intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc vải sau thu hoạch

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

163
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vải là cây ăn quả được trồng khá phổ biến ở các vùng trong tỉnh, mỗi năm vải ra hoa, đậu quả và cho thu hoạch một lần. Trong suốt quá trình ra hoa, đậu quả và nuôi quả, cây vải đã huy động lượng lớn chất dinh dưỡng trong đất để nuôi quả. Sau khi thu hoạch quả, cây thường có biểu hiện bị thiếu hụt dinh dưỡng, nhất là ở vùng đồi núi. Để cây vải phục hồi nhanh, kịp tích luỹ dinh dưỡng, tránh hiện tượng ra hoa, đậu quả cách năm, cần thực hiện tốt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc vải sau thu hoạch

  1. Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc vải sau thu hoạch Vải là cây ăn quả được trồng khá phổ biến ở các vùng trong tỉnh, mỗi năm vải ra hoa, đậu quả và cho thu hoạch một lần. Trong suốt quá trình ra hoa, đậu quả và nuôi quả, cây vải đã huy động lượng lớn chất dinh dưỡng trong đất để nuôi quả. Sau khi thu hoạch quả, cây thường có biểu hiện bị thiếu hụt dinh dưỡng, nhất là ở vùng đồi núi. Để cây vải phục hồi nhanh, kịp tích luỹ dinh dưỡng, tránh hiện tượng ra hoa, đậu quả cách năm, cần thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật như sau: 1. Cắt tỉa cành a. Cắt tỉa cành vệ sinh cho cây (từ tháng 7 đến tháng 9) Khi thu hoach quả xong, cần tỉa bỏ các cành khô, cành sâu bệnh, cành nằm trong tán lá và cành vượt, đồng thời cắt phần ngọn đầu tán lá (phần cuống hoa, cuống chùm quả còn sót lại) giúp cây sớm phục hồi, giảm bớt sự trú ngụ của sâu bệnh hại và ảnh hưởng của gió bão tạo cho cây có độ thông
  2. thoáng, tập trung dinh dưỡng nuôi cành lộc thu. Việc cắt tỉa cành vệ sinh cho cây được thực hiện 2 lần. - Lần 1: Cắt tỉa vào cuối tháng 7. Lần cắt tỉa này chủ yếu loại bỏ những cành la, cành vượt, cành sâu bệnh. Những cành sau khi cắt tỉa phải đem chôn hoặc đốt. - Lần 2 (đối với những cây có tuổi khoảng trên dưới 10 năm): Thực hiện vào nửa cuối tháng 9, khi tỉa chỉ để lại ở mỗi cành 1-2 lộc thu to khoẻ để cây tập trung dinh dưỡng nuôi cành. b. Cắt tỉa tạo tán (từ tháng 10 đến tháng 12): Sau những đợt ra lộc thu, cần tỉa cành, lá để tạo tán tròn đều, thông thoáng, tăng khả năng quang hợp, tập trung dinh dưỡng, giảm bớt sâu bệnh. Cắt bỏ các cành mọc lộn xộn, quá dày, mọc chồng lên nhau, cành khô bệnh, cành mọc trong tán... Trên những cành có lộc thu cắt tỉa hết chỉ để lại 1 - 2 lộc thu to khoẻ. Cần chú ý: Việc cắt tỉa được thực hiện vào mùa Đông trước khi nảy cành xuân và ra hoa kết quả. Vì tốc độ sinh trưởng của vải chậm, do vậy không nên cắt tỉa trước các đợt bón phân. Khi cắt tỉa tiến hành trong tán
  3. trước, ngoài tán sau, cắt cành lớn trước, cành bé sau, sao cho cành phân tán đều. 2. Bón phân Bón lần 1: Sau khi cắt tỉa cành vệ sinh cho cây. Tuỳ theo đặc điểm đất trồng, tuổi cây, sản lượng quả đã thu hoạch để xác định liều lượng phân bón trong đợt này cho thích hợp. Với những cây từ 5 - 8 tuổi, cứ cho 100 kg quả tươi/năm thì có thể bón cho mỗi cây với lượng phân: 0,8 kg Đạm Urê + 1kg SupeLân + 0,5 kg Kaliclorua + 50 kg phân chuồng. Cách bón: - Bón phân hữu cơ: Đào rãnh xung quanh gốc cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 20 - 30 cm, sâu 30 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Hoặc có thể đào rãnh theo hình vành khăn để bón, năm sau bón tiếp phần còn lại. - Bón phân vô cơ: Khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán, sau đó tưới nước để hoà tan phân. Khi trời khô hạn cần hoà
  4. tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước. Bón lần 2: Thời điểm bón phân vào khoảng giữa tháng 8 để thúc phát triển lộc thu, lần bón này có ý nghĩa quyết định cho vụ quả năm sau. Lượng phân bón: 0,2 kg Đạm Urê + 0,5 kg Supe Lân + 0,2 kg Kali Clorua/ cây. Cách bón phân tương tự như lần 1. 3. Phòng trừ sâu bệnh: Từ tháng 7 - tháng 9, cần chú ý phòng trừ các loại sâu, bệnh hại sau để bảo vệ lộc thu: - Đối tượng gây hại là bọ xít, rầy, rệp, vòi voi, câu cấu,... Có thể phun trừ bằng các thuốc: Kuraba, Sherpa, Polytrin, Trebon, Supracide, Phironin,... ở những cây mật độ sâu hại cao, có thêt phun 2 lần: lần 1 khi cây nhú lộc, lần 2 khi lộc rộ. - Với nhện lông nhung trên vải, cần thu gom lá bệnh đem đốt, cắt tỉa tán tạo độ thông thoáng. Các tháng còn lại chú ý các đối tượng sâu, bệnh sau:
  5. - Với nhóm sâu ăn lá như: sâu róm, ban miêu, câu cấu,... dùng Sumicidin, Sherpa, Pa dan,... - Với sâu chính hút như: bọ xít, rầy, rệp,... dùng Kuraba, Trebon, Sherpa, Cyperkill... - Với nhóm sâu đục nõn, đục gân lá, sâu đục quả,... dùng Decis, Sherpa, Cymerin, Sumicidin,... - Với nhện lông nhung dùng Kuraba, Ortuss, Pegasus, Phironin, Regent... - Với sâu tiện vỏ, dùng gai mây hay sợi thép cho vào trong lỗ đục để ngoáy và kéo sâu ra, hoặc dùng Polytrin, Padan, Phironin,... cho vào các vết đùn trên cây hoặc lấy bông thấm thuốc nhét vào các lỗ bị đục. - Với bệnh đốm lá, khô đầu lá, thán thư, sương mai,... dùng Som, TP- Zep, Viben C, Score, Daconil, Aliette, Ridomil Gold,... phun khi xuất hiện bệnh; bệnh nặng phun 2 lần, lần thứ 2 cách lần 1 khoảng 1-2 tuần. - Thực hiện quét vôi ở gốc, thân cây và các cành chính. Chú ý: khi phun thuốc hoá học để phòng trừ sâu, bệnh hại cần thực hiện phun thuốc theo hướng dẫn ghi trên bao bì, nhãn mác./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0