MỐI QUAN HỆ GIỮA KỸ NĂNG TỰ NHẬN THỨC<br />
VÀ TINH THẦN LẠC QUAN CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN<br />
NGUYỄN PHƯỚC CÁT TƯỜNG<br />
ĐINH THỊ HỒNG VÂN – TRẦN THỊ HÓA<br />
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm khảo sát mối quan hệ giữa kỹ năng tự nhận<br />
thức và tinh thần lạc quan của trẻ vị thành niên. Nghiên cứu đƣợc thực hiện<br />
trên 150 học sinh lớp 8 và lớp 9, Trƣờng Trung học Cơ sở (THCS) Phong<br />
Hiền, Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Hệ số Pearson cho thấy tinh thần<br />
lạc quan tƣơng quan thuận với kỹ năng tự nhận thức. Đồng thời, mối quan hệ<br />
này vẫn đảm bảo sự nhất quán khi đƣợc xét dƣới góc độ giới tính và khối<br />
lớp. Kết quả nghiên cứu đã góp phần chứng minh mối quan hệ giữa tinh thần<br />
lạc quan và kỹ năng tự nhận thức. Một số kiến nghị đã đƣợc đề xuất nhằm<br />
hỗ trợ trẻ vị thành niên nâng cao kỹ năng tự nhận thức trên cơ sở phát huy<br />
tinh thần lạc quan.<br />
Từ khóa: kỹ năng tự nhận thức, tinh thần lạc quan, trẻ vị thành niên<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Vị thành niên là lứa tuổi có nhiều biến động về sự phát triển tâm sinh lý và nhận thức xã<br />
hội. Đây cũng chính là giai đoạn trẻ bắt đầu hành trình “tôi đi tìm tôi” của mình. Trẻ bắt<br />
đầu tự đánh giá lại chính bản thân, có khả năng tự nhận thức cao và cũng dễ bị tổn<br />
thƣơng, dễ có những hành vi chống đối cha mẹ hoặc thầy cô giáo. Đối với nhiều em, sự<br />
mất cân xứng giữa “cái tôi” bên ngoài (những thay đổi về hình dáng, về cơ quan sinh<br />
dục...) và “cái tôi” bên trong (những cách thức ứng xử, những hiểu biết về chính cơ thể<br />
mình và ngƣời khác...) khiến các em bỡ ngỡ và lúng túng. Trẻ dễ bị khủng hoảng và dễ<br />
có những hành vi lệch lạc nếu nhƣ không xây dựng đƣợc một hình ảnh đúng đắn và<br />
tích cực về chính bản thân mình. Các hiện tƣợng tự tử, vi phạm pháp luật, có thai ngoài<br />
ý muốn hiện nay ở trẻ vị thành niên… phần nhiều là hậu quả của việc trẻ nhận thức lệch<br />
lạc về bản thân. Có thể nhận định rằng càng hiểu rõ về bản thân, trẻ vị thành niên càng<br />
có thể kiểm soát và lựa chọn hành vi muốn biểu hiện. Sự lựa chọn này trở thành một sức<br />
mạnh nội tại không ai có thể lấy đi. Mặt khác, tự nhận thức cũng giúp trẻ vị thành niên<br />
nhận rõ mình có những điểm yếu nào để có thể khắc phục kịp thời. Đồng thời, trẻ không<br />
tự đẩy bản thân vào những thế yếu, theo đuổi những cái viển vông, không thực tế và<br />
không phù hợp với năng lực hiện có của mình. Việc hình thành và phát triển kỹ năng tự<br />
nhận thức, vì thế, đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự hoàn thiện nhân cách<br />
của trẻ vị thành niên.<br />
Kỹ năng tự nhận thức là một kỹ năng phức tạp, chịu ảnh hƣởng của khá nhiều yếu tố.<br />
Kearney nhấn mạnh rằng các đặc điểm sinh học, tâm lý, nhận thức, xã hội, môi trƣờng,<br />
văn hóa... đều góp phần ảnh hƣởng đến sự phát triển cá nhân và kỹ năng tự nhận thức<br />
của trẻ vị thành niên [3]. Tinh thần lạc quan là một trong những yếu tố này. Một số<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(32)/2014: tr. 69-77<br />
<br />
70<br />
<br />
NGUYỄN PHƢỚC CÁT TƢỜNG và cs.<br />
<br />
