Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân
lượt xem 334
download
Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân là quan điểm tư tưởng nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là kim chỉ nam định hướng cho toàn bộ quá trình tổ chức, xây dựng và hoạt động của Nhà nước ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân là bước phát triển mới và sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lê nin kết hợp chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa Việt Nam, tinh hoa văn hóa...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân là quan điểm tư tưởng nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là kim chỉ nam định hướng cho toàn bộ quá trình tổ chức, xây dựng và hoạt động của Nhà nước ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân là bước phát triển mới và sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lê nin kết hợp chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa Việt Nam, tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây. Nhà nước của dân, do dân và vì dân theo Hồ Chí Minh là Nhà nước thực hiện quyền lực của nhân dân, dựa vào sức mạnh của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Nhân dân theo quan niệm của Hồ Chí Minh là toàn dân, là tất cả đàn ông, đàn bà, người già người trẻ , không phân biệt giai cấp, dân tộc, đảng phái, tôn giáo, Người cho rằng “ trong bầu trời không có gì quí bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta (1946) do đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo, ngay từ Điều 1 đã khẳng định: "Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp". Xuất phát từ lòng tin sâu sắc vào truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, cho dù trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn sau khi cách mạng mới thành công - giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm đang hoành hành; Người đề nghị Chính phủ lâm thời "tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu...", “Tổng tuyển cử là dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc Nước nhà . Trong cuộc tổng tuyển cử hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử…Do bầu cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội, Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ, Chính phủ đó thật là chính phủ của toàn dân” . Tức là Người đã thực hiện ngay dân chủ trực tiếp, điều mà nền dân chủ tư sản phải trải qua mấy trăm năm mới đạt được, mà không đợi đến lúc có đủ những điều kiện về kinh tế - xã
- hội cho phép. Sự thành lập bộ máy nhà nước do dân cử bằng phổ thông đầu phiếu là sự kiện đầu tiên trong lịch sử nhà nước của Việt Nam. Một Chính phủ như vậy nhất định thể hiện được truyền thống đoàn kết dân tộc, thể hiện ý chí thống nhất cao của toàn dân; Người nói: “Tôi có thể tuyên bố trước Quốc hội rằng, Chính phủ này tỏ rõ tinh thần quốc dân liên hiệp, là một Chính phủ chú trọng thực tế và sẽ nỗ lực làm việc, để tranh thủ quyền độc lập và thống nhất lãnh thổ, cùng xây dựng một nước Việt Nam mới. Chính phủ này là chính phủ toàn quốc có đủ tài Trung, Nam, Bắc tham gia” . Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngay từ khi ra đời là Nhà nước dân chủ kiểu mới – Nhà nước của dân, do dân vì dân. Cơ sở xã hội của Nhà nước đó là toàn thể dân tộc Việt Nam, dựa nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Đó là Nhà nước thực hiện chức năng chuyên chính vô sản nhằm bảo vệ thành quả cách mạng và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Xây dựng một Nhà nước của dân theo Bác Hồ nghĩa là: Tất cả quyền bính đều thuộc về nhân dân, những vấn đề quan hệ đến vận mệnh quốc gia do nhân dân phán quyết; tức là nhân dân phải là người thực hiện quyền lực, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua các đại biểu của mình “Chính quyền từ xã đến chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên” . Đó là những hình thức cơ bản của nền dân chủ; dân chủ vừa là thành quả đấu tranh cách mạng của dân tộc, vừa là giá trị văn hóa, do đó theo Người: Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ sinh hoạt chính trị toàn dân... làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia vào công việc của Nhà nước. Như vậy, nền tảng xã hội sâu rộng, ý thức chính trị và khả năng tham gia vào đời sống chính trị của nhân dân là yếu tố đảm bảo cho nền dân chủ mới. Người coi yếu tố đầu tiên của dân chủ là: Có việc gì thì ai cũng được bàn, cũng phải bàn. Khi bàn rồi thì bỏ thăm, ý kiến nào nhiều người theo hơn thì được. ấy là dân chủ. Nhà nước do dân bởi vì “ lực lượng bao nhiêu là nhờ dân hết”. Nhà nước muốn điều hành quản lý xã hội có hiệu quả thì phải dựa vào dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “dân như nước mình như cá”; phải “đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân…Chính phủ chỉ giúp kế hoạch cổ động” . Vì vậy Đảng ta luôn chủ trương dựa vào dân, tạo điều kiện để nhân dân phát huy cao nhất quyền làm chủ , tham gia tích cực vào việc quản lý Nhà nước .
- Nhà nước vì dân, theo Hồ Chí Minh có nghĩa là mọi hoạt động của Nhà nước đều phải xuất phát và vì lợi ích của nhân dân; việc gì có lợi cho dân thì phải làm cho kỳ được ; việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh. Người chỉ rõ: chế độ ta là chế độ dân chủ, nhân dân là chủ, Chính phủ là đầy tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Chính phủ thì việc to, việc nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân “Các công việc của chính phủ làm phải nhằm vào mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người. Cho nên chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì tránh” . Xây dựng một Nhà nước vì dân là một nhà nước không đặc quyền, đặc lợi, phục vụ nhân dân tận tụy, một nhà nước trong sạch, chí công vô tư. Bác đã dạy rằng: Phải xây dựng một nền chính trị liêm khiết, kiên quyết đấu tranh với ba thứ giặc nội xâm là: tham ô, lãng phí, quan liêu. Một mặt Nhà nước phải thực hành dân chủ rộng rãi với nhân dân mặt khác phải thực hành chuyên chính với mọi hành động xâm hại đến lợi ích của tổ quốc, quyền làm chủ của nhân dân. Trong hàng loạt vấn đề được đề cập, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh vấn đề bản chất xã hội chủ nghĩa, tính dân chủ, tính nhân dân, tính nhân đạo của Nhà nước mà nhân dân ta xây dựng. Là đại biểu của nhân dân, nên hiệu lực quản lý nhà nước đều dựa vào sự tín nhiệm và sức mạnh của đông đảo nhân dân. Nhân dân là người theo dõi, giám sát mọi hoạt động của nhà nước, của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước và khi cần thì có quyền bãi miễn nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng . Quan niệm của Hồ Chí Minh về một nhà nước của dân và vì dân còn phải là nhà nước “công bộc của dân, gánh vác công việc chung của dân chứ không phải để đè đầu cưỡi cổ dân như thời Pháp, Nhật” . Người chỉ rõ: bất kỳ ở địa vị nào, làm công tác gì, chúng ta đều là đầy tớ của nhân dân. Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy chúng ta phải đền đáp xứng đáng cho nhân dân. Người dạy, để thực sự là “đầy tớ của dân”, các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở phải thực sự gần dân, biết lắng nghe ý kiến nguyện vọng của nhân dân, làm việc gì cũng bàn bạc kỹ và học hỏi kinh nghiệm của nhân dân, thực sự yêu dân kính dân, tin cậy và trọng dân, ăn ở công bằng với dân và thực sự cần kiệm, liêm chính chí công vô tư. Nhà nước của dân, do dân và vì dân không phải nhà nước siêu giai cấp mà là nhà nước do Đảng Cộng sản - Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định bản chất giai cấp , bản chất cách mạng của
- nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đường lối chính sách của Đảng là mục tiêu, phương hướng hành động của nhà nước. Thể chế hóa và thực hiện đường lối của đảng là chức năng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa . Nhà nước của dân, do dân phải là một nhà nước được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật, thể hiện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Ngay từ những năm 1922, trong bài "Việt Nam yêu cầu ca" có 8 điều thì có một điều (Điêù7) NgươìViết: “Bảy xin hiến pháp ban hành Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” Theo Người: “Pháp luật là phép của dân, dùng để ngăn cản những hành động có hại cho dân, để bảo vệ lợi ích chung của đại đa số nhân dân” . Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn chủ trương đề cao việc quản lý nhà nước bằng công cụ pháp luật. Trước khi có Hiến pháp, Người cho rằng, một xã hội không thể sống một ngày không có pháp luật, cho nên Người đã ký Sắc lệnh giữ lại mọi luật lệ của chế độ cũ, chỉ trừ những điều luật trái với nền độc lập, tự do. Đồng thời, Người ký một loạt Sắc lệnh cấp bách: Sắc lệnh bảo đảm tự do cá nhân, Sắc lệnh bãi bỏ thuế thân, Sắc lệnh tổ chức Tòa án độc lập với hành chính... Đó là nền tảng trước mắt và lâu dài cho một nhà nước pháp quyền. Tư tưởng pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong hoạt động của Chính phủ, của các cấp chính quyền, của các tổ chức, Người đòi hỏi tất cả mọi tổ chức và cá nhân phải chấp hành pháp luật, không ai được đứng trên, đứng ngoài pháp luật. Trong điều kiện có chính quyền người đặc biệt quan tâm, nhắc nhở đội ngũ cán bộ công chức : Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp "dĩ công vi tư". Thực chất những căn bệnh đó là vi phạm quyền làm chủ của nhân dân lao động, là độc tố phản văn hóa đi ngược lại bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân. Ngoài việc giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, "Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì". Nội dung quan trọng của Nhà nước pháp quyền là khẳng định cội nguồn quyền lực nhà nước là ở nhân dân, trong đó nhà nước là của nhân dân chứ không phải nhân dân là của nhà nước; Nhà nước pháp quyền đề cao tính hợp hiến, hợp pháp trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, Nhà nước chỉ được làm những điều pháp luật cho phép, còn nhân dân được làm tất cả những điều pháp luật không cấm. Một mặt, pháp luật bảo đảm cho sự phát triển tự do tối đa của nhân dân, mặt khác pháp
- luật xây dựng và duy trì xã hội trật tự, ổn định, trong đó không chỉ mỗi công dân, mỗi cá nhân, mà bản thân nhà nước và những người đứng đầu chính quyền cũng phải tôn trọng pháp luật . Hai mặt dân chủ và pháp luật trong Nhà nước pháp quyền gắn bó hữu cơ, làm tiền đề tồn tại cho nhau và tạo nên bản chất của Nhà nước pháp quyền trong lịch sử nhân loại; Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhà nước bảo đảm quyền tự do dân chủ cho công dân nhưng nghiêm cấm lợi dụng các quyền tự do dân chủ để để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của nhân dân” . Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng những tư tưởng của Người về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân vẫn còn nguyên giá trị. Giá trị trường tồn của những luận điểm đó không chỉ soi sáng mà còn là sự tiếp sức quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Văn kiện Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính khả thi của các qui định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra giám sát tính hợp hiến hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền” - một trong những điều kiện và môi trường tiên quyết ở nước ta, bảo đảm phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của sinh viên
18 p | 2348 | 375
-
Bài thuyết trình môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
36 p | 3555 | 330
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 7 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới
18 p | 588 | 71
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 7: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới (34tr)
34 p | 812 | 64
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 2 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc
7 p | 265 | 35
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức, con người (2022)
32 p | 54 | 16
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (2022)
52 p | 40 | 13
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế (2022)
21 p | 47 | 13
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 6 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức, con người (2023)
32 p | 49 | 9
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 3 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (2023)
52 p | 66 | 8
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiết kiệm
8 p | 101 | 4
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và việc vận dụng trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam: Phần 1
97 p | 5 | 4
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vấn đề phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay
14 p | 12 | 3
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và việc vận dụng trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam: Phần 2
182 p | 4 | 3
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
12 p | 3 | 2
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay
9 p | 5 | 2
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và những mốc phát triển quản lý giáo dục trong tiến trình 70 năm nền giáo dục Việt Nam
6 p | 6 | 2
-
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong nghiên cứu, giảng dạy ở các trường sư phạm
5 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn