Môi trường trong xây dựng - Chương 3
lượt xem 41
download
PHÁT TRIẺN BỀN VỮNG VÀ BẢO VỆ MÔ TRƯỜNG 3.1. Khái niệm phát triển: Phát triển là quá trình cải thiện chất lượng cuộc sống về vật chất, văn hoá và tinh thần của con người. Đối với mỗi quốc gia, quá trình phát triển trong mỗi giai đoạn cụ thể nhằm đạt được mục tiêu nhất định về mức sống vật chất, tinh thần của người dân trong quốc gia đó, cũng như sức mạnh về kinh tế, chính trị, quân sự,... Các mục tiêu này thường được cụ thể hoá bằng những chỉ tiêu về kinh tế,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Môi trường trong xây dựng - Chương 3
- Tài liệu tham khảo CHƯƠNG III PHÁT TRIẺN BỀN VỮNG VÀ BẢO VỆ MÔ TRƯỜNG 3.1. Khái niệm phát triển: Phát triển là quá trình cải thiện chất lượng cuộc sống về vật chất, văn hoá và tinh thần của con người. Đối với mỗi quốc gia, quá trình phát triển trong mỗi giai đoạn cụ thể nhằm đạt được mục tiêu nhất định về mức sống vật chất, tinh thần của người dân trong quốc gia đó, cũng như sức mạnh về kinh tế, chính trị, quân sự,... Các mục tiêu này thường được cụ thể hoá bằng những chỉ tiêu về kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội,... 3.2. Phát triển bền vững (PTBV) a) Khái niệm Xét ảnh hưởng từ phát triển tói các vấn đề môi trường: - Phát triển làm sẽ biến đổi môi trường, nhưng làm sao cho môi trường vẫn đảm bảo các chức năng: đảm b?o không gian sống với chất lượng tốt cho con người; cung cấp cho con người các loại tài nguyên cần thiết; tái xử lý các phế thải của hoạt động của con người. Hay nói một cách khác, giữ cân bằng giữa hoạt động b?o vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội. - Nhưng con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể đình chỉ tiến hoá và ngừng sự phát triển của mình. Đó là quy luật sống của tạo hoá mà vạn vật đều phải tuân theo một cách tự giác hay không tự giác. Đôi khi việc phát triển của con người lại đem lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại của các hệ sinh thái. Như vậy, con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phải chấp nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động một cách tiêu cực tới môi trường. Khái niệm Phát triển bền vững (PTBV) ra đời (tháng 6 năm 1992) nhằm giải quyết các vấn đề đó. PTBV là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường ( Luật BVMTVN-2005). Theo kinh tế học của Herman Daly, một thế giới bền vững là một thế giới: + Không sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo nhanh hơn quá trình tìm ra những loại thay thế chúng; + Không thải ra môi trường những chất thải nhanh hơn quá trình mà Trái Đất hấp thụ và vô hiệu hoá chúng. Phát triển kinh tế – xã hội là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. Do vậy, xung quanh khái niệm PTBV 1 còn có các ý tưởng về đình chỉ phát triển, không Ph¸t triÓn can thiệp vào tự nhiên để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên những khái niệm này là điều không tưởng bởi nghèo đói và lạc hậu (đặc biệt là ở các nước đang phát triển) cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. 2 Vậy phát triển bền vững dựa trên những tiền đề: Trái đất là hệ thống có giới hạn – con T¸c ®éng m«i tr−êng người không thể vượt qua giới hạn đó nên không thể xả thải bao nhiêu cũng được, không thể khai thác bao nhiêu tài nguyên cũng được, không thể can thiệp tuỳ ý vào hệ tự nhiên. Con người phải biết sống hoà hợp với thiên nhiên chứ không phải thống trị thiên nhiên, vì những ý đồ thống trị thiên nhiên đều phải trả giá Phải tính chi phí môi trường vào tất cả các kết quả của hoạt động sống của con người, trước hết là hoạt động sản xuất. ⇒ Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế-xã hội lành mạnh, dựa trên sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và b?o vệ môi trường, nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ con người hiện nay, Môn Môi trường trong XD - 46 -
- Tài liệu tham khảo mà không gây ảnh hưởng bất lợi đối với các thế hệ tương lai trong việc thoả mãn những nhu cầu cuả họ. b) Nội dung phát triển bền vững Các chỉ số phát triển bền vững Khái niệm "Phát triển bền vững" là một khái niệm rất rộng, mang tính tổng hợp cao. Để đo mức độ bền vững của sự phát triển, có thể dùng các chỉ số sau đây: - Chỉ số phát triển con người (Human Developed Index - HDI) do UNDP đưa ra (UNDP - Human Developing Report 1992); - GNP ( Gross National Product - Tổng sản phẩm quốc dân) bình quân trên đầu người; - Chỉ số phản ánh trình độ dân trí (tỷ lệ người biết chữ; tỷ lệ người có học vấn các cấp; trình độ tin học, văn hoá, thẩm mỹ,...); - Chỉ số phản ánh sự tiến bộ xã hội về y tế: sức khoẻ, tuổi thọ, hệ thống chăm sóc sức khoẻ,… - Ngoài ra, còn có các chỉ số tự do con người (Human Free Index - HFI) như: việc làm, tôn trọng quyền con người, an ninh, không có bạo lực,... Tuy nhiên, so với phát triển kinh tế đơn thuần, phát triển bền vững là một bài toán mà không phải lúc nào cũng có thể giải quyết một cách tối ưu được. Bởi vì trong thực tế thường đứng trước sự lựa chọn không dễ dàng, song xuất phát từ cách nhìn tổng thể, một chiến lược phát triển có tính toán đầy đủ mọi khía cạnh từ kinh tế đến phi kinh tế và một khả năng dự báo tương lai có tính hiện thực, thì phát triển bền vững vẫn được đánh giá là một phương pháp phát triển lành mạnh, có giá trị hơn cả. Nội dung cụ thể Phát triển bền vững là một quá trình phát triển có tính hệ thống và tổng hợp cao. Theo quan điểm tiếp cận này, Jacobs và Sadler trình bày mối quan hệ biện chứng giữa phát triển và môi trường theo hình dưới đây: KINH TẾ XÃ HỘI PTBV MÔI TRƯỜNG Hình .... Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường *Về kinh tế: Giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác qua việc thay đổi công nghệ, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và thay đổi lối sống. Thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến ĐDSH và Môi trường Bình đẳng cùng thế hệ trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục. Xoá đói, giảm nghèo tuyệt đối Công nghệ sạch và sinh thái hoá công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải. Tái tạo năng lượng đã sử dụng) * Về xã hội – nhân văn ổn định dân số phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hoá Nâng cao học vấn, xoá mù chữ Bảo vệ đa dạng văn hoá Môn Môi trường trong XD - 47 -
- Tài liệu tham khảo Bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích Tăng cường sự tham gia của công chúng vào quá trình ra quyết định * Về tự nhiên – môi trường Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo Phát triển không vượt quad ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái Bảo vệ tầng ôzôn Kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính Bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhậy cảm Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, khí, đất, lương thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm. Trong mối tương tác , thoả hiệp giữa ba hệ thống chủ yếu trên, mỗi hệ thống lại xuất hiện các lĩnh vực ( hệ thống cấp hai) đòi hỏi phải đáp ứng được những yêu cầu phát triển riêng cho mỗi lĩnh vực, để cùng đạt được mục tiêu PTBV: - Lĩnh vực chính trị: đảm b?o để công dân tham gia có hiệu quả vào các quá trình ra quyết định - Lĩnh vực kinh tế: có khả năng tạo ra các giá trị thăng dư trong mối quan hệ tự điều chỉnh - Lĩnh vực xã hội: có các giaỉa pháp xử lý các xung đột nảy sinh do phát triển không hài hoà - Lĩnh vực sản xuất: gắnvới duy trì và b?o tồn tài nguyên phục vụ cho sự phát triển - Lĩnh vực công nghệ: liên tục tìm kiếm các giải pháp mới - Lĩnh vực quốc tế: củng cố các mô hình thương mại và tài chính bền vững - Lĩnh vực hành chính: mềm mại và thích ứng, có khả năng tự điều chỉnh. 