Kế hoạch hành động, tiến độ thực hiện đề án..............................30 2.3.4. Phân công trách nhiệm............................................................................31 2.4. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN...............................................................33 2.4.1. Sản phẩm của đề án..............................................................................33 2.4.2. Tác động và ý nghĩa................................................................................33 Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................35 3.1. KẾT LUẬN......................................................................................................35 3.2. KIẾN NGHỊ VỚI CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN.. .36 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................38 PHỤ LỤC..............................................................................................................40 PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN  KÊU GỌI ĐẦU TƯ TRONG LĨNH  VỰC DU LỊCH TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2016 ­ 2020...........................40 PHỤ LỤC 02: PHÂN TÍCH SWOT VỀ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU  LỊCH TỈNH THANH HÓA.....................................................................................53 PHỤ LỤC 03: PHÂN TÍCH CẠNH TRANH GIỮA THANH HÓA VỚI MỘT SỐ  TỈNH BẮC TRUNG BỘ VÀ NINH BÌNH.............................................................54 PHỤ LỤC 04: SO SÁNH CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH GIỮA THANH HÓA VỚI  MỘT SỐ TỈNH BẮC TRUNG BỘ VÀ NINH BÌNH.............................................57 PHỤ LỤC 05: SO SÁNH LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA GIỮA THANH  HÓA VỚI MỘT SỐ TỈNH BẮC TRUNG BỘ VÀ NINH BÌNH...........................60 PHỤ LỤC 06: SO SÁNH LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ GIỮA THANH  HÓA VỚI MỘT SỐ TỈNH BẮC TRUNG BỘ VÀ NINH BÌNH...........................61 PHỤ LỤC 07: HỆ THỐNG CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH CHÍNH ĐANG KHAI  THÁC TẠI THANH HÓA......................................................................................62 PHỤ LỤC 08: TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT  TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH THANH HÓA..................................................65 PHỤ LỤC 09: TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT  TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH THANH HÓA..................................................67
  6. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT XTDL: Xúc tiến Du lịch DNDL: Doanh nghiệp Du lịch KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên VHTTDL: Văn hóa Thể thao và Du lịch UBND: Ủy ban nhân dân CNH ­ HĐH: Công nghiệp hóa ­ hiện đại hóa Nghị  quyết 08­NQ/TW: Nghị  quyết số  08­NQ/TW ngày 16/01/2017 của  Bộ  Chính trị  Ban Chấp hành Trung  ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XII)   về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
  7. 1 Phần 1. MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ ÁN. 1.1.1 Bối cảnh Quốc tế Trong bối cảnh kinh tế  thế  giới còn nhiều khó khăn sau khủng hoảng và  những bất  ổn về chính trị, xung đột vũ trang, các bệnh dịch nguy hiểm và cuộc   khủng hoảng người di cư diễn ra tại một số nước như hiện nay đã ảnh hưởng   trực tiếp đến ngành du lịch thế  giới, trong đó có du lịch Việt Nam. việc thu hút  khách du lịch, liên kết, mở rộng thị trường phát triển du lịch trở nên khó khăn hơn  bao giờ  hết. Trước tình hình này, công tác vận động, xúc tiến du lịch cần phải   được nâng lên tầm cao mới, trở thành công cụ không thể  thiếu trong cạnh tranh   quốc tế, nhằm phát triển ngành kinh tế  du lịch thực sự trở nên vững mạnh. Một   số  quốc gia tiếp tục điều chỉnh chính sách kinh tế  vĩ mô, định hướng vào các  ngành kinh tế mang tính thúc đẩy các ngành nghề khác 1.1.2. Bối cảnh trong nước và trong tỉnh. Trong nước, một số  vụ  tai nạn xảy ra đối với khách du lịch, sự  cố  môi   trường nói chung và môi trường biển nói riêng cũng tác động bất lợi đến hoạt   động của ngành du lịch,  ảnh hưởng đến công tác dự  báo phát triển du lịch. Một  số  tồn tại chậm được khắc phục, như: Công tác đầu tư  du lịch còn hạn chế,   thiếu tính liên kết trong phát triển, thương hiệu du lịch Việt Nam chưa được rõ  nét.  Đối với Thanh Hóa, giai đoạn 2011­2015, trong bối cảnh thuận lợi từ công  cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước, sự phát triển kinh tế  ­ xã hội của tỉnh  bên cạnh những khó khăn đan xen như thiên tai, dịch bệnh, kinh tế lạm phát, các   cấp ủy đảng, chính quyền và các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh đã nỗ lực phấn   đấu, vượt qua khó khăn thách thức, phát huy tiềm năng lợi thế, đạt được những   kết quả  quan trọng, tuy nhiên kinh tế  du lịch vẫn chưa được phát huy hết thế  mạnh, sản phẩm du lịch chưa đặc trưng, hấp dẫn; thiếu nguồn nhân lực du lịch   trình độ  cao; các doanh nghiệp du lịch còn hạn chế  về  tiềm lực, quy mô, sức  cạnh tranh, khả năng hội nhập yếu. Bộ máy quản lý Nhà nước về  du lịch chưa 
  8. 2 được kiện toàn, mỏng về nhân lực, trong khi diện quản lý rộng, đòi hỏi chuyên   môn cao. Nhận  thức   được   tầm  quan  trọng   của   hoạt   động  XTDL   trong   việc   tăng  cường khai thác tài nguyên du lịch, kết nối, hội nhập thị trường du lịch trong và   ngoài nước, thu hút FDI vào lĩnh vực du lịch,... do đó, tôi quyết định chọn đề tài:   “Nâng cao Hiệu quả công tác hỗ trợ kết nối, mở rộng thị trường các doanh   nghiệp du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 ­ 2020” làm đề tài của Đề án. 1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN Nghiên cứu, xây dựng chương trình hỗ trợ nâng cao chất lượng DNDL theo  mô hình chuẩn quốc tế, trên cơ sở phân tích, lựa chọn và vận dụng các mô hình  quản trị  chuẩn quốc tế phù hợp với điều kiện tình hình thực tiễn doanh nghiệp  du lịch Thanh Hoá. Trên cơ  sở  đó, đề  xuất lộ  trình, giải pháp thực hiện nhằm  từng bước giúp doanh nghiệp thay đổi tư  duy, cách làm, kết nối, mở  rộng thị  trường, khai thác và sử dụng hiệu quả hơn các tiềm năng du lịch, nâng cao trách   nhiệm và hình ảnh doanh nghiệp trong phát triển du lịch; tuyên truyền, giáo dục,   nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ  chức chính trị  xã   hội và cộng đồng đối với vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế ­ xã hội địa   phương; quảng bá tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm du lịch Thanh Hóa nhằm xây  dựng hình ảnh du lịch Thanh Hóa văn minh, thân thiện, hấp dẫn, thu hút đông đảo  du khách trong và ngoài nước đến với Thanh Hóa; Từ đó, thu hút nhiều hơn các  nhà đầu tư  và du khách đến với tỉnh Thanh Hoá góp phần thực hiện thắng lợi  mục tiêu phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2017­2020 tầm nhìn 2030.  1.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN Đề  án này nhằm nghiên cứu những vấn đề  lý luận chung về  hoạt động  XTDL và qua đó đưa ra một cái nhìn cụ thể về tình hình công tác XTDL tại tỉnh   Thanh Hóa để cụ thể hóa công tác hỗ trợ các DNDL trong tỉnh mở rộng kết nối   với các DNDL trong và ngoài nước, mở rộng thị trường, cụ thể như sau: ­ Lý luận chung về hoạt động xúc tiến du lịch ­ Giới thiệu chung về Thanh Hóa và những tiềm năng của tỉnh để đẩy mạnh  công tác xúc tiến du lịch tỉnh nhà, nâng khả năng hội nhập và liên kết với du lịch   trong và ngoài nước.
  9. 3 ­ Phân tích thực trạng công tác xúc tiến du lịch tại tỉnh Thanh Hóa ­ Trên cơ sở thực trạng, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác   xúc tiến du lịch của tỉnh Thanh Hóa, hỗ  trợ  các DNDL kết nối và mở  rộng thị  trường trong giai đoạn 2017 ­ 2020. 1.4 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN. Nghiên cưu vai tro cua du l ́ ̀ ̉ ịch đôi v ́ ơi s ́ ự  phat triên nên kinh tê; đông th ́ ̉ ̀ ́ ̀ ời,  ̀ ̉ lam ro vai tro cua các DNDL trong s ̀ ̃ ự phát triển chung của ngành du lịch Thanh   Hóa trong giai đoạn 2011­2016, định hướng và các giải pháp hỗ  trợ  các DNDL  tỉnh nhà phát triển giai đoạn 2017­ 2020, tầm nhìn 2030.  Nghiên cứu đề  tài này, tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp: (i) Phương  pháp định tính: Nghiên cứu lí luận về các mô hình quản trị doanh nghiệp du lịch,  khả năng khai thác thị trường theo chuẩn quốc tế giai đoạn 2016­2020; Dựa vào   các văn bản, báo cáo liên quan đến chiến lược phát triển du lịch Thanh Hóa, quy  hoạch phát triển du lịch Thanh Hóa, các báo cáo thống kê về  số  lượng doanh  nghiệp du lịch Thanh Hóa để  tổng hợp, phân tích đánh giá tổng quan về  du lịch   Thanh Hóa từ đó làm căn cứ xây dựng các nội dung định hướng nghiên cứu phân  tích định lượng; (ii) Phương pháp định lượng: Sử  dụng bảng hỏi, thang đo để  khảo sát thực tế và đánh giá thực trạng năng lực khai thác thị trường DNDL, các   nhân tố   ảnh hưởng đến năng lực quản trị  DNDL từ  đó đề  xuất giải pháp thực   hiện; (iii) Phương pháp chuyên gia: Thông qua các diễn đàn, hội thảo để  tham  vấn ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước về  phương pháp thực  hiện, kinh   nghiệm về vấn đề quản trị và khai thác thị trường của doanh nghiệp, DNDL, từ  đó tiếp thu ý kiến làm căn cứ  xây dựng chương trình hỗ trợ nâng cao chất lượng   quản trị  và kết nối, khai thác thị  trường các doanh nghiệp du lịch đảm bảo tính   khách quan, khoa học.
  10. 4 Phần 2. NỘI DUNG 2.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN. 2.1.1. Căn cứ khoa học và lý luận. Trong thời đại ngày nay, Du lịch đó trở thành hiện tượng phổ biến và là một   trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới. Nhờ những đóng góp to lớn về  kinh tế­xã hội, du lịch đã trở  thành ngành kinh tế  mũi nhọn của nhiều quốc gia   trên thế giới. Du lịch là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng, không chỉ  đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, phát triển các   ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng mà còn là phương tiện thúc đẩy hoà bình, giao lưu   văn hoá,   tạo ra những giá trị  vô hình nhưng bền chặt. Bản chất của việc xây   dựng thương hiệu du lịch là việc chuyển tải có chủ định một bản sắc riêng thành   một hình  ảnh trong tâm trí khách du lịch. Ngày nay, thương hiệu đã và đang trở  thành một trong những tài sản giá trị  nhất của một quốc gia với tư cách là một   điểm đến du lịch. Thương hiệu điểm đến giúp nhận ra những đặc điểm nổi bật   của sản phẩm du lịch của điểm đến. Thương hiệu điểm đến là quá trình quản lý   trong ngành du lịch đóng vai trò gắn kết chặt chẽ dựa trên hiểu biết với hệ thống   đánh giá và cảm nhận của khách hàng,  đồng thời là phương tiện định hướng   hành vi của các nhà quản lý và kinh doanh du lịch tiếp thị điểm đến như một sản   phẩm du lịch thống nhất. 
  11. 5 Xây dựng và quảng bá thương hiệu nhằm xác lập hình ảnh du lịch của một   quốc gia một cách rộng rãi đến với khách du lịch trên toàn cầu là một nhiệm vụ  rất quan trọng trong công tác marketing điểm đến để  khẳng định vị  thế  cạnh  tranh của quốc gia với tư cách là một điểm đến du lịch quốc tế  trên thị  trường  quốc tế. Từ  trước đến nay, hoạt động xúc tiến quảng bá được cho là mãi không tới  đích vì ngân sách ít, năng lực hoạt động hạn chế. Ba hình thức xúc tiến gồm xúc  tiến điểm đến của Chính phủ, xúc tiến điểm đến của địa phương và xúc tiến sản   phẩm của doanh nghiệp là sự chồng chéo, thiếu thống nhất nên không hiệu quả.  Phía doanh nghiệp thì cho rằng nhà nước không hỗ  trợ, vì vậy rất nhiều doanh   nghiệp không tham gia công tác xúc tiến. Còn phía cơ quan quản lý nói việc kinh   doanh là của DN, chính họ phải tự đi quảng bá để bán sản phẩm... Nhiều nước thành viên như  Thailand, Singapore, Malaysia…  đều có một  chiến lược xúc tiến, quảng bá chuyên nghiệp,   có sự  hậu thuẫn mạnh mẽ  của   Chính phủ. Điều này bắt buộc hoạt động xúc tiến, quảng bả  du lịch của Việt   Nam phải có sự thay đổi mạnh mẽ, bứt phá rõ ràng. Thủ tướng Chính phủ đã yêu  cầu Bộ Văn hóa ­ Thể thao và Du lịch cần đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá du  lịch trên tinh thần huy động mạnh mẽ sự tham gia của những hiệp hội du lịch và   DN lữ  hành; đồng thời, tăng cường phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong  việc xúc tiến du lịch gắn với quảng bá văn hóa, hình  ảnh đất nước, con người   Việt Nam. Để  xúc tiến du lịch thành công, không có cách nào khác ngoài việc các nhà  quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp phải ngồi lại với nhau để  tìm ra giải pháp.   Những vấn đề trọng tâm như lựa chọn thị trường để tổ chức xúc tiến, quảng bá,  đầu tư sự kiện như thế nào, giao cho ai phụ trách... cần được thảo luận để có sự  thống nhất giữa các bên. Cần đẩy mạnh liên kết, phối hợp với các đơn vị  liên   quan, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp để  tập trung nguồn lực tạo sức   mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đã đề  ra. Trong đó, sẽ  phải chú  trọng  công  tác   xúc   tiến,   quảng  bá   vào   thị   trường  truyền   thống   và   những   thị  trường tiềm năng… 2.1.2. Căn cứ chính trị, pháp lý
  12. 6 ­ Nghị  quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ  XII của Đảng Cộng sản   Việt Nam, ngày 28/01/2016. ­ Nghị  quyết Đại hội Đảng bộ  tỉnh Thanh Hóa lần thứ  XVIII, nhiệm kỳ  2015 – 2020. ­ Luật Du lịch (44/2005/QH11 ngày 15/6/2005) và Nghị định 92/2007/NĐ­CP  ngày 1/6/2007 của Chính phủ  về  việc hướng dẫn chi tiết thi hành một số  điều  tại Luật Du lịch; ­ Nghị  quyết số  08­NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ  Chính trị  Ban Chấp  hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XII) về phát triển du lịch trở  thành ngành kinh tế mũi nhọn; ­ Quyết định số  2473/QĐ­TTg ngày 30/12/2011 của Thủ  tướng chính phủ  phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến  năm 2030”; ­ Quyết định số 201/QĐ­TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng chính phủ phê  duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn  đến năm 2030”;  ­ Quyết định số  321/QĐ­TTg ngày 18/02/2013 của Thủ  tướng Chính phủ  phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013 ­ 2020; ­ Quyết định số  2151/QĐ­TTg ngày 11/11/2013 của Thủ  tướng Chính phủ  phê duyệt Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013­2020; ­ Quyết định số  2161/QĐ­TTg ngày 11/11/2013 của Thủ  tướng chính phủ  phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ  đến năm   2020, tầm nhìn đến năm 2030”;  ­ Nghị  quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ  tỉnh Thanh Hóa lần thứ  XVIII,  nhiệm kỳ 2015 ­ 2020 ngày 25/9/2015 của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, trong đó xác   định Chương trình phát triển du lịch là một trong năm nhiệm vụ  trọng tâm của  tỉnh; ­ Quyết định số  290­QĐ/TU ngày 27/5/2016 của Tỉnh  ủy Thanh Hóa về  việc   ban   hành   Chương   trình   phát   triển   du   lịch   Thanh   hóa   giai   đoạn   2016­ 2020;trong đó xác định mục tiêu phát triển du lịch trở  thành ngành kinh tế  mũi  nhọn, trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước vào năm 2020
  13. 7 ­ Quyết định số 492/QĐ­UBND ngày 09/2/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa  phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn  đến năm 2030”. ­ Kế  hoạch số  45/KH­UBND ngày 25/4/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa  phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, thực hiện Chương trình hành   động Quốc gia về Du lịch; ­ Kế hoạch số 156/KH­UBND ngày 17/10/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa  về   triển   khai   Quyết   định   số   290­QĐ/TU   ngày  27/5/2016  của   Ban   chấp  hành  Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về ban hành Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa  giai đoạn 2016­2020; ­ Kế hoạch số 29/KH­UBND ngày 02/3/2016 của UBND tỉnh về việc tuyên  truyền nâng cao nhận thức của xã hội về  phát triển Du lịch và đẩy mạnh các   hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016­2020; ­ Quyết định số  5132/QĐ­UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Thanh  Hóa ban hành “Chương trình công tác năm 2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa”. 2.1.3. Căn cứ thực tiễn Du lịch được coi là một trong những ngành quan trọng trong định hướng  phát triển kinh tế  ­ xã hội của nước ta và của tỉnh Thanh Hóa. Để  thực hiện   quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân về  phát triển đưa kinh tế  du lịch trở  thành  ngành kinh tế  mũi nhọn, lần đầu tiên, Bộ  Chính trị  đã ban hành riêng một nghị  quyết về lĩnh vực này (Nghị  quyết số  08­NQ/TW ngày 16/01/2017). Nghị  quyết   của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII cũng xác định phát  triển du lịch là một trong  năm chương trình trọng tâm  của tỉnh trong giai đoạn  2015 ­ 2020.  Để hiện thực hóa mục tiêu trên, bên cạnh các nhiệm vụ quan trọng như đầu  tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch; phát triển đa dạng các sản phẩm  du lịch; hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố  để  hình thành các tuyến du lịch   mới…, ngành du lịch cần chú trọng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá,   truyền thông trong du lịch nhằm tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về  nhận thức và  hành động, nâng cao văn hóa, văn minh trong du lịch của tỉnh Thanh Hóa, xây  
  14. 8 dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch Thanh Hóa hấp dẫn đối với bạn bè, du khách  trong và ngoài nước. Trong khi đó, hoạt động xúc tiến, quảng bá, truyền thông của du lịch Thanh  Hóa trong những năm qua chưa đồng bộ  và thiếu tính chuyên nghiệp dẫn đến  hiệu quả chưa cao. Việc  ứng dụng công nghệ thông tin, marketing điện tử trong   xúc tiến du lịch chưa được chú trọng, thiếu cơ  chế  chính sách khuyến khích xã  hội hóa trong xúc tiến du lịch. Năm 2015, Thanh Hóa đã đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia và để  lại  ấn tượng tốt đẹp, tạo dấu ấn nhất định cho du lịch Thanh Hóa. Đề  án này cũng  góp phần phát huy kết quả  đó, đồng thời góp phần giải quyết những hạn chế  trong công tác quảng bá xúc tiến du lịch nêu trên. 2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN 2.2.1. Thực trạng về thị trường Du lịch Thanh Hóa 2.2.1.1. Khái quát về điều kiện tự  nhiên và kinh tế  ­ xã hội của tỉnh Thanh  Hóa. a. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý, địa hình Thanh Hoá là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ nằm  ở phía Nam vùng Du lịch  Bắc bộ, tọa độ  địa lý từ  19018' đến 20040' vĩ độ  Bắc và từ  104020' đến 10605'  kinh độ  Đông; phía Bắc giáp với các tỉnh Hoà Bình, Sơn La và Ninh Bình, phía   Nam giáp tỉnh Nghệ  An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của Cộng hoà Dân chủ  nhân dân Lào và phía Đông giáp biển Đông. Địa hình khá phức tạp, bị  chia cắt   nhiều và nghiêng theo hướng Tây Bắc ­ Đông Nam; đồi núi chiếm trên 3/4 diện  tích tự  nhiên của cả  tỉnh; có thể  chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi và trung du,  vùng đồng bằng và vùng ven biển với những đặc trưng như sau: ­ Vùng núi và trung du: Gắn liền với hệ núi cao phía Tây Bắc bao gồm 11  huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc,   Thường Xuân, Như  Xuân, Như  Thanh, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, với tổng diện  tích là 7064,12 km2, chiếm 71,84% diện tích toàn tỉnh. Độ cao trung bình vùng núi  từ 600­700 m, độ dốc trên 250; Vùng trung du có độ cao trung bình từ 150­200 m,  độ dốc từ 150 ­ 200 chủ yếu là các đồi thấp, đỉnh bằng, sườn thoải. Đây là vùng  
  15. 9 có tiềm năng, thế  mạnh phát triển lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài  ngày, cao su, mía đường của tỉnh Thanh Hóa. ­ Vùng đồng bằng: có diện tích đất tự nhiên đạt 1906,97 km 2, chiếm 17,11%  diện tích toàn tỉnh bao gồm các huyện: Thọ  Xuân, Yên Định, Thiệu Hoá, Đông  Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống, Vĩnh Lộc, Hà Trung, TP. Thanh Hoá và thị  xã Bỉm  Sơn. Đây là vùng được bồi tụ bởi 4 hệ thống sông chính là: Hệ  thống sông Mã,  sông Bạng, sông Yên, sông Hoạt. Vùng này có độ dốc không lớn, bằng phẳng, độ  cao trung bình dao động từ 5 ­ 15 m so với mực nước biển. Đây là vùng có tiềm   năng, thế mạnh phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. ­ Vùng ven biển gồm 06 huyện, thị xã chạy dọc ven bờ biển với chiều dài 102   km từ huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh   Gia. Diện tích vùng này là 1.230,67 km2, chiếm 11,05% diện tích tự nhiên toàn tỉnh,  địa hình tương đối bằng phẳng,chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông. Vùng đất cát   ven biển có địa hình lượn sóng chạy dọc bờ biển, độ cao trung bình 3 ­ 6 m. Đây là  vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp (trồng trọt, nuôi trồng thủy sản),   đặc biệt vùng này có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát khác như Hải  Tiến (Hoằng Hoá) và Hải Hoà (Tĩnh Gia)... Vùng biển có những vùng đất đai rộng  lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp ở Nghi  Sơn, dịch vụ kinh tế biển, du lịch. Vị  trí địa lý và khả  năng giao thông của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi trong  giao lưu với các tỉnh, thành phố trong cả nước, với các nước trong khu vực và các  nước khác trên thế  giới.Thanh Hoá còn là tỉnh nằm trong vùng giao thoa chịu ảnh   hưởng của khu vực kinh tế  trọng điểm Bắc bộ  và các vùng kinh tế  trọng điểm   miền Trung, Nam Bộ.  Với vị  trí địa lý thuận lợi, kết hợp với nguồn tài nguyên đa dạng và phong   phú, tiềm năng 3 vùng kinh tế  và vị  thế  thuộc  nam đồng bằng Bắc  Bộ  và Bắc  Trung Bộ, tác động tổng hợp của các vùng kinh tế trọng điểm, Thanh Hoá có điều  kiện để huy động các nguồn lực thoả mãn nhu cầu phát triển của cả vùng Bắc Bộ  và các tỉnh phía Nam, tạo tiền đề phát triển ngành kinh tế tổng hợp công nghiệp ­  dịch vụ ­ du lịch của tỉnh, trong đó du lịch là một ngành kinh tế có triển vọng phát   triển lớn và hứa hẹn giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. * Khí hậu, môi trường
  16. 10 Thanh Hoá nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt: Mùa hạ  nóng,  ẩm mưa nhiều và chịu  ảnh hưởng của gió  tây nam khô, nóng. Mùa đông  lạnh và ít mưa. Thanh Hoá có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng   230C­ 240C. Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình thấp dưới 20 0C (từ tháng 12  đến tháng 3 năm sau). Vùng khí hậu đồng bằng và ven biển có nền nhiệt độ cao,  nhiệt độ  trung bình năm là 24,20C; Vùng khí hậu trung du có nền nhiệt độ  cao  vừa phải, nhiệt độ  trung bình năm khoảng 24,10C; Vùng khí hậu núi cao có nền  nhiệt độ thấp, mùa đông rét có sương muối, mùa hè mát dịu, ít bị ảnh hưởng của   gió khô nóng, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,80C. Sự đa dạng về khí hậu tạo  điều kiện, tiềm năng khai thác du lịch biển vào mùa hè, du lịch tâm linh vào mùa  xuân; du lịch khám phá vào mùa thu, dông, từ đó tạo nên nét đặc trưng riêng cho  các sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, sự  đa dạng về  khí hậu kéo theo sự đa dạng   các sản vật tự  nhiên, góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến  thăm quan, trải nghiệm.  b. Tình hình kinh tế, xã hội Mặc dù trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực diễn biến phức tạp; kinh   tế  trong nước tuy phục hồi nhưng vẫn còn nhiều thách thức do một số  đồng  ngoại tệ mạnh giảm giá, giá dầu thô giảm, nhập siêu tăng trở lại, thị trường xuất   khẩu của các doanh nghiệp trong nước bị thu hẹp; tỉnh Thanh Hoá còn gặp khó  khăn riêng do ảnh hưởng của lũ lụt, dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra ở một số  địa phương; một số sản phẩm chủ yếu tiêu thụ khó khăn, dự án đầu tư trực tiếp  trong nước tiến độ thực hiện chậm, tác động bất lợi đến việc thực hiện các mục  tiêu, nhiệm vụ  phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sự  chung sức chung lòng của  các  cấp, các ngành, các tổ chức chính trị ­ xã hội, các doanh nghiệp và nhân dân trong  tỉnh đã tìm ra được các giải pháp tốt để  đưa nền kinh tế  tỉnh Thanh Hoá phát   triển ổn định và đạt được các kết quả đáng ghi nhận. Dịch vụ vận tải cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân và   từng bước đã có sự liên kết trong hợp tác cùng phát triển du lịch. Ngoài các loại   hình vận tải truyền thống như  đường bộ, đường sắt, hiện tại Thanh Hoá đã có  vận tải đường hàng không và đường thuỷ  như  là một động lực thúc đẩy phát  triển kinh tế, du lịch của địa phương. Cụ  thể, Cảng hàng không Thọ  Xuân  ước   lượng hành khách qua cảng hết năm 2015 đã đạt khoảng 500.000 lượt, gấp 1,5  
  17. 11 lần mục tiêu quy hoạch đến năm 2020, mở ra triển vọng lớn cho thu hút các hãng  hàng không và tăng thêm đường bay mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại, thu hút  đầu tư, phát triển kinh tế ­ xã hội của tỉnh. Tình hình phát triển doanh nghiệp đang được Đảng và chính quyền đặc biệt  quan tâm. Trong những năm gần đây, doanh nghiệp Thanh Hoá tăng nhanh cả về  số lượng lẫn chất lượng hoạt động. Thanh Hóa có dân số tính đến 2015 là  3.553.063 người, trong đó có 646.657  người sống tại thành phố  (Cục Thống kê Thanh Hoá, 2015). Hàng năm, tỉnh giải  quyết việc làm cho 63.000 lao động (xuất khẩu 10.000 lao động); Tỷ lệ lao động   qua đào tạo hàng năm đạt 55%; Tốc độ  tăng dân số tự nhiên dưới 0,65%; Tỷ  lệ  xã, phường, thị  trấn đạt chuẩn quốc gia về  y tế  45%; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi   suy dinh dưỡng giảm còn 17%. Các phong trào xây dựng nông thôn mới được   quan tâm, văn hoá xã hội ổn định tạo điều kiện cho người dân yên tâm phát triển  kinh tế.  Trình độ dân trí, tay nghề người dân đang từng bước được nâng cao, người  dân ngày càng có nhiều cơ hội được học tập và phát triển nâng cao trình độ, kiến  thức chuyên môn. Với hệ thống các trường đào tạo quy mô, chuyên nghiệp đủ để  đáp  ứng nhu cầu đào tạo từ  bậc mầm non lên đại học và các cấp cao hơn. Với  trên 30 trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên về đào tạo nguồn nhân lực  phục vụ sự nghiệp CNH ­ HĐH quê hương Thanh Hoá và các vùng phụ cận.  Thanh Hoá cũng là tỉnh có sự đa dạng về các dân tộc và văn hoá với chủ yếu  7 dân tộc anh em cùng chung sống gồm:  Kinh,  Mường,  Thái,  Thổ,  Dao,  Mông,  Khơ Mú. Người Kinh chiếm phần lớn dân số của tỉnh và có địa bàn phân bố rộng   khắp, các dân tộc khác có dân số và địa bạn sống thu hẹp hơn, tạo nên nét độc đáo  riêng cho khai thác du lịch.  2.2.1.2 Tài nguyên Du lịch Thanh Hóa. a. Tài nguyên du lịch tự nhiên * Vị trí địa lý Là tỉnh có vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, Thanh   Hóa có hệ  thống giao thông đường bộ  khá thuận lợi, với đường quốc lộ  1A,  đường Hồ  Chí Minh và đường sắt thống nhất Bắc ­ Nam, quốc lộ 10 chạy qua   vùng đồng bằng và ven biển của tỉnh  duyên hải Đông Bắc, với đường chiến 
  18. 12 lược 15A xuyên suốt vùng trung du và miền núi Thanh Hoá, đường 217 nối với   nước bạn Lào, có đường biên giới dài 192 km; có hệ  thống sông ngòi với 4 hệ  thống sông chính gồm sông Mã, sông Hoạt, sông Yên, sông Lạch, 5 cửa lạch  chính thông ra biển, cảng biển nước sâu Nghi Sơn là cửa ngõ của khu vực Nam   Bắc Bộ  và Bắc Trung Bộ  và chiều dài bờ  biển 102 km, thuận lợi để  phát triển   giao thông vận tải biển. Về hàng không, Thanh Hoá đã có Cảng hàng không Thọ  Xuân đưa vào sử dụng đầu năm 2013.  * Địa hình, cảnh quan thiên nhiên ­ Địa hình Thanh Hoá có địa hình khá phong phú. Phần lớn diện tích của tỉnh là đồi núi,  theo các dạng địa hình miền núi và trung du; miền đồng bằng; miền biển. Tổng  diện tích tự  nhiên của Thanh Hoá là 11.134 km 2, chiếm 3,37% tổng diện tích tự  nhiên cả  nước, trong đó đất rừng 711.902ha, chiếm 63,7% diện tích của tỉnh;  vùng bãi bồi ven sông, sinh thái biển khoảng 12.790 ha. ­ Bãi biển, đảo Thanh Hóa có bờ  biển chạy dài 102 km, tương đối bằng phẳng với những  bãi tắm, nghỉ  mát nổi tiếng như  Sầm Sơn, một số  bãi tắm lý tưởng khác như  Quảng Vinh (huyện Quảng Xương), Hải Tiến (huyện Hoằng Hoá), Hải Hoà  (huyện Tĩnh Gia),  với cảnh quan các  vũng như  vũng Gầm, vũng Thuỷ, vũng  Biện, các cửa lạch như  Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Bạng và  Lạch Ghép tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói   riêng của tỉnh. Ngoài khơi vùng biển Thanh Hoá còn có một số đảo nhỏ như Hòn  Mê, Hòn Nẹ, Đảo Nghi Sơn cũng là điểm đến du lịch hấp dẫn. Vùng ven biển có  nhiều bãi sú, vẹt, các bãi bồi rộng lớn thuận lợi để  phát triển nuôi trồng thuỷ  sản, tạo nguồn thức ăn đặc sản cho cư dân và du khách; thuận lợi cho việc trồng   cói để phát triển các làng nghề truyền thống như dệt chiếu Nga Sơn phục vụ du   lịch. ­ Hệ thống hang động, hồ rừng Thanh Hoá có vùng núi đá vôi rộng lớn với nhiều danh thắng hang động  karster gắn với các truyền thuyết, di tích lịch sử  văn hoá như  động Từ  Thức   (huyện Nga Sơn) hấp dẫn du khách, động Long Quang trên núi Hàm Rồng (TP   Thanh   Hoá),   động   Hồ   Công   ở   Vĩnh   Lộc,   quần   thể   hang   động   Trường   Lâm 
  19. 13 (huyện Tĩnh Gia), động Tiên Sơn (huyện Vĩnh Lộc) một hang động có quy mô  lớn và đẹp, động Bàn Bù hay còn gọi là Hang Ngán (huyện Ngọc Lặc). Ngoài ra  một số  hang động khác như  hang Con Moong (huyện Thạch Thành), động Cây  Đăng (huyện Cẩm Thuỷ), Lò Cao kháng chiến ở khu vực Bến En, hang Phi (động  Ma) thuộc huyện Quan Hoá, hệ  thống hang động tại núi Cồ  Luồng thuộc Khu   bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, huyện Quan Hoá … là những điểm du lịch ngày càng  hấp dẫn du khách. Bên cạnh đó, Thanh Hóa còn được ban tặng cảnh quan thiên   nhiên hết sức độc đáo, đó là các khu sinh thái hồ rừng nằm rải rác trong hệ thống  rừng đặc dụng với hệ sinh thái điển hình ở các huyện miền núi.  ­ Khu bảo tồn thiên nhiên  Thanh Hóa có 3 khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) với giá trị cao về tính đa   dạng sinh học với nhiều sinh vật đặc hữu, quý hiếm, đó là KBTTN Pù Luông  (huyện Quan Hóa và Bá Thước), KBTTN Pù Hu (huyện Quan Hóa và huyện  Mường Lát), KBTTN Xuân Liên (huyện Thường Xuân).Trong đó, KBTTN Pù  Luông  đang được đầu tư và thu hút được rất nhiều du khách khắp trong và ngoài   nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.  * Tài nguyên sinh vật Tài nguyên rừng ở Thanh Hoá có giá trị vô cùng lớn, chủ yếu là rừng nhiệt   đới lá rộng thường xanh quanh năm, có hệ thực vật phong phú về loài và họ như  lim xanh, lát hoa, dổi, có nơi gặp cả táu. Kiểu rừng rậm nhiệt đới mưa mùa nửa   rụng lá với các loại cây đại diện như săng lẻ, gạo, dẻ… ở phía Tây Nam rừng bị  phá nhiều, ở đây phát triển các kiểu rừng, thứ sinh hoặc trảng cỏ, cây bụi. Trong  rừng có nhiều song, mây, tre, nứa… và các dược liệu như quế, cánh kiến đỏ. Bên   cạnh đó hệ thống rừng trồng khá phát triển với các loại cây luồng, bạch đàn, phi   lao, thông nhựa và nhiều loại cây ăn quả khác. Động vật rừng hiện còn xuất hiện các loài voi, bò, nai, hoẵng, vượn, khỉ,   lợn rừng, các loại bò sát như trăn, rắn, kỳ đà, tê tê, các loại chim và ong rừng. Đặc biệt, ở Thanh Hoá có vườn quốc gia Bến En (huyện Như Thanh), cách  thành phố  Thanh Hoá 36 km về  phía Tây Nam. Tổng diện tích rừng tự  nhiên là  16.634 ha, trong đó diện tích rừng nguyên sinh là 8.544 ha, được xếp vào một   trong mười vườn quốc gia bảo tồn thiên nhiên quý hiếm của Việt Nam. Vườn   quốc gia Bến En có hệ động thực vật phong phú, bao gồm 462 loài thực vật, 246  
  20. 14 loài động vật và hàng trăm loài côn trùng khác. Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông   (thuộc huyện Quan Hoá, Bá Thước) có diện tích là 16.700 ha, với 92% là diện   tích tự  nhiên; có 1.109 loài thực vật, 598 loài động vật…  ở  đây hứa hẹn sẽ  trở  thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn. Với bãi biển trải dài, lãnh hải rộng 1,7 vạn km2, Thanh Hóa có nhiều bãi cá  lớn, các loại cá hay gặp là cá Hồng, cá Mối, cá Phèn… và rất nhiều đàn tôm   thuộc hệ tôm He ở Việt Nam và trữ lượng lớn về mực, sứa, cua, ghẹ; đặc biệt là  ốc hương hiện đang được ưa chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế, hấp   dẫn du khách mỗi lần đến với xứ Thanh. Như vậy, về mặt vị trí, địa hình, cảnh quan Thanh Hoá có những lợi thế để  phát triển đầy đủ  các loại hình du lịch: tắm biển, thể  thao nước, leo núi mạo   hiểm, đặc biệt là du lịch tham quan, nghỉ  dưỡng biển, văn hoá sinh thái miền  núi... b. Tài nguyên du lịch nhân văn * Tài nguyên văn hoá vật thể Là một tỉnh rộng lớn, có đủ địa hình rừng núi, sông, biển, với truyền thống  lịch sử dựng nước và giữ nước oanh liệt hàng ngàn năm, Thanh Hóa ngày nay là  một trong số  ít địa phương còn lưu giữ  nhiều di tích lịch sử  ­ văn hóa và danh   thắng nhất. Theo số liệu thống kê năm 2014 của ngành Văn hóa ­ Thể  thao ­ Du   lịch, hiện tại Thanh Hóa có 1.535 di tích, danh thắng; trong đó có 01 di sản văn  hóa thế  giới, 02 di tích Quốc gia đặc biệt, 142 di tích quốc gia, 647 di tích cấp   tỉnh. Hệ thống di tích ­ danh thắng nói trên là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn  quan  trọng  của   Thanh   Hóa.   Một   số   di   tích   tiêu  biểu   như:   Hang   Con   Moong   (Thạch Thành); Làng cổ  Đông Sơn (Thành phố  Thanh Hóa); Đền thờ  Bà Triệu   (Hậu Lộc); Thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc); Lam Kinh (Thọ Xuân);...  * Tài nguyên văn hoá phi vật thể ­ Lễ hội truyền thống Lễ  hội truyền thống,  phong tục tập quán, trò diễn dân gian tạo thành hệ  thống tài nguyên văn hóa phi vật thể rất đa dạng và đặc sắc của Thanh Hoá.  Lễ hội truyền thống là nét văn hoá đặc trưng riêng biệt, là linh hồn của một  vùng, địa phương. Tại Thanh Hoá có nhiều di tích lịch sử  gắn với nhiều lễ hội  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2