nghiên cứu đã khẳng định vai trò quan trọng của tinh thần lạc quan đối với kỹ năng tự<br />
nhận thức. Nghiên cứu của Mäkikangas, Kinnunen, Feldt cho thấy rằng tinh thần lạc<br />
quan và việc nhận thức về giá trị của bản thân có mối tƣơng quan rất cao [4]. Theo đó,<br />
những cá nhân với tinh thần lạc quan cao có khả năng nhận định về giá trị, vị trí của cá<br />
nhân một cách tích cực hơn. Ngoài ra, họ đồng thời là những ngƣời tự tin về năng lực và<br />
phẩm chất của mình [4]. Luận án tiến sỹ của Wenglert cũng củng có kết quả này: những<br />
ngƣời tự tin về tƣơng lai của mình là những ngƣời đánh giá cao về giá trị của bản thân<br />
hơn là những ngƣời bi quan về tƣơng lai của chính mình [6].<br />
Ở lứa tuổi vị thành niên, sự nhận thức không chính xác về bản thân thƣờng bắt nguồn từ<br />
sự lạc quan thái quá hoặc sự bi quan quá mức. Trẻ vị thành niên cần nhận thức đƣợc<br />
tầm quan trọng của tinh thần lạc quan đối với kỹ năng tự nhận thức để có ý thức rèn<br />
luyện tinh thần lạc quan cho bản thân. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tinh thần lạc<br />
quan và kỹ năng tự nhận thức trên trẻ vị thành niên, vì vậy, có tính cấp thiết lớn, bởi<br />
việc xác định vững chắc mối quan hệ này sẽ đặt nền tảng cho việc đề xuất các biện pháp<br />
nâng cao tinh thần lạc quan cho trẻ vị thành niên, nhằm giúp các em phát triển kỹ năng<br />
tự nhận thức một cách thuận lợi và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hiện nay, ở Việt Nam và<br />
trên thế giới, việc nghiên cứu về mối tƣơng quan giữa tinh thần lạc quan và kỹ năng tự<br />
nhận thức trên đối tƣợng vị thành niên vẫn chƣa đƣợc quan tâm một cách thích đáng.<br />
Có thể khẳng định rằng mảng đề tài nghiên cứu này cần đƣợc chú trọng hơn nữa.<br />
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Để khảo sát và đánh giá mối quan hệ giữa kỹ năng tự nhận thức và tinh thần lạc quan<br />
của trẻ vị thành niên, chúng tôi sử dụng hai phƣơng pháp chủ yếu: phƣơng pháp điều tra<br />
bằng bảng hỏi và phƣơng pháp trắc nghiệm.<br />
a. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi<br />
Bảng hỏi khảo sát kỹ năng tự nhận thức của trẻ vị thành niên đƣợc thiết kế phỏng theo<br />
phần đánh giá “Tự nhận thức” trong Bảng hỏi “Trí tuệ cảm xúc” (EI Questionnaire) từ<br />
website silver.clarinet.com - một website chuyên tổ chức các khóa tập huấn, khóa học,<br />
khóa huấn luyện về kỹ năng mềm và kỹ năng lãnh đạo trực tuyến tại Hoa Kỳ[1]. Bảng<br />
hỏi này đƣợc xây dựng dựa trên quan điểm của Daniel Goldman [2]về tự nhận thức,<br />
gồm có 16 item, đánh giá ở ba khía cạnh:<br />
+ Tự nhận thức xúc cảm bản thân (emotion self-awareness): bộc lộ cảm xúc; lý do nảy<br />
sinh xúc cảm và ảnh hƣởng của xúc cảm với hoạt động và các mối quan hệ của cá nhân.<br />
(3 item)<br />
+ Tự đánh giá bản thân (self-assessment): nhận thức đƣợc điểm mạnh và điểm yếu của<br />
bản thân; đánh giá và rút kinh nghiệm từ những trải nghiệm của bản thân; tiếp thu<br />
những phản hồi một cách vô tƣ, có những mục tiêu mới, học tập không ngừng và tự<br />
phát triển bản thân; có khả năng tự trào về bản thân. (6 item)<br />
+ Sự tự tin (self-confidence): có khả năng hoạt động độc lập; hiện diện một cách tự tin<br />
và thể hiện “sự có mặt” của bản thân với mọi ngƣời; có thể nói ra những quan điểm<br />
<br />
MỐI QUAN HỆ GIỮA KỸ NĂNG TỰ NHẬN THỨC VÀ TINH THẦN LẠC QUAN...<br />
<br />
71<br />
<br />
khác biệt và sẵn sàng bảo vệ niềm tin về những gì bản thân cho là đúng; quyết đoán và<br />
đƣa ra những quyết định chính xác bất chấp rủi ro và các áp lực. (7 item)<br />
Mỗi item nhƣ vậy có 6 mức độ tần suất để khách thể lựa chọn, với kết quả định tính<br />
đƣợc chuyển sang định lƣợng nhƣ sau: Không bao giờ = 1, Hiếm khi = 2, Thỉnh<br />
thoảng=3, Thƣờng xuyên=4, Gần nhƣ luôn luôn = 5, Luôn luôn=6.<br />
b. Phương pháp trắc nghiệm<br />
Trắc nghiệm tinh thần lạc quan phiên bản chỉnh sửa (Life Orientation Test – Revised –<br />
LOT – R) của Scheier và Carver [5] đƣợc sử dụng nhằm xác định mức độ lạc quan của<br />
học sinh THCS; trên cơ sở đó, tìm hiểu mối quan hệ của nét nhân cách này với mức độ<br />
kĩ năng tự nhận thức. LOT – R khá đơn giản gồm có 10 items, trong đó 3 items 1, 4, 10<br />
đánh giá tính lạc quan và 3 items 3, 7, 9 đánh giá tính bi quan. Đặc biệt items 2, 5, 6 và<br />
8 là những items có chức năng “làm đầy” (fillers), tránh cho khách thể biết họ đang<br />
đƣợc đánh giá về tinh thần lạc quan. Mỗi item nhƣ vậy có 5 mức độ lựa chọn từ “hoàn<br />
toàn đồng ý” đến “hoàn toàn không đồng ý”.<br />
Cách tính điểm: Không tính điểm các câu 2, 5, 6 và 8. Đối với các câu 1,4 và 10: hoàn<br />
toàn đồng ý = 4; đồng ý = 3; không đồng ý cũng không phản đối = 2; không đồng ý = 1;<br />
hoàn toàn không đồng ý = 0. Đối với các câu 3, 7 và 9 thì cho điểm ngƣợc lại, nghĩa là:<br />
hoàn toàn đồng ý = 0; đồng ý = 1… Việc đánh giá tính lạc quan dựa trên tổng điểm của<br />
các câu. 0 điểm là cực kì bi quan và 24 điểm là cực kỳ lạc quan và nhìn chung 15 điểm<br />
là tƣơng đối lạc quan [5]. Trắc nghiệm này đã đƣợc sử dụng khá phổ biến trong các<br />
nghiên cứu thuộc lĩnh vực tâm lý học trong những năm gần đây ở Việt Nam [][].<br />
Hai công cụ này đƣợc chúng tôi khảo sát trên 150 học sinh lớp 8 và lớp 9 Trƣờng THCS<br />
Phong Hiền, Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả khảo sát đƣợc phân tích bằng<br />
phần mềm SPSS 15.0. Chỉ số Cronbach alpha của bảng hỏi Tự nhận thức là 0,79, của<br />
trắc nghiệm LOT – R là 0,67. Điều này cho thấy bộ công cụ sử dụng trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi có độ tin cậy tƣơng đối cao, đảm bảo sự chính xác cho các kết quả thu<br />
đƣợc.<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Kỹ năng tự nhận thức của học sinh Trường Trung học Cơ sở Phong Hiền,<br />
Phong Điền, Thừa Thiên Huế<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiếp cận khái niệm tự nhận thức theo quan điểm của<br />
Goleman [2]. Tự nhận thức là một mặt biểu hiện của năng lực cảm xúc trong Mô Hình<br />
Năng Lực Cảm Xúc Bốn Thành Phần của Goleman (Goleman’s Four - Cluster<br />
Emotional Competency Model), gồm tự nhận thức, tự điều khiển, nhận thức xã hội và<br />
quản lý các mối quan hệ. Trong đó, tự nhận thức đƣợc xem là thành phần cốt lõi nhất<br />
của trí tuệ cảm xúc. Kỹ năng này bao gồm 3 kỹ năng bộ phận: tự nhận thức cảm xúc,<br />
đánh giá chính xác bản thân và thể hiện sự tự tin. Theo đó, kỹ năng tự nhận thức có thể<br />
đƣợc hiểu là năng lực cá nhân vận dụng có hiệu quả những tri thức, những kinh nghiệm<br />
để nhận biết đúng đắn về cảm xúc, các đặc điểm riêng của bản thân; những điểm mạnh,<br />
<br />
NGUYỄN PHƢỚC CÁT TƢỜNG và cs.<br />
<br />
72<br />
<br />
điểm yếu, vai trò, vị trí và định hướng cuộc sống của bản thân; tất cả được biểu hiện ở<br />
sự tự tin và quả quyết của bản thân trong thực tiễn cuộc sống.<br />
Kết quả ở bảng 1 cho thấy tần suất thực hiện các hoạt động liên quan đến kỹ năng tự<br />
nhận thức của học sinh THCS Phong Hiền, Phong Điền, Thừa Thiên Huế là trên mức<br />
trung bình ( X = 3,9). Nhìn chung, kết quả này cho thấy các em đã biết cách quan tâm<br />
đến việc hình thành và phát triển kỹ năng quan trọng này cho bản thân.<br />
Xét một cách cụ thể, kĩ năng tự đánh giá chính xác ( X =4,1) đƣợc các em thực hiện ở<br />
mức độ tần suất cao hơn so với tự nhận thức cảm xúc ( X =3,9) và thể hiện sự tự tin ( X<br />
=3,7). Có thể nhận thấy rằng kỹ năng tự đánh giá chính xác bản thân đƣợc phát triển khi<br />
các em nhận thức đƣợc điểm mạnh và điểm yếu của bản thân; rút kinh nghiệm từ những<br />
trải nghiệm của bản thân. Ngoài ra, kỹ năng tự đánh giá còn thể hiện qua khả năng tự<br />
trào của trẻ vị thành niên, khả năng tiếp thu những phản hồi một cách cởi mở từ ngƣời<br />
khác, có những mục tiêu mới, học tập không ngừng và tự phát triển bản thân. Bên cạnh<br />
đó, những nội dung khác của kỹ năng tự nhận thức cảm xúc và sự tự tin nhƣ bộc lộ cảm<br />
xúc, nhận thức đƣợc nguyên nhân nảy sinh của cảm xúc, quyết đoán, chấp nhận rủi ro<br />
để đạt đƣợc mục tiêu... cũng đƣợc học sinh THCS Phong Hiền, Phong Điền, Thừa<br />
Thiên Huế thực hiện một cách tích cực.<br />
Bảng 1. Mức độ tự nhận thức của học sinh trường THCS Phong Hiền, Phong Điền Thừa Thiên Huế<br />
Kĩ năng<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
Tự nhận thức cảm xúc<br />
<br />
3,9<br />
<br />
1,00<br />
<br />
Tự đánh giá chính xác<br />
<br />
4,1<br />
<br />
0,92<br />
<br />
Sự tự tin<br />
<br />
3,7<br />
<br />
0,89<br />
<br />
Chung<br />
<br />
3,9<br />
<br />
0,71<br />
<br />
Chú thích: X = Điểm trung bình; SD = Độ lệch chuẩn; 1≤ X ≤6<br />
<br />
Xét từng mặt biểu hiện của nhóm tiểu kỹ năng tự đánh giá, chúng tôi ghi nhận đƣợc<br />
những kết quả khá tốt. Có đến gần 50% các em luôn luôn tìm kiếm cơ hội để mở rộng<br />
vốn tri thức và kỹ năng của bản thân, 48% các em luôn luôn thừa nhận những điểm<br />
mạnh và điểm yếu của bản thân. Điều này có thể giúp các em nhận ra đƣợc những ƣu<br />
điểm của bản thân để từ đó có thể phát huy những điểm mạnh, bên cạnh đó hạn chế,<br />
khắc phục những nhƣợc điểm bản thân còn tồn tại.<br />
Đối với kĩ năng tự nhận thức cảm xúc, các số liệu khảo sát cho thấy 42% các em luôn<br />
luôn nhận biết đƣợc các tình huống gây nên cảm xúc riêng của bản thân mình (Ví dụ:<br />
em biết điều gì khiến em vui, điều gì làm em buồn). Ngoài ra, 23,3% các em luôn luôn<br />
biết đƣợc cảm xúc của mình có thể ảnh hƣởng đến các hoạt động và mối quan hệ của<br />
bản thân. Đây chính là việc các em nhận ra cầu nối giữa tình cảm và suy nghĩ của bản<br />
<br />
MỐI QUAN HỆ GIỮA KỸ NĂNG TỰ NHẬN THỨC VÀ TINH THẦN LẠC QUAN...<br />
<br />
73<br />
<br />
thân, sự liên quan giữa cảm xúc, lời nói và hành động. Quan trọng hơn, việc hiểu đƣợc<br />
tình cảm, cảm xúc của bản thân sẽ giúp các em kiểm soát đƣợc tình cảm và hành vi của<br />
chính mình.<br />
Đối với kĩ năng thể hiện sự tự tin, kết quả khảo sát cho thấy 48% các em luôn luôn có<br />
quyết tâm làm bằng đƣợc điều đã định, dù khó khăn trở ngại đến mấy cũng không thay<br />
đổi. Nhƣ vậy, nhìn chung mức độ tần suất thực hiện các nội dung của kỹ năng tự nhận<br />
thức ở các em HS THCS Phong Hiền, Phong Điền, Thừa Thiên Huế là tƣơng đối khá. Ở<br />
một số mặt thể hiện, mức độ luôn luôn chiếm số lƣợng khá lớn các em trong nhóm mẫu.<br />
Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều HS chƣa quan tâm thực hiện tốt một số nội dung quan<br />
trọng của kỹ năng tự nhận thức. Chẳng hạn nhƣ đến 51% các em hiếm khi biến việc<br />
tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội… thành cơ hội để học hỏi những<br />
điều mới hoặc mở rộng kinh nghiệm cá nhân; 48% các em cảm thấy hiếm khi tự tin để<br />
học tập, làm việc mà không cần giám sát trực tiếp; 41% các em hiếm khi bù đắp những<br />
điểm yếu của mình bằng cách làm việc với những ngƣời khác có điểm mạnh cần thiết<br />
mà các em không có; 24% các em hiếm khi bộc lộ cảm xúc của bản thân mình.<br />
Nhƣ vậy, khi xét điểm trung bình chung trên toàn mẫu, tần suất thực hiện các nội dung<br />
của kỹ năng tự nhận thức của HS THCS trƣờng Phong Hiền, Phong Điền, Tỉnh Thừa<br />
Thiên Huế ở trên mức trung bình, nhƣng khá nhiều các em thậm chí “không bao giờ”<br />
hoặc “hiếm khi” thực hiện một số nội dung quan trọng của kỹ năng này. Nhìn chung, có<br />
thể kết luận rằng kỹ năng tự nhận thức ở HSTHCS Phong Hiền, Phong Điền – Thừa<br />
Thiên Huế vẫn còn một số hạn chế và chƣa thực sự thuần thục. Việc đề xuất các biện<br />
pháp nâng cao kỹ năng này cho các em là điều hết sức cần thiết.<br />
2.2. Mối quan hệ giữa kỹ năng tự nhận thức và tinh thần lạc quan của học<br />
sinhTrường Trung học Cơ sở Phong Hiền, Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế<br />
Tinh thần lạc quan đƣợc định nghĩa là “sự mong đợi về kết quả tốt đẹp hơn là kết quả<br />
xấu sẽ xảy ra khi đối mặt với những vấn đề trong các lĩnh vực quan trọng của cuộc<br />
sống”[5, 219]. Với điểm trung bình chung trên toàn mẫu là 14,7 và 57,9% các em đạt<br />
điểm trung bình dƣới 15 theo trắc nghiệm mà Scheier và Carver [5] đề xuất, kết quả<br />
khảo sát cho thấy HS THCS Phong Hiền, Phong Điền – Thừa Thiên Huế có khuynh<br />
hƣớng nhìn nhận sự việc một cách bi quan hơn là lạc quan.<br />
Tuy nhiên, vẫn có 63 em, chiếm 42,1% trong nhóm mẫu, đạt điểm trung bình ≥ 15,<br />
nghĩa là các em có khuynh hƣớng nhìn nhận cuộc sống theo hƣớng lạc quan, tích cực.<br />
Các em cho rằng những khi chƣa biết chuyện gì xảy ra, các em vẫn mong chờ những<br />
điều tốt đẹp sẽ đến, luôn lạc quan về tƣơng lai của mình. Tỉ lệ này cho thấy bên cạnh<br />
những HS có tinh thần bi quan thì còn có những HS lạc quan trong cuộc sống. Đây là<br />
một dấu hiệu khá tích cực đƣợc ghi nhận từ nghiên cứu này.<br />
Kết quả bảng 2 cho thấy có sự tƣơng quan thuận giữa tinh thần lạc quan và kĩ năng tự<br />
nhận thức (r = 0,20, p