Môi trường sinh thái đô thị trong quá trình tăng trưởng kinh tế đô thị
lượt xem 17
download
Xây dựng và phát triển đô thị là một trong những mục tiêu quan trọng của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong đó tăng trưởng kinh tế là nhân tố có tính chất quyết định đối với sự phát triển của đô thị. Tăng trưởng kinh tế ở đô thị sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế của cả đất nước cùng phát triển. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá là một tất yếu của phát triển kinh tế xã hội, song sự phát triển kinh tế ở đô thị luôn mang theo những hậu...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Môi trường sinh thái đô thị trong quá trình tăng trưởng kinh tế đô thị
- Môi trường sinh thái đô thị trong quá trình ĐỀ TÀI: tăng trưởng kinh tế đô thị 1. Lời mở đầu: Xây dựng và phát triển đô thị là một trong những mục tiêu quan tr ọng c ủa công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong đó tăng trưởng kinh tế là nhân tố có tính chất quyết định đối với sự phát triển của đô thị. Tăng trưởng kinh tế ở đô thị sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế của cả đ ất n ước cùng phát triển. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá là một t ất y ếu c ủa phát tri ển kinh tế xã hội, song sự phát triển kinh tế ở đô thị luôn mang theo nh ững h ậu qu ả x ấu đến môi trường sinh thái. Thực tế tăng trưởng kinh tế và môi trường đô thị có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Một mặt tăng trưởng kinh tế làm thay đổi diện mạo đô thị, tạo nên những không gian mới, môi trường mới cho con người, mặt khác chúng làm ảnh hưởng không nhỏ, gây ô nhiễm – suy thoái môi trường sinh thái. Trước tình hình đó, việc bảo vệ – giữ gìn môi tr ường sống của con người là yêu cầu cấp bách của chiến lược phát triển kinh tế. B ởi môi trường là nơi cung cấp cho con người nguồn s ống, cung c ấp cho công cu ộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá những tiền đề – cơ sở quan trọng để phát triển. 2. Tìm hiểu về môi trường sinh thái đô thị và tăng trưởng kinh tế đô thị 2.1 Môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường sinh thái đô thị: * Môi trường sinh thái tự nhiên có 3 tính năng: + Cung cấp cho hoạt động của con người nguồn tài nguyên vật chất như ánh sáng, không khí, nước, đất và một khối lượng l ớn tài nguyên sinh v ật và khoáng sản. + Làm sạch các chất phế thải trong hoạt động kinh tế của con người. 1
- + Cung cấp cho đời sống của con người những nguồn không khí thoáng mát, trong lành. Đồng thời cung cấp nguồn tài nguyên vật chất để đáp ứng nhu cầu tinh thần và nâng cao phúc lợi xã hội cho con người. Như vậy môi trường sinh thái tự nhiên là cơ sở và điều kiện sinh tồn – phát triển của con người, cũng là điều kiện để phát triển kinh tế – xã hội. * Sự khác biệt quan trọng giữa môi trường sinh thái đô thị với môi trường sinh thái tự nhiên, chủ yếu biểu hiện ở tính xã hội, tính lệ thuộc và tính dễ biến đổi. + Môi trường sinh thái đô thị có tính xã hội. Hệ th ống sinh thái ch ịu tác động sâu sắc của chế độ xã hội, điều kiện kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá của con người. Chủ thể của hệ thống sinh thái đô thị là con người, các điểm dân cư đô thị, theo đặc điểm tập trung dân cư và tập trung kinh tế xã hội mà tạo lập một môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế xã hội phù hợp cho phát triển. + Môi trường sinh thái đô thị có tính lệ thuộc. Thay cũ đ ổi m ới c ủa h ệ thống sinh thái tự nhiên, năng lượng cung cấp cho hệ sinh thái đ ược chuyên ch ở từ nhiều nguồn. Đồng thời còn phải cung cấp cho h ệ th ống m ột kh ối l ượng lớn nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất, đời sống của con người, đào th ải ra ngoài những nguồn phế phẩm và bán thành phẩm. Khi các chất phế thải đào thải ra vượt quá khả năng đièu tiết dẫn đến ô nhiễm môi trường đô th ị và không gian xung quanh đô thị. + Tính dễ biến đổi. Hệ sinh thái đô thị có chủng loại sinh vật đ ơn đi ệu, kết cấu đơn giản nên dễ bị biến đổi. Khả năng chống chịu kém, nên dễ bị ảnh hưởng của các nhân tố môi trường. Cân bằng sinh thái đô thị rất dễ bị phá hoại. Các nhân tố sinh vật, phi sinh vật và nhân t ố xã h ội c ủa h ệ sinh thái đô th ị đều là những nhân tố môi trường của hoạt động nhân loại. Chúng tác động và ảnh hưởng đến hoạt động sống của con người, và đồng thời trong quá trình xây 2
- dựng và phát triển đô thị con người cũng tác động đến h ệ th ống các nhân t ố thuộc môi trường sinh thái ở đô thị. 2.2 Kinh tế đô thị và tăng trưởng kinh tế đô thị: * Chúng ta có thể hiểu kinh tế đô thị: - Là tổ hợp có hệ thống của một số ngành kinh tế phi nông nghiệp, các ngành này đặc trưng cơ bản là tập trung về địa lý, tiến bộ về công nghệ, chuyên môn hoá hệ thống tổ chức và hiệu quả kinh doanh cao, chúng không chỉ phân bố ở các ngành sản xuất vật chất và các ngành kinh doanh mà còn bao g ồm các ngành sinh hoạt xã hội như dịch vụ, du lịch, tiêng tệ, bảo vệ môi trường, phúc l ợi xã hội. Đó là tính chất khác nhau về chất của đô thị, cũng là toàn b ộ c ơ s ở c ủa tăng trưởng kinh tế đô thị. - Về nội dung vật chất, là tập hợp của cải xã hội không ch ỉ g ồm các y ếu t ố s ản xuất vật chất như đất đai, tài nguyên, sức lao động, mà còn g ồm các y ếu t ố sinh hoạt đô thị như các laọi hàng hoá lưu động, các loại kiến trúc và các công trình công cộng…đây là tế bào vật chất của đô thị. * Từ những phân tích cho thấy tăng trưởng kinh tế đô thị bao gồm 3 mặt nội dung là tăng trưởng giá trị, tăng trưởng dân số và tăng trưởng vật chất. Từ quá trình sản xuất ra các loại của cải vật ch ất và d ịch v ụ c ủa đô th ị, th ấy đ ược rằng các ngành phi sản xuất vật chất vầ các ngành kết cấu hạ tầng đô th ị cũng có ý nghĩa quan trọng như ngành sản xuất vật chất trực tiếp. Tính tiên tiến của quá trình tăng trưởng kinh tế đô thị không chỉ có tính hợp lý ở tỷ lệ các y ếu tố vật chất và tính hiệu quả cảu quá trình sản xuất vật ch ất mà còn ở tính tiên ti ến và hợp lý ở phương thức kết hợp toàn bộ các ngành kinh tế đô th ị nh ư các ngành sản xuất vật chất với ngành kết cấu hạn tầng, sự ăn khớp giữa các ngành kinh tế chủ đạo với toàn bộ các ngành kinh tế của đô thị. 3
- Các giai đoạn phát triển khác nhau, điều kiện môi trường kinh tế xã hội khác nhau ba lọai tăng trưởng đều có ý nghĩa khác nhau đối với quá trình tăng trưởng kinh tế đô thị. Tăng trưởng giá trị, tăng trưởng dân số và tăng trưởng vật chất luôn quan hệ mật thiết với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Các ngành kinh t ế hi ện đ ại đều có sự dung hoà kinh tế – xã hội rõ ràng, được bi ểu hi ện t ập trung ở s ự phát triển của quá trình tổng hợp hoá, thông tin hoá, xã hội hoá của các ngành trong đô t h ị. 3. Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường đô thị. 3.1 Tác động của tăng trưởng kinh tế tới môi trường đô thị. Lịch sử ra đời và phát triển của ngành công nghiệp luôn gắn liền với những vấn đề về môi trường sinh thái. Nhưng từ lâu, trong quá trình s ản xu ất và trong đời sống của mình con người chỉ chú ý đến những lợi ích vật ch ất, cùng những hiệu quả kinh tế trước mắt. Con người trở nên coi th ường những ảnh hưởng và tác động của môi trường tự nhiên tới quá trình sinh tồn và phát tri ển của mình. Ở thời kỳ đầu phát triển đô thị, môi trường sinh thái đô thị nhìn chung là cân bằng, quan hệ giữa đô thị với những khu vực xung quanh là quan h ệ cộng sinh. Đến khi đô thị phát triển nhanh chóng cùng với tốc đ ộ đô th ị hoá m ạnh m ẽ, đã vượt qua khả năng của môi trường đô thị đương th ời làm cho h ệ sinh thái đô thị bị mất cân bằng, quan hệ cộng sinh đã trở thành quan hệ ký sinh. Sự xuất hiện của công nghiệp đại cơ khí làm cho kinh tế hàng hoá có sự phát triển to lớn dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của đô th ị. Một mặt công nghiệp hoá và đô thị hoá cung cấp điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần chưa từng có cho con người, nhưng đồng thời cũng đem lại những áp lực và sự ảnh hưởng lớn tới môi trường tự nhiên. 4
- Tăng trưởng kinh tế đô thị là một quá trình tăng trưởng về vật ch ất, quy mô dân số và giá trị. Sự thay đổi nhanh chóng c ủa kinh t ế đô th ị đã có nh ững tác động mạnh mẽ tới môi trường sinh thái đô thị. * Trước hết, những thành tựu của việc tăng trưởng kinh tế sẽ có những tác động tiến bộ tới môi trường sống của con người. Sự phát triển của h ệ th ống cơ sở hạ tầng và các cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho đời s ống của con người đã trực tiếp làm thay đổi diện mạo cũng như cảnh quan xung quanh môi trường sống của con người. Tạo lập một môi trường kinh tế – xã h ội phát tri ển đầy đủ và ổn định. Con người không chỉ được sống trong môi trường đầy đ ủ v ề vật chất mà còn được nâng cao về mặt tinh thần và trí tuệ. - Đời sống kinh tế nâng cao, con nhiều có nhiều cơ hội phát triển và tạo lập cuộc sống cho mình. Nhờ những thành tựu của khoa học kỹ thuật, con người có thể tạo cho mình một không gian sống lý tưởng – một môi trường nhân tạo. Trong thời điểm với sự suy giảm của các nguồn năng lượng, con người đã tạo ra những nguồn năng lượng mới nhờ vào trí tuệ và những thành tựu kinh t ế đ ạt được. - Một đô thị phát triển đòi hỏi một không gian sống – một môi trường sinh thái trong lành, có thể cung cấp cho con người những nguồn năng lượng s ống thích hợp. Muốn vậy công cuộc xây dựng và phát triển đô thị không nằm ngoài những thay đổi và cải thiện môi trường tự nhiên – môi trường xã hội ở đô th ị theo hướng tích cực. - Khẳ năng giải quyết các vấn đề về môi trường đô th ị ph ụ thuộc vào hiệu quả phát triển kinh tế đô thị. Ví dụ như muốn giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí phải thay chất đốt than – củi bằng ga, điện, l ắp đ ặt các thi ết b ị l ọc bụi. Muốn giải quyết vấn đề ô nhiễm nước đô thị, phải xây dựng các nhà máy xử lý nước thải…Điều này đòi hỏi phải có một số vốn đầu tư lớn, dựa trên c ơ sở phát triển kinh tế mang lại. 5
- * Đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá - đô th ị hoá yêu c ầu ngày càng nhiều nguồn tài nguyên, năng lượng và đất đai dùng cho sản xuất công nghi ệp và xây dựng đô thị đã dẫn đến việc khai thác cạn ki ệt ngu ồn tài nguyên thiên nhiên và phá huỷ môi trường sống của con người. - Sự mở rộng về quy mô đô thị tất yếu dẫn đến việc khai thác và phá hu ỷ môi trường tự nhiên. Tạo một môi trường vật chất phát triển đầy đủ, cũng không tránh khỏi việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Song quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá nhanh chóng, cùng với ý th ức của con người đã làm tàn phá môi trượng tự nhiên một cách nặng nề. - Quá trình công nghiệp hoá và dân số tập trung đông ở các đô thị đã thải ra môi trường một khối lượng lớn các chất thải từ sinh hoạt và sản xu ất. Đ ồng thời sự tăng lên nhanh chóng của các phương tiện giao thông đi l ại ở đô th ị cũng thải vào không khí một lượng khí thải gây ô nhiễm l ớn cho môi tr ường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của người dân. Hơn nữa thông qua không khí và sông ngòi đô thị đã khuyếch tán tới giới tự nhiên bao lao gây ra sự cố cho môi trường không chỉ ở đô thị mà còn tạo thành những tai biến nghiêm trọng gây ảnh hưởng cho cuộc sống của con người trên cả hành tinh. Theo ghi chép, trong vòng 100 năm (1873 -1971) các quốc gia phát triển như Pháp, Anh, Mỹ, Nhật… đã xảy ra trên 30 cuộc tai biến nghiêm trọng đe doạ và làm huỷ hoại tính mạng của con người. Đó là sự xuất hiện của các đại dịch: viêm ph ổi, các tổn thương nội tạng, các bênh về tim mạch…Sự kiện khói mù ở Luân Đôn trong vòng 4 ngày đã có 400 người chết, sau 2 tháng lên đ ến 8000 người. Ước tính hàng năm trên thế giới có khoảng 3 triệu trẻ em tử vong trong đó s ố tr ẻ em ch ết do nhiễm nguồn nước bẩn chiếm 1/3. - Đời sống kinh tế thay đổi, những điều kiện về vật chất – tinh th ần c ủa con người ngày càng được nâng cao. Nhu cầu hưởng thụ của con người ngày càng lớn. Trong điều kiện đó, bắt đầu có sự xuất hiện của các v ất đ ề xã h ội, t ệ 6
- nạn xã hội ở khắp các đô thị đang làm huỷ hoại sức khoẻ và nhân cách c ủa nhiều bộ phận dân cư, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nhiều đô thị l ớn, trật t ự – an ninh xã hội không được đảm bảo, cướp của – giết người – khủng bố…luôn đe doạ đến tính mạng của con người. Môi trường xã hội ở đô thị đang ngày càng mất ổn định, sự suy đồi về giá trị đạo đức, lý tưởng sống ở một bộ phận người dân, do sự thiếu ý thức, sự xa ngã và những cám dỗ trong thế giới của sự hưởng thụ. Nhìn lại lịch sử phát triển của đô thị chứng tỏ, đô thị là khu vực mà con người tác động sâu sắc – tập trung đến môi trường, cũng là khu v ực mà môi trường sinh thái của xã hội bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất. Nhưng không có nghĩa là tăng trưởng kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến huỷ hoại môi tr ường sinh thái. B ởi l ẽ công nghiệp hoá và đô thị hoá là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế của nhân loại. Quá trình đó luôn chịu sự quy định của trình đ ộ phát tri ển c ủa l ực lượng sản xuất. Hình thức phát triển cụ thể của tăng trưởng kinh tế đô th ị có quan hệ với phương thức hoạt động kinh tế và các chính sách qu ản lý – phát triển đô thị. Nguyên nhân căn bản của những tác động tiêu cực này là ở sự phát triển quá nhanh của tốc độ dân số và phát triển kinh t ế đã v ượt quá m ức đ ộ cho phép của môi trường. Phương thức sản xuất và phương thức tiêu dùng không hợp lý. Một mặt sử dụng quá lớn nguồn tài nguyên cho phép – gây ra sự cạn kiệt và việc sử dụng lãng phí. Mặt khác lại đào thai ra môi trường một lượng khí thải – chất thải hoá học và các phế liệu gây ô nhiễm tới môi trường, ảnh h ưởng tới tính mạng của người dân. Bên cạnh đó là sự phát triển kinh tế không tuân theo những quy lu ật tổ chức các hoạt động kinh tê – xã hội. Sử dụng đất đai không h ợp lý, quay ho ạch và xây dựng đô thị hỗn loạn, không khoa học. Giảm khả năng điều tiết cũng nh ư huỷ hoại đến môi trường sinh thái đô thị. 3.2 Tầm quan trọng của môi trường sinh thái đô thị trong quá trình tăng trưởng kinh tế đô thị. 7
- Bảo vệ môi trường đô thị là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế đô thị. Không ch ỉ nh ằm bảo vệ s ức kho ẻ của chính con người mà còn là biện pháp có ý nghĩa quy ết đ ịnh t ới m ục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế sau này. Bởi lẽ môi trường t ự nhiên nói chung và môi trường sinh thái đô thị nói riêng có tác động không nhỏ tới quá trình tăng tr ưởng kinh tế đô thị. - Môi trường sinh thái tự nhiên là cơ sở để phát triển đô thị cung cấp không gian cho sự tồn tại và hoạt động của đô thị, quyết định tới trình độ phát triển đô thị nói chung và quy mô, tốc độ, loại hình xây d ựng đô th ị nói riêng. Đ ể tạo một hệ thống cơ sở hạ tầng – vật chất cho phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế. Cần dùng đến lượng lớn nguồn nguyên vật liệu – s ản ph ẩm t ừ t ự nhiên, môi trường xung quanh con người. Việc sử dụng lãng phí tài nguyên gây tổn thất lớn đến nền kinh tế. Khai thác nhiều, sử dụng lãng phí, không khoa h ọc – giá trị sản xuất lại không cao, nhiều sản phẩm s ản xu ất ra v ới ch ất l ượng nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. - Sự ô nhiễm bầu không khí từ các nguồn khói – bụi – rác th ải v ới l ượng lớn vào các đô thị. Gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và tính mạng của con người. Không chỉ làm ảnh hưởng đến nguồn chi tiêu cho các gia đình, mà còn làm tiêu tốn nhiều tiền bạc của nhà nước. Các chương trình chăm sóc s ức kho ẻ, các dự án lớn nhỏ nghiên cứu – tư vấn và chữa bệnh cho người ốm hàng năm được thực hiện ở các nước, khiến nhà nước phải chi phí một số lớn tiền của. Khi ốm đau bệnh tật, người lao động không có thu nh ập, gây nên nghèo đói cho bản thân họ và gia đình của họ…Tài liệu ở các nước phát triển cho biết tỷ lệ chi phí phòng ngừa ô nhiễm và tỷ lệ chữa trị khi bị ô nhiễm luôn ở con s ố kh ổng l ồ. Số liệu cũ cho thấy, việc chữa trị sông Them ở Anh, phải chi phí m ất 5 t ỷ b ảng Anh, sông Chicago ở Mỹ mất 8 tỷ USD. 8
- - Mục tiêu của tăng trưởng kinh tế đô thị còn là tạo ra m ột không gian trong lành, một đô thị văn minh hiện đại. Vì thế môi trường có ý nghĩa quy ết định tới việc xây dựng một đô thi xanh, sạch đẹp. Cung cấp và bổ xung những nguồn năng lượng mới cho cuộc sống của con người, giữ gìn và bảo vệ sức c ủa người dân đô thị. - Đối với chiến lược và mục tiêu phát triển kinh tế – xã h ội của nước ta, thì phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái là nh ững mục tiêu của sản xuất xã hội chủ nghĩa. Mục đích của khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển sản xuất là để không ngừng nâng cao sản xuất xã h ội, gia tăng của cải vật chất xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. 4. Lời kết luận. Từ những phân tích ở trên cho thấy, môi trường và kinh t ế là s ự th ống nhất của 2 mặt đối lập. Phát triển kinh tế sẽ tác động và ảnh hưởng không nh ỏ tới môi trường. Nhưng chỉ trên cơ sở phát triển kinh tế mới có thể cung cấp những ph ương ti ện vật chất để giải quyết vấn đề môi trường. Bên cạnh đó việc bảo vệ môi trường sẽ làm tiêu tốn một lượng lớn sức lao động và tài sản có th ể gây tổn th ất cho nền kinh tế, song chỉ có thể giải quyết tốt vấn đề môi trường mới có th ể phát triển kinh tế an toàn và bền vững. Vì vậy trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị phải xủ lý đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, b ảo đảm cho 2 mặt đó được tiến hành đồng thời và ăn khớp thường xuyên với nhau. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo: Khu công nghiệp sinh thái
37 p | 424 | 169
-
Tiểu luận: Môi trường sinh thái đô thị trong quá trình tăng trưởng kinh tế đô thị
9 p | 634 | 157
-
Đề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến HST đô thị. Mô hình sinh thái nhằm ứng phó, ngăn ngừa ảnh hưởngcủa biến đổi khí hậu.
43 p | 362 | 133
-
Luận văn: Ô nhiễm do rác thải đô thị tại thành phpps Hồ Chí Minh - Nguyên nhân và giải pháp
26 p | 455 | 103
-
Hợp tác nghiên cứu để phát triển các giải pháp xử lý nước thải đô thị nhằm tái sử dụng cho mục địch nông nghiệp
0 p | 257 | 72
-
Báo cáo: Hợp tác nghiên cứu để phát triển các giải pháp xử lý nước thải đô thị nhằm tái sử dụng cho mục đích nông nghiệp
0 p | 93 | 20
-
Đồ án tổng hợp: Tổng quan quy trình xử lý nước thải đô thị bằng phương pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo
56 p | 129 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Vai trò của nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta hiện nay
176 p | 81 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải đô thị tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 37 | 12
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đặc tính và khả năng sử dụng bùn thải đô thị Hà Nội làm phân bón
31 p | 63 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Môi trường: Đánh giá thực trạng công nghệ xử lý và tiềm năng tái sử dụng bùn thải đô thị tại một số khu vực thành phố Hà Nội
80 p | 128 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ môi trường: Nghiên cứu xử lý bùn cặn từ trạm xử lý nước thải đô thị bằng quá trình phân huỷ kỵ khí kết hợp thu hồi Biogas
26 p | 39 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu khả năng loại bỏ các hợp chất của nitơ và phốtpho trong nước thải đô thị bằng Chlorella sp. trên hệ phản ứng mở
80 p | 37 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Môi trường: Nghiên cứu xử lý kết hợp bùn bể tự hoại với bùn của trạm xử lý nước thải đô thị bằng phương pháp sinh học kị khí (lên men ấm)
179 p | 55 | 8
-
Kết quả nghiên cứu hàm Lượng Cd trong đất tại một số vùng nguy cơ ô nhiễm do chất thải đô thị và công nghiệp
6 p | 86 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu khả năng thu hồi khí sinh học từ bùn thải đô thị
86 p | 44 | 5
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Kỹ thuật môi trường: Nghiên cứu xử lý nước thải đô thị bằng bãi lọc ngầm
51 p | 62 | 5
-
Báo cáo bài tập lớn Sinh thái học: Lợi ích của cây xanh trong đô thị - Giá trị cảnh quan và cải thiện sức khỏe con người
30 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn