Mô hình tăng trưởng của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết – Những thay đổi về chiến lược
lượt xem 5
download
Bài nghiên cứu "Mô hình tăng trưởng của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết – Những thay đổi về chiến lược" được chia làm các phần chính: Thứ nhất, tổng quan về chiến lược tăng trưởng của các công ty ngành xây dựng, cung cấp cái nhìn tổng quát nhất về chiến lược tăng trưởng chung của các công ty xây dựng lớn. Thứ hai, các nguyên nhân thành công và thất bại trong thực thi chiến lược tăng trưởng.Thứ ba, đánh giá hiệu quả của chiến lược tăng trưởng, sử dụng các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá hiệu quả của các chiến lược tăng trưởng. Thứ tư, các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quá trình hoạch định và thực thi chiến lược tăng trưởng của các công ty xây dựng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mô hình tăng trưởng của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết – Những thay đổi về chiến lược
- MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NIÊM YẾT – NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHIẾN LƯỢC Lưu Hữu Đức* 1 TÓM TẮT: Ngành xây dựng là một trong những ngành có quy mô lớn trong nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành những công ty có quy mô lớn trong ngành. Quá trình tăng trưởng của các công ty xây dựng đã đòi hỏi huy động một lượng vốn lớn của nền kinh tế, tuy nhiên, hiệu quả của quá trình tăng trưởng ở nhiều công ty xây dựng đầu ngành chưa cao, một số công ty kinh doanh kém hiệu quả, gặp khó khăn trong thanh toán nợ đến hạn. Điều này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng những nguyên nhân thành công và thất bại của các chiến lược tăng trưởng, từ đó, đề xuất giải pháp nhằm giúp các công ty xây dựng nâng cao hiệu quả của chiến lược tăng trưởng, hướng đến sự tăng trưởng bền vững và hiệu quả cao. Bài nghiên cứu được chia làm các phần chính: Thứ nhất, tổng quan về chiến lược tăng trưởng của các công ty ngành xây dựng, cung cấp cái nhìn tổng quát nhất về chiến lược tăng trưởng chung của các công ty xây dựng lớn. Thứ hai, các nguyên nhân thành công và thất bại trong thực thi chiến lược tăng trưởng.Thứ ba, đánh giá hiệu quả của chiến lược tăng trưởng, sử dụng các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá hiệu quả của các chiến lược tăng trưởng. Thứ tư, các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quá trình hoạch định và thực thi chiến lược tăng trưởng của các công ty xây dựng. Bài viết được thực hiện dựa trên việc chọn mẫu nghiên cứu 18 công ty xây dựng lớn. Từ khóa: Chiến lược cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh, công ty xây dựng Abtract: A construction sector, one of the large-scale sector in Vietnam’s economy, is likely to create advantages in formatting large-scale companies in the industry. The growth process of the construction companies were required to mobilize a large amount of capital in the economy, however, the efficiency of the growth process in many leading construction companies is not significant, there are companies running business inadequately and having difficulties in paying maturing debts. It is required to have a comprehensive study of the causes of success and failure of growth strategies, thus, recommending solutions to help construction companies improve the efficiency of growth strategies, and targeting sustainable growth with high efficiency. The paper is divided into the main parts: First, an overview of the growth strategies of the company construction industry, which provides an overview of the most common growth strategies of the large construction companies. Second, the causes of success and failure in implementing growth strategies. Third, evaluating the effectiveness of the growth strategies, the use of financial indicators to assess the effectiveness of the growth strategies. Fourth, the recommendation to improve the efficiency of the process of planning and implementing growth strategies of the construction company. This paper is produced using selected sample of 18 major construction companies. Keywords: Competitive strategy, business efficiency, construction companies * Khoa Tài chính Doanh nghiệp, Học viện tài chính, Số 58 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, 10000, Việt Nam Tác giả nhận phản hồi: Tel.: +84983303249, E-mail address: huuduc.249@gmail.com
- 804 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1. CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG 1.1. Tổng quan về chiến lược tăng trưởng của các công ty xây dựng Chiến lược cạnh tranh của các công ty trong ngành thời gian qua có thể khái quát về tổng thể đó là, khép kín chuỗi giá trị thông qua tích hợp dọc kết hợp với kinh doanh đa dạng hóa, từng bước nâng cao năng lực thi công để có thể đảm nhận các dự án tổng thầu lớn, mở rộng độ bao phủ thị trường trên toàn quốc và tiến ra thị trường nước ngoài. Sơ đồ 1: Chuỗi giá trị của các công ty lớn của ngành xây dựng Sản xuất vật liệu Đầu ra của xây xây dựng và các dựng (bất động Ngành kinh sản, thủy điện, đầu vào khác doanh cốt lõi cầu đường…) (thép, xi măng, XÂY DỰNG (Tích hợp kết cấu thép…) dọc) Ngành kinh - Khai quặng sắt (Xây lắp điện 1) doanh phụ - Kinh doanh tài chính (Vinaconex, Sông Đà) thêm hoặc đa - Kinh doanh du lịch (VNECO) dạng hóa - Kinh doanh thương mại (Constrexim) - Xuất khẩu lao động (Vinaconex) - Trồng cao su (Sông Đà) -…. Thứ nhất, khép kín chuỗi giá trị thông qua chiến lược tích hợp dọc. Chiến lược tích hợp dọc bao gồm chiến lược tích hợp tiến và chiến lược tích hợp ngược với mục đích tiết giảm chi phí, duy trì tốc độ tăng trưởng và gia tăng khả năng sinh lời. Xu hướng tích hợp dọc xuất phát từ việc cạnh tranh trong ngành xây dựng trở nên khốc liệt, do đó, các công ty trong ngành cảm thấy khó khăn trong việc duy trì đà tăng trưởng nếu vẫn tiếp tục chỉ thuần túy hoạt động trong ngành xây dựng. Bên cạnh đó, sau một quá trình phát triển và tích tụ vốn, các công ty lớn trong ngành đều thực hiện tích hợp ngược đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng nhằm tự chủ cung ứng những vật tư chủ yếu cho hoạt động xây dựng, tiết kiệm chi phí và tiếp đó, tích hợp tiến đầu tư vào sản phẩm đầu ra của hoạt động xây dựng như đầu tư bất động sản, thuỷ điện hay dự án cầu đường có thu phí. Thứ hai, thâm nhập vào nhiều phân khúc trong ngành xây dựng và chú trọng nâng cấp năng lực thi công để đảm nhận tổng thầu xây dựng và tổng thầu EPC. Việc đa dạng hóa các phân khúc xây dựng nhằm giúp các công ty có thể tận dụng và phát huy tối đa kinh nghiệm và thế mạnh xây dựng, tăng doanh thu và giảm rủi ro kinh doanh. Bên cạnh đó, phân khúc tổng thầu thường có biên lợi nhuận tốt và đảm bảo nguồn đầu ra lâu dài cho doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các công ty phải có được nguồn tài chính tốt để tập trung đầu tư cho thiết bị thi công hiện đại, có công nghệ thi công tiên tiến và năng lực quản lý và giám sát tốt. Thứ ba, mở rộng độ bao phủ thị trường trên toàn quốc, thậm chí mở rộng ra thị trường nước ngoài. Các công ty xây dựng mặc dù có những thị trường chủ lực tập trung ban đầu, tuy nhiên, trong quá trình tăng trưởng luôn cố gắng mở rộng thị trường ra toàn quốc, thậm chí mở rộng thị phần ra nước ngoài. Ví dụ, các
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 805 công ty họ Sông Đà đã mở rộng đầu tư thủy điện và xây dựng công trình điện sang Lào, Công ty Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (HBC) nhận thầu công trình tại Malaysia và Myanmar… Thứ tư, kinh doanh đa dạng hóa ngành nghề. Bên cạnh ngành kinh doanh cốt lõi là xây dựng, các công ty có xu hướng đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh khi nhận thấy những cơ hội kinh doanh hấp dẫn ở những ngành nghề khác và trong điều kiện tiềm lực tài chính tương đối dồi dào, ví dụ như đầu tư vào khai quặng sắt (PCC1), kinh doanh tài chính (VCG, các công ty họ Sông Đà,…), kinh doanh du lịch (VNE) và trồng cây cao su (Sông Đà). 2. CÁC NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG Phần này sẽ thực hiện đánh giá các nguyên nhân thành công và thất bại của chiến lược tăng trưởng trên các góc độ chính: (1) Chiến lược tăng trưởng dựa trên tích hợp dọc; (2) Chiến lược tăng trưởng dựa trên đa dạng hoá; (3) Cơ cấu tổ chức thực hiện chiến lược tăng trưởng; (4) Về chiến lược tài chính cho quá trình tăng trưởng. 2.1. Chiến lược tăng trưởng dựa trên tích hợp dọc Mô hình tích hợp dọc kết hợp với đa dạng hóa là một ý đồ chiến lược đúng, tuy nhiên, nhiều công ty đã không thành công với chiến lược này và thu được một tỷ suất lợi nhuận thấp trong khi phải gánh những khoản nợ lớn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thứ nhất, đối với tích hợp ngược, nguyên nhân của sự thất bại trong chiến lược tích hợp ngược vì quy mô của những khoản đầu tư quá lớn khiến mảng xây lắp không hấp thụ được hết vật liệu xây dựng sản xuất ra. Những công ty thành công với chiến lược này là những côn ty tích hợp dọc vào những sản phẩm vật liệu xây dựng đòi hỏi vốn đầu tư thấp và đầu ra được tiêu thụ phần lớn trong nội bộ công ty Để tích hợp ngược sang mảng sản xuất vật liệu xây dựng có thể thành công thì thông thường cần đảm bảo rằng lĩnh vực xây dựng có thể hấp thụ gần như toàn bộ sản phẩm đầu ra của mảng sản xuất vật liệu xây dựng và công ty có khả năng sản xuất vật liệu xây dựng ở mức giá cung ứng tương đương với các nhà cung cấp độc lập khác. Tuy nhiên, nhiều công ty xây dựng đã không chú trọng đến đặc trưng này và dẫn đến sự thất bại của việc tích hợp ngược sang mảng vật liệu xây dựng, đặc biệt là sản xuất xi măng và thép xây dựng. Thực tế cho thấy, khủng hoảng của những công ty xây dựng lớn trong giai đoạn 2011 – 2015 thường chỉ tập trung vào một số lượng ít các khoản đầu tư rất lớn nhưng kém hiệu quả, đặc biệt là sản xuất xi măng hoặc sản xuất thép. Việc đầu tư các dự án xi măng vay nợ lớn và bị thua lỗ nặng đã là nguyên nhân chủ đạo nhất dẫn đến kết quả kinh doanh yếu kém và dòng tiền thiếu hụt của các công ty xây dựng lớn như: CTCP xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam – VCG (Dự án Xi măng Cẩm Phả và Xi măng Yên Bình) ….. Hiện nay các công ty xây dựng đã và đang tiến hành thoái vốn khỏi hai lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả này. Những nguyên nhân cơ bản có thể chỉ ra liên quan đến sự thất bại của việc tích hợp dọc vào lĩnh vực sản xuất xi măng và sản xuất thép đó là: (1) Đặc thù kinh doanh của sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng và thép đòi hỏi vốn đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn dài, điều này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, trong khi đó, tiềm lực tài chính về vốn chủ sở hữu của nhiều công ty xây dựng còn khá khiêm tốn; (2) Khoản đầu tư vào ngành xi măng kém hiệu quả do ngành bị bão hòa và và dư thừa công suất, trong khi đó, tiêu thụ xi măng trong nội bộ công ty cho hoạt động xây dựng chỉ hấp thụ được một phần nhỏ đầu ra của các nhà máy xi măng,(3) Thời gian thi công chậm, kéo dài do thiếu vốn làm đội tổng mức đầu tư. Các công ty xây dựng thành công hơn với việc tích hợp dọc vào những sản phẩm vật liệu xây dựng đòi hỏi vốn đầu tư thấp và đầu ra được tiêu thụ phần lớn trong nội bộ công ty. Các công ty xây dựng thành
- 806 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION công hơn khi lựa chọn sản xuất những vật liệu xây dựng đầu vào đòi hỏi vốn đầu tư thấp vẫn đạt được quy mô hiệu quả và sản phẩm đầu ra có thể được tiêu thụ phần lớn trong nội bộ công ty xây dựng. Các loại vật liệu xây dựng thường được các công ty xây dựng đầu tư thành công là sản xuất gạch và đá ốp lát, và chế tạo kết cấu thép (dùng cho xây lắp điện). Thứ hai, với chiến lược tích hợp tiến, những công ty thất bại trong chiến lược tích hợp tiến thường là do quy mô quá lớn và đầu tư dàn trải, thiếu trọng điểm. Trong khi đó, những công ty thành công với chiến lược tích hợp tiến là những công ty đầu tư có tính trọng điểm với quy mô vốn vừa phải. Trong khi tích hợp tiến sang lĩnh vực đầu tư thủy điện, bất động sản hay cầu đường thu phí là một ý tưởng chiến lược hợp lý vì nó tận dụng được năng lực xây dựng của công ty, giúp duy trì đà tăng trưởng tốt, tuy nhiên, lĩnh vực này có đặc trưng là đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài và riêng lĩnh vực bất động sản thì có độ rủi ro cao. Chính vì vậy, trong điều kiện tiềm lực tài chính của các công ty xây dựng còn khiêm tốn, việc tích hợp tiến sang các lĩnh vực này đòi hỏi sự đầu tư với quy mô thận trọng, đầu tư tập trung có trọng điểm theo phương thức gối đầu, vừa làm vừa tổng kết kinh nghiệm, sẽ đem lại một kết quả tài chính tích cực, hạn chế rủi ro trong quá trình tăng trưởng. Trong khi đó, việc đầu tư ồ ạt sẽ dẫn đến việc huy động vốn gặp căng thẳng và áp lực trả nợ rất cao, các dự án chậm tiến độ vì thiếu vốn, từ đó dẫn đến mất cân đối tài chính và tỷ suất lợi nhuận thấp. Trong các lĩnh vực tích hợp tiến phổ biến của các công ty trong ngành thì các lĩnh vực đầu tư phổ biến nhất là: Bất động sản, thủy điện, cầu đường, hạ tầng nước. Mặc dù đầu tư vào những lĩnh vực này đều có điểm chung là đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài nhưng chúng lại rất khác nhau về mức độ rủi ro. Đầu tư vào thủy điện và cầu đường (để thu phí dài hạn) có đặc trưng là độ rủi ro thấp do doanh thu và dòng tiền thu về hàng năm ổn định. Trong khi đó, đầu tư vào bất động sản là một lĩnh vực đầu tư có độ rủi ro cao vì tính thanh khoản thấp và sự biến động lớn theo chu kỳ nền kinh tế. Đây là điều mà các công ty xây dựng cần tính đến khi triển khai chiến lược tích hợp tiến. 2.2. Chiến lược tăng trưởng dựa trên đa dạng hoá Nhiều công ty lớn trong ngành cũng gặp phải những khó khăn từ việc kinh doanh đa dạng hóa, đặc biệt là kinh doanh tài chính như các công ty họ Sông Đà, Vinaconex ...Đặc trưng của ngành kinh doanh đa dạng hóa là nó thường yêu cầu những kinh nghiệm và kỹ năng kinh doanh hoàn toàn mới so với ngành kinh doanh cốt lõi là xây dựng, đặc biệt là kinh doanh tài chính, vốn đòi hỏi năng lực quản trị rủi ro tốt. Chính vì vậy, việc đầu tư sang lĩnh vực đa dạng hóa này với quy mô lớn thường tiềm ẩn rủi ro lớn cho chính công ty mẹ. Nhiều công ty xây dựng hoạt động theo mô hình tổng công ty có công ty tài chính, như Tổng công ty Sông Đà (thành lập Công ty tài chính cổ phần Sông Đà), Tổng Công ty Vinaconex (Công ty tài chính cổ phần Vinaconex Viettel), Tổng Công ty Handico (Công ty tài chính cổ phần Handico). Các công ty này đã sử dụng những khoản vốn rất lớn để góp vào những công ty tài chính và duy trì một danh mục đầu tư tài chính ngoài ngành lớn thông qua việc góp vốn vào rất nhiều các công ty thuộc nhiều ngành khác nhau. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư tài chính kém hiệu quả khiến các công ty xây dựng đã và đang tái cấu trúc thông qua việc thoái vốn khỏi các công ty tài chính và các khoản đầu tư tài chính. 2.3. Cơ cấu tổ chức thực hiện chiến lược tăng trưởng Các công ty khó kiểm soát chiến lược tăng trưởng hiệu quả khi có một cơ cấu tổ chức thiếu sự chuyên môn hóa và thành lập quá nhiều công ty thành viên dẫn đến cơ chế kiểm soát thiếu hiệu quả và khiến đội chi phí quản lý. Những công ty thành công thường có bộ máy quản lý tinh gọn, số lượng công ty con vừa phải để đảm bảo khả năng kiểm soát hiệu quả của công ty mẹ với các công ty con.
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 807 Nhiều công ty xây dựng trong ngành đều thành lập quá nhiều công ty con và cho phép các công ty con phát triển tương đối tự phát, vừa xây dựng và vừa đầu tư tích hợp ngược sản xuất vật liệu xây dựng, tích hợp tiến kinh doanh bất động sản, đầu tư thủy điện. Điều này khiến cho công ty mẹ không thể kiểm soát được số vốn đầu tư thực tế phân bổ cho từng lĩnh vực kinh doanh và dẫn đến đầu tư quá nhiều dự án, đầu tư dàn trải. Việc thành lập quá nhiều công ty con khiến cho đồng vốn bị phân tán, quá tải và buông lỏng về kiểm soát, điều này tạo cơ hội cho những sai phạm tại các công ty thành viên và dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp. Hiện nay nhiều công ty đã phải sửa sai bằng việc thoái vốn ở nhiều công ty thành viên kinh doanh kém hiệu quả nhằm tập trung kiểm soát vào một số lượng hạn chế những công ty thành viên chủ chốt. 2.4. Về chiến lược tài chính cho quá trình tăng trưởng Bảng 01: Hệ số nợ bình quân các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu Hệ số nợ 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 DN NN còn sở hữu CP 73.4% 70.2% 71.2% 70.9% 74.6% 69.5% 69.0% 68.5% 67.5% Doanh nghiệp tư nhân 77.3% 70.2% 77.9% 80.5% 79.4% 84.3% 83.6% 82.5% 80.1% Bình quân 74.6% 70.2% 73.6% 74.3% 76.4% 74.9% 74.7% 74.2% 72.9% Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính Thứ nhất, tăng trưởng phụ thuộc lớn vào nguồn nợ phải trả. Nhìn chung, các công ty xây dựng của Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguồn vốn nợ phải trả để thực hiện các kế hoạch tăng trưởng. Hệ số nợ rất cao ở nhiều công ty xuất phát từ việc nhiều công ty theo đuổi mô hình tăng trưởng nóng thông qua tích hợp dọc và đa dạng hoá bằng việc đòi hỏi nguồn lực quá lớn so với năng lực huy động vốn của doanh nghiệp đặt trong điều kiện tiềm lực vốn chủ sở hữu còn hạn chế. Sự thiếu thận trọng này thường phải trả giá bằng việc đẩy hệ số nợ lên mức rất cao, các dự án dở dang đọng vốn, công ty rơi vào tình trạng gặp khó khăn trong thanh toán nợ đến hạn. Đặc biệt, xu hướng các công ty Nhà nước còn nắm giữ cố phần có khuynh hưởng giảm vay nợ, khuynh hướng này rõ nét từ năm 2013 đến nay. Với áp lực hiệu quả sử dụng vốn buộc các doanh nghiệp này thận trọng hơn trong quyết định huy động vốn của mình. Ngược lại, nhóm doanh nghiệp tư nhân sự lệ thuộc vào vốn vay ngày càng cao. Thứ hai, nhiều công ty xây dựng tích cực huy động nguồn vốn chủ sở hữu cho quá trình tăng trưởng thông qua việc phát hành cổ phiếu, bao gồm cả việc huy động nguồn vốn quốc tế.Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình tăng trưởng, nhiều công ty xây dựng đã và đang tích cực huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu tăng vốn chủ sở hữu, đưa đến việc xuất hiện ngày càng nhiều công ty xây dựng đạt được mức vốn chủ sở hữu vượt trên mức 1.000 tỷ đồng. Nhiều công ty xây dựng tư nhân đã và đang tích cực huy động nguồn vốn từ nhà đầu tư chiến lược nước ngoài như:Công ty Xây dựng Hoà Bình, Công ty Xây dựng Cotec (Cotecons). Trong năm 2012, Cotecons đã huy động thành công 525 tỷ đồng (tương đương 25 triệu USD) thông qua việc phát hành cổ phiếu cho đối tác chiến lược là Kusto Group, một tập đoàn đa ngành của Singapore. Năm 2013, Công ty Xây dựng Hoà Bình đã phát hành 10 triệu cổ phiếu cho đối tác chiến lược là PT.Nikko Securities Indonesia, thành viên của Tập đoàn Sumitomo Mitsui Bankingđể huy động 208 tỉ đồng tiền vốn cổ phần. Đây là một xu hướng rất phù hợp giúp các công ty không những huy động nguồn vốn lớn cho tăng trưởng mà còn thu hút được kinh nghiệm quản trị, kinh nghiệm thi công của đối tác chiến lược nước ngoài.Bên cạnh đó, để gia tăng tiềm lực vốn chủ sở hữu, các công ty duy trì chính sách chi trả cổ tức với tỷ lệ thấp nhằm ưu tiên lợi nhuận giữ lại phục vụ các kế hoạch tăng trưởng.
- 808 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG 3.1. Tổng quan về quy mô của các công ty xây dựng Sơ đồ 02: Quy mô tổng tài sản, doanh thu qua các năm các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009 - 2017 Ngành xây dựng là ngành có dung lượng thị trường rất lớn, từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chiến lược tăng trưởng và hình thành các công ty có quy mô lớn trong ngành. Sơ đồ 03: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, doanh thu qua các năm các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009 – 2017 Điểm đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu có mức độ biến động thấp, trong khi doanh thu biến động mạnh qua các năm. 3.2. Đánh giá hiệu quả của chiến lược tăng trưởng Bảng 02: Khả năng sinh lời các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 BEP 6.4% 7.6% 5.1% 2.4% 0.1% 1.5% 4.5% 5.0% 5.9% ROA 3.7% 4.2% 1.9% -0.2% -2.1% -0.2% 1.8% 2.8% 3.3% ROE 15.1% 14.9% 7.3% -0.7% -8.8% -0.7% 7.2% 11.0% 12.1% Nguồn: Tính toán dựa trên BCTC các công ty.
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 809 Thứ nhất, khả năng sinh lời của nhiều doanh nghiệp cải thiện đáng kể, cho thấy việc điều chỉnh trong chiến lược tăng trưởng bước đầu mang lại hiệu quả. Hoạt động tái cấu trúc mạnh mẽ sau khủng hoảng đã góp phần tinh gọn bộ máy các doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực hiện có, qua đó khuyêch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ của các doanh nghiệp. Thứ hai, ở nhiều công ty xây dựng vẫn lãi ổn định ở mảng xây dựng nhưng lỗ nặng ở mảng tích hợp dọc trong việc sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, thép và kinh doanh đa dạng hoá qua đầu tư tài chính. Điều này cũng đặt ra câu hỏi đối với tính thiếu hiệu quả của cơ chế thẩm định và ra quyết định về thực hiện dự án đầu tư ở các công ty xây dựng này. Nhiều công ty xây dựng nhà nước được nhà nước ưu đãi lớn về hợp đồng xây dựng đầu ra và đất đai, tín dụng, tuy nhiên, lại không tận dụng tốt các ưu đãi này để biến thành lợi thế cạnh tranh và tỷ suất lợi nhuận tốt. 4. CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG Những khó khăn đã gặp phải này chắc chắn sẽ định hình lại một cách căn bản tư duy tăng trưởng tại nhiều công ty xây dựng lớn của Việt Nam. Có lẽ các doanh nghiệp Việt Nam cần phải quan tâm hơn đến khái niệm tăng trưởng bền vững, theo đó, doanh nghiệp phải kiểm soát được quá trình tăng trưởng và tăng trưởng cần mang lại hiệu quả thực sự cho cổ đông và doanh nghiệp. Để có thể đưa doanh nghiệp phát triển và đạt được các thành tựu lớn, điều quan trọng của nhà lãnh đạo là phải phân biệt rõ ràng giữa một chiến lược đúng đắn với các chiến lược có vẻ đúng đắn. Quá trình phân tích kinh nghiệm thành công và thất bại của các công ty lớn trong ngành xây dựng có thể đưa ra những giải pháp cho quá trình hoạch định và thực thi chiến lược tăng trưởng của các công ty xây dựng trong thời gian tới. - Thứ nhất, cần thực hiện chiến lược tăng trưởng trước hết bằng việc nỗ lực thâm nhập vào nhiều phân khúc xây dựng thông qua chiến lược phát triển trong nội bộ hoặc thông qua mua bán và sáp nhập: Chiến lược này có độ rủi ro thấp hơn và khả năng thành công cao hơn do các lĩnh vực xây dựng có những công đoạn và kỹ thuật tương đối tương đồng và có thể ứng dụng những kinh nghiệm tích lũy của Công ty để phát triển phân khúc xây dựng mới.Trong lĩnh vực xây dựng, năng lực thi công đóng vai trò cốt lõi trong việc nâng cao tỷ suất lợi nhuận. Điều này đòi hỏi các công ty phải đầu tư cho việc nâng cao năng lực quản lý, đặc biệt là năng lực quản lý công trường, xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật có năng lực tốt. - Thứ hai, với chiến lược tích hợp dọc, cần tích hợp dọc thận trọng từng bước phù hợp với năng lực tài chính, đặc biệt là đầu tư bất động sản với quy mô vừa phải, điều này giúp giảm thiểu rủi ro cho quá trình tăng trưởng và giúp các dự án được tập trung vốn để hoàn thành đúng tiến độ, phát huy hiệu quả kinh doanh cao. Với chiến lược này, cần lựa chọn kỹ lưỡng độ sâu của tích hợp dọc và lựa chọn cẩn trọng những mảng nào nên tự sản xuất và mảng nào nên mua từ bên ngoài thì có lợi hơn. Kinh nghiệm cho thấy, việc lựa chọn các sản phẩm tích hợp dọc thành công cần đảm bảo các yếu tố sau đây, sản phẩm tích hợp ngược sản xuất vật liệu xây dựng thuộc ngành đang tăng trưởng và có thể giúp tiêu thụ tốt sản phẩm, hoặc ngành xây dựng của công ty có thể bao tiêu được phần lớn đầu ra về vật liệu xây dựng. Như vậy, lĩnh vực sản xuất xi măng và sản xuất thép sẽ không phải là lựa chọn tối ưu ở hiện tại do ngành này đang có cung vượt cầu và đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Đối với tích hợp tiến, cần tránh đầu tư dàn trải, cần đầu tư có trọng điểm và nỗ lực hoàn thành các dự án đúng tiến độ, tránh để tổng mức đầu tư bị đội lên vì chậm tiến độ. - Thứ ba, bộ máy quản lý cần tái cấu trúc lại theo hướng tinh gọn, số lượng công ty con vừa phải để đảm bảo khả năng kiểm soát hiệu quả về mặt chiến lược của công ty mẹ với các công ty con. Đối với các công ty xây dựng quy mô lớn, cần chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực để kiểm soát việc quy mô vốn đầu
- 810 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION tư vào từng lĩnh vực, tránh việc để các công ty con tự phát đầu tư đa ngành. Điều này sẽ giúp công ty mẹ có thể kiểm soát được tương đối chính xác mức độ phân bổ vốn đầu tư cho từng lĩnh vực. - Thứ tư, tốc độ tăng trưởng cần phù hợp với năng lực dòng tiền và không đẩy áp lực tăng cao hệ số nợ, hướng đến sự tăng trưởng bền vững.Quy mô đầu tư vốn cần phù hợp với tiềm lực tài chính: Quá trình tăng trưởng cần duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức độ vừa phải, phù hợp với năng lực dòng tiền của doanh nghiệp và không đẩy hệ số nợ vượt lên mức quá cao gây mất an toàn tài chính và mất cân đối tài chính. Về nguồn tài trợ cho quá trình tăng trưởng, cần tiếp tục duy trì chính sách cổ tức ưu tiên giữ lại lợi nhuận tái đầu tư kết hợp với huy động vốn bằng các đợt phát hành cổ phiếu để gia tăng tiềm lực tài chính, tích cực tiếp cận các nguồn vốn quốc tế cho quá trình tăng trưởng. Đối với chiến lược đa dạng hóa, cần đầu tư đa dạng hóa có chọn lọc, theo hướng đầu tư vừa phải vào những lĩnh vực có triển vọng dài hạn tốt, trong khi đó, lượng vốn đầu tư vẫn phải dành chủ đạo cho ngành kinh doanh chính là lĩnh vực xây dựng của công ty. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Michael E. Porter, Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản Trẻ (2009) 2. Báo cáo tài chính và Báo cáo thường niên của các công ty 3. Ths. Nguyễn Tuấn Dương và Ths. Lưu Hữu Đức (2013) “Đề tài: “Sử dụng phân tích tài chính đánh giá chiến lược cạnh tranh các doanh nghiệp trong ngành xây dựng ở Việt Nam”, Học viện Tài chính. 4. Lưu Hữu Đức (2018) “Tăng cường quản trị rủi ro tài chính tại các CTCP XDNY ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài Giảng Kinh tế Vĩ mô Chương 7 - Truong Quang Hung
28 p | 203 | 63
-
Báo cáo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và vì người nghèo nhằm đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ ở việt nam
48 p | 158 | 26
-
Mô hình chiến lược cạnh tranh
4 p | 116 | 16
-
CÁC MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC
46 p | 102 | 15
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế - Nghiên cứu trường hợp của một số nước Đông Nam Á và Đông Á
14 p | 17 | 7
-
Xu hướng mới của chuỗi giá trị toàn cầu và tác động của nó tới doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
9 p | 41 | 6
-
Tác động của các yếu tố lợi ích đến sự tham gia của khách hàng vào cộng đồng trực tuyến: Trường hợp fan page Facebook của các nhà hàng tại Huế
19 p | 100 | 6
-
Tác động của vốn con người đến tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam
7 p | 120 | 6
-
Thể chế và phát triển kinh tế: Minh chứng ở Việt Nam
16 p | 32 | 5
-
Giải pháp tăng trưởng xanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
7 p | 47 | 4
-
Tác động của cầu công nghệ đến tăng trưởng của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo Việt Nam
3 p | 23 | 3
-
Thúc đẩy ý định khởi nghiệp xã hội của sinh viên: Khảo sát tại trường Đại học Thương Mại
16 p | 35 | 3
-
Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Thọ
11 p | 12 | 3
-
Định hướng tăng trưởng xanh ở Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0
9 p | 27 | 3
-
Chiến lược đa dạng hóa và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam
10 p | 57 | 2
-
Phân tích hiệu quả đầu tư của tỉnh Thái Nguyên
7 p | 30 | 2
-
Một số yêu cầu mới đối với chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam
14 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn