Mối tương quan về yếu tố dân gian và bác học trong thể Lý Huế
lượt xem 10
download
Không một thể loại dân ca nào hoàn toàn ổn định, gắn bó với môi tường diễn xướng cổ sơ, mà đều phải trải qua biến thái phát triển vận động theo thời gian, không gian để thích ứng với điều kiện sống cụ thể của con người, xã hội trong từng thời đại cụ thể. Sự biến thái này không những trong làn điệu, ca từ mà cả trong phương thức trình diễn. Tất nhiên, mỗi thể loại có sự biến thái đậm nhạt khác nhau, nằm trong phạm vi vận động, phát triển của truyền thống. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mối tương quan về yếu tố dân gian và bác học trong thể Lý Huế
- Mối tương quan về yếu tố dân gian và bác học trong thể Lý Huế Không một thể loại dân ca nào hoàn toàn ổn định, gắn bó với môi tường diễn xướng cổ sơ, mà đều phải trải qua biến thái phát triển vận động theo thời gian, không gian để thích ứng với điều kiện sống cụ thể của con người, xã hội trong từng thời đại cụ thể. Sự biến thái này không những trong làn điệu, ca từ mà cả trong phương thức trình diễn. Tất nhiên, mỗi thể loại có sự biến thái đậm nhạt khác nhau, nằm trong phạm vi vận động, phát triển của truyền thống. Trong đó, các loại hình gắn với phong tục, tập quán, với các nghi thức sinh hoạt hội hè dân gian, các nghi lễ, tín ngưỡng, tôn giáo thì không đáng kể, nhưng thể loại giao duyên, tâm tình, ít hoặc không gắn với môi trường diễn xướng dân gian cụ thể thì độ biến thái đáng kể hơn. Trong dân ca Huế, các thể loại như hát sắc bùa, hát chầu văn, các điệu hò... là tương đối ổn định trong phương thức, quy trình trình diễn, nhưng thể loại lý lại có sự biến thái rất đậm nét.
- Qua những đợt thực tế điền dã trong một số huyện của Thừa Thiên - Huế, chúng tôi thật sự không tìm thấy bóng dáng của các điệu lý trong sinh hoạt của nhân dân, mà chỉ nghe được ở một số ít người, nhưng đó cũng chính là những nghệ nhân, hoặc chí ít cũng là người có quá trình tham gia đàn hát ca Huế bán chuyên nghiệp. Bởi vậy, muốn tìm lại cái không gian đặc thù của lý Huế thì thật là bất khả thi. Vì không thể trả nó về với tâm tư, tình cảm của người dân Thuận Hóa cổ xưa. Mà cũng từ xa xưa đó, lý đã không gắn với một môi trường diễn xướng dân gian cụ thể như các thể loại khác. Nó là nỗi niềm, là tâm tư được bộc bạch ra như một giải thoát của tâm thức, như tính cách hướng nội của người dân xứ Huế. Thực sự lý đã tách khỏi làng quê, tách khỏi môi trường dân gian cổ xưa, tách khỏi dân gian dưới mái nhà yên ả, bên cánh võng êm - nơi bộc bạch tâm tư, nỗi niềm thầm kín của từng cá nhân trong cộng đồng người Việt di cư trên đất mới Thuận Hóa xưa, rồi trở lại với đời sống công chúng qua con đường sinh hoạt chuyên nghiệp, hòa nhập với thể tài âm nhạc bác học là ca nhạc Huế cổ điển thính phòng. Vì vậy, những điệu lý ký âm lại hiện nay cũng chỉ từ một số nghệ nhân ca nhạc Huế (dù các nghệ nhân đó đã xấp xỉ tuổi 80, đã học và hát lý từ thưở mười tám, đôi mươi) để tạm gọi là bản cổ. Nhưng, theo phân tích của một số nhà nghiên cứu âm nhạc, chúng đã được chuyên nghiệp, bác học hóa đi rất nhiều, bởi trong quá trình phát triển, Lý đã được sự trau chuốt bằng các thủ pháp nhà nghề của giới
- cầm ca xứ Huế. Do đó, bản thân thể loại này đã bao hàm cả hai yếu tố: dân gian và bác học. Hai yếu tố này khó có thể phân chia rạch ròi vì nó đã hòa lẫn vào trong cấu trúc, đường nét giai điệu để trở thành một chỉnh thể. Tuy nhiên, không vì thế mà che lấp hết được những đặc trưng của từng yếu tố tiềm ẩn trong các ph ương tiện biểu hiện của từng thể loại. 1. Yếu tố dân gian: Ở thể lý Huế, yếu tố dân gian tỏ ra khá mờ nhạt, dấu vết c òn lại khá rõ rệt được biểu hiện trong những đặc tính sau: 1.1. Tên gọi, cách đặt tên. Trong lĩnh vực sinh hoạt văn nghệ bình dân, tên gọi thường ít quan trọng. Tiêu đề chỉ là tín hiệu quy ước để phân biệt bài này với bài kia, chứ không phải bao giờ cũng để xác định nội dung. Những cái tên như “Chiều chiều”, “Tình tang”, “Qua đèo”... nghe rất nôm na, mộc mạc ấy, thực chất không phản ánh gì về nội dung của làn điệu, mục đích một phần nào đó chỉ để phân biệt giữa lì này với lời khác được “vận” vào. 1.1.1 Dấu vết dân gian trong lý thể hiện ở cách đặt tên. Đây là một đặc điểm khá phổ biến trong dân ca Việt Nam nói chung: Một làn điệu cố định nhưng được hát bằng nhiều lời khác nhau sinh ra “một điệu nhiều tên”.
- Trong lý Huế, điệu lý tình tang (với tiéng đệm ô tang tình) nếu được vận vào lời thơ khác như: Một thương tóc bỏ đuôi gà Hai thương ăn nói mặn mà có duyên Ba thương............. Thì lại có tên khác là: Lý mười thương, và nếu được gọi là lý bướm bay khi được hát bằng câu thơ sau: Sáo treo ba bức lẻ loi. Không cho bướm đậu lại đòi bướm bay. Hoặc còn gọi là lý con sáo, nếu lời thơ là: Ai đem con sáo sang sông. Nên chi con sáo sổ lồng bay xa. v.v............ Điệu lý hoài xuân, với đặc trưng tiếng đệm “ơi người ơi” cũng thường được gọi là lý con sáo nếu hát với câu thơ trên. Cũng cần nói thêm, điệu lý tình tang và lý hoài
- xuân thực chất là biến thể của nhau. Chi tiết khác nhau ở chúng nghỉ là tiếng đệm: “ô tang tình tang” “hay” “ơi người ơi”. Trên pphương diện âm nhạc, chúng tôi cho rằng điệu lý hoài xuân hẳn là có trước vì dấu vết cội nguồn của nó là hát giao duyên Bắc Bộ chứa đựng câu đệm “ơi người ơi” (biến thể của “ơi chàng ơi”) còn lại rất đậm trong cấu trúc giai điệu. Một điều khác nữa, là giữa tên gọi lý hoài xuân và lý con sáo, chỉ là cách đặt tên cho nội dung của câu thơ được “vận” vào nhưng cái tên gọi có trước có thể là lý con sáo. Vì rằng, “cái đuôi” của điệu lý con sáo Huế này có một ý nghĩa khá quan trọng trong vấn đề “lan tỏa” của nhạc Huế, hoặc có thể gọi l à sự giao lưu với các điệu lý con sáo Bắc và Nam mà một số nhạc sĩ nghiên cứu như cố nhạc sĩ Văn Cao, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ trong các công trình của mình đã đề cập đến motif đặc trưng trong tất cả các điệu lý con sáo ba miền đất nước là: Cũng chính là nét nhạc của lý con sáo Huế. Motif này không những chỉ là motif chung cho tất cả các điệu lý con sáo ba miền, mà trong công trình nghiên cứu lý Huế của mình, nhạc sĩ Dương Bích Hà đã tìm thấy nó du nhập vào một số điệu lý không phải là lý con sáo của Nam Trung Bộ và Nam Bộ, như lý thương nhau (Nam Trung Bộ), lý lu là (Nam Bộ).
- Vì thế chúng tôi ngờ rằng “lý hoài xuân” được đặt ra sau này, khi lý Huế hội nhập với ca Huế, được bàn tay chuyên nghiệp, bác học của giới cầm ca, của tao nhân mặt kihách chốn kinh kỳ hát nên những câu thơ của họ sáng tác: “Trăng tàn cúc lại nở ra Tình dài đêm ngắn nghĩ đà tiếc xuân”. Trong lý Huế, hiện tượng “một điệu nhiều tên” do hát bằng nhiều lời khác nhau rất phổ biến, như điệu lý Nam xang còn có những tên gọi khác nhau là lý chuồn chuồn, lý tiểu khúc, lý con tằm con nhện; Lý Hoài nam còn gọi là lý chiều chiều, lý qua đèo, trong tuồng thì gọi là lý thượng, lý mọi... 1.1.2. Một đặc điểm khác mà dân gian thường hay sử dụng đặt tên, gọi tên là lấy hai chữ đầu bài. Ví dụ làn điệu lý tình tang với lời thơ. Chim quyên ăn vạt đất cày. Đuổi hoài đuổi hủy nó chẳng bay. Anh thương em đã bảy năm rày Còn ba năm nữa là tày mười năm. Hai chữ đầu bài là chim quyên nên được gọi là lý chim quyên, điệu lý nam xang được gọi là lý chuồn nếu hát bằng thơ:
- “Chuồn chuồn mắt phải nhện vương Đã trót dan díu thì thương nhau cùng” Tương tự như thế, lý hoài nam được gọi là lý chiều chiều; lý trăm huê được gọi là lý tử vi, hoặc trường hợp tên của điệu lý bốn cửa quyền.v.v... Đặc điểm này không có trong âm nhạc cổ điển bác học là ca Huế. Nếu là Nam ai hay Nam bằng, dù được sáng tác thêm bao nhiêu lời khác nhau để hát thì vẫn đều được gọi đúng với tên bài bản của nó là Nam ai, Nam bằng... Vì những đặc điểm trên mà trong giới sưu tầm văn học dân gian thường hay bị ngộ nhận dẫn đến việc làm tăng số lượng trong danh mục của lý Huế. Trước đây, Trần Việt Ngữ, Thành Duy (Dân ca BTT, NXB Văn học -1967) và gần đây là PTS Tôn Thất Bình (Dân ca BTT, NXB Thuận Hóa - 997) trong bản so sánh dân ca các miền cũng đã liệt kê danh mục các điệu lý Trị Thiên lên tới 30 điệu nhau, mặc dù trong đó tác giả công trình đã loại trừ các điệu có 2, 3 tên gọi. Theo sự phân tích ban đầu chúng tôi thấy về mặt làn điệu thì chỉ không quá 18 điệu nếu xếp luôn cả Tương Tư Khúc, Hành Vân vào thể loại lý cũng như cả các điệu Quỳnh tương (xẩm Huế), Đoản xuân, Bạch viên (tuồng và ca kịch); Lý ta lý (hầu văn).
- 1.2 cấu hình thức. Yếu tố dân gian thể hiện khá rõ trong đặc điểm kết cấu hình thức của thể lý. Đó là cấu trúc giai điệu của một điệu lý th ường được hoàn chỉnh khép kín trong bố cục 2 vế “trống”, “mái”. Kết cấu này gọn gàng, xinh xắn, dễ hát, dễ thuộc. Dù nội dung lời thơ dài bao nhiêu đi chăng n ữa, như nội dung “mười thương”, “bốn cửa quyền”, “năm canh”... thì những lời sau cũng chỉ hát trên giai điệu của hai vế cố định này. Nếu có sự khác biệt trong vần điệu của những lời thơ sau thì đường nét giai điệu cũng chỉ biến đổi đi đôi chút theo dạng biến tấu, biến thể của chính nó mà thôi. Ví dụ đường nét giai điệu đầu của Lý tình tang có lời ca như sau: Nếu lời 2 có nội dung khác thì sự biến đổi trong giai điệu cũng chỉ để cho phù hợp với thanh điệu lời ca. Hoặc hát bằng lời ca có nội dung dài gồm nhiều cặp thơ như “Mười thương”.
- Lúc hát lại, vần điệu lời có thay đổi, nhạc cũng biến hóa đi một chút. v.v... 1.2.1 Thể thơ, tiếng đệm. Một đặc điểm nữa thể hiện yếu tố dân gian của Lý Huế là hát bằng thể thơ dân gian -thơ sáu tám. Nếu nắm được làn điệu cố định thì có thể “vận” vào bất cứ câu thơ sáu tám nào như thể thơ song thất lục bát trong hò mái nhì, mái đẩy. Giai điệu với 2 vế nhạc của điệu lý có kết cấu cố định và hoàn chỉnh trên cấu trúc của một cặp thơ sáu tám, hay nói cách khác, dấu vết của cấu trúc thơ sáu tám, đã chi phối rất rõ trong kết cấu âm nhạc của thể lý. Do sự không cân đối của thể thơ mà âm nhạc phải khắc phục tạo sự cân đối trong khúc thức bằng các tiếng đệm, tiếng đưa hơi, tiếng láy. Hệ thống tiếng đệm và đưa hơi trong Lý Huế thường bằng những hư từ như a, ôi, a, tình bằng, tình như,ô tang
- tình tang, tình tang non, ơi người ơi, tà là, a i a,ư hư và một số tiếng đệm theo kiểu mô phỏng như úy, óa, u xang u liu phàn. Hoặc độc đáo hơn là sử dụng tiếng địa phương “chi rứa” [1] để làm tiếng đệm. Hệ thống tiếng đệm này đôi lúc lại ảnh hưởng đến tên gọi của điệu lý như trường hợp lý tình tang, (vì có câu đệm: ô tang tình tang) Lý ta lý (đệm ta lý), Lý chàng ơi (đệm ơi chàng ơi),... Trong ca Hu ế, hiện tượng dùng tiếng đệm rất hiếm thấy, chỉ có một ít tiếng láy. Đành rằng lời trong lý Huế đa số gần với văn chương bác học hơn do sự trau chuốt của giới văn nghệ chuyên nghiệp đất kinh kỳ. Song sự mộc mạc, nôm na, dân dã không thể khuất lấp như cấu trúc thể thức ngắn gọn của nó, và đường nét giai điệu ít tỉa tót tỉ mỉ, cầu kỳ như ở ca Huế, ví dụ: - Chim quyên ăn vạt đất cày Đuổi hoài đuổi hủy nó chẳng bay... (Lý chim quyên) - Chim bay ríu rít ngang trời Chị em ta cất cao lời hò vang
- (Lý chim bay) - Tới đây thì ở lại đây Bao giờ bén rễ xang cây mới về (Lý ta lý) Gió mùa thu mẹ ru con bú Cha con đà vui thú nơi đâu (Lý vọng phu) v.v... 2. Yếu tố bác học cổ điển. Có thể bởi sự chi phối của đặc trưng văn hóa Huế, mà âm nhạc Huế giữa hai dòng cổ điển và dân gian ít có sự phân định rạch r òi. Nhất là giữa ca Huế và Lý Huế. Thực tế, yếu tố bác học và dân gian giữa Ca và Lý đã trộn lẫn vào nhau từ rất lâu. Cái này như được sinh ra từ cái kia, bởi chúng cùng có chung một ngôn ngữ âm nhạc - một thang âm Huế, thang âm Nam hơi ai. Tính dân gian trong lý Huế còn rơi rớt lại một ít dấu vết trong cấu trúc, trong một vài đặc điểm mang đặc tố dân gian. Còn không gian, môi trường, phương thức trình diễn đặc trưng của nó thì đã quá mơ hồ. Có chăng, cũng chỉ từ thưở xa xưa
- trong ngọn nguồn sâu thẳm của lịch sử Huế mà thôi! Hiện tại, lý Huế đã là một bộ phận máu thịt của ca nhạc Huế cổ điển, có quá trình gắn bó lâu dài trong cùng một môi trường sinh hoạt và phát triển bằng tài năng của các nghệ sĩ chuyên nghiệp trên dòng sông Hương, trên sân khấu ca kịch Huế, trong các buổi ca salon tại các tư thất, nhà vườn Huế. Trong danh mục nhưngc buổi ca nhạc du thuyền trên Sông Hương, không bao giờ thiếu vắng những điệu lý Huế: Lý tình tang, Lý hoài xuân ngọt ngào say đắm Lý dạ khúc quạnh quẽ nỗi buồn; Lý giao duyên nhớ thương man mác; Lý tử vi ân tình đằm thắm; Lý hoài nam quặn thắt nỗi niềm... đã đan xen, hòa lẫn với Nam bình, Nam ai, Tứ đại và hò mái nhì...bảng đãng giữa sương chiều và bàn bạc đêm trăng trên dòng Hương lặng lờ, mang lại cho ca nhạc Huế một ấn t ượng đặc sắc, một sự hài hòa tuyệt mỹ giữa nghệ thuật và thiên nhiên. Khác với lý Miền Nam, Lý Huế trong mấy mươi năm nay chẳng sưu tầm thêm được làn điệu nào, có chăng cungc chỉ một, hai điệu nhưng đều do các nghệ sĩ ca đàn Huế sáng tác như Tương tư khúc, Hành vân mà thường vẫn được gọi nôm na là Lý tương tư, lý hành vân do cấu trúc ngắn gọn của nó. Trong dân gian, thậm chí các làn điệu được cho là cổ cũng ít ai biết, hầu như Lý Huế đã không còn tồn tại trong sinh hoạt dân gian Huế, mà từ lâu rồi đã thuộc về những người làm nghề đàn ca chuyên nghiệp.
- Trong quá trình phát triển, vận động từ cổ sơ, do thể lý Huế không gắn với môi trường diễn xướng dân gian cụ thể, chịu tác động của ca nhạc Huế cổ điển, được các nghệ sĩ, nghệ nhân chuyên nghiệp sành về âm luật, văn chương đã bổ sung cho lý Huế ngày càng hoàn chỉnh cả về âm nhạc và lời ca. 2.1. Về lời ca, lý Huế đến gần với văn chương bác học, xa dần cái mộc mạc, nôm na của văn chương bình dân. Dù vẫn trên cơ sở cấu trúc của thể thơ sáu tám nhưng ý tứ hơn, tao nhã và triết lý hơn. Ví dụ: - “Giàu nghèo chỉ một giấc mơ Sang giàu rồi lại bần cơ sự thường”... (Lý tình tang) - “Non kia ai đắp nên cao Bể sâu nhờ bởi ai đào mà sâu” (Lý tình tang) - “Dao vàng đem liếc lá vàng Mắt anh anh liếc,mắt nàng nàng đưa
- Giả lơ đi kẻo thái gian ngờ Tình đây thương đó biết cơ hội nào” (Lý quỳnh tương) - “Sáo treo ba bức lẻ loi Không cho bướm đậu lại đòi bướm bay” (Lý tình tang) - “Trăng tàn cúc lại nở ra Tình dài đêm ngắn nghĩ đà tiếc xuân” (Lý hoài xuân) - “Canh một thơ thẩn vào ra Chờ trăng trang xế chờ ba ba tàn Canh hai thắp ngọn đèn loan Chờ người quân tử thở than đôi lời”... (Lý dạ khúc) - “Tử vi dầu dãi nắng sương
- Huê cam huê quýt biết thương huê nào Anh thương huê mận huê đào Còn bông huê cúc biết vào tay ai”... (Lý tử vi) 2.2. Tên gọi: Khi lý du nhập vào ca Huế, cái tên gọi bình dân cũng được bỏ đi để chuyển thành những cái tên gần với văn chương bác học như lý năm canh thành ra lý dạ khúc; lý ngựa ô thành ra lý mã ô; lý qua đèo, lý thượng thành lý hoài nam; lý con sáo (bài 1 và bài 2) thành lý giang nam; lý hoài xuân; lý chu ồn chuồn thành lý tiểu khúc, lý nam xang v.v... Điều này khác với lý Nam Bộ, đang gắn với dân gian, với những cái tên rất bình dân, gắn với sinh hoạt lao động: lý con quạ, lý cây khế, lý con cá, lý con cua, lý xúc rong, lý đương đệm, lý vãi chài, lý mụ hẹ, lý hái chè, lý cây ớt, lý bắp rang.v.v... 2.3. Thủ pháp phổ thơ: Âm nhạc trong lý Huế đa số hình thành trên cấu trúc của một cặp thơ sáu tám, tuy nhiên, điểm nỗi bật là thủ pháp nhà nghề trong phổ nhạc cho thơ, làm cho âm nhạc tồn tại độc lập với đặc trưng của nó chứ không bị lệ thuộc, gò bó theo nhịp điệu của thơ ca. Trong một số điệu lý, ít người nhận ra bóng dáng của thể thơ sáu tám
- như lý tử vi, lý dạ khúc, lý giang nam, lý hoài nam... Trong lý tử vi, cấu trúc nhịp điệu thơ sáu tám đã hoàn toàn biến dạng do sự chi phối của các motif âm nhạc mà vần lưng của thơ sáu tám biến thành vần chân gieo ở cuối câu: Dầu dãi nắng sương Tử vi, dầu dãi nắng sương Huê cam (tình như) huê quýt Biết thương huê nào Huê mận huê đào Anh thương huê mận huê đào... Trong lý dạ khúc và lý bốn cửa quyền, hai chữ đầu của cặp sáu tám thứ hai đ ược cho rơi vào nét nhạc kết của khổ nhạc thứ nhất, đã tạo thành một móc xích thống nhất cả năm cặp thơ. Lý bốn cửa quyền “gồm 14 cặp thơ 6/8 biến thể hình thành 14 vế nhạc giống nhau về cơ bản. Trong những lần nhắc lại, có biến hóa về cao độ do ngữ điệu của từng cặp thơ khác nhau chi phối, nhưng motif chủ đạo (ứng với các lời; Bốn cửa quyền) thì vẫn giữ nguyên” .[2].
- Điệu lý hoài nam là một sáng tạo độc đáo trong phổ nhạc cho thơ. Thủ pháp sử dụng tiếng đệm, láy mô phỏng tiếng chim kêu và thổ ngữ địa phương cũng như thủ pháp phát triển giai điệu âm nhạc để mở rộng khúc thức chứng tỏ người sáng tạo rất sành âm luật. “Điệu lý hoài nam có một kết cấu độc đáo, hình thành trên 3 vế nhạc (...).. Sự chặt chẽ, thống nhất của điệu lý là nhờ ở vế ba, tái hiện trở lại thủ pháp tiếng đệm, tiếng láy đã sử dụng ở vế 1 (...). Cấu trúc nhịp điệu đặc trưng của thơ 6/7 hoàn toàn bị mất. Lời thơ chuyển thành “ca từ” của một thể thức âm nhạc hoàn chỉnh, độc lập, không bị sự chi phối của nhịp và điệu của thơ” [3]. Trường hợp lý giang nam lại càng đặc biệt vì kết cấu âm nhạc đã hoàn chỉnh ngay trên câu sáu của thể thơ, còn câu tám chỉ dùng làm lời hai. Ở đây, do thủ pháp sử dụng tiếng đưa hỏi, nhất là điệp từ “sang”, “sổ” trong bài thơ: Ai đem con sáo sang sông Nên chi con sáo sổ lồng bay xa” Trong một đường nét giai điệu uyển chuyển đ ã gây nên hiện tượng đảo âm rất thú vị. “Có thể nói, kết cấu âm nhạc của điệu lý này bộc lộ một hình thức phát triển cao về nghệ thuật phổ thơ trong lý Huế. Nó đã vượt qua ranh giới dân gian đến với địa phận bác học.” [4] 2.4. Như đã trình bày, lý Huế có gốc là dân gian nhưng từ lâu đã du nhập vào ca Huế cổ điển, chịu sự chi phối của dòng âm nhạc bác học này trong môi trường
- trình diễn cũng như trong cấu trúc làn điệu. Vì vậy. cho dù có gốc là một thể loại dân gian, nhưng lý Huế vẫn thường được các nghệ nhân, nghệ sĩ trình bày với ban nhạc thính phòng Huế, ít có trường hợp “hát chay” không có nhạc đệm. Bởi vậy, từ lâu lý Huế đã gắn bó với đàn Huế. Trong chương trình dạy đàn Huế theo kiểu truyền ngón, truyền nghề, các nghệ nhân thường cho học trò nắm vững và thành thạo các bài nhỏ (là các điệu lý). Rồi mới học qua các bài lớn (Tứ đại, Nam ai...). Trong công trình biên soạn các tác phẩm cho đàn dân tộc của cố nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba như: Bản đàn tranh, bản đàn độc huyền, bản đàn nhị huyền... do Trung tâm Phục hưng Quốc nhạc xuất bản trong thập kỷ 60, hầu hết các điệu lý Huế đều được ký âm và soạn riêng cho từng nhạc cụ. Trình bày một vài đặc điểm về yếu tố dân gian và bác học trong thể loại lý Huế, chúng tôi muốn xác định lại lý Huế là một thể loại dân ca nhưng lại hội đủ cả hai yếu tố trên, hay nói cách khác là được bác học, chuyên nghiệp hóa trong quá trình phát triển. Điểm độc đáo này chỉ có trong âm nhạc truyền thống xứ Huế. Tuy nhiên yếu tố dân gian còn lại trong thể loại này thì khá mờ nhạt mà yếu tố bác học lại chưa hẳn là triệt để. Vì thế trong công trình về lý Huế của mình, tác giả Dương Bích Hà đã phải nhận xét: “Hóa ra trong âm nhạc Huế, lý Huế là một thể loại “đầu không đụng trời, chân không chạm đất”. Điều rõ ràng hơn hết là không gian sinh hoạt của lý Huế từ lâu cũng là không gian của ca nhạc Huế mà trong một ý nghĩa nào đấy vẫn được xem là đồng nghĩa với ca
- huế, dù đó là sự ngộ nhận của người không “sành điệu” đi chăng nữa, thì lý huế cũng đã phát triển, đã khẳng định tính đặc trưng của thể loại, góp một màu sắc độc đáo của mình cho kho tàng âm nhạc truyền thống Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. Trong quá khứ và hiện tại đã được dòng Sông Hương dưỡng nuôi, thì tương lai cũng sẽ được dòng sông cùng đôi bờ vườn cây xanh mướt của non nước Hương Bình nâng niu, vỗ về, bồi đắp, cùng với nền âm nhạc cổ truyền Huế tiếp tục dâng cho người, cho đời những giây phút tịnh tâm. ========= [1] Chi rứa = gì đấy. [2] Dương Bích Hà - Lý Huế - Viện Âm nhạc và NXB Âm nhạc, 1997 – tr. 164. [3] Dương Bích Hà. Sđd, tr. 152 [4] Dương Bích Hà. Sđd, tr. 153
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên
16 p | 2853 | 486
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân
5 p | 842 | 334
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
3 p | 532 | 83
-
Nhận xét các chuyên mục nội dung và những yếu tố hình thức trang chủ của một Website báo chí: VTC News.
5 p | 274 | 65
-
Bài giảng Tâm lý học quản lý về tư duy mới về kinh tế và quản trị doanh nghiệp
11 p | 185 | 23
-
Quan điểm lịch sử cụ thể với công cuộc đổi mới hiện nay - 2
7 p | 116 | 22
-
Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận -4
5 p | 117 | 17
-
LÝ THUYẾT KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
7 p | 116 | 13
-
CHƯƠNG IX NGHIÊN CỨU CÔNG TRÌNH CHỈNH TRỊ VÙNG CỬA THUẬN AN
9 p | 143 | 12
-
Vài nét sơ lược về sự Phát triển của Triết học Trung Hoa - Phần 5
13 p | 96 | 11
-
Lao động nghề báo – Kỳ 1: Hoạt động quan sát và tập thể
3 p | 103 | 11
-
Nguy có thách thức khi hội nhập theo mối liên hệ phổ biến trong triết học -4
8 p | 92 | 8
-
Đề cương chi tiết học phần: Tâm lý học nông dân (Farmer Psychology)
7 p | 66 | 7
-
Xây dựng kinh tế độc lập tự chủ trong hội nhập theo qiuan điểm triết học - 2
7 p | 90 | 3
-
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Câu 18
5 p | 65 | 3
-
Quan hệ tương tác giữa thầy và trò trong quá trình dạy học
6 p | 120 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn