Một góc nhìn về những giá trị cuộc sống (II)
lượt xem 11
download
Một góc nhìn về những giá trị cuộc sống (II) Việc lựa chọn và theo đuổi thành công sự nghiệp là một công cụ để đạt được mục đích của bạn. Nhưng không có mục đích, cuộc sống sẽ trở thành vô nghĩa. Tạo dựng chiến lược cho cuộc đời bạn Lý thuyết hữu ích cho việc trả lời câu hỏi thứ hai Làm thế nào chắc rằng mối quan hệ vợ chồng, gia đình sẽ hạnh phúc dài lâu? - liên quan tới việc xác định và thực hiện chiến lược. Theo đó, chiến lược của công ty phụ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một góc nhìn về những giá trị cuộc sống (II)
- Một góc nhìn về những giá trị cuộc sống (II) Việc lựa chọn và theo đuổi thành công sự nghiệp là một công cụ để đạt được mục đích của bạn. Nhưng không có mục đích, cuộc sống sẽ trở thành vô nghĩa. Tạo dựng chiến lược cho cuộc đời bạn Lý thuyết hữu ích cho việc trả lời câu hỏi thứ hai - Làm thế nào chắc rằng mối quan hệ vợ chồng, gia đình sẽ hạnh phúc dài lâu? - liên quan tới việc xác định và thực hiện chiến lược. Theo đó, chiến lược của công ty phụ thuộc rất nhiều vào việc lãnh đạo công ty muốn đầu tư vào những sáng kiến nào. Nếu quá trình phân bổ nguồn lực của công ty không được quản lý tốt, kết quả sẽ vô cùng khác biệt so với những gì quản lý dự định. Chính vì hệ thống ra quyết định được thiết kế để "lái" đầu tư vào các sáng kiến đem lại hiệu quả nhanh chóng, rõ ràng nhất, nên các công ty không quan tâm xứng đáng đến các sáng kiến phục vụ cho chiến lược dài hạn. Khi gặp lại các bạn học cùng lớp tại trường kinh doanh Harvard từ năm 1979 trong những lần họp lớp,
- tôi thấy ngày càng có nhiều người sống không hạnh phúc, phải ly dị và bị con cái đối xử lạnh nhạt. Tôi có thể đảm bảo rằng khi mới tốt nghiệp, không một ai trong số họ lên chiến lược ly dị và giáo dục những đứa con đối xử thờ ơ với cha mẹ. Tuy nhiên, họ lại thực hiện chiến lược đó. Lý do ư? Họ đã không kiên định lấy mục đích cuộc sống làm trọng tâm khi phân bổ thời gian và trí lực. Thật bất ngờ khi phần lớn trong số 900 sinh viên trường kinh doanh Harvard tuyển chọn mỗi năm từ những cá nhân ưu tú nhất thế giới lại suy nghĩ rất ít về mục đích cuộc đời. Tôi nói với họ rằng thời gian học tập tại đây có thể là một trong những cơ hội cuối cùng để họ suy nghĩ. Nếu họ nghĩ rằng sau này sẽ có thêm thời gian và sức lực cho vấn đề này, họ đã nhầm, bởi vì cuộc sống chỉ đòi hỏi nhiều hơn mà thôi: Bạn phải trả nợ, phải làm việc 70 giờ một tuần, phải lo lắng cho vợ chồng, con cái. Với tôi mà nói, có một mục đích rõ ràng trong cuộc đời luôn là điều then chốt. Nhưng điều đó khiến tôi
- phải suy nghĩ rất lâu mới hiểu được. Khi học tại Rhodes, chương trình rất nặng. Tôi quyết định dành ra một giờ mỗi đêm để đọc sách, suy nghĩ và cầu nguyện về việc vì sao Chúa đã cho tôi có mặt trên đời. Giữ được thói quen này rất khó vì mỗi giờ như vậy, tôi phải tạm ngưng việc học môn kinh tế lượng ứng dụng. Tôi phải tranh đấu vì việc lấy thời gian học ra để suy nghĩ, và bù lại, cuối cùng đã tìm ra mục đích cuộc đời. Nếu cứ chăm chăm giữ một giờ mỗi ngày cho việc học để thành thạo giải quyết các bài toán kinh tế ứng dụng trong phân tích hồi quy, có thể tôi đã bỏ phí cả cuộc đời. Tôi áp dụng các công cụ kinh tế lượng vài lần một năm nhưng áp dụng suy nghĩ về mục đích cuộc đời cả 365 ngày trong năm. Đó là điều hữu ích nhất mà tôi từng biết. Tôi hứa với sinh viên rằng nếu họ dành thời gian để xác định mục đích cuộc đời, sau này nhìn lại họ sẽ thấy đây là điều quan trọng nhất học được ở trường kinh doanh Harvard. Nếu không xác định mục đích
- cuộc đời, họ sẽ chỉ như con thuyền không lái chơi vơi giữa đại dương cuộc đời đầy sóng gió. Xác định rõ mục đích cuộc đời sẽ giúp bạn nhanh chóng lĩnh hội được những kiến thức về bảng điểm cân bằng, năng lực cốt lõi, sáng tạo đột phá, nguyên tắc 4P, mô hình năm áp lực. Mục đích của tôi xuất phát từ đức tin tôn giáo nhưng đức tin không phải là điều duy nhất giúp con người có được định hướng. Ví dụ: một sinh viên cũ của tôi xác định mục đích cuộc đời là đem lại sự trung thực và thịnh vượng kinh tế cho đất nước và nuôi dạy con cái để sau này chúng cũng có tinh thần mục đích cuộc đời như cha mình. Mục đích của anh ta cũng giống tôi, là tập trung vào gia đình và những người xung quanh. Việc lựa chọn và theo đuổi thành công sự nghiệp là một công cụ để đạt được mục đích của bạn. Nhưng không có mục đích, cuộc sống sẽ trở thành vô nghĩa.
- Không có mục đích, cuộc sống sẽ trở thành vô nghĩa. Phân bổ nguồn lực Quyết định của bạn về phân bổ thời gian, sức lực, tài năng sẽ định hình chiến lược cho cuộc đời bạn. Tôi có rất nhiều mục đích cạnh tranh lẫn nhau về nguồn lực: xây dựng quan hệ tốt với bà xã, nuôi dạy con cái thành tài, đóng góp cho cộng đồng, thành đạt trong sự nghiệp, làm công tác xã hội... Và tôi cũng gặp phải những vấn đề như một doanh nghiệp gặp phải. Tôi cũng chỉ có một lượng thời gian, sức lực, tài năng nhất định. Vậy phải phân bổ như thế nào cho những mục đích trên?
- Phân bổ các lựa chọn có thể khiến cuộc sống của bạn đổi khác rất nhiều so với dự định ban đầu. Đôi khi điều đó là tốt: Cơ hội là những gì bạn không bao giờ định trước được. Nhưng nếu bạn đầu tư nguồn lực thiếu hợp lý, kết quả thu về sẽ không tốt. Khi tôi nghĩ về những người bạn học cũ với nhiều bất hạnh trong cuộc đời, tôi tin chắc rằng nguyên nhân chính vì họ quá tập trung vào những mục đích ngắn hạn. Khi một người luôn mong muốn thành công trong sự nghiệp - đây cũng là đặc điểm của tất cả sinh viên trường kinh doanh Harvard - có thêm nửa giờ hoặc thêm sức lực, họ sẽ phân bổ một cách vô thức cho các hoạt động có thể đem lại lợi ích dễ thấy nhất. Và sự nghiệp là cái thể hiện rõ ràng nhất bước tiến của chúng ta. Bạn vận chuyển một món hàng, hoàn thành thiết kế, bài phát biểu, việc bán hàng, dạy học, viết bài đăng báo; bạn sẽ được trả tiền và được thăng tiến. Ngược lại, đầu tư thời gian và công sức vào mối quan hệ với vợ chồng, con cái thường không đem lại cảm
- giác thành công ngay. Trẻ con ngày nào cũng mắc lỗi. Phải đợi 20 năm bạn mới có thể thảnh thơi nói rằng: "Tôi đã dạy một đứa con nên người." Bạn có thể xao nhãng mối quan hệ với vợ/chồng và việc này xem chừng cũng chẳng phá hủy điều gì. Những người luôn định hướng để thành công thường có xu hướng xao nhãng này - họ đầu tư quá ít cho gia đình và quá nhiều cho sự nghiệp dù những mối quan hệ gia đình với họ mới là nguồn hạnh phúc lớn lao, dài lâu nhất. Nếu bạn nghiên cứu những thất bại trong kinh doanh, bạn sẽ thấy nguyên nhân chủ yếu là do người ta đã quá tập trung vào những mục đích ngắn hạn. Trong cuộc sống cá nhân cũng vậy, bạn sẽ thấy chúng ta đang để tâm ngày càng ít cho những việc mà chúng ta từng nói là quan trọng nhất. Xây dựng văn hóa Một mô hình quan trọng dạy trong lớp chúng tôi là Những công cụ hợp tác; mô hình này nói rằng là một nhà quản lý biết nhìn xa trông rộng không phải là tất
- cả. Những lãnh đạo có tầm nhìn xa và có khả năng định hình những bước đi tương lai của tổ chức chưa chắc đã có khả năng thuyết phục nhân viên cùng hợp tác nhằm đưa công ty tiến theo hướng đi mới. Khơi dậy sự hợp tác cần thiết nơi nhân viên là một kỹ năng quản lý quan trọng. Mô hình này thể hiện sự hợp tác theo hai khía cạnh: (1) các nhân viên có chung mục đích làm việc, và (2) các nhân viên đồng thuận về những gì phải làm để đạt được mục đích. Khi sự đồng thuận ý kiến theo cả hai khía cạnh không cao, bạn phải sử dụng các "công cụ mạnh" như bắt buộc, cảnh cáo, phạt... để đảm bảo sự hợp tác. Nhiều công ty bắt đầu từ bước này, đó là lý do những người sáng lập phải xác định rõ việc phải làm và làm như thế nào. Nếu các nhân viên hợp tác giải quyết vấn đề thành công, sự đồng thuận bắt đầu được thiết lập. Edgar Schein của MIT đã miêu tả quá trình này như một cơ chế mà thông qua đó văn hóa được xây dựng. Cuối cùng, mọi người thậm chí không phải nghĩ về
- việc liệu cách làm của họ có đem lại thành công hay không. Họ nắm lấy các ưu tiên và làm theo các quy trình một cách tự nhiên - nghĩa là họ đã tạo ra văn hóa. Văn hóa, theo luật bất thành văn, tạo ra các phương pháp được chấp nhận mà các thành viên trong nhóm sử dụng để giải quyết vấn đề lặp lại. Văn hóa cũng xác định mức độ ưu tiên cho các vấn đề khác nhau. Nó có thể là một công cụ quản lý mạnh. Khi sử dụng mô hình này để giải quyết câu hỏi "Làm thế nào chắc rằng mối quan hệ vợ chồng, gia đình sẽ hạnh phúc dài lâu?", sinh viên của tôi nhanh chóng nhận ra những cách thức đơn giản nhất mà các bậc cha mẹ sử dụng để có được sự hợp tác từ phía con trẻ chính là những biện pháp ép buộc. Tuy nhiên khi con cái đến tuổi thiếu niên, những biện pháp này thường hết tác dụng. Lúc đó, các ông bố bà mẹ bắt đầu ước rằng họ đã rèn luyện con từ rất nhỏ để xây dựng văn hóa gia đình trong đó lũ trẻ sống hòa thuận với anh chị em, vâng lời cha mẹ, biết chọn điều hay để làm một cách tự nhiên. Gia đình, giống như công
- ty, cũng có văn hóa. Và văn hóa ở đây có thể được xây dựng một cách vô thức. Nếu bạn muốn con cái có lòng tự trọng và tự tin cao để chúng có thể giải quyết những vấn đề khó khăn, bạn phải hiểu những phẩm chất ấy sẽ không tự nhiên hình thành ở trường phổ thông. Bạn phải giúp trẻ xây dựng phẩm chất đó từ nền tảng văn hóa gia đình và bạn phải suy nghĩ về điều này từ rất sớm. Giống như các nhân viên trong công ty, trẻ em trong gia đình phải xây dựng lòng tự trọng bằng cách thực hiện những nhiệm vụ khó khăn và tìm hiểu xem việc gì là có tác dụng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Network Marketing dưới góc nhìn của tư duy sáng tạo
3 p | 252 | 123
-
Nông thôn cần một chiến lược phát triển bền vững
3 p | 140 | 32
-
Thương Hiệu Quốc Gia: Từ góc nhìn của người tư vấn xây dựng thương hiệu
10 p | 144 | 22
-
Câu chuyện không chỉ là thương hiệu quốc gia
6 p | 135 | 17
-
Bí mật của Steve Jobs
11 p | 78 | 13
-
Một góc nhìn về những giá trị cuộc sống
4 p | 112 | 11
-
M&A từ góc nhìn marketing
4 p | 78 | 9
-
Một góc nhìn về giá trị cuộc sống
7 p | 47 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn