intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Không tái cấu trúc quản lý, mọi nỗ lực đều vô nghĩa

Chia sẻ: Lau Thai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

85
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mô hình tăng trưởng của VN đã lên tới đỉnh, mà nếu không điều chỉnh, có thể đẩy sang mức “tăng trưởng bần cùng hóa”, tăng trưởng nhưng đất nước và người dân nghèo đi. Tái cơ cấu chính là chìa khóa và phải bắt đầu từ chính sách. Các học giả cho rằng, cuộc khủng hoảng đã bộc lộ tất cả những yếu kém của mô hình kinh tế Việt Nam và đến lúc Việt Nam phải có sự chỉnh đốn lại. Tái cơ cấu không chỉ là để chuẩn bị cho giai đoạn hậu khủng hoảng và phát triển cao...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Không tái cấu trúc quản lý, mọi nỗ lực đều vô nghĩa

  1. Không tái cấu trúc quản lý, mọi nỗ lực đều vô nghĩa Mô hình tăng trưởng của VN đã lên tới đỉnh, mà nếu không điều chỉnh, có thể đẩy sang mức “tăng trưởng bần cùng hóa”, tăng trưởng nhưng đất nước và người dân nghèo đi. Tái cơ cấu chính là chìa khóa và phải bắt đầu từ chính sách. Các học giả cho rằng, cuộc khủng hoảng đã bộc lộ tất cả những yếu kém của mô hình kinh tế Việt Nam và đến lúc
  2. Việt Nam phải có sự chỉnh đốn lại. Tái cơ cấu không chỉ là để chuẩn bị cho giai đoạn hậu khủng hoảng và phát triển cao hơn sau này mà đó còn chính là biện pháp để Việt Nam ra khỏi khủng hoảng. Càng tăng trưởng càng nghèo? Cho rằng mô hình tăng trưởng kinh tế đã ở vào giai đoạn “tận khai”, “lên đến đỉnh”, như nhận xét của Gs. Michael Porter, cha đẻ của lý thuyết cạnh tranh trong lần đầu tiên ông tới Việt Nam, nhiều học giả nhấn mạnh tái cấu trúc chính là chìa khóa để Việt Nam thoát các bẫy tăng trưởng thiếu bền vững. “Cả tư duy tăng trưởng và mô hình tăng trưởng bây giờ không còn phù hợp. Chúng ta không thể tiếp tục tư duy tăng trưởng theo lượng, khuếch đại, sùng Ảnh: nguoidaibieu.com bái con số, và che
  3. đậy các khuyết điểm của nền kinh tế được nữa. Nếu không, càng tăng trưởng, có thể Việt Nam sẽ càng nghèo đi”, Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương CIEM Nguyễn Đình Cung cảnh báo. TS. Trần Du Lịch, thành viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng cuộc khủng hoảng đã làm bộc lộ hoàn toàn những nhược điểm trong mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. “Nếu càng thúc đẩy tăng trưởng nhanh dựa vào động lực mở rộng quy mô vốn, giá trị gia tăng thấp và sự khai thác thái quá đặc điểm lao động rẻ, thì không thể cạnh tranh và càng ngày càng khó khăn”. Thời điểm này chính là cơ hội để Việt Nam “chỉnh đốn lại nền kinh tế”, nếu không nền kinh tế sẽ đì đẹt mãi, sẽ bước vào giai đoạn “tăng trưởng bần cùng hóa”, TS. Phan Đăng Tuất, Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp, Bộ Công thương chia sẻ. Tuy nhiên, cơ hội không tự đến, mà phụ thuộc vào quyết tâm và nỗ lực của chính chúng ta. Có được cơ hội hay không, theo ông Cung, phụ thuộc vào
  4. việc ta có muốn nhìn lại để nhận biết một cách trung thực, khách quan những yếu điểm của mình, không che đậy, dấu giếm, lảng tránh hay không. Và ta có đủ năng lực phân tích, nhận dạng đúng các điểm yếu của mình và những biến đổi khu vực và thế giới, từ đó có đề ra được các phương án, giải pháp chính sách hợp lý và thực hiện chúng một cách hiệu quả hay không. Theo ông Lịch, điều quan trọng nhất lúc này là phải “tiến hành một cuộc “đại phẫu thuật” nền kinh tế, chứ không chỉ dừng lại việc “sơ cứu” bằng các biện pháp tình thế, dù các biện pháp ấy cần thiết để ngăn chặn suy giảm trước mắt”. Còn chuyên gia cao cấp của Quốc hội, Ts. Đặng Văn Thanh lại nhấn mạnh Việt Nam cần phân bổ, sắp xếp lại nguồn lực, chọn lựa hướng đi tốt nhất để chuẩn bị cho hậu khủng hoảng. "Năm 1997, chỉ tác động gián tiếp của khủng hoảng tài
  5. chính châu Á, nhưng Việt Nam đã mất 4-5 năm mới vực dậy được nền kinh tế (trước 1997, tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6-7%, trong khi những năm sau đó, tăng trưởng chỉ 3-4% và tới 2002 mới đưa lại mức như 1996). Nhìn sang Hàn Quốc cùng thời điểm đó, họ bị khủng hoảng nặng nề, nhưng nhờ biết tranh thủ cơ hội, tái cơ cấu nền kinh tế, nên chỉ tới năm 1999 đã đưa lại tăng trưởng cao". Việt Nam phải tái cấu trúc những gì? Ông Thanh cho rằng, Việt Nam cần tái cơ cấu cả về thể chế và kinh tế. Riêng trong tái cơ cấu kinh tế, Ts. Trần Du Lịch chỉ rõ: Trước hết, Việt Nam phải tái cấu trúc nội bộ các ngành kinh tế. Hai là, Việt Nam phải cấu trúc lại thị trường, tức là mối quan hệ giữa thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Chiến lược kinh tế hướng vào xuất khẩu và chiến lược thay thế nhập khẩu không còn phù hợp nữa. Việt Nam cần cân đối thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa để có sự đồng nhất
  6. Không sai mô hình kinh tế, nhưng chính sách hướng về xuất khẩu của Việt Nam áp dụng trong các năm qua sai ở mô hình sản xuất. Hướng về xuất khẩu, nhưng ta lại không chuyển được nền kinh tế từ gia công sang sản xuất. Ba là, Việt Nam cần tái cơ cấu về đầu tư. Chỉ số ICOR của Việt Nam đang ở mức cao không thể nào chấp nhận nổi. Nhiều người lí giải chỉ số ICOR cao là do đầu tư nhiều vào xây dựng cơ bản. Nhưng có thật vậy không? 30 năm trước, Hàn Quốc cũng đầu tư cho phát triển hạ tầng, tự làm lấy, không thu hút FDI mà chỉ số ICOR cũng chỉ 2,8. Chỉ số ICOR của Việt Nam cao không phải do làm hạ tầng, mà cái cần thì không làm, còn cái làm thì thực sự lại không cần. Muốn vậy, Việt Nam cần tháo nhanh “nút cổ chai” về thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, nếu không dù Việt Nam có điều chỉnh ra sao thì vẫn tắc, những dự án được thông qua vẫn bất khả thi. Bốn là, Việt Nam cần tái cấu trúc hệ thống các doanh nghiệp. Hiện nay thị trường đang sàng lọc. Doanh nghiệp
  7. nào khỏe thì có cơ hội phát triển nhanh, còn yếu thì có nguy cơ phá sản. Nhà nước hỗ trợ DN nhưng trước hết, DN phải “tự cứu”. Giống như người đang đi xe máy, Nhà nước chỉ có thể đẩy giúp anh một chút khi anh không nổ máy được, chứ không thể xô mãi được. Là “bà đỡ” cho DN nhưng nhà nước không được tạo cho DN thói quen sống nhờ bao cấp. Cuối cùng, Việt Nam phải tái cơ cấu thể chế kinh tế của mình. Thể chế kinh tế phù hợp sẽ biến thành lực lượng vật chất, mà “khoán 10” trong nông nghiệp là một điển hình nhất về đổi mới thể chế kinh tế. Việt Nam phải sử dụng 4 nhóm công cụ điều tiết vĩ mô: nhóm chính sách về tài khóa; chính sách tiền tệ; chính sách chi tiêu; và chính sách ngoại thương một cách đồng bộ. Từ đó, Nhà nước tác động tới thị trường, thị trường tác động tới DN. Tái cơ cấu phải từ chính sách “Không phải nói tái cấu trúc, chuyển dịch cơ cấu mà làm ngay được. Các Bộ ngành được giao làm chiến lược
  8. nhưng chính sách lại không đi liền”, ông Lịch quan ngại. “Trong nền kinh tế thị trường, cơ cấu kinh tế điều chỉnh theo chính sách, Nhà nước không thể đứng ra yêu cầu người này trồng cây gì, sản xuất mặt hàng gì, mà phải tái cơ cấu từ chính sách”. Trong khi đó, theo ông Nguyễn Đình Cung, quá trình hoạch định chính sách, pháp luật của Việt Nam đã lạc hậu, không đảm bảo có được chính chính sách, pháp luật tốt. “Bộ máy nhà nước bị “bắt cóc” bởi các quy định pháp luật - regulation capture”, bị ràng buộc và không thể linh hoạt xử lý được. Ngay tổ chức bộ máy hoạch định chính sách, pháp luật, bộ máy thực thi pháp luật, điều tiết kinh tế cũng không còn phù hợp. Tổ chức bộ máy vẫn chủ yếu theo ngành, phụ thuộc vào lợi ích cục bộ, hoặc bị chi phối bởi lợi ích nhóm… Câu chuyện mà Ts. Phan Đăng Tuất kể, khi chỉ riêng công nghiệp đã có 13 Bộ quản lý, khiến Viện Nghiên cứu
  9. Chiến lược và chính sách công nghiệp của ông gặp khó trong làm chiến lược là một ví dụ. Lo làm chiến lược công nghiệp, nhưng thực tế sản xuất xi măng là Bộ Xây dựng quản lý, sản xuất ô tô, tàu hỏa, tàu thủy lại của Bộ GT- VT… “Cả ngành công nghiệp bị xé nát!” Theo Ts. Phan Đăng Tuất muốn tái cấu trúc, “việc đầu tiên phải làm là tái cấu trúc quản lý”. “Không tái cấu trúc ngay câu chuyện quản lý này thì những bất cập vẫn mãi là chuyện muôn thủa, và các ngành không quản lý nối, không kết nối nổi”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2