intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một cuộc vui chơi

Chia sẻ: G G | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

61
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhóm gồm 27 người, 25 người lớn (hầu hết khoảng trên 60 tuổi) và hai đứa trẻ con (khoảng trên 30 tuổi) quyết định cùng nhau làm một cuộc vui chơi. decon Đó là một buổi chiều, khi trời bắt đầu chuyển sang thu và mưa lất phất ngoài phố, ông D ngồi uống trà ấm cúng trong phòng chợt nảy ra ý kiến: rủ mọi người trong làng cùng đi chơi xa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một cuộc vui chơi

  1. Một cuộc vui chơi Nhóm gồm 27 người, 25 người lớn (hầu hết khoảng trên 60 tuổi) và hai đứa trẻ con (khoảng trên 30 tuổi) quyết định cùng nhau làm một cuộc vui chơi. decon Đó là một buổi chiều, khi trời bắt đầu chuyển sang thu và mưa lất phất ngoài phố, ông D ngồi uống trà ấm cúng trong phòng chợt nảy ra ý kiến: rủ mọi người trong làng cùng đi chơi xa. "Làng" ở đây được hiểu là một thành phố nhỏ ở nước Pháp, có người đã dọn đến đây ở trên 30 năm và cũng có người chỉ mới ở được vài năm. Dù người ở lâu hay mới dọn đến đều quen biết nhau, bởi cùng có một điểm chung: cùng là người Việt Nam. Đó là một buổi chiều, ông D ngồi tỉ tê với vợ rằng, ở xứ người được hơn 30 năm nay, nếu không có cái làng này thì ông chết lâu rồi, chết vì buồn, vì nhớ nhà và vì thiếu một cái gì đó, cái gì đó rất mơ hồ và không thể định nghĩa được. Ông gọi nôm na điều "mơ hồ" đó bằng hai từ: Văn hoá. Người ta bảo, ngươi già thì hay hoài niệm, người xa xứ thì hay nhớ quê hương. Ông D càng ngẫm nghĩ lại càng thấy đúng. Vì thế, cái làng này là niềm an ủi cuối cùng để ông D thấy rằng, mình còn gì đó để hoài niệm và để nhớ nhung. Mỗi dịp tết đến, mọi người rủ nhau làm bánh chưng, tổ chức văn nghệ. Ông D ngồi nhớ lại, mới năm ngoái đây thôi, bà T và bà H con tranh nhau lên đóng vai Trưng Trắc Trưng Nhị, còn cãi nhau ỏm tỏi về việc liệu có nên cầm kiếm lên sân khấu để thể hiện khí phách của hai bà như trong lịch sử người ta vẫn thường diễn tả hay không? Ấy là những lúc, ông D ngồi rù rì với chai rượu nếp ở hàng ghế dưới, nhìn các bà múa may trên sân khấu mỗi người một kiểu, rồi cười sằng sặc. Và khi đầu óc ông bắt đầu quay cuồng vì men rượu, thì là lúc ông thèm khóc nhất, vì nhớ quê hương, vì nhớ tần tật tất cả những gì mà người ta gọi là "truyền thống". Ấy là những lúc, ông bực bội kinh khủng, khi thấy một đứa da vàng mũi tẹt đứng xổ một tràng tiếng tây, hay mặt nghệch ra khi có một bà đi ngang qua vô tình hỏi nó một câu tiếng Việt nào đó. Vậy là ông chửi lầm rầm, nào là cái bọn trẻ con không biết giữ gìn truyền thống, văn hóa…
  2. Đối với ông D, cái làng này như một phần cuộc sống của ông. Vì thế, những cuộc tổ chức vui chơi thế này luôn làm ông D thấy mình như được sống lại. Kế hoạch được đưa ra rất rõ ràng, mỗi người góp bao nhiêu tiền, được ăn bao nhiêu món mỗi ngày… Bà M gọi điện cho bà N ngày khoảng 10 lần, chỉ để hỏi cho chắc chắn rằng, liệu có nên mang đồ chua theo ăn với cơm tấm hay không? Ông L chiều nào cũng chạy qua nhà bà B hỏi, nên mua mấy chai rượu và mang theo bao nhiêu nước. Ông K thì gọi điện khắp mọi nơi để hỏi ý kiến mọi người, có nên mang đĩa nhạc theo để nhảy đầm hay không…? 8 giờ sáng, điện thoại reo khắp nơi, mọi người hẹn hò nhau, 11 giờ tập trung tại nhà bà B. 7 chiếc xe hơi nối đuôi nhau đậu trước cổng nhà. Bà H la thật lớn từ đầu ngõ, rằng đồ đạc đã chuẩn bị đầy đủ để mang theo chưa? Giọng ai đó cằn nhằn, tại sao không vào phụ người ta xách đồ ra, mà đứng ngoài ngõ la lối om xòm thế kia. Bà H nghe thế, cười hì hì bảo, em vào phụ các chị đây… Ấy là một ngày, trời đã chuyển hẳn sang thu, lá vàng rơi lác đác đầy sân, 7 chiếc xe hơi cũ mèm lần lượt chuyển bánh… Ngày đầu tiên, các bà ngồi chụm đầu nhau trong bếp, người lặt hẹ, người xắt hành, ngò… Các ông ngồi ngoài phòng khách, bàn tán sôi nổi là sau khi ăn cơm xong mình nên đi bơi hay đi dạo trong rừng. Người góp một tiếng, câu chuyện bắt đầu rôm rả hẳn lên. Về phía phe tóc dài, bà H hỏi thăm bà T, con dâu chị đã tính đến chuyện con cái gì chưa? Bà T than thở, tụi nó còn ham chơi lắm chị ơi. Bà B chen vào, tụi nó cẩn thận đấy chị ạ, cho một đứa con chào đời không phải là chuyện đơn giản, nào là trách nhiệm, bổn phận…chứ mà đẻ xoành xoạch như con dâu nhà chị H thì có nước chết đói. Bà H nghe tới đây, quay ngoắt qua nhìn bà B, mặt ụ xuống, thấy mặt bà B tự nhiên dài thượt, miệng rộng ra, bà nghĩ thầm, gớm, cái con đó sao nó nói nhiều thế kia… Ngày thứ hai, bà H vẫn chưa nói chuyện lại với bà B, thì ông T lại gây gổ với ông N vì ông N nghe lời vợ, bảo vợ ông M (tức là bà B) nhiều chuyện khi xen vào gia đình người khác… Những lúc ấy ông D cười, cười khà khà, cười vì thấy vui quá đi, vì thấy đám già này sao ngày càng giống trẻ con, hay giận hờn vu vơ, trách móc nhau thế kia. Ngày thứ ba ông M bắt đầu đổ bệnh. Ông thấy người sao khó chịu, đi tới hay đi lui gì cũng khó chịu. Ông nhờ bà B chích dùm vài mũi thuốc (bà B xưa kia vốn là y tá
  3. nổi tiếng trong làng). Bà B có giận hờn đến thế nào, nhưng khi thấy ông M mặt mày buồn xo, xanh xao nằm trên giường rên ư ử, lại lật đật chạy vào phòng mang thuốc ra, nói nhẹ nhàng rằng: anh M cứ nằm đó đi, em chuẩn bị tiêm để chích cho anh. Vậy là sau buổi chích thuốc đó hòa bình được lập lại. Các ông bà lại nhìn nhau cười sặc sụa như "chưa hề có cuộc chia li". Mọi người túm tụm bàn tính xem, nên sử dụng ngày cuối cùng của cuộc vui chơi thế nào. Hôm mọi người kéo nhau chuẩn bị về, thì trời âm u và mưa bắt đầu lắc rắc. Ông X thấy trong người không được khỏe nên nhờ bà L lái xe dùm. Mưa rơi nặng hạt dần, 7 chiếc xe lại nối đuôi nhau dưới trời mưa xối xả. Mọi người đều thấy lòng buồn buồn đi một chút, lại tưởng tượng ra cảnh trở về ngôi nhà quen thuộc, làm những việc quen thuộc, và biết rằng, cuộc vui nào rồi cũng sẽ tàn… Mưa vẫn rơi nặng hạt. Xe chạy êm êm. Tiếng mưa rì rầm. Ai cũng ngã người ra sau xe ngủ. Khi người lái xe lên tiếng nhắc nhở là sắp tới nhà, tỉnh dậy thôi, thì ai nấy đều giật mình tỉnh giấc, chỉ có ông X hình như mệt quá, nên vẫn còn nằm im trong xe, không cử động gì, mắt nhắm nghiền lại. Khi xe dừng lại trước nhà bà T thì mọi người mới lay ông X dậy, nhưng ông vẫn nằm im lìm. Bà B hét lên thật to giữa mưa rơi ầm ầm, hình như ông X xỉu trên xe… Ông X không xỉu, ông ra đi vào một chiều, khi cuộc vui vừa kết thúc, khi mưa còn đang ào ạt ngoài phố, khi lá vàng còn lay lất trên cành. Nhóm gồm 27 người, giờ chỉ còn 26 người. 24 nguời lớn và hai đứa trẻ con đứng bùi ngùi giữ cơn mưa mờ mịt, chẳng ai nói được câu gì, không ai nhìn rõ mặt ai… 26 người còn lại, thấy đời sống sao ngắn ngủi quá, con người ta ra đi nhanh đến thế, nhanh đến không ngờ, khi cơn mưa ngoài trời còn chưa dứt…. Ông D không khóc, vì biết rằng, sớm hay muộn thì mình cũng sẽ là người ngồi im lìm đó, sớm hay muộn thì cũng phải chuẩn bị cho một cuộc ra đi trên xứ người này… Điều còn lại đối với ông mới là quan trọng, là những con người đứng đây, có hay giận hờn nhau đấy, nhưng là những khúc ruột dính liền nhau, nếu có một người ra đi, thì người còn lại sẽ đau đớn lắm, đau như ai cắt từng khúc ruột của mình…
  4. Tự nhiên ông D thấy lòng ấm áp hẳn đi. Lần đầu tiên, hơn 30 năm ở xứ người, lần đầu tiên ông hiểu rằng, cái mơ hồ mà bấy lâu ông đi tìm kiếm không phải là văn hóa như ông nhầm tưởng (dù nó cũng rất quan trọng đối với ông), mà là: TÌNH ĐỒNG HƯƠNG, và không biết vì vô tình hay vô ý ông không nhận ra mình luôn có nó từ mấy chục năm nay, cho mãi đến buổi chiều hôm nay, khi ông nhìn thấy 25 con người đứng bất động dưới cơn mưa xối xả… Tự nhiên ông thấy yêu thương nơi này quá đi, những con người này quá đi. Và ông, một người già sống hơn 30 năm ở xứ người, đã không còn cảm thấy cô đơn và xa quê hương nữa…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1