3.3. Các nguyên tắc xây dựng xã hội phát triển bền vững và chương trình hành động BVMT quy mô toàn cầu: Xã hội bền vững là một xã hội biết kết hợp hài hoà việc phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (IUCN) và Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP), con người phải xây dựng và sống trong một xã hội bền vững dựa trên các nguyên tắc sau: * Nguyên tắc 1 : Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng. Nguyên tắc này nói lên trách nhiệm phải quan tâm đến mọi người xung quanh và các hình thức khác nhau của cuộc sống trong hiện tại cũng như trong tương lai. Đó là một nguyên tắc đạo đức với lối sống. Điều đó có nghĩa là, sự phát triển của nước này không làm thiệt hại đến những nước khác, cũng như không gây tổn thất đến thế hệ mai sau. Chúng ta phải chia sẻ công bằng những phúc lợi và chi phí trong việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường giữa các cộng đồng, giữa những con người và giữa thế hệ chúng ta với thế hệ mai sau. Tất cả dạng sống trên trái đất tạo thành một hệ thống lớn lệ thuộc lẫn nhau, tác động tương hỗ lẫn nhau. Vì vậy, việc làm rối loạn một yếu tố nào đó trong tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống từ tự nhiên cho đến xã hội loài người. Thế hệ tương lai phải chịu ảnh hưởng của những hành động ngày nay của chúng ta, cũng như thế giới thiên nhiên luôn bị con người tác động. Trong các mối quan hệ như vậy, chúng ta phải sử dụng thiên nhiên môi trường một cách khôn khéo, thận trọng để đảm bảo sự sống còn của các loài khác hoặc không làm mất nơi sinh sống của chúng. Hành động ưu tiên: Phát triển nền đạo đức thế giới vì sự sống bền vững qua các tổ chức tôn giáo tối cao, các nhà chính trị, giới văn nghệ sĩ từng quan tâm đến đạo đức nhân loại. Đẩy mạnh hoạt động cấp quốc gia để xây dựng nền đạo đức thế giới. Đưa vào hệ thống pháp chế nhà nước, vào hiến pháp các nguyên tắc đạo đức thế giới. Thực hiện nền đạo đức thế giới thông qua hành động của mọi thành viên và tổ chức xã hội: gia đình, trường học, đoàn nghệ thuật, các nhà nghiên cứu chính trị, luật, kỹ sư, kinh tế, bác sĩ. Thành lập một tổ chức quốc tế giám sát việc thực hiện đạo đức thế giới vì sự sống bền vững, ngăn chặn và đấu tranh chống những vụ vi phạm nghiêm trọng. Môn Môi trường trong XD - 48 -
- Tài liệu tham khảo * Nguyên tắc 2 : Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người Mục đích cơ bản của sự phát triển là cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Con người phải nhận biết khả năng của mình, xác lập một niềm tin vào cuộc sống. Việc phát triển kinh tế là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển. Mỗi một dân tộc có những mục tiêu khác nhau trong sự nghiệp phát triển, nhưng lại có một số điểm thống nhất. Đó là mục tiêu xây dựng một cuộc sống lành mạnh, có một nền giáo dục tốt, có đủ tài nguyên đảm b?o cho cuộc sống không những cho riêng mình mà còn cho cả thế hệ mai sau, có quyền tự do bình đẳng, được b?o đảm an toàn và không có bạo lực, mỗi thành viên trong xã hội đều mong có cuộc sống ngày càng tốt hơn. Hành động ưu tiên: Ở những nước có thu nhập thấp cần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế để gia tăng sự phát triển toàn xã hội, trong đó có bảo vệ môi trường. Cần có những chính sách thích hợp tùy tình hình cụ thể về thiên nhiên, văn hóa, chính trị. Ở các nước có thu nhập cao, cần điều chỉnh lại các chính sách và chiến lược phát triển quốc gia nhằm đảm bảo tính bền vững như: chuyển dùng các năng lượng tái tạo hoặc vô tận, tránh lãng phí khi sản xuất hàng tiêu dùng, phát triển quy trình công nghệ kín, tăng dùng thư từ, điện thoại, fax và những phương tiện giao dịch khác thay cho đi lại; giúp đỡ những nước thu nhập thấp đạt được sự phát triển cần thiết. Cung cấp những dịch vụ để kéo dài tuổi thọ và sức khỏe con người: Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác đã đề ra các mục tiêu cho năm 2000 là: hoàn toàn miễn dịch cho tất cả trẻ em, giảm một nửa số trẻ sơ sinh bị tử vong (tức là khoảng 70/1000 cháu sinh ra), loại trừ hẳn nạn suy dinh dưỡng trầm trọng, giảm 50% tình trạng suy dinh dưỡng bình thường, có nước sạch cho khắp nơi. Giáo dục bậc tiểu học cho toàn thể trẻ em trên thế giới và hạn chế số người mù chữ. Phát triển những chỉ số cụ thể hơn nữa về chất lượng cuộc sống và giám sát phạm vi và những chỉ số đó đạt được. Chuẩn bị đề phòng thiên tai và những thảm họa do con người gây ra. Ngăn chặn định cư ở các vùng có sự nguy hiểm, quan tâm đến các vùng ven biển, tránh các nguy cơ do phát triển không hợp lý như: phá rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, bãi san hô…Giảm chi phí quân sự, giải quyết hòa bình những tranh chấp biên giới, bảo vệ quyền của các dân tộc thiểu số trong một quốc gia. * Nguyªn t¾c 3: B¶o vÖ søc sèng vµ tÝnh ®a d¹ng cña tr¸i ®Êt Sự phát triển trên cơ sở bảo vệ đòi hỏi phải có những hành động thích hợp ,thận trọng để bảo tồn chức năng và tính đa dạng của các hệ sinh thái. Đa dạng sinh học tích luỹ trong hệ thống thiên nhiên của trái đất mà loài người chúng ta đều phải lệ thuộc vào đó. Vì vậy chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ hệ thống nuôi dưỡng sự sống. Hệ thống này là những quá trình sinh thái đảm bảo sự nuôi dưỡng và phát triển sự sống. Chính hệ thống này có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều khiển khí hậu ,cân bằng nước và làm cho không khí trong lành, điều hoà dòng chảy, chu chuyển các yếu tố cơ bản, cấu tạo và tái tạo đất màu và phục hồi các hệ sinh tháí . Bảo vệ tính đa dạng sinh học có nghĩa là không chỉ bảo vệ tất cả các loài động vật, thực vật trên hành tinh này mà bao gồm về cả gen di truyền có trong mỗi loài. Bảo vệ đa dạng sinh học là bảo vệ cuộc sống cho các thế hệ chúng ta và mai sau, vì đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp ,thuỷ sản, công nghiệp và du lịch cũng như bảo vệ môi trường, đồng thời bảo vệ đa dạng sinh học là góp phần vào việc nâng cao trí thức, thúc đẩy tiến tới một xã hội văn minh. Hành động ưu tiên: Thực hiện biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm: quản lý ô nhiễm và phát triển công nghệ kín. Giảm bớt việc làm lan tỏa các khí SOx, NOx, COx, và CxHy: Chính phủ các nước Châu Âu và Bắc Mỹ phải cam kết thực hiện các hiệp ước về chống ô nhiễm không khí lan qua biên giới (giảm 90% khí SO2 so với năm 1980), tất cả các nước phải báo cáo hàng năm về việc làm giảm các khí thải, các nước đang bị ô nhiễm không khí đe dọa phải tuân thủ những quy ước khu vực để ngăn chặn ô nhiễm lan qua biên giới, hạn chế đến mức cao nhất ô nhiễm không khí do ô tô. Môn Môi trường trong XD - 49 -
- Tài liệu tham khảo Giảm bớt khí nhà kính (CO2 và CFC): Khuyến khích biện pháp kinh tế và quản lý nhằm tăng sử dụng năng lượng sạch, gia tăng trồng cây xanh ở mọi nơi có thể, thực hiện nghiêm túc Nghị định thư Montreal (1990) về các chất làm suy giảm tầng ozone, khuyến khích sử dụng phân bón cải tiến trong nông nghiệp (nhằm giảm thải NO2). Chuẩn bị đối phó với sự biến đổi khí hậu: xem lại kế hoạch phát triển và bảo vệ cho phù hợp với tình hình thay đổi khí hậu và nâng cao mực nước biển, điều chỉnh các tiêu chuẩn về đầu tư lâu dài trong phân vùng, quy hoạch sử dụng đất, chuẩn bị giống cây trồng và phương thức canh tác thích hợp, áp dụng biện pháp nghiêm ngặt bảo vệ vùng bờ biển thấp (đảo san hô, rừng ngập mặn, đụn cát). Áp dụng một phương án tổng hợp về quản lý đất và nước, coi cả lưu vực sông là một đơn vị quản lý thống nhất. Duy trì càng nhiều càng tốt các hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái đã bị biến cải . Hệ tự nhiên là những hệ sinh thái mà từ sau cách mạng công nghiệp (1750) tác động của con người chưa nhiều hơn tác động các loài khác, chưa làm thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái (không tính đến những biến đổi khí hậu). Hệ biến cải là những hệ sinh thái chịu tác động của con người nhiều hơn, nhưng không dùng để trồng trọt, ví dụ: như các khu rừng thứ sinh, đồng cỏ chăn thả súc vật. Các chính phủ cần bảo vệ những hệ sinh thái tự nhiên còn sót lại trừ khi có lý do hết sức cần thiết để thay đổi chúng. Cân nhắc lại mọi lợi hại trước khi biến đổi vùng đất tự nhiên thành ruộng đồng và đô thị, sửa chữa hoặc khôi phục các hệ sinh thái suy thoái. Giảm nhẹ sức ép lên các hệ sinh thái tự nhiên hoặc đã biến cải cách bảo vệ những vùng đất nông nghiệp tốt nhất và quản lý chúng một cách đúng đắn trên cơ sở sinh thái học, cải tạo đất đai để trồng lương thực, hoa màu mà vẫn giữ được nước và đất màu, tránh bị chua mặn, bảo vệ nơi sinh sống của các loài thụ phấn hoa và ăn sâu bọ. Chặn đứng ngay nạn phá rừng, bảo vệ những khu rừng già rộng lớn và duy trì lâu dài những khu rừng biến cải. Hoàn thành và duy trì một hệ thống toàn diện các khu vực bảo tồn nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh học. Nâng cao hiểu biết và nhận thức về các loài vật và các hệ sinh thái. Kết hợp giữa biện pháp bảo vệ các chủng loại tại các nơi sinh sống tự nhiên, tại các khu nuôi, vườn động - thực vật quốc gia và các nguồn gen. Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững: Đánh giá nguồn dự trữ và khả năng sinh sản của các quần thể và hệ sinh thái, giữ việc khai thác trong khả năng sinh sản đó, bảo vệ nơi sinh sống và các quá trình sinh thái của các loài. Giúp đỡ các địa phương quản lý nguồn tài nguyên tái tạo và tăng cường mọi biện pháp khuyến khích họ bảo vệ tính đa dạng sinh học. *Ng. tắc 4 : Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo Tài nguyên không tái tạo như quặng, dầu, khí đốt, than đá, trong quá trình sử dụng sẽ bị biến đổi, không thể bền vững được. Theo dự báo, một số khoáng sản chủ yếu trên trái đất, với tốc độ khai thác và sử dụng hiện nay sẽ bị cạn kiệt trong tương lai gần, ví dụ khí đốt khoảng 30 năm, dầu mỏ khoảng 50 năm, than đá khoảng 150-200 năm... Trong khi loài người chưa tìm được các loại thay thế, cần phải sử dụng tài nguyên không tái tạo một cách hợp lý và tiết kiệm bằng các cách như : quay vòng tái chế chất thải, sử dụng tối đa các thành phần có ích chứa trong từng loại tài nguyên, dùng tài nguyên tái tạo khác nếu có thể được để thay thế chúng... Các biện pháp trên là cần thiết để trái đất có thể đáp ứng cho loài người nguồn tài nguyên không tái tạo cần thiết cho tương lai. *Nguyên tắc 5: Giữ vững trong khả năng chịu đựng được của trái đất Như chúng ta đã biết ,mức độ chịu đựng của trái đất nói chung hay của một hệ sinh thái nào đó, dù là tự nhiên hay nhân tạo ,đều có giới hạn. Con người có thể mở rộng giới hạn đó bằng kỹ thuật truyền thông hay áp dụng công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của mình. Nhưng nếu không dựa trên quy luật phát triển nội tại của tự nhiên thì thường phải trả giá rất đắt bằng sự suy thoái, nghèo kiệt đa dạng sinh học hoặc suy giảm chức năng cung cấp. Các nguồn tài nguyên không phải là vô tận mà bị giới hạn trong khả năng tự phục hồi được của một hệ sinh thái, hoặc khả năng hấp thụ các chất thải một cách an toàn. Môn Môi trường trong XD - 50 -
- Tài liệu tham khảo Sự bền vững sẽ không thể có được nếu mức độ dân số thế giới ngày càng tăng. Do dân số tăng ,nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên ngày càng lớn vượt khả năng chịu đựng của trái đất. Muốn tìm giải pháp đúng đắn để quản lý ,sử dụng bền vững các tài nguyên ,chúng ta phải tạo ra một dải an toàn giữa các toàn bộ các tác động của con người với ranh giới mà ta ước lượng môi trường trái đất có thể chịu đựng được. Muốn vậy nguyên tắc thứ 5 đề xuất : -Những người sống trong các nước thu nhập thấp thường bị các bệnh suy dinh dưỡng, đói nghèo, không có điều kiện học tập. Vì vậy họ phải cố gắng phát triển kinh tế để nâng cao điều kiện sống. -Những người sống ở các nước có thu nhập cao, thích sống xa hoa, tiêu thụ nhiều tài nguyên cần phải giảm bớt chi tiêu và nên tiết kiệm. -Các quốc gia giàu có phải có trách nhiệm giúp đỡ các nước nghèo. Muốn đứng vững trong khả năng chịu tải của trái đất và đảm b?o điều kiện để cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, các dân tộc trên thế giới không phân biệt màu da, dân tộc, thu nhập cần có những Hành động ưu tiên: Nâng cao nhận thức về ổn định dân số và mức tiêu thụ tài nguyên. Đưa vấn đề tiêu thụ tài nguyên và vấn đề dân số vào các chính sách và kế hoạch phát triển của quốc gia. Xây dựng thử nghiệm và áp dụng những biện pháp và kỹ thuật có hiệu qủa đối với tài nguyên: KhuyÕn khÝch các sản phẩm tốt và có hiệu qủa cao đối với việc bảo vệ môi trường, giúp đỡ vốn và kỹ thuật cho các nước thu nhập thấp trong việc sử dụng năng lượng sạch hơn. Đánh thuế vào năng lượng và các nguồn tài nguyên khác ở những nước có mức tiêu thụ cao. Động viên phong trào “ Người tiêu thụ xanh”. Cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Tăng gấp đôi các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. * Nguyên tắc 6 : Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân Trước đây và ngay cả hiện nay nhiều người trong chúng ta khôg biết cách sống bền vững. Sự nghèo khổ buộc con người phải tìm mọi cách để tồn tại như : phá rừng làm nương rẫy, săn bắn chim thú... Những hoạt động đó xảy ra liên tục đã gây tác động xấu đến môi trường sinh thái, làm nghèo kiệt quỹ đất, suy giảm tài nguyên. Nạn đói nghèo thường xuyên xảy ra với các nước có thu nhập thấp. Còn những nước có thu nhập cao thì nhu cầu sử dụng tài nguyên ngày càng cao, ở đó họ dùng một cách lãng phí quá mức chịu đựng của thiên nhiên, nên đã làm ảnh hưởng đến các cộng đồng. Vì lẽ đó con người nhất thiết phải thay đổi thái độ và hành vi của mình không những để cho các cộng đồng biết sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên mà còn để thay đổi các chính sách hỗ trợ về kinh tế và buôn bán trên thế giới. Mọi người trên hành tinh này, không phân biệt giàu nghèo, dân tộc ,tôn giáo, tuổi tác đều cần phải quan niệm đúng đắn giá trị của nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có trên trái đất và những tác động của con người đối với chúng. Việc thay đổi thái độ và hành vi của con người đòi hỏi phải có một chiến dịch tuyên truyền đồng bộ. Cần có chương trình giáo dục trong các nhà trường, từ cấp học mẫu giáo, phổ thông tới đại học để mọi người ý thức được rằng : Nếu con người có thái độ hành vi đúng đắn với môi trường thiên nhiên thì tất nhiên con người sẽ được tận hưởng những vẻ đẹp của thiên nhiên và chính bản thân thiên nhiên sẽ phục vụ lợi ích của con người tốt hon, lâu bền hơn. Nhưng nếu con người có thái độ tàn nhẫn với thiên nhiên ,thì lúc nào đó con người sẽ gặp phải những bất hạnh do chính bản thân mình gây ra. Vì lẽ đó mà bất cứ kế hoạh hành động nào trong cuộc sống cũng phải dựa trên sự hiểu biết kiến thức đúng đắn về môi trường. Hành động ưu tiên: Trong chiến lược quốc gia về cuộc sống bền vững phải có những hành động thúc đẩy, giáo dục và tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có thể sống bền vững. Xem xét lại tình hình giáo dục môi trường vào hệ thống gi¸o dôc chính quy ở tất cả các cấp. Môn Môi trường trong XD - 51 -
- Tài liệu tham khảo Định rõ những nhu cầu đào tạo cho một xã hội bền vững và kế hoạch thực hiện: Đào tạo nhiều chuyên gia về sinh thái học, về quản lý môi trường, kinh tế môi trường và luật môi trường. Tất cả các ngành chuyên môn phải có những hiểu biết sâu rộng về hệ sinh thái và xã hội, những nguyên tắc của một xã hội bền vững. *Nguyên tắc 7 : Để cho các cộng đồng tự quảnlý môi trường của mình Môi trường là ngôi nhà chung, không phải riêng của một cá nhân nào, cộng đồng nào. Vì vậy, việc “cứu lấy trái đất” và xây dựng một cuộc sống bền vững phụ thuộc vào niềm tin và sự đóng góp mỗi cá nhân. Khi nào nhân dân biết tự mình tổ chức cuộc sốngbền vững trong cộng đồng của mình, họ sẽ có một sức sống mạnh mẽ cho dù cộng đồng của họ là giàu hay nghèo, thành thị hay nông thôn. Một cộng đồng muốn được sống bền vững, thì trước hết phải quan tâm b?o vệ cuộc sống của mình và không làm ảnh hưởng đến môi trường của cộng đồng khác. Họ cần biết cách sử dụng tài nguyên của mình một cách tiết kiệm, bền vững và có ý thức về việc thải các chất phế thải độc hại và sử lý chúngmột cách an toàn. Họ phải tìm cách b?o vệ hệ thống nuôi dưỡng sự sống và tính đa dạng của hệ sinhthái ở địa phương. Chúng ta nên nhớ rằng, chính nhân dân hoàn toàn có khả năng thực hiện được công việc quản lý môi trường sống của họ, nếu được giao đầy đủ quyền lực và trách nhiệm. Tất nhiên chính phủ phải quan tâm đến nhu cầu kinh tế và xã hội của họ cũng như giúp đỡ hướng dẫn họ. Muố thực hiện được mục tiêu quan trọng đó, cần phải tổ chức giáo dục, tuyên truyền và đào tạo, đồng thời phải có những hành động ưu tiên sau đây: -Cho phép cộng đồng có thể điều khiển toàn bộ cuộc sống của mình bao gồm việc được hưởng sử dụng nguồn tài nguyên, đồng thời có trách nhiệm quản lý nguồn tài nguyên ở địa phương mình, cũng như được tham gia bàn bạc thảo luận các dự án b?o vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. -Cho phép cộng đồng sử dụng tài nguyên trong vùng thoả mãn một số nhu cầu trong cuộc sống. -Tạo mọi điều kiện giúp đỡ cộng đồng b?o vệ môi trường sống của mình. Nếu mỗi cộng đồng tự quản lý được nguồn tài nguyên và phân phối phù hợp với lợi ích đa số người sử dụng thì công việc sẽ được thuận lợi. Khái niệm cộng đồng được dùng với ý nghĩa là những người trong cùng một đơn vị hành chính, hoặc những người có chung một nền văn hoá dân tộc, hay những người cùng chung sống trong một lãnh thổ đặc thù, chẳng hạn như một vùng thung lũng, cao nguyên, v.v… Hành động ưu tiên: Đảm bảo cho các cộng đồng và các cá nhân được bình đẳng trong việc hưởng thụ tài nguyên và quyền quản lý. Lôi cuốn sự tham gia của nhiều người vào việc bảo vệ và phát triển. Củng cố chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương phải có đầy đủ những phương tiện để đáp ứng các nhu cầu của nhân dân về cơ sở hạ tầng, thực thi kế hoạch sử dụng đất và luật chống ô nhiễm, cung cấp nước sạch đầy đủ, xử lý nước thải và rác phế thải. Hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các hoạt động BVMT của cộng đồng. *Nguyªn t¾c 8 : T¹o ra mét khu«n mÉu quèc gia thèng nhÊt, thuËn lîi cho viÖc ph¸t triÓn vµ b¶o vÖ Một xã hội muốn bền vững phải biết kết hợp hài hoà giữa phát triển vf bảo vệ môi trường, phải xây dựng được một sự đồng tâm nhất trí và đạo đức cuộc sống bền vững trong các cộng đồng. Các chính quyền trung ương cũng như địa phương phải có cơ cấu thống nhất về quản lý môi trường, bảo vệ các dạng tài nguyên. Hiện nay, trên thế giới có hơn 100 cơ quan chuyên trách về công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh hệ thống quyền lực cũng cần phải có luật bảo vệ môi trừng một cách toàn diện. vì luật là công cụ quan trọng để đảm bảo thực hiện những chính sách, đảm bảo cuộc sống bền vững, bảo vệ và khuyến khích mọi người tuân theo luật pháp. Khi luật được ban hành, tất cả mọi người trong xã hội phải nhắc nhở nhau để thi hành. Tất cả các cấp chính quyền dù ở Trung ương hay địa phương phải thực hiện nghiêm túc. Muốn có một cơ cấu quốc gia thống nhất, phải thống nhất kết hợp nhân tố con người, sinh thái và kinh tế. Điều này rất quan trọng đối với việc xây dựng cuộc sống tốt đẹp về mọi mặt. Môn Môi trường trong XD - 52 -
- Tài liệu tham khảo Muốn có chương trình hành động thực sự có hiệu quả, điều quan trọng là phải biết chọn lựa những mục tiêu và chương trình ưu tiên như cơ chế hoạt động thống nhất, chính sách hữu hiệu và hợp pháp để bảo vệ quyền lợi con người, chính sách kinh tế kỹ thụât hợp lý. Hành động ưu tiên: Ứng dụng một phương pháp tổng hợp khi đề ra chính sách về môi trường, với mục đích bao trùm là tính bền vững: Kết hợp mục tiêu về cuộc sống bền vững cùng với những phạm vi chức trách của cơ quan chính phủ và lập pháp, thành lập một đơn vị quyền lực mạnh đủ khả năng phối hợp việc phát triển và bảo vệ. Soạn thảo và thực hiện chiến lược về tính bền vững thông qua các kế hoạch của từng khu vực và địa phương. Đánh giá tác động môi trường và ước lượng về kinh tế của các dự án, các chương trình và chính sách về phát triển. Đưa những nguyên tắc về một xã hội bền vững vào hiến pháp hoặc các luật cơ bản khác của chính sách quốc gia. Xây dựng một hệ thống luật môi trường hoàn chỉnh và thúc đẩy để thực hiện bộ luật đó. Đảm bảo các chính sách, các kế hoạch phát triển, ngân sách và quyết định đầu tư của quốc gia phải quan tâm đầy đủ đến những hậu quả của việc mình làm đối với môi trường. Sử dụng các chính sách và công cụ kinh tế để đạt đuợc tính bền vững: Chính sách giá cả, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, định giá tài nguyên môi trường, kế toán môi trường quốc gia. Các công cụ kinh tế như: thuế môi trường, giấy phép chuyển nhượng, v.v…… Nâng cao kiến thức cơ sở và xút tiến việc phổ biến rộng rãi các thông tin liên quan đến MT * Nguyªn t¾c 9 : X©y dùng mét khèi liªn minh toµn cÇu Như đã nêu trên, muốn bảo vệ môi trường bền vững chúng ta không thể làm riêng lẻ được mà phải có một sự liên minh giữa các nước. Bầu khí quyển và các đại dương tác động qua lại lẫn nhau tạo ra khí hậu trên trái đất, nhiều con sông lớn là chung của nhiều quốc gia. Vì vậy, bảo vệ trong sạch của dòng sông là trách nhiệm chung của nhiều nước. Sự bền vững trong mỗi nước luôn luôn phụ thuộc vào các hiệp ước quốc tế để quản lý các nguồn tài nguyên chủ yếu. Do đó, các quốc gia phải nhận thức được quyền lợi chung của mình trong môi trường chung trên trái đất này. Các quốc gia cần tích cực tham gia ký kết và thực hiện các công ước quốc tế qun trọng về môi trường như công ước CITES, công ước bảo vệ tầng ozon, công ước RAMSA, công ước luật biển... Hành động ưu tiên: Đẩy mạnh việc thực hiện những hiệp ước quốc tế hiện có nhằm bảo vệ hệ nuôi dưỡng sự sống và tính đa dạng sinh học như: Về khí quyển: có công ước Viên bảo vệ tầng ozone và Nghị định thư Montroreal về những tính chất có liên quan đến việc suy giảm tầng ozone. Công ước Giơnevơ về ô nhiễm không khí trên một vùng rộng qua nhiều biên giới. Về đại dương: Công ước Liên hiệp quốc về luật biển, một loạt các văn kiện quốc tế và khu vực về bảo vệ các đại dương khỏi bị ô nhiễm vì tàu thủy, công ước về đại dương IOM ( International Organization for Migration), về vứt bỏ phế thải (công ước Luân Đôn, Ôslô)v.v…. Về nước ngọt: công ước về vùng bờ của hồ lớn (Canada - Hoa Kỳ), hiệp ước về các dòng sông chung (Ranh, Đanuýp). Về chất phế thải: công ước Basle về những hoạt động hạn chế chất phế thải độc hại và cách xử lý. Công ước Bamako cấm việc nhập khẩu chất phế thải độc hại vào Châu Phi và kiểm soát việc nhập qua biên giới và quản lý chất phế thải độc hại ở Châu Phi. Về việc bảo vệ tính đa dạng sinh học: công ước Ramsa về việc bảo vệ những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là những vùng sinh sống của chim nước. Công ước liên quan đến bảo vệ di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới (UNESCO, Paris), công ước quốc tế về buôn bán các loài có nguy cơ bị tiêu diệt (CITES, Washington), công ước bảo vệ các loài hoang dã di cư. Môn Môi trường trong XD - 53 -
- Tài liệu tham khảo Ký kết những hiệp ước quốc tế mới để đạt được tính bền vững trên thế giới: về sự thay đổi khí hậu, bảo vệ an toàn các khu rừng thế giới. Xây dựng một chế độ bảo vệ tổng hợp và toàn diện đối với Châu Nam Cực và Biển Nam Cực. Soạn thảo,thông qua bản công bố chung và Hiệp ước về tính bền vững. Xóa hẳn những món nợ công, giảm nợ thương mại cho các nước thu nhập thấp để hồi phục sự tiến bộ về kinh tế của họ. Nâng cao khả năng tự cường của những nước có thu nhập thấp: bãi bỏ hàng rào thương mại cho các nước này về các hàng hóa không liên quan đến môi trường, hỗ trợ và giúp ổn định giá cả hàng hóa, khuyên khích đầu tư. Tăng cường viện trợ cho sự phát triển, tập trung giúp các nước xây dựng một xã hội và một nền kinh tế bền vững Nhận thức được giá trị và đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trong nước và thế giới: IUCN , UNEP, WWF là những tổ chức bao gồm các thành viên chính phủ và phi chính phủ, đã có những đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ môi trường toàn cầu; cần mở rộng phạm vi hoạt động, cũng như gia tăng thêm các tổ chức tương tự. Tăng cường hệ thống Liên hiệp quốc để trở thành một lực lượng mạnh mẽ đảm bảo cho tính bền vững trên toàn cầu. Môn Môi trường trong XD - 54 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kết nối hỗ trợ cộng đồng bảo vệ môi trường
16 p | 404 | 178
-
Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
5 p | 239 | 48
-
Động học các môi trường liên tục_chương 3
14 p | 170 | 34
-
câu hỏi mội trường cơ bản
16 p | 140 | 18
-
Lịch sử Nguyên Tử - Phần 3
10 p | 97 | 8
-
Bộ đề thi Sinh học Không phân ban: Đề 2
4 p | 89 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn