Một cách tiếp cận về bản chất đạo đức nghề giáo trong bối cảnh hiện nay
lượt xem 3
download
Nghề giáo là một nghề đặc biệt - “nghề trồng người” nên được cả xã hội quan tâm, tôn vinh và đòi hỏi rất cao không chỉ về chuyên môn mà còn cả sự mẫu mực về đạo đức. Tôn sư trọng đạo là truyền thống, nét đẹp bao đời nay của dân tộc ta, người thầy được coi là biểu tượng thiêng liêng cho sự học, là “khuôn vàng thước ngọc” của đạo đức, nhân cách để học trò noi theo. Mời các bạn cùng tìm hiểu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một cách tiếp cận về bản chất đạo đức nghề giáo trong bối cảnh hiện nay
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số 485 (Kì 1 tháng 9/2020), tr 61-64 ISSN: 2354-0753 MỘT CÁCH TIẾP CẬN VỀ BẢN CHẤT ĐẠO ĐỨC NGHỀ GIÁO TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Nguyễn Ngọc Bích+, Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang Nguyễn Ngọc Nhã Phương +Tác giả liên hệ ● Email: nguyenbichcths@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 29/4/2020 Teachers are the subjects that play an important role in the process of Accepted: 31/7/2020 implementing the fundamental and comprehensive renewal of education and Published: 05/9/2020 training in our country nowadays. Professional ethics of teaching staff play a very important role, contributing to the quality and effectiveness of Keywords pedagogical activities. In this context, every teacher should always cultivate teacher, teacher ethics, professional ethics to deserve the honor and belief of society. This paper teaching career ideal, discusses the necessity and content of fostering the ethical standards of teaching ethics, teaching art. teachers to meet the requirements of current practice. 1. Mở đầu Nghề giáo là một nghề đặc biệt - “nghề trồng người” nên được cả xã hội quan tâm, tôn vinh và đòi hỏi rất cao không chỉ về chuyên môn mà còn cả sự mẫu mực về đạo đức. Tôn sư trọng đạo là truyền thống, nét đẹp bao đời nay của dân tộc ta, người thầy được coi là biểu tượng thiêng liêng cho sự học, là “khuôn vàng thước ngọc” của đạo đức, nhân cách để học trò noi theo. Ngày nay, quan tâm đến người thầy là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của mỗi người chúng ta. Trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT hiện nay, nhà giáo là một chủ thể quan trọng, có vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả của sự nghiệp giáo dục. Sứ mạng thiêng liêng của nhà giáo là dạy dỗ, truyền đạt kiến thức được đúc kết từ đời này sang đời khác cho học sinh, giúp xã hội tồn tại và không ngừng phát triển. Vì vậy, bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và tình yêu nghề nghiệp, nhà giáo luôn phải là tấm gương đạo đức mẫu mực để trò học hỏi và noi theo. Ngày 21/10/1964, trong buổi nói chuyện với giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh” (Ban Bí thư Trung ương Đảng, 2011, tr 402-403). Kinh tế thị trường bên cạnh những tác động tích cực đến sự phát triển KT-XH của đất nước cũng đồng thời có những tác động tiêu cực đến đạo đức xã hội, trong đó có đạo đức nhà giáo. Việc một vài giáo viên có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong thời gian gần đây đã gây bức xúc trong dư luận xã hội, tổn hại đến hình ảnh tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam. Thực tiễn đòi hỏi các nhà giáo bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn còn phải không ngừng nâng cao nhận thức, tu dưỡng, thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề giáo trong các mối quan hệ của người thầy với công việc, đồng nghiệp, học trò, với các tổ chức đoàn thể, phụ huynh, với nhân dân, để xứng đáng sự tin yêu của xã hội, của học trò, xứng đáng với danh hiệu “Nhà giáo là những kĩ sư tâm hồn”. 2. Kết quả nghiên cứu Đạo đức nhà giáo là tổng thể các mối quan hệ giữa lí tưởng nghề giáo, đạo đức nghề giáo và kĩ thuật/nghệ thuật dạy học, nghĩa là một nhà giáo chân chính không chỉ yêu nghề, phấn đấu hi sinh vì lí tưởng nghề nghiệp mà còn phải có đầy đủ phẩm chất, năng lực của một nhà giáo cũng như phải có kĩ năng, phương pháp để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ dạy học, giáo dục. Để nâng cao đạo đức nghề giáo, cần nhận thức đầy đủ bản chất và giải quyết tốt mối quan hệ giữa 3 thành tố này của đạo đức nghề giáo, từ đó tìm ra biện pháp thích hợp để củng cố, phát triển chúng trong tác động của kinh tế thị trường cùng những yêu cầu đổi mới toàn diện GD-ĐT ở nước ta hiện nay. 2.1. Về lí tưởng nghề dạy học Đào tạo thế hệ trẻ là lí tưởng mà các nhà giáo theo đuổi với tình yêu con trẻ, niềm tự hào về giá trị lao động của mình là trồng người, ươm mầm cho những thế hệ tương lai của đất nước. Lí tưởng đó thể hiện bởi niềm say mê nghề nghiệp, lòng yêu trẻ, lương tâm nghề nghiệp, tận tụy hi sinh với công việc, tác phong làm việc cần cù, trách nhiệm cao, lối sống giản dị và thân tình,… giúp nhà giáo có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn về vật chất và tinh thần để hoàn thành nhiệm vụ. Hơn nữa, lí tưởng đó sẽ để lại những dấu ấn đậm nét trong tâm trí học trò, có tác dụng hướng dẫn, điều khiển quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. 61
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số 485 (Kì 1 tháng 9/2020), tr 61-64 ISSN: 2354-0753 Đối với một nhà giáo dục, điều cần có ở họ là tình người. Mầm mống của hứng thú sư phạm được nảy nở từ những hoạt động sáng tạo đầy tình người của nhà giáo với mong muốn tạo ra hạnh phúc cho người học. Khi tạo ra niềm vui cho người khác, cho học trò, nhà giáo có được một tài sản vô giá là tình người, thể hiện ở sự nhiệt tâm, thái độ ân cần, chu đáo và lòng vị tha. Người thầy cần có thái độ quan tâm đầy thiện ý và ân cần, kể cả đó là những học sinh kém và vô kỉ luật, luôn thể hiện tinh thần giúp đỡ bằng ý kiến hoặc bằng hành động thực tế của mình một cách chân thành, giản dị, không có sự phân biệt đối xử với mọi đối tượng học sinh. Tuy nhiên, lòng yêu trẻ của người thầy không thể pha trộn với những nét uỷ mị, mềm yếu, thiếu việc đề ra yêu cầu cao và nghiêm khắc đối với trẻ. Nhà giáo phải có lòng yêu người, yêu trẻ mới có lòng yêu nghề, yêu lao động sư phạm. Người thầy phải luôn nghĩ đến việc cống hiến cho sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ. Trong công tác, họ luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, luôn cải tiến nội dung và phương pháp dạy học, không tự thoả mãn với trình độ hiểu biết và tay nghề của mình. Họ thường có niềm vui khi được giao tiếp với học sinh; sự giao tiếp này sẽ làm phong phú cuộc đời người thầy, có nhiều cảm xúc tích cực và say mê hơn. Để đạt được thành tích trong công tác, người thầy còn phải có một phẩm chất - đó là tình yêu nghề. Trong bài nói chuyện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngày 29/6/1962, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn (1976, tr 76) đã nói: “Những thầy giáo không yêu nghề cũng có nghĩa là đồng chí đó không yêu người. Càng yêu người bao nhiêu thì càng yêu nghề bấy nhiêu”. Trong thực tế, có rất nhiều tấm gương nhà giáo hết lòng yêu nghề. Họ đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục và được nhiều thế hệ học trò kính trọng. Có rất nhiều thầy, cô giáo ở vùng sâu, vùng xa đã vượt qua khó khăn về vật chất, tinh thần để cống hiến công sức, trí tuệ cho sự nghiệp “trồng người” vẻ vang. Có thể thấy sư đạo - lí tưởng nghề giáo chính là sự nghiệp trồng người bằng kiến thức sư phạm và sự mẫu mực của người thầy. Vì thế, với người chọn nghề giáo luôn xác định phải vì sự nghiệp “trồng người”, tất cả vì học sinh thân yêu, phải luôn tu thân trở thành tấm gương sáng, nhà sư phạm mẫu mực suốt đời. 2.2. Về đạo đức nghề giáo Đạo đức con người thường được biểu hiện qua hành động, qua các hành vi đạo đức. Đạo đức nghề giáo cũng được thể hiện qua hành vi đạo đức của người thầy, qua từng lời nói, việc làm, cử chỉ, cách ứng xử với học sinh, đồng nghiệp, xã hội và thể hiện cả trong chất lượng hoạt động giảng dạy… Do tính chất đặc biệt của nghề giáo, xã hội đòi hỏi các hành vi này phải đảm bảo những chuẩn mực đạo đức xã hội ở mức độ cao, trong đó trước hết là phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật. Ở đây cần nhận thức một cách rõ ràng là tuân thủ quy định pháp luật chỉ được coi là mức độ thấp của hành vi đạo đức bởi mức độ cao phải là khi người đó hoàn toàn tự giác thực hiện tốt bằng cả trái tim mà không cần có sự nhắc nhở, những quy định ràng buộc nào. Thế nên, không có lời biện minh nào cho những hành vi xúc phạm, đánh đập, lạm dụng tình dục,… đối với học sinh của nhà giáo bởi đó là điều pháp luật và đạo đức nghề giáo không cho phép. Mặt khác, vi phạm đạo đức nghề giáo không chỉ là những hành vi đánh, mắng học sinh kể trên mà còn là những biểu hiện thiếu trách nhiệm, nhiệt huyết trong hoạt động giảng dạy ở trên lớp. Những tiêu chí cơ bản để đánh giá đạo đức của nhà giáo bao gồm: - Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng. Tận tụy với công việc, thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất, năng lực giảng dạy của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí. - Thực hiện phê bình và tự phê bình một cách nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh. - Ứng xử với học sinh bằng tình thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt. - Có tinh thần đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt cùng thực hiện mục tiêu giáo dục. - Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và nghề nghiệp. Dạy học là một hình thức lao động đặc biệt, đòi hỏi phải đầu tư thời gian và công sức nhiều trong khi thu nhập lại vừa phải, thậm chí không cao. Trong nền kinh tế thị trường, việc trả công cho các ngành nghề được tính theo hao phí sức lao động và hiệu quả làm việc, giữa các nghề có sự cạnh tranh trong việc thu hút nguồn nhân lực. Nghề có thu nhập cao thường thu hút nguồn nhân lực có chất lượng hơn. Trong những năm qua, mặc dù ngành Giáo dục đã được Đảng, Nhà nước quan tâm nhưng đời sống của nhà giáo vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là đối với các nhà giáo 62
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số 485 (Kì 1 tháng 9/2020), tr 61-64 ISSN: 2354-0753 ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có đồng bào dân tộc ít người… Từ đây đặt ra vấn đề cần có cơ chế, chính sách quan tâm đến nhà giáo nhiều hơn nữa để thu hút nhân tài cho ngành Giáo dục. Bên cạnh đó, một bộ phận nhà giáo đã và đang theo nghề nhưng cuộc sống khó khăn đã đẩy họ theo đuổi nhiều công việc khác để mưu sinh, không thể toàn tâm, toàn ý dành nhiều thời gian, sức lực đầu tư cho chuyên môn. Mặt khác, hình ảnh mẫu mực về một nhà giáo từ lời ăn, tiếng nói, tác phong mô phạm, tư duy về quan hệ thầy - trò trong sáng,… đang bị mai một bởi lối sống thực dụng trong cơ chế thị trường. Niềm tin của phụ huynh, học sinh đối với người thầy bị lung lay bởi các lớp dạy thêm có chủ đích để tăng thu nhập, bởi hiện tượng gian dối trong thi cử, bởi các hành vi lạm dụng tình dục của nhà giáo với học sinh,… Khi tấm gương người thầy không còn trong sáng thì sản phẩm giáo dục của chúng ta là những học trò cũng sẽ bị ảnh hưởng. Hiện tượng học sinh đánh nhau, quay cóp trong thi cử, mua điểm, mua bằng giả, cãi hoặc thậm chí đánh lại thầy giáo xảy ra gần đây không ít. Điều này khiến các cấp quản lí, các nhà trường, nhà giáo cần phải xem xét một cách tổng thể nhiều vấn đề trong đó có việc lựa chọn, đào tạo được đúng những người có năng lực, có phẩm chất. Bên cạnh đó, cần có quy chế, thiết chế trong việc tuyển dụng, khen thưởng và kỉ luật một cách nghiêm minh, trọng dụng người tài, nêu gương những nhà giáo tiêu biểu… 2.3. Về nghệ thuật dạy học Dạy học là một nghệ thuật bao gồm hoạt động giảng dạy cùng với những tác động giáo dục đến người học, hay nói một cách khác là ở đó người thầy vừa dạy chữ, vừa dạy người. Trong quá trình dạy học, nhà giáo vừa là nhà lãnh đạo, vừa là nhà quản lí. Vai trò lãnh đạo của nhà giáo thể hiện ở: 1) Định hướng tư tưởng, tình cảm, nhu cầu, thái độ của người học, thuyết phục họ thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện và phát triển. Điều đáng lưu ý là nhà giáo thực hiện vai trò này không dựa vào mệnh lệnh, chỉ thị mà bằng sự gương mẫu trước người học. Nhà giáo dùng đạo đức, tác phong của mình để thuyết phục học trò nghe và làm theo; 2) Khuyến khích, động viên, hỗ trợ người học nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn để đạt được kết quả học tập tốt thể hiện ở việc người thầy thường xuyên trao đổi, gợi mở, tư vấn, gỡ rối khi người học gặp khó khăn trong học tập, đồng thời tập hợp các lực lượng xung quanh mình như ban cán sự lớp, hội phụ huynh, các đoàn thể,… để thực hiện mục tiêu dạy học của mình; 3) Che chở, đùm bọc, ân cần chăm lo đời sống, lợi ích nguyện vọng của người học thể hiện ở việc người thầy phải có kĩ năng sống, có kinh nghiệm để thực hiện vai trò này, phải vừa thể hiện tầm cao hơn so với trò; vừa có uy tín trước học trò, bao dung, nâng đỡ họ một cách chân tình, thiết thực. Sự thể hiện vai trò lãnh đạo của nhà giáo trong dạy học cho thấy họ không dùng quyền lực hành chính mà dùng tài năng, đức độ của mình để thu phục, định hướng, khuyến khích, cổ vũ, chăm lo cho học trò trên cơ sở thấu hiểu, thông cảm, vị tha, bao dung, che chở, hỗ trợ họ học tập. Vai trò quản lí của nhà giáo trong dạy học thể hiện thông qua nhiệm vụ tổ chức, điều khiển, đánh giá, điều chỉnh quá trình học tập trên lớp. Trước khi lên lớp, người thầy phải lập kế hoạch dạy học, thiết kế các hoạt động, tổ chức môi trường học tập, đề ra các biện pháp sư phạm để thực hiện hiệu quả quá trình dạy học mà bản chất chính là lãnh đạo, quản lí người học. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học mà người thầy thiết kế và sử dụng trong quá trình dạy học cũng chính là phương pháp quản lí, phương pháp lãnh đạo người học. Điều đáng lưu ý ở đây là trong quá trình dạy học, người thầy không chỉ tổ chức học tập mà còn phải lãnh đạo, quản lí người học. Bên cạnh đó còn phải quan tâm đến việc xây dựng văn hóa học tập thể hiện ở những quan hệ hợp tác, cạnh tranh lành mạnh, xây dựng đời sống tình cảm tốt đẹp trong nhóm, lớp học cũng như không ngừng quan tâm đến việc bồi đắp hệ giá trị riêng của tập thể lớp, nhóm, trường… (Đặng Thành Hưng, 2013). Trong công cuộc đổi mới chuyển từ dạy học theo định hướng nội dung sang định hướng phát triển năng lực cho người học hiện nay, nhà giáo phải quan tâm đến việc thiết kế hoạt động cho người học cùng tham gia vào quá trình dạy học. Phải chú trọng đến việc hình thành và phát triển đồng thời các thành tố tạo nên năng lực của người học, đó là: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Điều này đòi hỏi nhà giáo phải yêu thương, thấu hiểu khả năng, tâm tư, tình cảm của người học để tác động một cách hiệu quả nhất, giúp người học không chỉ nắm vững tri thức môn học mà còn được thực hành, rèn luyện các kĩ năng cần thiết như: hợp tác, phân tích giải quyết vấn đề, lắng nghe và thuyết phục,… cùng với đó là việc xây dựng tinh thần thái độ, tình cảm tích cực cho người học trong quá trình học tập. Gần đây có ý kiến biện minh cho những hành vi vi phạm đạo đức nghề giáo như đánh, mắng học sinh là do giáo viên có quá nhiều áp lực, do học sinh có những hành vi coi thường nên giáo viên không giữ được bình tĩnh, hay quan niệm “yêu cho roi, cho vọt”, học sinh hư phải đe nẹt, thậm chí đánh vài cái mới nên người. Việc giáo viên đánh học trò không chỉ vi phạm pháp luật mà còn thể hiện họ chưa có đủ kĩ năng, phương pháp dạy học. Khi tình yêu học sinh đủ lớn, lại rèn luyện được những phẩm chất nhân ái, vị tha, bao dung,… cùng với việc trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết của một nhà sư phạm, chắc chắn giáo viên sẽ có cách ứng xử đúng mực đối với học trò. 63
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số 485 (Kì 1 tháng 9/2020), tr 61-64 ISSN: 2354-0753 2.4. Biện pháp nâng cao nhận thức đạo đức nghề giáo trong bối cảnh hiện nay GD-ĐT là quốc sách hàng đầu. Quốc sách ở đây không phải là lí thuyết hay khẩu hiệu mà phải biến thành chính sách và hành động thực tế. Do đó, cần nắm bắt, giải quyết tốt nguyện vọng và các lợi ích chính đáng, thiết thực của đội ngũ nhà giáo, để kịp thời động viên họ yên tâm công tác, ra sức học tập, trau dồi hơn nữa chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Quan tâm thực hiện tốt chế độ ưu đãi, khen thưởng, đảm bảo điều kiện làm việc, sinh hoạt đối với nhà giáo, nhất là những nhà giáo có trình độ, có học hàm, học vị cao, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp GD-ĐT. Mặt khác, khi xem xét, giải quyết và bảo đảm các chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo phải thực sự dân chủ, công khai, công bằng, kịp thời, chính xác. Kiên quyết đấu tranh, lên án và khắc phục kịp thời mọi biểu hiện vi phạm trong thực hiện các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành Giáo dục đối với các nhà giáo. Cần quan tâm hơn nữa đến tính chất đặc thù của lao động nghề giáo. Đây là lao động có tính chất phức tạp, đặc thù, đòi hỏi nhà giáo phải có những tố chất, năng lực đặc biệt để hoàn thành nhiệm vụ. Ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,… cộng đồng dễ nhận ra tầm quan trọng và năng lực khác biệt của những người khác nhưng trong dạy học, những năng lực đặc biệt của nhà giáo được thể hiện một cách âm thầm, ít được quan tâm, ghi nhận nên họ thiếu động lực để thực hiện. Vì vậy, cần có chủ trương, chính sách khuyến khích, động viên các nhà giáo yên tâm công tác, toàn tâm toàn ý đến hoạt động nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng nhà giáo, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới trong ngành Giáo dục hiện nay. Rèn luyện phẩm chất đạo đức luôn luôn là yếu tố tự thân, đòi hỏi mỗi nhà giáo luôn phải có kế hoạch phấn đấu không ngừng nâng cao trình độ, tu dưỡng, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, xứng đáng là tấm gương mẫu mực để các thế hệ học sinh noi theo. Trong nền kinh tế thị trường, nghề giáo được quan niệm là một dịch vụ đặc biệt nên phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn của nhà giáo cũng góp phần làm nên thương hiệu của mỗi người thầy, không chỉ mang lại niềm tự hào mà còn làm nên giá trị đích thực của nhà giáo. Đây là yếu tố khích lệ, động viên các nhà giáo không ngừng vun đắp, bồi dưỡng đạo đức nghề giáo cũng như trình độ chuyên môn của mình. Bộ môn, nhà trường, các tổ chức đoàn thể thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, động viên, ban hành các quy định đánh giá phẩm chất, trình độ chuyên môn của nhà giáo một cách minh bạch, công khai, công bằng để thúc đẩy giáo viên trong việc giữ gìn đạo đức nhà giáo. 3. Kết luận Công cuộc đổi mới GD-ĐT đặt lên vai các nhà giáo dục trọng trách to lớn, đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng học hỏi, rèn luyện nâng cao nhận thức, trình độ, kĩ năng, phẩm chất của nhà giáo. Nhận thức rõ được những yêu cầu của công cuộc đổi mới, từ đó vạch ra kế hoạch bồi dưỡng nâng cao đạo đức nghề giáo, kĩ năng dạy học của mình, các giáo viên sẽ thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục ngày càng tốt hơn, góp phần thiết thực vào công cuộc đổi mới, xứng đáng với lời tôn vinh của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Tài liệu tham khảo Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập (tập 14). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. Bộ GD-ĐT (2008). Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo. Bộ GD-ĐT (2018). Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 về việc tăng cường công tác quản lí và nâng cao đạo đức nhà giáo. Đặng Thành Hưng (2013). Bản chất và đặc điểm của hành vi dạy học. Tạp chí Quản lí giáo dục, số 51, tr 13-17. Daniela Jeder (2013). Teachers’ Ethic Responsibilities in the Practice of Education and Training. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 92(10), 432-436, DOI: 10.1016/j.sbspro.2013.08.697. Fahrudin Eko Hardiyanto (2020). Revitalizing the Prophetic Teacher Ethic in Developing Human Resources for Education. Universal Journal of Educational Research, 8(6), 2686-2692, DOI: 10.13189/ujer.2020.080653. Julius Tunsaje Tweve (2019). An Overview of Teacher Ethics and Professionalism at Universities. The Educational Review, USA, 3(11), 187-193, DOI: 10.26855/er.2019.11.003. Lê Duẩn (1976). Cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. NXB Sự thật. Nguyễn Thị Luận (2017). Đạo đức nhà giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh - vấn đề cần được quan tâm. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 7, tr 262-265. Trịnh Duy Huy (2007). Vấn đề xây dựng đạo đức mới trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Luận án tiến sĩ Triết học, Viện Triết học. 64
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một cách tiếp cận văn hóa - Phan Ngọc
460 p | 366 | 136
-
Thân chủ và mối quan hệ giữa thân chủ với nhà tham vấn- nhìn từ các cách tiếp cận tâm lý trị liệu chính yếu
17 p | 517 | 36
-
Cách tiếp cận nghiên cứu tâm lý học nhân cách - Phạm Minh Hạc
5 p | 181 | 21
-
Một số khía cạnh lý thuyết của cách tiếp cận: Nghiên cứu hành động tham gia PAR trong phát triển cộng đồng - Nguyễn Duy Thắng
0 p | 97 | 13
-
Một cách tiếp cận kiến tạo để nhập môn Giáo dục học trong xây dựng đội ngũ nhà giáo: Phần 1
207 p | 104 | 11
-
Nghèo đa chiều: Cách tiếp cận và vận dụng trong thực tiễn Việt Nam
11 p | 108 | 8
-
Ebook Lịch sử phòng trào giải phóng dân tộc thế kỷ XX một cách tiếp cận: Phần 2
68 p | 20 | 7
-
Ngôn ngữ học khối liệu – Khái niệm, cách tiếp cận, phương pháp và ứng dụng trong nghiên cứu, giảng dạy tiếng Đức như một ngoại ngữ
16 p | 62 | 4
-
Một số cách tiếp cận nghiên cứu về hôn nhân - Nguyễn Hữu Minh
0 p | 81 | 4
-
Một số cách tiếp cận về nội hàm của văn hóa công sở theo các văn bản quy phạm pháp luật
9 p | 11 | 4
-
Thị trường hôn nhân: Một số cách tiếp cận - Hoàng Bá Thịnh
0 p | 74 | 3
-
Một cách tiếp cận khác về bổ ngữ trong tiếng Việt
5 p | 39 | 2
-
Ý thức từ cách tiếp cận Mácxít
7 p | 23 | 2
-
Vấn đề phân tầng xã hội Việt Nam hiện nay: Nhìn lại một số khía cạnh phương pháp luận từ cách tiếp cận xã hội học - Trịnh Duy Luân
0 p | 98 | 2
-
Hai tiếp cận khác nhau về bài toán mở
10 p | 77 | 2
-
Dân chủ và dân chủ hoá từ một số cách tiếp cận cơ bản
9 p | 45 | 2
-
Awal - Ahiér: Một cách tiếp cận về cấu trúc tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm
21 p | 7 | 2
-
Hai cách tiếp cận các dạng cố định Tiếng Pháp: Dưới góc độ ngôn ngữ và tâm lý
9 p | 36 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn