intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm Hóa học Đại học Sư phạm, Đại học Huế thông qua học phần bài tập Hóa học

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

90
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo này trình bày cơ sở lý luận của việc rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm Hóa học, nghiên cứu các biện pháp rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm thông qua học phần bài tập Hóa học. Một ví dụ về hoạt động theo nhóm được thực hiện tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế cũng được giới thiệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm Hóa học Đại học Sư phạm, Đại học Huế thông qua học phần bài tập Hóa học

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGRÈN LUYỆN<br /> NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM HÓA HỌC<br /> ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ<br /> THÔNG QUA HỌC PHẦN BÀI TẬP HÓA HỌC<br /> ĐẶNG THỊ THUẬN AN<br /> Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br /> Tóm tắt: Việc hình thành và rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên<br /> sư phạm mang tính chất thường xuyên, là đòn bẩy nâng cao chất lượng đào<br /> tạo giáo viên Hóa học có trình độ đại học, góp phần thực hiện nhiệm vụ đào<br /> tạo đội ngũ giáo viên có chất lượng cao, đáp ứng những yêu cầu của đổi mới<br /> giáo dục trong giai đoạn mới. Bài báo này trình bày cơ sở lý luận của việc<br /> rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm Hóa học, nghiên cứu<br /> các biện pháp rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm thông<br /> qua học phần bài tập Hóa học. Một ví dụ về hoạt động theo nhóm được thực<br /> hiện tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế cũng được giới thiệu.<br /> Từ khóa: Năng lực nghề nghiệp, bài tập hóa học, dạy học hóa học, sư phạm.<br /> <br /> 1. MỞ ĐẦU<br /> Hoạt động rèn luyện năng lực nghề nghiệp là một trong những hoạt động quan trọng của<br /> nhà trường sư phạm nhằm đào tạo những nhà giáo vừa hồng vừa chuyên. Hoạt động này<br /> diễn ra trong cả 4 năm học, có mặt trong tất cả các môn đào tạo của khoa Hóa học Trường ĐHSP Huế và mang tính chất thường xuyên nên trở thành điều kiện quan trọng<br /> và thuận lợi để rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên của Khoa, là cầu nối giữa lý<br /> luận đào tạo giáo viên với thực tiễn. Trong các hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề<br /> nghiệp, giáo sinh có điều kiện bộc lộ năng lực thực tiễn của mình và được thực tiễn<br /> kiểm nghiệm, đánh giá. Hơn nữa, kết quả rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp được đánh giá<br /> bằng người thực, việc thực cho nên hoạt động này có một ý nghĩa quan trọng trong việc<br /> hình thành phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cho họ và là đòn bẩy chất lượng đào tạo<br /> giáo viên Hóa học có trình độ đại học, góp phần thực hiện nhiệm vụ đào tạo đội ngũ<br /> giáo viên có chất lượng cao, đáp ứng những yêu cầu của đổi mới giáo dục.<br /> Nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hoá học ở các trường trung học phổ thông,<br /> trước hết cần có đội ngũ giáo viên có năng lực nghề nghiệp vững vàng, các trường sư<br /> phạm là nơi tiên phong trong các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, rèn luyện kỹ<br /> năng nghề nghiệp sư phạm cho sinh viên để đảm bảo những tiêu chuẩn về nghiệp vụ<br /> trước khi ra trường.<br /> Thực tế rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm đã được nghiên<br /> cứu và vận dụng. Tác giả Nguyễn Chiến Thắng đã đề xuất qui trình trang bị kỹ năng<br /> công nghệ thông tin cho sinh viên ngành sư phạm Toán, rèn luyện cho sinh viên vận<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 03(35)/2015: tr.22-32<br /> <br /> MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC…<br /> <br /> 23<br /> <br /> dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy môn Toán ở trường<br /> trung học phổ thông [8].<br /> Để hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên khoa Hóa học có hiệu quả<br /> thì việc nghiên cứu và đề ra những con đường hình thành năng lực sư phạm cũng như<br /> nghiên cứu để xây dựng nội dung và quy trình rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh<br /> viên khoa Hóa học, sao cho hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của khoa nằm<br /> trong khuôn khổ quy định của nhà trường sư phạm nhưng vẫn giữ được nét riêng của<br /> một ngành học đặc thù, luôn là một vấn đề mà khoa Hóa học quan tâm nghiên cứu.<br /> 2. NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP<br /> “Năng lực nghề nghiệp” là những năng lực đảm bảo thành công cho hoạt động nghề<br /> nghiệp. Do đó, không có một khái niệm “năng lực nghề nghiệp” chung chung, mà trên<br /> thực tế có bao nhiêu loại hình nghề nghiệp thì có bấy nhiêu loại năng lực nghề nghiệp.<br /> Các nhóm năng lực nghề nghiệp cần hình thành và rèn luyện cho sinh viên sư phạm:<br /> Xuất phát từ cấu trúc hoạt động sư phạm của người giáo viên, năng lực nghề nghiệp của<br /> sinh viên sư phạm được cấu trúc thành hai nhóm lớn: Năng lực chuyên ngành và năng<br /> lực sư phạm.<br /> Năng lực sư phạm được cấu trúc thành năm nhóm:<br /> - Năng lực dạy học;<br /> - Năng lực giáo dục;<br /> - Năng lực định hướng sự phát triển của học sinh;<br /> - Năng lực phát triển cộng đồng;<br /> - Năng lực phát triển cá nhân.<br /> <br /> 24<br /> <br /> ĐẶNG THỊ THUẬN AN<br /> <br /> 3. VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA HỌC PHẦN BÀI TẬP HÓA HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI<br /> HỌC SƯ PHẠM<br /> Việc dạy học không thể thiếu bài tập. Sử dụng bài tập để luyện tập là một biện pháp hết<br /> sức quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học [1].<br /> Bài tập hóa học có những ý nghĩa, tác dụng to lớn về nhiều mặt<br /> * Ý nghĩa trí dục:<br /> - Làm chính xác hóa các khái niệm hóa học. Củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức một<br /> cách sinh động, phong phú, hấp dẫn. Chỉ khi vận dụng được kiến thức vào việc giải bài<br /> tập, học sinh mới nắm được kiến thức một cách sâu sắc.<br /> - Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất. Khi ôn tập, học sinh sẽ buồn<br /> chán, nếu chỉ yêu cầu họ nhắc lại kiến thức. Thực tế cho thấy học sinh chỉ thích giải bài<br /> tập trong giờ ôn tập.<br /> - Rèn luyện các kĩ năng hóa học như cân bằng phương trình phản ứng, tính toán công<br /> thức hóa học và phương trình hóa học ... Nếu là bài tập thực nghiệm sẽ rèn luyện các kĩ<br /> năng thực hành, góp phần vào việc giáo dục tổng hợp cho học sinh.<br /> - Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn, lao động sản xuất và<br /> bảo vệ môi trường.<br /> - Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học và các thao tác tư duy.<br /> * Ý nghĩa phát triển: Phát triển ở học sinh các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái<br /> quát, độc lập, thông minh và sáng tạo.<br /> * Ý nghĩa giáo dục: Rèn luyện đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê<br /> khoa học Hóa học. Bài tập thực nghiệm còn có tác dụng rèn luyện văn hóa lao động (lao<br /> động tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc).<br /> 4. CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN<br /> SƯ PHẠM HÓA HỌC THÔNG QUA HỌC PHẦN BÀI TẬP HÓA HỌC<br /> Thông qua hoạt động học tập có tính chất độc lập, tự giác, tích cực, chủ động, say mê,<br /> sáng tạo của sinh viên mà truyền thụ cho họ các tri thức cần thiết về khoa học chuyên<br /> ngành, tri thức về tâm lý học, giáo dục học và phương pháp giảng dạy bộ môn.<br /> Sinh viên biến hệ thống những tri thức về chuyên môn và nghiệp vụ cần thiết thành năng<br /> lực thực tiễn ngay trong khi họ đang học trong trường sư phạm. Năng lực này được hình<br /> thành dần ở sinh viên trong quá trình họ tích cực tham gia các hình thức tổ chức học tập,<br /> sinh hoạt trong và ngoài nhà trường sư phạm như: những giờ xêmina, giờ thảo luận nhóm,<br /> giờ tự chuẩn bị giáo án, những giờ tập giảng, tập điều khiển hoạt động giảng dạy và thông<br /> qua các hoạt động thực hành, thực tập sư phạm ở các trường sư phạm.<br /> Từ lý luận và thực tiễn đào tạo giáo viên Hóa học của khoa, chúng tôi đã hình thành<br /> năng lực nghề nghiệp cho sinh viên của khoa hóa bằng những biện pháp sau:<br /> <br /> MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC…<br /> <br /> 25<br /> <br /> Biện pháp 1: Chú trọng phương pháp thảo luận nhóm. Tăng cường vai trò chủ động của<br /> sinh viên thông qua học phần bài tập hóa học.<br /> - Tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về học tập theo nhóm cho sinh<br /> viên Khoa Hóa học<br /> Sinh viên phải tích cực, chủ động tìm hiểu, trang bị các kiến thức về học tập theo nhóm<br /> thông qua sách, báo, Internet,…<br /> Sinh viên phải thường xuyên chủ động trao đổi với các giảng viên về các vấn đề liên<br /> quan tới học tập theo nhóm;<br /> Tổ chức các buổi seminar, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về các chủ đề liên quan đến<br /> học tập theo nhóm. Đây là cơ hội rất tốt để cho sinh viên nói lên những suy nghĩ, những<br /> hiểu biết, những quan điểm, những cách tiếp cận khác nhau của mình, và chia sẻ những<br /> kinh nghiệm của bản thân giúp cho mỗi sinh viên có thể làm sáng rõ nhiều vấn đề, mở<br /> rộng tầm hiểu biết và học hỏi được nhiều kinh nghiệm hay;<br /> Tích cực tham gia vào các câu lạc bộ học tập, giúp sinh viên vừa nâng cao kiến thức<br /> chuyên môn vừa cải thiện kỹ năng làm việc;<br /> - Tăng cường rèn luyện các kỹ năng học tập theo nhóm<br /> Cần phải xây dựng quy trình thực hiện các kỹ năng sau:<br /> * Lập kế hoạch hoạt động nhóm:<br /> + Bước 1: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ các công việc cần thực hiện và yêu cầu đạt<br /> được của mỗi công việc;<br /> + Bước 2: Xác định quỹ thời gian mà nhóm có, dựa trên quy định của giảng viên;<br /> + Bước 3: Phân phối thời gian cho mỗi công việc và sắp xếp thứ tự thực hiện;<br /> + Bước 4: Kiểm tra lại mức độ hợp lý, tính khả thi của kế hoạch.<br /> * Xây dựng nội quy của nhóm:<br /> + Xây dựng trên cơ sở sự nhất trí của các thành viên trong nhóm;<br /> + Một bản nội quy cần đảm bảo những nội dung: xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn<br /> của trưởng nhóm, các thành viên trong nhóm; những quy định về: thời gian, cách thức<br /> làm việc, cách thức đánh giá, những hình thức về thưởng – phạt …<br /> * Phân công nhiệm vụ: Việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm phải rõ<br /> ràng, hợp lý. Trong phân công nhiệm vụ, nhóm cần đảm bảo các yêu cầu như:<br /> + Phân chia công việc của nhóm thành từng phần việc nhỏ, xác định yêu cầu đối với<br /> từng phần việc;<br /> + Giao việc cho từng thành viên trong nhóm dựa trên tinh thần tự giác, tự nguyện kết<br /> hợp với sự phân công, chỉ định của nhóm trưởng theo năng lực, sở trường của từng<br /> thành viên;<br /> <br /> 26<br /> <br /> ĐẶNG THỊ THUẬN AN<br /> <br /> + Các thành viên cam kết.<br /> * Thảo luận, trao đổi: Trong quá trình hoạt động nhóm, bao giờ cũng cần sự trao đổi,<br /> bàn bạc, thảo luận.<br /> + Trước khi thảo luận, nhóm trưởng và các thành viên phải chuẩn bị kỹ nội dung thảo<br /> luận và phần việc đã được giao;<br /> + Bắt đầu cuộc thảo luận, các thành viên cần ghi lại khái quát các vấn đề cần thảo luận;<br /> + Trong khi thảo luận, các thành viên cần phải bám sát trọng tâm vấn đề đang cần bàn<br /> bạc, thảo luận; trình bày ý kiến rõ ràng, ngắn gọn. Đồng thời, mỗi người cần biết lắng<br /> nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho các thành viên khác, đặt lại câu hỏi nếu thấy chưa rõ<br /> hoặc cần đi sâu thêm. Các cá nhân phải biết đưa ra những lý lẽ có căn cứ khoa học, xác<br /> đáng để bảo vệ ý kiến của mình; khuyến khích các bạn khác tranh luận, chỉnh sửa sản<br /> phẩm của mình. Người nhóm trưởng cần tóm tắt ý kiến thảo luận của nhóm để đi đến<br /> kết luận chung cần thiết.<br /> * Nghiên cứu tài liệu: sinh viên cần phải có các kỹ năng:<br /> + Tìm tài liệu: xem tựa đề tài liệu, tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản; đọc lời mở đầu<br /> và phân kết luận (nếu có), xem qua một số mục đề chính để xem nội dung có phù hợp<br /> với vấn đề mà mình đang quan tâm hay không.<br /> + Đọc tài liệu: Biết vận dụng các kỹ thuật đọc khác nhau cho từng trường hợp cụ thể<br /> (đọc lướt nắm nội dung chính, đọc kỹ,…)<br /> + Ghi chép tài liệu: giúp ghi nhớ tổng hợp nội dung tài liệu nên cần phải khoa học, sáng<br /> rõ nội dung vấn đề. Tùy theo mục đích nghiên cứu, phạm vi khai thác tài liệu mà cá<br /> nhân lựa chọn hình thức ghi chép phù hợp (trích tài liệu, lập dàn ý, viết đề cương, viết<br /> bản tóm tắt, viết bản thu hoạch)<br /> * Chia sẻ trách nhiệm: Mỗi thành viên đều phải có trách nhiệm với kết quả chung của<br /> nhóm, không chỉ đặt lên vai một người (nhóm trưởng, hoặc chỉ một vài bạn có năng lực<br /> tốt ở trong nhóm). Điều này được biểu hiện bằng những hành động như: san sẻ công việc,<br /> tự nhận một phần công việc của nhóm và cố gắng hoàn thành tốt; tích cực trao đổi, thảo<br /> luận, nghiên cứu nhằm đưa đến một sản phẩm cuối cùng tốt nhất có thể của cả nhóm.<br /> * Lắng nghe chủ động, tích cực: Tôn trọng, không ngắt lời người khác khi họ đang nói,<br /> đang bày tỏ quan điểm, chia sẻ kinh nghiệm – kiến thức; không phản đối, chỉ trích ngay<br /> ý kiến của người khác dù có thấy nó thiếu thực tế đến đâu; chăm chú, không làm việc<br /> riêng; ghi chép những chi tiết cần thiết, ...<br /> * Chia sẻ thông tin: đây là một kỹ năng cần thiết, có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của<br /> học tập theo nhóm, mỗi thành viên đều cần chia sẻ với các thành viên khác để đảm bảo<br /> nội dung công việc chung của cả nhóm.<br /> * Tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm: Nhóm trưởng cũng như các thành viên<br /> khác trong nhóm cần ngồi lại với nhau để tổng kết xem: nhóm đã tiến hành hoạt động<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2