Một số chỉ số kinh tế
lượt xem 132
download
Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, nó còn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số chỉ số kinh tế
- Một số chỉ số kinh tế 1. GDP: a. Khái niệm Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, nó còn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó. b. Các thành phần trong GDP GDP có thể tính là tổng của các khoản tiêu dùng, hoặc tổng của các khoản chi tiêu, hoặc tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế. Về lý thuyết, dù theo cách tính nào cũng cho kết quả tính GDP như nhau. Nhưng trong nhiều báo cáo thống kê, lại có sự chênh lệch nhỏ giữa kết quả theo ba cách tính. Đó là vì có sai số trong thống kê. Theo cách tính GDP là tổng tiêu dùng, các nhà kinh tế học đưa ra một công thức như sau: GDP = C + I + G + NX Trong đó: * C là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế. * I là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được coi là tiêu dùng của các nhà đầu tư. Lưu ý, đừng lẫn lộn điều này với đầu tư mang tính đầu cơ tích trữ vào thị trường chứng khoán và trái phiếu. * G là tổng chi tiêu của chính quyền (tiêu dùng của chính quyền). Quan hệ của phần này đối với các phần còn lại của GDP được mô tả trong lý thuyết khả dụng (có thể đem đi tiêu). * NX là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế. Nó bằng xuất khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế khác đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế trong tính toán sản xuất) - nhập khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế trong tính toán đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế khác sản xuất). 2. GNP a. Khái niệm GNP (viết tắt cho Gross National Product bằng tiếng Anh) tức Tổng sản lượng quốc gia hay Tổng sản phẩm quốc gia là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước nó được tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài chính, không
- kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước). b. Công thức tính Công thức tính tổng sản phẩm quốc gia dưới đây dựa trên cơ sở tiếp cận từ khái niệm chi tiêu. * C = Chi phí tiêu dùng cá nhân * I = Tổng đầu tư cá nhân quốc nội * G = Chi phí tiêu dùng của nhà nước * X = Kim ngạch xuất khẩu ròng các hàng hóa và dịch vụ * M = Kim ngạch nhập khẩu ròng của hàng hóa và dịch vụ * NR= Thu nhập ròng từ các tài sản ở nước ngoài (thu nhập ròng) GNP = C + I + G + (X - M) + NR Phân biệt giữa GDP và GNP GDP khác với tổng sản phẩm quốc dân (GNP) ở chỗ loại bỏ việc chuyển đổi thu nhập giữa các quốc gia, nó được quy theo lãnh thổ mà sản phẩm được sản xuất ở đó hơn là thu nhập nhận được ở đó. Để dễ hiểu hơn, ta có thể lấy ví dụ như sau: Một nhà máy sản xuất đồ ăn nhanh đặt tại Việt Nam do công dân Mỹ đầu tư để tiêu thụ nội địa. Khi đó mọi thu nhập từ nhà máy này sau khi bán hàng được tính vào GDP của Việt Nam, tuy nhiên lợi nhuận ròng thu được (sau khi khấu trừ thuế phải nộp và trích nộp các quỹ phúc lợi) cũng như lương của các công nhân Mỹ đang làm việc trong nhà máy được tính là một bộ phận trong GNP của Mỹ. 3. Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì ? (Consumer Price Index) CPI là một công cụ đo lường sự thay đổi giá do người dùng chi trả theo thời gian cho các hàng hóa trong rổ hàng hóa và dịch vụ. Rổ hàng hóa và dịch vụ bao gồm những gì? Hàng hóa và dịch vụ bao gồm: thực phẩm, quần áo, chỗ ở, báo chí và các loại đĩa CD. Các mòn hàng mà người tiêu dùng thường chi tiêu nhiều như : thực phẩm thì chiếm tỉ trọng lớn, quan trọng trong việc tính toán chỉ số hơn là các sản phẩm khác như: kem đánh răng, vé xem phim là những sản phẩm mà người tiêu dùng ít chi tiêu hơn. Các khoản đầu tư thì sao ? CPI không bao gồm các đối tượng đầu tư như: cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, bảo hiểm nhân thọ. Những đối tượng này liên quan đến tiết kiệm chứ không phải là sự chi tiêu hằng ngày. Tại sao nó quan trọng để đo lường nền kinh tế? CPI đo lường sức mua của người tiêu dùng xài đồng đô. Mối liên hệ giữa CPI và lạm phát là gì?
- CPI đo lường lạm phát được trải qua bởi người tiêu dùng trong việc chi tiêu hằng ngày của họ. Sự gia tăng trong chỉ số CPI sẽ được nhiều người nghĩ rằng như là “tỉ lệ lạm phát”. Nó được sự dụng bởi các thương nhân bán lẻ để dự đoán giá trong tương lai, bởi các ông chủ để tính tiền lương và bởi chính phủ để xác định mức tăng cho quỹ bảo trợ xã hội. CPI được thu thập và xem xét như thế nào? Mỗi tháng, các nhà thu thập dữ liệu từ cục thống kê của Bộ Lao Động ra lệnh cho các trợ lý kinh tế ghế thăm hoặc kêu gọi hàng ngàn cửa hàng bán lẻ, cơ sở dịch vụ, các tổ chức cho thuê, phòng mạch,và toàn bộ Hoa Kỳ để thu thập thông tin giá cả của hàng ngàn đối tượng được sử dụng để theo dõi và đo lường sự thay đổi trong chỉ số CPI. Các trợ lý sẽ lưu lại giá của khoảng 80.000 đối tượng mỗi tháng. Tám mươi ngàn đối tượng giá này diễn tả các mẫu được chọn có tính khoa học được mua bởi người tiêu dùng cho hàng hóa và dịch vụ được mua. Trong suốt mỗi cuộc gọi hay chuyến ghé thăm, các trợ lý kinh tế thu thập giá của một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định, cái mà đã được xác định chính xác từ lần trước. Nếu đối tượng được chọn sẵn sàng, thì giá sẽ được lưu lại. Nếu đối tượng được chọn không sẵn sàng hoặc có sự thay đổi về số lượng hoặc chất lượng (ví dụ như: trứng được bán trong một gói 8 trứng khi lần trước đã được bán là 12) của hàng hóa hoặc dịch vụ kể từ lần thu thập lần trước, các nhà trợ lý kinh tế chọn một đối tượng mới hoặc ghi lại sự thay đổi của đối tượng hiện tại. Các số liệu thu thập được sẽ được gởi tới văn phòng quốc gia của Cục thống kê Bộ Lao động, các chuyên gia thương phẩm sẽ xem xét chi tiết các thông tin về giá của hàng hóa và dịch vụ, các nhà phân tích sẽ kiểm tra tính chính xác và nhất quán của dữ liệu, và tạo ra những sự điều chỉnh cần thiết. CPI ảnh hưởng như thế nào đối với đồng tiền của quốc gia? Dấu hiệu của lạm phát có nghĩa là NHTW sẽ phải tăng lãi suất. Đa số dùng công cụ đo lạm phát là chỉ số CPI. Nếu CPI tăng, thì nó sẽ cho các NHTW như Fed các dữ liệu hỗ trợ cho việc tăng lãi suất. Lãi suất tăng thì đồng tiền của quốc gia tăng. Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng người ta tính số bình quân gia quyền theo công thức Laspeyres của giá cả của kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở. Để làm được điều đó phải tiến hành như sau: 1. Cố định giỏ hàng hoá: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua. 2. Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời điểm. 3. Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.
- 4. Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng công thức sau: CPIt = 100 x Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm tùy ở từng nước. Nếu muốn tính Chỉ số lạm phát của một thời kỳ, người ta áp dụng công thức sau: Chỉ số lạm phát thời kỳ T = (CPI thời kỳ T - CPI thời kỳ T-1) : CPI thời kỳ T-1 Trên thực tế người ta có thể xác định quyền số trong tính toán chỉ số giá tiêu dùng bằng cách điều tra để tính toán tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng hoá, dịch vụ so với tổng giá trị chi tiêu. Sau đó quyền số này được dùng để tính chỉ số giá tiêu dùng cho các thời kỳ sau. CPI thường được tính hàng tháng và hàng năm. CPI còn được tính toán cho từng nhóm hàng hóa hoặc một số nhóm hàng hóa tùy theo mục đích sử dụng. Ngoài CPI người ta cũng tính toán Chỉ số giá bán buôn là mức giá của giỏ hàng hóa do các doanh nghiệp mua vào, khác với CPI là giá do người tiêu dùng mua vào (giá bán lẻ).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các chỉ số kinh tế
7 p | 217 | 56
-
Thống kê số liệu dân số, gia đình và trẻ em
164 p | 124 | 24
-
Ảnh hưởng của các biến số kinh tế trong và ngoài nước đến lạm phát tại Việt Nam
8 p | 111 | 8
-
Tiêu chí phát triển đô thị bền vững và một số bài học kinh nghiệm quốc tế từ các nước phát triển trên thế giới
11 p | 15 | 7
-
Phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố kinh tế xã hội đến nhu cầu vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố Hải Phòng
10 p | 34 | 6
-
Nghiên cứu lưu lượng xe tại tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông (thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) trong giờ cao điểm để làm rõ mức độ tắc nghẽn của tuyến đường và những ảnh hưởng của nó đến một số vấn đề kinh tế, môi trường
8 p | 40 | 5
-
Sử dụng mô hình phân tích chuỗi thời gian, xem xét mối quan hệ giữa chi tiêu công và một số chỉ tiêu kinh tế xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh
17 p | 96 | 5
-
Hệ thống tài khoản quốc gia năm 2007 và những hệ số cơ bản (Tập 1)
402 p | 73 | 5
-
Một số khía cạnh kinh tế chính trị học trong phân bổ và chuyển giao giao ngân sách ở Việt Nam
20 p | 53 | 4
-
Tổ chức quần chúng công ở Việt Nam - Ước lượng chi phí kinh tế: Phần 2
116 p | 9 | 4
-
Hệ thống tài khoản quốc gia năm 2007 và những hệ số cơ bản (Tập 2)
589 p | 85 | 4
-
Sử dụng mô hình VAR để xác định mối quan hệ giữa một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô với sản lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ở Việt Nam
6 p | 84 | 3
-
Chi phí kinh tế cho các tổ chức quần chúng công - Ước lượng tại Việt Nam: Phần 2
100 p | 5 | 3
-
Kết quả một số chỉ tiêu chủ yếu tình hình hoạt động của các đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012 tỉnh Hà Tĩnh
106 p | 11 | 3
-
Vị trí của Việt Nam trong bẫy thu nhập trung bình - hàm ý chính sách
9 p | 28 | 3
-
Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến một số chỉ tiêu phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên
12 p | 27 | 2
-
Dự báo thay đổi chính sách thế giới tác động đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam
4 p | 76 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn