Nguyễn Thị Ngân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
85(09)/2: 143 - 150<br />
<br />
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ, LÂM SÀNG BỆNH SÁN DÂY<br />
Ở GÀ THẢ VƯỜN TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Nguyễn Thị Ngân*, Nguyễn Thị Kim Lan<br />
Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Theo dõi 925 gà thả vƣờn xét nghiệm phân thấy nhiễm sán dây tại Thái Nguyên có 104 gà biểu<br />
hiện triệu chứng lâm sàng (chiếm 11,24%), trong đó: 100% số gà lông xơ xác, phân lỏng và có<br />
nhiều đốt sán; 42,31% số gà mào tích nhợt nhạt do thiếu máu; 16,35% gà gày yếu, să cánh. Trong<br />
931 gà mổ khám có 484 gà bị nhiễm sán dây, chiếm 51,99%; có 58 gà có bệnh tích đại thể, chiếm<br />
11,98%. Số lƣợng sán dây ký sinh ở gà có bệnh tích biến động từ 42 - 161 sán. Niêm mạc ruột non<br />
viêm cata, xuất huyết, nhất là chỗ đầu sán bám vào, có nhiều chất nhờn đặc màu vàng nhạt hoặc đỏ<br />
nhạt. Các biến đổi vi thể chủ yếu: ruột gà có sán dây cắt ngang, sán dây chui vào lớp niêm mạc<br />
ruột, lông nhung ruột bị biến dạng, dính thành khối, đỉnh lông nhung bị rách nát, tuyến ruột tăng<br />
tiết. Hoại tử tế bào biểu mô ruột. Số lƣợng hồng cầu, hàm lƣợng huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu của<br />
nhóm gà bị bệnh đợt xét nghiệm I và II đều thấp hơn so với nhóm gà khỏe; ngƣợc lại, số lƣợng<br />
bạch cầu của nhóm gà bệnh ở cả hai đợt đều cao hơn so với nhóm gà khỏe.<br />
Từ khóa: Gà thả vườn, sán dây, bệnh tích đại thể, bệnh tích vi thể, tỉnh Thái Nguyên.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Trong những năm gần đây, chăn nuôi gà ở<br />
Thái Nguyên phát triển khá mạnh, trong đó<br />
chăn nuôi gà thả vƣờn chiếm một số lƣợng<br />
lớn. Bệnh sán dây là bệnh thƣờng gặp ở gà,<br />
phổ biến nhất ở gà thả vƣờn. Tuy nhiên, việc<br />
phòng trị bệnh do sán dây gây ra còn ít đƣợc<br />
chú ý. Để có cơ sở khoa học cho công tác<br />
phòng trị bệnh, từ năm 2007 – 2010, chúng<br />
tôi đã nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý,<br />
lâm sàng bệnh sán dây ở gà thả vƣờn trên địa<br />
bàn tỉnh Thái Nguyên, nhằm đề xuất biện<br />
pháp phòng và trị bệnh có hiệu quả, góp phần<br />
tăng năng suất chăn nuôi.<br />
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Vật liệu<br />
- Mẫu phân gà thả vƣờn ở các lứa tuổi.<br />
- Gà ở các lứa tuổi (để mổ khám sán dây và<br />
kiểm tra bệnh tích).<br />
- Các phần ruột non, ruột già, máu gà bị bệnh<br />
sán dây và gà khoẻ (để làm tiêu bản tổ chức<br />
học xác định bệnh tích vi thể và sự thay đổi<br />
chỉ số máu do sán dây gây ra).<br />
- Kính hiển vi quang học Labophot-2, máy<br />
phân tích máu ABX Micros, máy cắt cúp tổ<br />
chức Microtom…<br />
- Các hóa chất và dụng cụ xét nghiệm khác.<br />
*<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
- Tỷ lệ và những triệu chứng lâm sàng của gà<br />
bị bệnh sán dây.<br />
- Bệnh tích đại thể và số lƣợng sán dây ký<br />
sinh ở gà bị bệnh.<br />
- Bệnh tích vi thể ruột non, ruột già do sán<br />
dây gây ra.<br />
- Sự thay đổi một số chỉ số máu của gà bị<br />
bệnh sán dây so với gà khoẻ.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
- Xét nghiệm mẫu phân bằng phƣơng pháp<br />
lắng cặn Benedek (1943).<br />
- Mổ khám gà theo phƣơng pháp mổ khám<br />
không toàn diện (theo tài liệu của Phạm Văn<br />
Khuê và cs, 1996 [2], Nguyễn Thị Kim Lan<br />
và cs, 2008 [4]).<br />
- Nghiên cứu biến đổi bệnh lý vi thể bằng<br />
phƣơng pháp làm tiêu bản tổ chức học theo<br />
quy trình tẩm đúc parafin, nhuộm<br />
Hematoxilin - Eosin. Mỗi đoạn ruột đúc 4<br />
block, mỗi block chọn 5 tiêu bản cắt mỏng.<br />
Đọc kết quả dƣới kính hiển vi quang học<br />
Labophot - 2 và chụp ảnh bằng máy ảnh gắn<br />
trên kính hiển vi.<br />
- Số lƣợng hồng cầu, bạch cầu, hàm lƣợng<br />
huyết sắc tố và tỷ khối huyết cầu đƣợc xác<br />
định bằng máy ABX Micros.<br />
<br />
Tel: 0915 217020<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
143<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Ngân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Công thức bạch cầu đƣợc xác định bằng<br />
phƣơng pháp Tristova: làm tiêu bản máu,<br />
nhuộm Giemsa, đếm số lƣợng từng loại bạch<br />
cầu và tính tỷ lệ phần trăm từng loại.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Tỷ lệ và triệu chứng lâm sàng của gà bị<br />
bệnh sán dây<br />
<br />
85(09)/2: 143 - 150<br />
<br />
Theo dõi 925 gà của những đàn gà bị nhiễm<br />
sán dây với tỷ lệ >60% nuôi tại các nông hộ<br />
của 9 huyện, thành, thị thuộc tỉnh Thái<br />
Nguyên, có 104 gà biểu hiện triệu chứng lâm<br />
sàng, chiếm 11,24%. Trong đó: 100% số gà<br />
lông xơ xác; 100% gà có biểu hiện rối loạn<br />
tiêu hóa, phân lỏng và có nhiều đốt sán ở<br />
trong phân; 42,31% số gà mào tích nhợt nhạt<br />
do thiếu máu; 16,35% gà gày yếu, sã cánh.<br />
<br />
Bảng 1. Tỷ lệ gà nhiễm sán dây có triệu chứng lâm sàng<br />
Địa phương<br />
(huyện, thành, thị)<br />
H. Định Hoá<br />
H. Võ Nhai<br />
H. Đại Từ<br />
H. Phú Lƣơng<br />
H. Đồng Hỷ<br />
TP.Thái Nguyên<br />
H. Phú Bình<br />
TX.Sông Công<br />
H. Phổ Yên<br />
Tính chung<br />
<br />
Số gà theo<br />
dõi<br />
(con)<br />
123<br />
112<br />
90<br />
79<br />
109<br />
85<br />
125<br />
95<br />
107<br />
925<br />
<br />
Số gà có triệu<br />
chứng lâm<br />
sàng (con)<br />
19<br />
18<br />
12<br />
9<br />
8<br />
8<br />
12<br />
7<br />
11<br />
104<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
15,45<br />
16,07<br />
13,33<br />
11,39<br />
7,34<br />
9,41<br />
9,60<br />
7,37<br />
10,28<br />
11,24<br />
<br />
Biểu hiện lâm sàng<br />
<br />
- Gà gày yếu; sã cánh (16,35%)<br />
- Lông xơ xác (100%)<br />
- Mào và tích nhợt nhạt (42,31%)<br />
- Phân loãng, có nhiều đốt sán<br />
(100%)<br />
<br />
Ảnh 1. Gà bị bệnh sán dây gày, lông xơ xác, có con chết do sán dây ký sinh quá nhiều<br />
<br />
Ảnh 2. Đốt sán thải ra ngoài theo phân gà, phân lẫn máu và chất nhầy<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
144<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Ngân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Gà nuôi ở các huyện Định Hoá, Võ Nhai, Đại<br />
Từ, Phú Lƣơng có tỷ lệ biểu hiện triệu chứng<br />
lâm sàng cao hơn các huyện, thành khác. Qua<br />
điều tra cho thấy, các hộ chăn nuôi gà thả<br />
vƣờn tại các huyện này thƣờng không tẩy<br />
giun, sán cho gà, gà không đƣợc chăm sóc<br />
nuôi dƣỡng tốt, số lƣợng ký chủ trung gian<br />
nhiều (do bãi chăn thả rộng) nên tỷ lệ gà<br />
nhiễm sán dây cao và nhiễm ở cƣờng độ nặng<br />
cũng cao hơn các huyện, thành còn lại.<br />
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [3] cho<br />
biết: bệnh chỉ phát thành triệu chứng nếu gà<br />
có nhiều sán ký sinh: con vật gày dần, rối<br />
loạn tiêu hoá, kiết lỵ. Orlov F. M. (1975) [5]<br />
đã mô tả bệnh sán dây ở gà nhƣ sau: Khi gà<br />
nhiễm nhiều sán, số lƣợng hồng cầu và hàm<br />
lƣợng huyết sắc tố giảm, niêm mạc hơi vàng<br />
nhạt, gà đẻ ít hoặc ngừng đẻ.<br />
<br />
85(09)/2: 143 - 150<br />
<br />
Những triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh<br />
sán dây mà chúng tôi quan sát đƣợc phù hợp<br />
so với nhận xét của các tác giả trên.<br />
Bệnh tích đại thể ở đường tiêu hóa gà bị<br />
bệnh sán dây<br />
Bảng 2 cho thấy: trong 931 gà mổ khám có<br />
484 gà bị nhiễm sán dây, chiếm 51,99%.<br />
Trong đó có 58 gà có bệnh tích đại thể,<br />
chiếm 11,98%. Số lƣợng sán dây ký sinh ở<br />
gà có bệnh tích biến động từ 42 - 161 sán.<br />
Bệnh tích đại thể ở ruột non do sán dây gây<br />
ra đƣợc quan sát lặp đi lặp lại ở 58 gà: Niêm<br />
mạc ruột non viêm cata, xuất huyết, nhất là<br />
chỗ đầu sán bám vào. Niêm mạc xung quanh<br />
chỗ đó phủ nhiều chất nhờn đặc màu vàng<br />
nhạt hoặc đỏ nhạt.<br />
<br />
Bảng 2. Bệnh tích đại thể và số lƣợng sán dây ký sinh ở gà bị bệnh<br />
Địa phương<br />
(huyện, thành,<br />
thị)<br />
H. Định Hoá<br />
H. Võ Nhai<br />
H. Đại Từ<br />
H. Phú Lƣơng<br />
H. Đồng Hỷ<br />
TP. Thái Nguyên<br />
H. Phú Bình<br />
TX. Sông Công<br />
H. Phổ Yên<br />
Tính chung<br />
<br />
Số gà<br />
mổ<br />
khám<br />
(con)<br />
<br />
Số gà<br />
nhiễm<br />
(con)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
nhiễm<br />
(%)<br />
<br />
85<br />
97<br />
112<br />
82<br />
107<br />
115<br />
153<br />
65<br />
115<br />
931<br />
<br />
55<br />
62<br />
65<br />
51<br />
51<br />
42<br />
76<br />
25<br />
57<br />
484<br />
<br />
64,71<br />
63,92<br />
58,04<br />
62,20<br />
47,66<br />
36,52<br />
49,67<br />
38,46<br />
49,57<br />
51,99<br />
<br />
Số gà<br />
có<br />
bệnh<br />
tích<br />
(con)<br />
9<br />
9<br />
8<br />
7<br />
6<br />
4<br />
7<br />
3<br />
5<br />
58<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
có<br />
bệnh<br />
tích<br />
(%)<br />
16,36<br />
14,52<br />
12,31<br />
13,73<br />
11,76<br />
9,52<br />
9,21<br />
12,00<br />
8,77<br />
11,98<br />
<br />
Số lượng<br />
sán dây/gà<br />
có bệnh<br />
tích (con)<br />
<br />
Bệnh tích<br />
đại thể<br />
<br />
52 - 161<br />
48 - 158<br />
42 - 117<br />
56 - 121<br />
63 - 153<br />
62- 109<br />
64 - 108<br />
66 - 124<br />
57 - 82<br />
42 - 161<br />
<br />
Niêm mạc ruột<br />
non viêm, xuất<br />
huyết, phủ chất<br />
nhờn đặc, đỏ<br />
hoặc vàng nhạt.<br />
Trên niêm mạc<br />
có nhiều sán<br />
dây bám vào<br />
<br />
Ảnh 3. Sán dây ký sinh dày đặc trong ruột gà gây xuất huyết ruột<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
145<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Ngân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Nhƣ vậy, gà bị bệnh sán dây ở có bệnh tích rõ<br />
rệt ở ruột non: niêm mạc ruột non viêm cata<br />
là do sán dây dùng móc bám bám vào niêm<br />
mạc ruột làm tổn thƣơng dẫn đến hiện tƣợng<br />
viêm, xuất huyết. Kết quả nghiên cứu của<br />
chúng tôi phù hợp với nhận xét của các tác<br />
giả trong và ngoài nƣớc.<br />
Bệnh tích vi thể ruột gà bị bệnh sán dây<br />
Qua bảng 3 cho thấy: ở đoạn tá tràng, có<br />
8/15 tiêu bản có bệnh tích vi thể, chiếm tỷ lệ<br />
53,33%. Đoạn không tràng, có 13/15 tiêu<br />
bản có bệnh tích vi thể, chiếm tỷ lệ 86,67%.<br />
Đoạn hồi tràng, có 12/15 tiêu bản có bệnh<br />
tích vi thể, chiếm tỷ lệ 80%. Đoạn manh<br />
tràng, có 1/15 tiêu bản có bệnh tích vi thể,<br />
chiếm tỷ lệ 6,67%. Đoạn kết tràng và trực<br />
tràng không có tiêu bản nào có bệnh tích vi<br />
thể do sán dây gây ra.<br />
Do sán dây chủ yếu bám vào niêm mạc ruột<br />
non để ký sinh nên bệnh tích vi thể đều tập<br />
trung chủ yếu ở ruột non, rất ít ở ruột già.<br />
Những biến đổi vi thể chủ yếu là: Ruột non có<br />
<br />
85(09)/2: 143 - 150<br />
<br />
sán dây cắt ngang, lông nhung ruột bị biến<br />
dạng, dính thành khối, đỉnh lông nhung bị đứt<br />
nát, tuyến ruột tăng tiết. Hoại tử tế bào biểu<br />
mô ruột. Thâm nhiễm bạch cầu ái toan ở lớp<br />
hạ niêm mạc ruột.<br />
Theo Trần Phúc Thành (1965) [7], về cấu tạo<br />
của ruột bình thƣờng thì mặt trong của ruột<br />
có nhiều lông nhỏ và thông ra các tuyến. Các<br />
lông xếp chi chít với nhau nổi lồi vào trong<br />
lòng ruột non nhƣ một tấm thảm nhung, có<br />
nhiều gấp nếp niêm mạc và nhiều gai nhỏ<br />
nhô lên gọi là lông nhung, đó là cơ quan hấp<br />
thu thức ăn khi đã đƣợc đồng hóa.<br />
Khi gà bị sán dây ký sinh với số lƣợng lớn,<br />
sán dùng giác và móc bám bám vào niêm<br />
mạc ruột, đồng thời tiết độc tố gây tổn<br />
thƣơng niêm mạc ruột, huỷ hoại hệ thống<br />
lông nhung ở ruột. Các mao quản trong lông<br />
nhung ruột bị sung huyết, tác động cơ giới<br />
và tác động độc tố của sán dây gây hoại tử tế<br />
bào biểu mô ruột.<br />
<br />
Bảng 3. Tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích vi thể của gà bị bệnh sán dây<br />
Các phần ruột<br />
Tá tràng<br />
Không tràng<br />
Hồi tràng<br />
Manh tràng<br />
Kết tràng<br />
Trực tràng<br />
<br />
(a)<br />
<br />
Số tiêu bản<br />
nghiên cứu<br />
15<br />
15<br />
15<br />
15<br />
15<br />
15<br />
<br />
Số tiêu bản có biến<br />
đổi vi thể<br />
8<br />
13<br />
12<br />
1<br />
-<br />
<br />
(b)<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
53,33<br />
86,67<br />
80,00<br />
6,67<br />
-<br />
<br />
(c)<br />
<br />
146<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Ngân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
85(09)/2: 143 - 150<br />
<br />
Ảnh 4. (a) Ruột gà có sán dây cắt ngang; (b) Thâm nhiễm bạch cầu ái toan ở lớp hạ niêm mạc ruột;<br />
(c) Hoại tử tế bào biểu mô ruột<br />
<br />
Sự thay đổi một số chỉ số máu của gà bị<br />
bệnh sán dây so với gà khoẻ<br />
Sự thay đổi một số chỉ số máu của gà bị<br />
bệnh sán dây:<br />
Xác định số lƣợng hồng cầu, số lƣợng bạch<br />
cầu và các chỉ số máu khác có ý nghĩa lớn<br />
trong chẩn đoán.<br />
Bảng 4 cho thấy: So sánh nhóm gà khỏe ở đợt<br />
xét nghiệm I và II, chúng tôi thấy các chỉ số<br />
máu gà khoẻ khác nhau không rõ rệt, đều nằm<br />
trong giới hạn sinh lý bình thƣờng (P>0,05).<br />
(Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn, 2006 [8]<br />
cho biết, số lƣợng hồng cầu gà từ 2,5 - 3,2<br />
triệu/mm3 máu, số lƣợng bạch cầu: 30<br />
nghìn/mm3 máu, hàm lƣợng huyết sắc tố của<br />
gà 2,7 g%).<br />
So sánh giữa gà khỏe và gà bệnh, chúng tôi<br />
thấy ở gà mắc bệnh sán dây, các chỉ số máu<br />
có sự thay đổi. Cụ thể:<br />
- Số lƣợng hồng cầu, hàm lƣợng huyết sắc tố,<br />
tỷ khối hồng cầu của nhóm gà bị bệnh đợt I<br />
và đợt II đều thấp hơn số lƣợng hồng cầu<br />
trung bình của nhóm gà khỏe. Sự khác nhau<br />
này là rõ rệt (P < 0,05).<br />
- Số lƣợng bạch cầu trung bình của nhóm gà<br />
bệnh ở cả hai đợt xét nghiệm đều cao hơn<br />
so với nhóm gà khỏe. Sự khác nhau này rõ<br />
rệt (P < 0,05).<br />
<br />
Sự giảm số lƣợng hồng cầu, tỷ khối hồng cầu,<br />
hàm lƣợng huyết sắc tố và tăng số lƣợng bạch<br />
cầu ở gà bị bệnh sán dây là hậu quả của quá<br />
trình ký sinh của sán dây.<br />
Ở những gà bị bệnh sán dây, do sán lấy<br />
dƣỡng chấp của ký chủ, đặc biệt là với số<br />
lƣợng lớn sán dây làm cho cơ thể ký chủ thiếu<br />
dinh dƣỡng nghiêm trọng, gây thiếu máu.<br />
Ngoài ra, chúng còn tiết độc tố gây dung<br />
huyết, làm giảm số lƣợng hồng cầu, hàm<br />
lƣợng huyết sắc tố và tỷ khối của hồng cầu.<br />
Số lƣợng bạch cầu tăng là chỉ tiêu phản<br />
ánh chức năng bảo vệ cơ thể trƣớc những<br />
yếu tố bệnh lý, trong trƣờng hợp này yếu<br />
tố bệnh lý là tác động của sán dây trong<br />
quá trình ký sinh.<br />
<br />
Sự thay đổi công thức bạch cầu của<br />
gà bị bệnh sán dây:<br />
Bảng 5 cho thấy: Công thức bạch cầu của hai<br />
nhóm gà khỏe ở đợt xét nghiệm I và II không<br />
có sự sai khác đáng kể (P > 0,05). Hoàng<br />
Toàn Thắng và Cao Văn (2006) [8] cho biết,<br />
tỷ lệ các loại bạch cầu của gà khỏe là: bạch<br />
cầu trung tính: 27,0%, bạch cầu ái toan là<br />
4,0%, bạch cầu ái kiềm là 4,0%, lâm ba cầu là<br />
59,0%, bạch cầu đơn nhân lớn 6,0%.<br />
Nhƣ vậy, tỷ lệ các bạch cầu của nhóm gà<br />
khỏe trong hai đợt xét nghiệm nằm trong giới<br />
hạn sinh lý bình thƣờng.<br />
<br />
Bảng 4. Sự thay đổi một số chỉ số máu của gà bị bệnh sán dây<br />
Gà khoẻ<br />
Đợt xét<br />
nghiệm<br />
<br />
I<br />
<br />
II<br />
<br />
Chỉ số huyết học<br />
Số lƣợng hồng cầu<br />
(triệu/mm3 máu)<br />
Số lƣợng bạch cầu<br />
(nghìn/mm3 máu)<br />
Hàm lƣợng huyết sắc tố (g%)<br />
Tỷ khối hồng cầu (%)<br />
Số lƣợng hồng cầu<br />
(triệu/mm3 máu)<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
(X<br />
<br />
mx )<br />
<br />
Gà bệnh<br />
(X<br />
<br />
mx )<br />
<br />
Mức ý<br />
nghĩa<br />
(P)<br />
<br />
n = 15<br />
<br />
n = 15<br />
<br />
2,76 ± 0,03<br />
<br />
2,39 ± 0,02<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
30,29 ± 0,36<br />
<br />
32,15 ± 0,31<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
11,26 ± 0,57<br />
31,86 ± 0,37<br />
<br />
9,08 ± 0,24<br />
26,92 ± 0,40<br />
<br />
< 0,05<br />
< 0,01<br />
<br />
2,93 ± 0,03<br />
<br />
2,42 ± 0,02<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
147<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />