MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH NHÂN Ù TAI<br />
TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH<br />
Võ Hồng Ngọc* Nguyễn Thị Kiều Thơ**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm dịch tễ học, các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân gây bệnh trên những bệnh<br />
nhân đến khám vì ù tai ở khoa TMH BVNDGĐ.<br />
Phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 158 BN đi khám TMH với triệu chứng chính là ù tai<br />
Kết quả: Tuổi: 43; giới: nữ; nghề nghiệp: không tiếp xúc tiếng ồn; thời gian mắc bệnh trung bình 3 tháng; ù<br />
tai kết hợp với nghe kém tiếp nhận; bệnh lý TMH kèm theo: viêm nhiễm tai; bệnh lý nội khoa tiềm ẩn: rối loạn<br />
lipid máu.<br />
Kết luận: Ù tai là biểu hiện của nhiều bệnh lý phối hợp, cần thăm khám lâm sàng toàn diện, bắt buộc thực<br />
hiện 1 số xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán chính xác hơn.<br />
Từ khóa: Tai mũi họng, ù tai,dịch tể học.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EPIDEMIOLOGY OF PATIENTS SUFFERING FROM TINNITUS<br />
IN ENT DEPARTMENT, GIA DINH HOSPITAL.<br />
Vo Hong Ngoc, Nguyen Thi Kieu Tho<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 281 - 286<br />
Objective: Reveal epidemiological factors, risk factors, causes in patients suffering from tinnitus in ENT<br />
department, Gia Dinh hospital.<br />
Method: Cross-sectional descriptive study in 158 patients whose chief complaint is tinnitus.<br />
Result: Age: 43; Gender: female; duration: 3 months; tinnitus related to sensorineural hearing loss;<br />
associated ENT diseases: ear infection; medical status: hyperlipidemia.<br />
Conclusion: Tinnitus is not a single entity but a rather diverse group of disorders. It’s essential to conduct a<br />
total examination and to indicate the appropriate tests in order to reveal the exact causes of tinnitus.<br />
Keywords: Otolaryngology, tinnitus, epidemiology.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ù tai là một triệu chứng rất thường gặp tại phòng khám Tai Mũi Họng. Ù tai được định nghĩa là sự<br />
cảm nhận âm thanh không liên quan với nguồn phát âm bên ngoài, thường gây cảm giác khó chịu cho<br />
bệnh nhân, đôi khi ảnh hưởng nặng nề tới những sinh họat hàng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống<br />
của người bệnh. Mặc dù đây là triệu chứng phổ biến trong hầu hết bệnh lý thuộc chuyên khoa Tai Mũi<br />
Họng, ù tai còn đi kèm với rất nhiều tình trạng bệnh lý khác như bệnh tim mạch, huyết áp, các rối loạn<br />
chuyển hóa và nội tiết, bệnh lý thần kinh, mạch máu(1),(3). Ngoài ra, có nhiều yếu tố nguy cơ gây ù tai<br />
liên quan đến chế độ sinh họat, nghề nghiệp, thói quen hoặc đời sống tinh thần, tâm lý của bệnh nhân.<br />
Do đó, ù tai có thể là biểu hiện của một tập hợp nhiều rối loạn khác nhau. Tại phòng khám, việc chẩn<br />
đoán nguyên nhân gây ù tai gặp nhiều khó khăn do không đủ thời gian khai thác bệnh sử và các triệu<br />
chứng liên quan. Ngoài ra đa số bác sĩ TMH cho rằng không cần thiết thực hiện xét nghiệm cận lâm<br />
sàng đối với BN ù tai, do đó không thể phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn. Việc điều trị thường cục bộ<br />
trong lĩnh vực Tai – Mũi – Họng hoặc thăm dò từng bước nên ít hiệu quả, kéo dài và tốn kém. Trên thế<br />
<br />
281<br />
<br />
giới đã có nhiều nghiên cứu về dịch tễ học của ù tai trong dân số, xác định các nguyên nhân gây bệnh<br />
và các yếu tố nguy cơ, góp phần định hướng cho việc điều trị. Chúng tôi thực hiện khảo sát này nhằm<br />
mô tả một số đặc trưng về dịch tễ học của bệnh nhân ù tai đến khám tại khoa Tai-Mũi-Họng bệnh viện<br />
Nhân dân Gia Định, tìm ra những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh phổ biến nhất giúp cho<br />
việc chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán khu trú hơn mà vẫn chính xác, từ đó nâng cao<br />
hiệu quả điều trị.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả bệnh nhân đến khám vì ù tai tại khoa Tai Mũi Họng – bệnh viện Nhân dân Gia Định từ<br />
tháng 04/2008 – 04/2009.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Mô tả cắt ngang<br />
<br />
Phươn gpháp tiến hành<br />
Chọn mẫu<br />
Tất cả BN đến khám với than phiền chính là ù tai sẽ được hỏi các chi tiết của triệu chứng, nếu xác<br />
định BN bị ù tai theo đúng định nghĩa sẽ đưa vào nhóm khảo sát.<br />
Thu thập số liệu<br />
Mỗi BN có 1 phiếu thu thập dữ liệu riêng. BN được hỏi bệnh sử, khám LS và CLS để xác định các<br />
đặc điểm về DTH như: tuổi, giới, thời điểm khởi phát, các tính chất ù tai, các yếu tố thuận lợi và<br />
nguyên nhân gây bệnh. Những câu hỏi để thu thập dữ liệu về đặc điểm ù tai và yếu tố nguy cơ được<br />
thiết lập dựa trên kết quả thống kê của những nghiên cứu dịch tễ học ù tai đã thực hiện trên thế giới.<br />
Bilan cận lâm sàng thực hiện thường quy gồm các xét nghiệm để tìm những bệnh lý nội khoa đã được<br />
xác định là nguyên nhân gây ù tai.<br />
Xử lý số liệu<br />
Xử lý và phân tích số liệu bằng SPSS 13.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Kết quả khảo sát thu được từ 158 BN đến khám tại khoa TMH với lý do chính là ù tai, từ tháng<br />
04/2008-04/2009.<br />
Bảng 1: Tuổi<br />
Tuổi<br />
Khoảng tuổi<br />
Trung bình<br />
Trung vị<br />
<br />
22 – 65<br />
43,25 (± 11,67)<br />
46<br />
<br />
Bảng 2: Giới<br />
Nam<br />
Nũ<br />
<br />
Giới<br />
36 (22,8%)<br />
122 (77,2%)<br />
<br />
÷2<br />
P=0,003<br />
<br />
Bảng 3: Nghề nghiệp (có hay không tiếp xúc tiếng ồn)<br />
Có<br />
Không<br />
<br />
Nghề nghiệp<br />
13 (8,2%)<br />
145 (91,8%)<br />
<br />
÷2<br />
P=0,000<br />
<br />
282<br />
<br />
Bảng 4: Số tai bệnh<br />
1 tai<br />
2 tai<br />
<br />
Số tai bệnh<br />
131 BN (82,9%)<br />
27 BN (17,1%)<br />
<br />
÷2<br />
P=0,000<br />
<br />
Phải<br />
Trái<br />
<br />
Tai bệnh<br />
87 BN (47%)<br />
98 BN (53%)<br />
<br />
÷2<br />
P=0,497<br />
<br />
Bảng 5: Vị trí tai bệnh<br />
<br />
Bảng 6: Thời gian bệnh<br />
Thời gian bệnh<br />
Lớn nhất<br />
10 năm<br />
<br />
Nhỏ nhất<br />
1 tuần<br />
<br />
Trung bình<br />
3,2 tháng<br />
<br />
Bảng 7: Thói quen<br />
Thói quen<br />
Thuốc lá<br />
Rượu<br />
Headphone<br />
<br />
14 BN (8,9%)<br />
3 BN (1,9%)<br />
4 BN (2,5%)<br />
<br />
Bảng 8: Tiền căn chấn thương đầu<br />
Tiền căn chấn thương ñầu<br />
Có<br />
3 BN (1,9%)<br />
Không<br />
155 BN (98,1%)<br />
<br />
Bảng 9: Tiền căn sử dụng thuốc<br />
Tiền căn sử dụng thuốc<br />
Có<br />
6 BN (3,8 %)<br />
Không<br />
152 BN (96,2%)<br />
<br />
Bảng 10: Triệu chứng TMH khác<br />
Triệu chứng TMH khác<br />
Chảy mủ tai<br />
<br />
23 (14,6%)<br />
<br />
Đau tai<br />
<br />
15 (9,5%)<br />
<br />
Chóng mặt<br />
<br />
98 (62%)<br />
<br />
Nhức ñầu<br />
<br />
72 (45,6%)<br />
<br />
Nghẹt mũi<br />
<br />
24 (15,2%)<br />
<br />
Chảy nước mũi<br />
<br />
29 (18,4%)<br />
<br />
Đau họng<br />
<br />
8 (5,1%)<br />
<br />
Nghe kém<br />
<br />
123 (77,8%)<br />
<br />
Bảng 11: Bệnh lý TMH<br />
Bệnh lý TMH (48 bn = 30,4%)<br />
Điếc ñột ngột<br />
11 (6,9%)<br />
Nhiễm trùng tai giữa – tai<br />
32 (20,3%)<br />
ngoài<br />
U vòm<br />
0<br />
U thần kinh VIII<br />
0<br />
Menière<br />
0<br />
PET<br />
1 (0,6%)<br />
Viêm mũi họng<br />
17 (10,8%)<br />
Khác<br />
1 (0,6%)<br />
<br />
283<br />
<br />
Bảng 12: Bệnh lý ngoài TMH<br />
Bệnh lý ngoài TMH (95 bn = 60,1%)<br />
THA<br />
55 (34,8%)<br />
ĐTĐ<br />
17 (10,8%)<br />
RL Lipid máu<br />
64 (40,5%)<br />
Suy thận<br />
1 (0,6%)<br />
Basedow<br />
5 (3,2%)<br />
<br />
Bảng 13: Bản chất ù tai<br />
Bản chất ù tai<br />
Chủ quan<br />
Khách quan<br />
<br />
157 (99,4%)<br />
1 (0,6%)<br />
<br />
Bảng 14: Loại tiếng ù<br />
Loại tiếng ù<br />
Ve kêu<br />
Xay lúa<br />
Khác<br />
Basedow<br />
<br />
96 (60,8%)<br />
38 (24,1%)<br />
24 (15,2%)<br />
5 (3,2%)<br />
<br />
Bảng 15: Tính liên tục<br />
Liên tục<br />
Theo nhịp<br />
<br />
Tính liên tục<br />
109 (69%)<br />
49 (31%)<br />
<br />
÷2<br />
P=0,000<br />
<br />
Đơn âm<br />
Đa âm<br />
<br />
Tính ñơn âm – ña âm<br />
131 (82.9%)<br />
27 (17.1%)<br />
<br />
÷2<br />
P=0,000<br />
<br />
Bảng 16: Tính đơn âm – đa âm<br />
<br />
Bảng 17: Yếu tố kèm theo<br />
Yếu tố kèm theo<br />
Nhai<br />
Nuốt<br />
Ngáp<br />
Thở<br />
<br />
3 (1,9%)<br />
17 (10,8%)<br />
13 (8,2%)<br />
24 (15,2%)<br />
<br />
Bảng 18: Thính lực đồ<br />
Thính lực ñồ<br />
Điếc dẫn truyền<br />
Điếc tiếp nhận<br />
Điếc hỗn hợp<br />
Tổng cộng<br />
<br />
22 (13,9%)<br />
81 (51,3%)<br />
18 (11,%)<br />
121 (76,6%)<br />
<br />
Bảng 19: Phân độ nghe kém trên thính lực đồ<br />
Phân ñộ<br />
I<br />
II<br />
III<br />
IV<br />
Tổng cộng<br />
<br />
38 (24,1%)<br />
43 (27,2%)<br />
35 (22,1%)<br />
5 (3,2%)<br />
121 (76,6%)<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Về các đặc điểm chung<br />
Tuổi<br />
284<br />
<br />
Tuổi mắc bệnh trung bình của nhóm nghiên cứu là 43 tuổi. Mặc dù khoảng tuổi khá rộng từ 22 đến<br />
65 tuổi nhưng với trung vị là 46 cho thấy phù hợp với các nghiên cứu trước đây về độ tuổi của bệnh<br />
nhân ù tai: ù tai có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường xuất hiện ở tuổi trung niên và tăng<br />
dần theo lứa tuổi (Brown(3): tỷ lệ mắc ù tai: 1,6% những người từ 18-44 tuổi; 4,9% những người 45-64<br />
tuổi; 8,9% những người 65-74 tuổi).<br />
<br />
Giới<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi số lượng bệnh nhân nữ cao hơn số bệnh nhân nam một cách đáng<br />
kể (÷2; p=0,003 < 0,05). Các nghiên cứu của Leske(4); Stouffer và Tyler(1) cho thấy không có sự khác biệt<br />
về giới trong tỷ lệ mắc bệnh; theo Brown(3) cho kết quả nam mắc bệnh nhiều hơn nữ do tính chất công<br />
việc và họat động giải trí tiếp xúc với tiếng ồn nhiều hơn; nghiên cứu của B. Frachet cho kết quả<br />
nam/nữ = 137/122, cũng không có sự khác biệt đáng kể. Theo chúng tôi, có sự chênh lệch tỷ lệ mắc<br />
bệnh giữa 2 giới là do ở Việt Nam, phụ nữ quan tâm đến các dấu hiệu của sức khỏe hơn nam giới, dễ<br />
lo lắng và tìm đến bác sĩ hơn khi có triệu chứng bệnh tật nên tỷ lệ phát hiện bệnh cao hơn. Ngoài ra,<br />
phụ nữ cũng thường gặp những vấn đề về tâm lý như trầm cảm, stress mà đây đều là những yếu tố<br />
nguy cơ gây ù tai.<br />
Nghề nghiệp<br />
Đa số bệnh nhân ù tai trong nhóm nghiên cứu này làm những công việc không liên quan đến tiếng<br />
ồn như nội trợ, giáo viên, nhân viên văn phòng, kế toán, buôn bán nhỏ.<br />
Thời gian mắc bệnh<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian trung binh từ lúc bị ù tai đến khi được tiến hành<br />
khảo sát là 3 tháng. Theo nghiên cứu của B. Meyer thời gian mắc bệnh trung bình là 106 ngày.<br />
Thói quen<br />
Những thói quen sử dụng chất kích thích là yếu tố nguy cơ gây ù tai như thuốc lá, rượu, cà phê ở<br />
nghiên cứu này không nhiều, có lẽ vì tỷ lệ bệnh nhân nam thấp. Trong nghiên cứu của B. Meyer(5) trên<br />
240 BN ù tai, tỷ lệ BN uống rượu so với không uống là 38/202; tỷ lệ hút thuốc lá so với không hút là<br />
73/167.<br />
Tiền căn chấn thương<br />
Nghiên cứu chỉ ghi nhận 3 trường hợp có tiền sử chấn thương đầu. Chấn thương do áp lực<br />
hoặc âm thanh không có, do đặc điểm nghề nghiệp ít tiếp xúc với tiếng ồn của nhóm bệnh nhân.<br />
Tiền căn sử dụng thuốc<br />
Chỉ ghi nhận 5 trường hợp có sử dụng kéo dài các thuốc thuộc nhóm NSAID. Không ghi nhận tiền<br />
căn dùng các thuốc như lợi tiểu quai, kháng sinh họ Aminoglycoside, aspirin, thuốc độc tế bào… do<br />
đặc điểm bệnh lý đi kèm sẽ trình bày sau.<br />
Số tai bệnh<br />
Kết quả cho thấy đa số bệnh nhân mắc bệnh ở 1 tai. Tỷ lệ mắc bệnh 1 tai cao hơn 2 tai một cách có ý<br />
nghĩa trong nghiên cứu của chúng tôi. Ơ nghiên cứu của B. Meyer(5), loại ù tai 1 bên chiếm 64,1%; loại ù<br />
tai 2 bên chiếm 35,9%.<br />
Vị trí tai bệnh<br />
Không có sự khác biệt đáng kể giữa tai phải và tai trái. Mặc dù một vài nghiên cứu cho kết quả tai<br />
trái có khuynh hướng mắc bệnh cao hơn, nhưng đa số những nghiên cứu khác không tìm thấy sự khác<br />
biệt về vị trí tai bệnh.<br />
<br />
285<br />
<br />