T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017<br />
<br />
MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ GLUCAGON-LIKE PEPTID-1<br />
HUYẾT THANH VỚI LIPID MÁU VÀ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA<br />
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2 CHẨN ĐOÁN LẦN ĐẦU<br />
Lê Đình Tuân*; Nguyễn Thị Phi Nga**; Trần Thị Thanh Hóa***<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ glucagon-like peptid-1 (GLP1) huyết thanh khi<br />
đói với các thành phần lipid máu và hội chứng chuyển hóa (HCCH) ở bệnh nhân (BN) đái tháo<br />
đường (ĐTĐ) týp 2 chẩn đoán lần đầu. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang<br />
trên 170 BN ĐTĐ týp 2 chẩn đoán lần đầu tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Kết quả:<br />
- Tỷ lệ BN tăng triglycerid là 58,8%, tăng cholesterol 55,9%, tăng LDL-C 46,3%, giảm HDL-C<br />
14,1%. Nồng độ trung bình GLP-1 giảm có ý nghĩa thống kê ở BN có tăng LDL-C, giảm HDL-C<br />
(p < 0,05). Nồng độ GLP-1 có mối tương quan nghịch với LDL-C (r = -0,172).<br />
- Tỷ lệ BN có HCCH 29,4%. Ở BN có HCCH, nồng độ trung bình GLP-1 giảm có ý nghĩa<br />
thống kê, tỷ lệ này cao hơn so với nhóm BN không có HCCH. Phân tích đa biến, HCCH có liên<br />
quan đến nồng độ GLP-1, cholesterol, tuổi và nồng độ insulin máu (p < 0,05).<br />
Kết luận: ở BN ĐTĐ týp 2 chẩn đoán lần đầu, nồng độ GLP-1 liên quan có ý nghĩa thống kê<br />
với nồng độ LDL-C, HDL-C và HCCH.<br />
* Từ khóa: Đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu; Glucagon-like peptid-1; Triglycerid;<br />
Cholesterol; HDL-C; LDL-C.<br />
<br />
The Relationship between Serum Glucagon-Like Peptide-1<br />
Concentration with Serum Lipid and Metabolic Syndrome in Patients<br />
with Firstly-Diagnosed Type 2 Diabetes Mellitus<br />
Summary<br />
Objectives: To determine the relationship between fasting serum glucagon-like peptide-1 (fGLP-1)<br />
concentration with plasma lipid and metabolic syndrome in patients with firstly-diagnosed type 2<br />
diabetes mellitus (f2DM). Subjetcs and methods: A cross-sectional descriptive study was carried<br />
out on 170 patients with f2DM in National Endocrinology Hospital. Results:<br />
The percentage of hypertriglyceridemia was 58.8%, hypercholesterol was 55.9%, hyper-LDL-C<br />
was 46.3%, decreased HDL-C was 14.1%. The plasma concentrations of fGLP-1 were significantly<br />
decreased in patients with elevated LDL-C and decreased HDL-C (p < 0.05). fGLP-1 had a negative<br />
correlation with LDL-C (r = - 0.172).<br />
* Đại học Y Dược Thái Bình<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
*** Bệnh viện Nội tiết Trung ương<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Đình Tuân (letuan985@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 02/08/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 08/11/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 24/11/2017<br />
<br />
54<br />
<br />
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017<br />
The proportion of the patients with metabolic syndrome was 29.4%. In these patients ,<br />
the average concentrations of fGLP-1 reduced significantly and the rate of reduced fGLP-1 was<br />
higher than that in the patients without metabolic syndrome. In the multivariate analysis<br />
model, metabolic syndrome was associated with fGLP-1, cholesterol, age and insulin (p < 0.05).<br />
Conclusion: In f2DM, there was relationship between fGLP-1 and LDL-C, HDL-C and metabolic<br />
syndrome.<br />
* Keywords: Firstly-diagnosed type 2 diabetes mellitus; Glucagon-like peptide-1; Triglyceride;<br />
Cholesterol; HDL-C; LDL-C.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Rối loạn chuyển hóa lipid gặp khá phổ<br />
biến ở BN ĐTĐ týp 2 và nằm trong bệnh<br />
cảnh của HCCH. Nhiều nghiên cứu cho<br />
thấy rối loạn lipid máu làm tăng nguy cơ<br />
bệnh tim mạch trong ĐTĐ lên 2 - 4 lần.<br />
HCCH ở BN ĐTĐ týp 2 được xem là yếu<br />
tố nguy cơ gây bệnh mạch vành, làm tăng<br />
sự xuất hiện các biến chứng mạn tính của<br />
BN ĐTĐ týp 2 [4, 5]. GLP-1 là một hormon<br />
đường tiêu hóa có nhiều tác dụng sinh<br />
học quan trọng như: hạ glucose máu,<br />
ức chế bài tiết glucagon, kích thích tái<br />
sinh và tăng sinh tế bào β của tụy, chống<br />
xơ vữa mạch máu, bảo vệ thần kinh, bảo<br />
vệ tim, ảnh hưởng đến chuyển hóa lipid,<br />
ngăn chặn sự phát triển của HCCH [6].<br />
Mặc dù GLP-1 mới được quan tâm trong<br />
những năm gần đây, nhưng cũng đã có<br />
nhiều nghiên cứu về vai trò, mối liên quan<br />
giữa GLP-1 với glucose máu, insulin,<br />
C-peptid… Tuy nhiên, còn ít nghiên cứu<br />
đề cập đến mối liên quan giữa GLP-1 với<br />
các thành phần lipid máu và HCCH. Vì vậy,<br />
chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm<br />
mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa<br />
nồng độ GLP-1 huyết thanh khi đói với các<br />
thành phần lipid máu và HCCH ở BN ĐTĐ<br />
týp 2 chẩn đoán lần đầu.<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
170 BN ĐTĐ týp 2 chẩn đoán lần đầu<br />
điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương<br />
từ 12 - 2014 đến 12 - 2016.<br />
Tiêu chuẩn loại khỏi nghiên cứu:<br />
+ BN ĐTĐ týp 1, BN ĐTĐ týp 2 đã<br />
được điều trị thuốc hạ glucose máu thuộc<br />
nhóm đồng vận thụ thể GLP-1 hoặc ức<br />
chế DPP-4.<br />
+ BN đang có tình trạng bệnh nặng<br />
hoặc cấp tính: hôn mê, tiền hôn mê, hạ<br />
glucose máu, cơn tăng huyết áp kịch phát,<br />
lao, viêm phổi, HIV, viêm gan, suy thận<br />
nặng, thiếu máu nặng, có thai, cơn đau<br />
thắt ngực không ổn định, tai biến mạch<br />
máu não, nhồi máu cơ tim, rối loạn đông<br />
máu, suy kiệt nặng, rối loạn tâm thần.<br />
+ BN đã phẫu thuật ống tiêu hóa, đang<br />
điều trị các bệnh ống tiêu hóa trước khi<br />
nhập viện. BN đang điều trị ung thư,<br />
nghiện rượu.<br />
+ BN không hợp tác, không thu thập đủ<br />
chỉ tiêu nghiên cứu.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
- Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả<br />
cắt ngang.<br />
- Chọn mẫu nghiên cứu: bằng phương<br />
pháp chọn mẫu thuận tiện.<br />
55<br />
<br />
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017<br />
* Nội dung nghiên cứu:<br />
- Khám lâm sàng: khám tổng quát các<br />
cơ quan: hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, thần<br />
kinh, tiết niệu...<br />
- Cận lâm sàng và thăm dò chức năng:<br />
các chỉ số sinh hóa máu cơ bản: cholesterol,<br />
triglycerid, HDL-C, LDL-C, glucose máu,<br />
HbA1c, định lượng hormon GLP-1.<br />
* Tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu:<br />
- Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo<br />
khuyến cáo ADA (2015) [5].<br />
- Đánh giá béo bụng theo Hiệp hội ĐTĐ<br />
Đông Nam Á [4]: béo bụng: nam giới:<br />
vòng bụng ≥ 90 cm; nữ giới: vòng bụng<br />
≥ 85 cm.<br />
- Phân loại tăng huyết áp dựa vào tiêu<br />
chuẩn của Hội Tăng huyết áp và Tim mạch<br />
châu Âu (2013).<br />
- Định lượng thành phần lipid máu:<br />
+ Các thành phần lipid máu bao gồm:<br />
cholesterol toàn phần, triglycerid toàn phần,<br />
HDL-C, LDL-C.<br />
<br />
- Hội chứng chuyển hóa: chẩn đoán theo<br />
tiêu chuẩn của Liên đoàn ĐTĐ Quốc tế<br />
(áp dụng cho người châu Á) khi có ít nhất<br />
3 trong các rối loạn sau: béo bụng; giảm<br />
HDL-C; tăng triglycerid; tăng huyết áp;<br />
tăng glucose máu khi đói, trong đó béo<br />
bụng là tiêu chuẩn bắt buộc [4].<br />
- Định lượng GLP-1:<br />
+ Nguyên lý: dựa trên phản ứng đặc<br />
hiệu giữa kháng thể được gắn ở đáy<br />
giếng ELISA với kháng nguyên GLP-1 có<br />
trong huyết thanh của BN, kết hợp với<br />
chuyển màu của cơ chất đặc hiệu trong<br />
phản ứng ELISA, đo màu ở máy phổ<br />
quang kế có bước sóng 450 nm. Sử dụng<br />
kít ELISA (Nhật Bản).<br />
+ Cơ sở xét nghiệm: Trung tâm Y Dược<br />
học Quân sự, Học viện Quân y.<br />
+ Nồng độ GLP-1 giảm khi GLP-1<br />
< 7,12 pmol/l [2].<br />
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS<br />
16.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 2: Đặc điểm của đối tượng nghiên<br />
cứu.<br />
<br />
+ Phương pháp: định lượng theo phương<br />
pháp enzym so mầu.<br />
<br />
Bảng 1: Phân loại rối loạn lippid máu<br />
theo Bộ Y tế Việt Nam 2014.<br />
Bình thƣờng<br />
(mmol/l)<br />
<br />
Không bình<br />
thƣờng<br />
(tăng, giảm)<br />
<br />
Cholesterol<br />
<br />
< 5,2<br />
<br />
≥ 5,2<br />
<br />
Triglycerid<br />
<br />
< 1,7<br />
<br />
≥ 1,7<br />
<br />
HDL-C<br />
<br />
< 0,9<br />
<br />
≤ 0,9<br />
<br />
LDL-C<br />
<br />
< 3,1<br />
<br />
≥ 3,1<br />
<br />
56<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Nam<br />
<br />
90<br />
<br />
52,9<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
80<br />
<br />
47,1<br />
<br />
Tăng huyết áp<br />
<br />
52<br />
<br />
30,6<br />
<br />
Béo bụng<br />
<br />
57<br />
<br />
33,5<br />
<br />
103<br />
<br />
60,6<br />
<br />
Giới<br />
<br />
+ Máy sử dụng: AU 680 (Mỹ).<br />
<br />
Thông số<br />
<br />
Số lƣợng<br />
(n = 170)<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
GLP-1<br />
<br />
Giảm<br />
Trung bình (pmol/l)<br />
<br />
7,31 ± 3,65<br />
<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
55,00 ± 10,35<br />
<br />
Glucose máu khi đói<br />
(mmol/l)<br />
<br />
11,90 ± 4,49<br />
<br />
HbA1c (%)<br />
<br />
9,55 ± 2,63<br />
<br />
Tỷ lệ BN nam cao hơn nữ, đa số BN có<br />
tăng glucose máu khi đói (88,2%), 90,6% BN<br />
tăng HbA1c. Tỷ lệ giảm GLP-1 60,6%.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017<br />
Bảng 3: Đặc điểm về rối loạn các thành<br />
phần lipid và HCCH.<br />
Thành phần lipid<br />
<br />
Triglycerid<br />
(mmol/l)<br />
Cholesterol<br />
(mmol/l)<br />
<br />
Tăng<br />
Trung bình<br />
Tăng<br />
<br />
Số lƣợng<br />
(n = 170)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
100<br />
<br />
58,8<br />
<br />
2,71 ± 2,02<br />
95<br />
<br />
55,9<br />
<br />
Bảng 4: Liên quan giữa nồng độ GLP-1<br />
khi đói với các thành phần lipid máu.<br />
Các thành phần<br />
lipid máu<br />
<br />
Trung bình Tỷ lệ giảm<br />
Tăng<br />
Triglycerid<br />
(mmol/l)<br />
<br />
HDL-C<br />
(mmol/l)<br />
LDL-C<br />
(mmol/l)<br />
<br />
Trung bình<br />
Tăng<br />
Trung bình<br />
HCCH<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
5,35 ± 1,33<br />
Tăng<br />
<br />
Giảm<br />
<br />
7,55 ± 3,50 55 (55,0)<br />
<br />
Bình thường 6,96 ± 3,84 48 (68,6)<br />
p<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
GLP-1 (n = 170)<br />
(pmol/l)<br />
<br />
23<br />
<br />
14,1<br />
<br />
1,25 ± 0,42<br />
65<br />
<br />
50<br />
<br />
Cholesterol<br />
Bình thường 7,20 ± 3,75 49 (65,3)<br />
(mmol/l)<br />
p<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
<br />
46,3<br />
<br />
3,15 ± 1,11<br />
29,4<br />
<br />
Giảm<br />
HDL-C<br />
(mmol/l)<br />
<br />
Tăng<br />
LDL-C<br />
(mmol/l)<br />
<br />
5,60 ± 2,67 17 (73,9)<br />
<br />
Bình thường 7,46 ± 3,57 83 (59,3)<br />
p<br />
<br />
Tỷ lệ tăng triglycerid là 58,8%, tăng<br />
cholesterol 55,9%, giảm HDL-C 14,1%.<br />
<br />
7,40 ± 3,58 54 (56,8)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
6,61 ± 3,25 45 (66,2)<br />
<br />
Bình thường 7,83 ± 3,79 45 (57,0)<br />
<br />
Tỷ lệ BN có HCCH là 29,4%.<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Nồng độ trung bình GLP-1 giảm có ý nghĩa<br />
thống kê ở BN có tăng LDL-C và giảm HDL-C<br />
(p < 0,05).<br />
<br />
Bảng 5: Liên quan giữa nồng độ GLP-1<br />
khi đói với HCCH.<br />
GLP-1 (n = 170)<br />
(pmol/l)<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Trung bình Tỷ lệ giảm<br />
Có (n = 50)<br />
<br />
6,11 ± 2,43 36 (72,0)<br />
<br />
Không (n = 120) 7,81 ± 3,95 67 (55,8)<br />
HCCH<br />
(n = 170)<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tương quan giữa GLP-1<br />
khi đói với LDL-C.<br />
Nồng độ GLP-1 có tương quan nghịch<br />
mức độ nhẹ với nồng độ LDL-C (r = - 0,172;<br />
p < 0,05).<br />
<br />
p<br />
OR<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
OR = 0,49; 95%CI<br />
(0,24 - 1,01)<br />
<br />
Nồng độ trung bình GLP-1 giảm, tỷ lệ<br />
giảm nồng độ GLP-1 tăng có ý nghĩa<br />
thống kê ở BN có HCCH so với nhóm BN<br />
không có HCCH.<br />
57<br />
<br />
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017<br />
Bảng 6: Tương quan hồi quy đa biến<br />
logistic xác định liên quan giữa HCCH với<br />
nồng độ GLP-1 máu khi đói, cholesterol,<br />
hs-CRP, tuổi và insulin.<br />
Mô hình<br />
<br />
Hệ số β<br />
<br />
SE<br />
<br />
p<br />
<br />
GLP-1 máu khi đói<br />
<br />
0,182<br />
<br />
0,079<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
-0,062<br />
<br />
0,023<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Insulin<br />
<br />
-0,011<br />
<br />
0,003<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
hs-CRP<br />
<br />
-0,014<br />
<br />
0,013<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Cholesterol<br />
<br />
-0,370<br />
<br />
0,171<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Hằng số<br />
<br />
6,413<br />
<br />
HCCH có liên quan đến giảm nồng độ<br />
GLP-1, cholesterol, tuổi và nồng độ insulin<br />
máu (p < 0,05).<br />
BÀI LUẬN<br />
Rối loạn lipid máu là đặc điểm điển<br />
hình ở BN ĐTĐ týp 2, xuất hiện sớm, là<br />
một nhân tố quan trọng cùng với kháng<br />
insulin thúc đẩy sự phát sinh và tiến triển<br />
của ĐTĐ. Rối loạn lipid máu gặp trên 50%<br />
BN ĐTĐ týp 2 và là một trong những yếu<br />
tố nguy cơ tim mạch gây biến chứng<br />
mạch máu ở BN ĐTĐ. Nhiều nghiên cứu<br />
ghi nhận, rối loạn lipid máu ở BN ĐTĐ<br />
týp 2 thường gặp là giảm HDL-C, tăng<br />
triglycerid, tăng cholesterol, tăng LDL-C<br />
nhỏ đậm đặc. Nguyễn Thị Thu Thảo nghiên<br />
cứu trên BN ĐTĐ týp 2 mới chẩn đoán [3]<br />
cho kết quả tương tự, tăng cholesterol<br />
60,4% và tăng triglycerid 51,3%. Incretin<br />
có ảnh hưởng đến chuyển hóa lipid sau<br />
ăn nên tác động tốt tới chức năng tim<br />
mạch và nội mô. Tăng cường kết nối thụ<br />
thể GLP-1 với ức chế DPP-4 làm giảm<br />
hấp thu apolipoprotein B-48 giàu triglycerid.<br />
58<br />
<br />
GLP-1 kiểm soát chuyển hóa lipid ở gan,<br />
nó làm giảm lượng lipid trong gan, đồng<br />
thời thúc đẩy sự bộc lộ các gen tham gia<br />
điều hòa oxy hóa axít béo. GLP-1 và các<br />
chất ức chế DPP-4 cho thấy có ảnh hưởng<br />
đến nồng độ lipid sau ăn, ức chế tăng<br />
triglycerid và các axít béo tự do [7]. Kết quả<br />
nghiên cứu này nhận thấy, nồng độ GLP-1<br />
giảm có ý nghĩa thống kê ở nhóm tăng<br />
LDL-C, giảm HDL-C (p < 0,05). Có mối<br />
tương quan nghịch mức độ nhẹ giữa nồng<br />
độ GLP-1 với LDL-C (r = -0,172; p < 0,05).<br />
Nồng độ GLP-1 ở nhóm tăng cholesterol<br />
có xu hướng cao hơn so với nhóm không<br />
tăng cholesterol (p > 0,05). Nghiên cứu<br />
của nhiều tác giả có kết quả khác nhau:<br />
Minako Yamaoka-Tojo và CS [11] nhận<br />
thấy nồng độ GLP-1 có tương quan thuận<br />
với LDL-C ở đối tượng BN tiền HCCH<br />
(r = 0,243, p < 0,05), tương quan nghịch<br />
với HDL-C (r = -0,229, p < 0,05). Marian<br />
Alssema và CS (2013) [10] nghiên cứu<br />
trên 163 đối tượng có dung nạp glucose<br />
máu bình thường, 20 BN có tăng glucose<br />
máu và 20 BN ĐTĐ týp 2 thấy không có<br />
mối liên quan giữa nồng độ GLP-1 khi đói<br />
với triglycerid. Tuy nhiên, có mối tương<br />
quan giữa biến thiên nồng độ GLP-1 theo<br />
thời gian sau khi sử dụng glucose bằng<br />
đường uống với triglycerid. Katja Piotrowski<br />
và CS (2013) [9] nhận thấy có mối tương<br />
quan thuận giữa GLP-1 với triglycerid<br />
(r = 0,35, 95%CI 0,18 - 0,52). Như vậy,<br />
mối liên quan giữa nồng độ GLP-1 với<br />
các thành phần lipid máu rất khác nhau<br />
ở các nghiên cứu, điều này có thể do khác<br />
nhau về đối tượng nghiên cứu, phương<br />
pháp định lượng, thời điểm định lượng<br />
<br />