intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số dàn ý phân tích đề tài hay nhất 2010_1

Chia sẻ: Meomeo Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

84
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo phân tích văn học - Một số dàn ý phân tích đề tài hay nhất 2010

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số dàn ý phân tích đề tài hay nhất 2010_1

  1. Một số dàn ý phân tích đề tài hay nhất 2010
  2. Câu 1: Cảm nhận về đoạn một của bài “ Đất nước” - Nguyễn Khoa Điềm.  Mở bài: Đoạn thơ mở đầu đoạn trích là một minh chứng sống động cho những đặc sắc trong cảm nhận về Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.  Thân bài: - Hiện lên qua đoạn thơ là hình tượng đất nước mênh mang trong thời gian. Nét đặc sắc là ở chỗ chiều sâu thời gian ấy được gợi lên trước tiên từ những “ ngày xửa ngày xưa” trong lời kể của mẹ. Đây không phải là thời gian lịch sử chính xác với những niên đại cụ thể. Nó là thứ thời gian mơ hồ, ảo diệu trong trí tưởng tượng của trẻ thơ. Nó không định vị chính xác nhưng giúp ta cảm nhận thật sâu sắc, thấm thía về sự trường tồn của Đất nước. + Gương mặt của đất nước được hình dung từ những gì gần gũi bình dị trong cuộc sống thường ngày. Có cái gì thật chi li, tường tận trong cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Từ một cái búi tóc, một câu ca dao đến những sự vật bình dị: cái kèo, cá cột. Ngay cả đối với những vật tưởng mực rất bé nhỏ như hạt gạo thì tác giả vẫn có sự cảm nhận thật sâu sắc từ những thời điểm cụ thể: “ một nắng hai sương” - “xay”- “giã” - “giần” - “sàng”. Với cách cảm nhận này, đất nước trở thành bầu khí quyển bao bọc lấy cuộc sống của mỗi con người. ở đâu, trong bất kì biểu hiện nhỏ bé nào cũng mang hình đất nước. Đất nước được kéo gần lại thân quen, gắn bó máu thịt với con người. + Góp phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp của hình tượng Đất nước trong đoạn thơ là một ngôn ngữ thấm đẫm chất liệu và hương sắc của văn hoá dân gian. Ngôn ngữ không bao giờ chỉ là ngôn ngữ. Đằng sau ngôn ngữ là một quan niệm. Ngôn ngữ mang đậm màu sắc văn hoá dân gianở đây là sự thấm nhuần quan niệm đất
  3. nước của nhân dân. Nói cách khác, quan điểm đất nước của nhân dânkhông chỉ là suy tưởng bên trong mà còn được hiện thực hoá bằng chính hình thức và ngôn ngữ thơ. + Giọng điệu thơ trầm lắng, chất chứa suy tư. Vừa như bộc bạch giãi bày vừa như tự nói với chính lòng mình. Một giọng điệu như thế hình tượng đất nước hiện lên vừa trang nghiêm thành kính, vừa gần gũi thân thiết.  Kết bài: Tuy nhiên đẻ tư tưởng này trở thành cảm hứng chủ đạo, xuyên thấm vào mọi biểu hiện nhỏ bé tinh tế nhất của hình tượng đất nước thì đó là một đóng góp đặc sắc của Nguyễn Khoa Điềm. Nó cho thấy sự kế thừa và kết tinh ở một trình độ mới của tư tưởng đất nước của nhân dân trong văn häc. Câu 2 : Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” được nhà thơ thể hiện như thế nào trong bài Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm Mở bài :–Đất nước là một phần của chương V trong bản trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm -Đất nước cô đọng kết quả nhận thức của tác giả về đất nước-một nhận thức có thể làm điểm tựa để họ xác định vai trò, vị trí của mình trong cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc. Thân bài:-Một định nghĩa về đất nước + Định nghĩa thông qua những hình tượng cụ thể, sinh động và gợi cảm. + Định nghĩa về đất nước theo cách gần gũi, thân thiết, trong cuộc sống bình dị (lời kể của mẹ, miếng trầu bà ăn,… ) + Đất nước ở trong từng con người Việt Nam => Nói lên sự gắn bó giữa số phận cá nhân với vận mệnh chung của cộng đồng, đất nước. Từ đó, đặt vấn đề trách nhiệm, bổn phận của cá nhân với đất nước
  4. + Đất nước là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cái nhỏ bé và to lớn, giữa cái cụ thể, vật chất với cái trừu tượng, tinh thần. - Cảm nhận về đất nước đa dạng + Chiều dài lịch sử(quá khứ-hiện tại- tương lai):huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết vua Hùng, những câu ca dao + Chiều rộng của không gian-địa lí:nơi anh đến trường, nơi em tắm, nơi ta hò hẹn. Sự trường tồn của đất nước là sự trường tồn của con người + Bề dày văn hóa, phong tục, lối sống, tâm hồn, tính cách dân tộc - Đất nước của nhân dân, chính nhân dân sáng tạo nên đất nước + Cảnh vật quê hương hiện lên như một phần tâm hồn, máu thịt của nhân dân + Lịch sử đất nước được tạo nên từ những người con trai con gái cần cù trong lao động, kiên cường bất khuất trước ngoại xâm; từ những người dân anh hùng và bình dị, không phô trương, không đòi hỏi ghi công => Thức tỉnh trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện tại với đất nước + Đất nước do nhân dân sang tạo nên và chính nhân dân đã truyền giữ đất nước. Đại từ “họ” được lặp lại làm nổi bật vai trò của nhân dân + Vẻ đẹp của tâm hồn, tính cách Việt Nam được khám phá hòa vào chất liệu văn hóa dân gian. Đát nước với những con người yêu đắm say mà cũng rất thủy chung nghĩa tình nhưng với kẻ thù thì vô cùng quyết liệt Kết bài:-Bài thơ là những cảm xúc chân thành từ trải nghiệm cuộc sống và tình yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả - Khám phá mới mẻ của riêng tác giả (đất nước của nhân dân) Câu 3 : Phong cách tiêu biểu của thơ Thanh Thảo là : - Thơ Thanh Thảo mang đậm chất suy tư của một trí thức có trách nhiệm với thời cuộc, với đất nước. Thơ
  5. ông là sự lên tiếng của người trí thức nhiều trăn trở về các vấn đề của xã hội và thời đại. - Là nhà thơ có nhiều nỗ lực cách tân, Thanh Thảo muốn cuộc sống phải được cảm nhận ở chiều sâu nên luôn khước từ lối diễn đạt dễ dãi, khuôn sáo trong thơ. - Thơ ông đi vào chiều sâu của bản chất sự vật, hiện tượng. Thơ ông là một sự nỗ lực tìm tòi đổi mới không ngừng, giàu chất suy tư nhưng phóng khoáng về cách biểu đạt. Câu 4: Cảm nhận về đoạn thơ: “Không ai chôn cất tiếng đàn …………. Long lanh trong đáy giếng.” A- Mở bài: - Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor -ca” là thi phẩm đặc sắc mới mẻ của Thanh Thảo – một nhà thơ ham cách tân thơ những năm sau chiến tranh chống Mĩ cứu nước, để góp phần đổi mới thơ theo hướng hiện đại hoá. Bài thơ Thanh Thảo đã mượn hình ảnh cây đàn, đúng hơn là tiếng đàn để diễn tả nhân cách cao đẹp cùng số phận oan khuất của người nghệ sĩ Tây Ban Nha – một nghệ sĩ Lor -ca tài hoa đã dùng thơ và nhạc, say mê mải miết, tình nguyện làm một người nghệ sĩ du ca, cất lên tiếng đàn tranh đấu cho tự do của tổ quốc Tây Ban Nha và cho nghệ thuật. - Lor-ca là bất diệt. Cảm động về vẻ đẹp bất tử của người nghệ sĩ Tây Ban Nha tài hoa, Thanh Thảo đã viết nên bài thơ thật cảm động trong đó có khổ thơ: Không ai chôn cất tiếng đàn ………… Long lanh trong đáy giếng. B- Thân bài: 1. Câu thơ đầu tiên “Không ai chôn cất tiếng đàn” ý thơ cất lên từ câu thơ nổi tiếng của Lor -ca “ Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi -ta” để nói với chúng ta Lor -ca đã chết, nhưng tiếng đàn đấu tranh cho
  6. nghệ thuật, cho tự do vẫn không thể chết, không thể tắt, tiếng đàn Lor - ca vẫn âm vang trong lòng nhân loại, trong lòng tổ quốc Tây Ban Nha yêu quí của anh. Tiếng đàn ấy, cuộc đời ấy vẫn mang một sức sống mãnh liệt không gì có thể tiêu diệt được “ tiếng đàn như cỏ mọc hoang”. “Cỏ mọc hoang” là một hình ảnh ẩn dụ, làm ta nhớ đến hình ảnh cỏ và giọt sương bé nh, lặng thầm mà vô cùng kì diệu trongm bài thơ “Bùng nổ của mùa Xuân” của tác giả: “Những giọt sương lăn vào cỏ Qua nắng gắt, qua bão tố Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh Vẫn giữ long lanh bình thản trước vầng dương” Câu thơ còn làm ta liên tưởng tới câu nói của người anh hùng chống Pháp Nguyễn Trung Trực: “ Bao giờ người Pháp nhổ được hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Việt Nam chống Pháp”. Câu thơ “tiếng đàn như cỏ mọc hoang” mộc mạc, bình dị mà kì diệu đến vô cùng. 2. Hình ảnh trong hai câu thơ cuối là một hình tượng thơ siêu thực, đa nghĩa, bắt nguồn từ một sự việc thực: Kẻ thù sau khi bắn nhà thơ đã vứt xác anh xuống giếng để phi tang. Nếu sử dụng bút pháp hiện thực thì mới chỉ nói lên một sự thực tàn bạo đê hèn của lũ phát xít và những đau thương của người nghệ sĩ Lor -ca, nhưng với bút pháp siêu thực Thanh Thảo đã nói được nhiều hơn: Tình thương, sụ cao khiết, sự tỏa ssáng củ tinh thần Lor -ca. “Nước mắt vầng trăng” là nước mắt thương tiếc vầng trăng (hình ảnh ẩn dụ chỉ Lorh - ca), cũng còn có thể là nước mắt sáng đẹp và vĩnh cửu như vầng trăng, những giọt nước mắt anh hùng. Câu thơ làm ta liên tưởng đến ý thơ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Guộc “ của Nguyễn Đình Chiểu: “Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo”. Vầng trăng là sự hoá thân, sự thăng hoa của tâm hồn Lor -ca. Giếng nước là nơi kẻ thù vứt xác anh, lại là
  7. nơi toả sáng tâm hồn anh như vầng trăng soi vào sự dập vùi tàn ác của kẻ thù lại chuyển hoá thành sự thăng hoa toả sáng, sự thê thảm chuyển hoá thành sự tôn vinh ngợi ca. C- Kết bài: Là một bài thơ đặc sắc, vừa nồng nàn cảm xúc vừa sâu sắc về triết lí đã ca ngợi được vẻ đẹp anh hùng bất tử của người nghệ sĩ . Tiếng đàn bất diệt của Lor -ca còn mãi âm vang cổ vũ sự nghiệp đấu tranh của nhân dân Tây Ban Nha, của nhân loại. Thanh Thảo đắm chìm trong dòng cảm xúc về tiếng đàn, về thơ ca Lor -ca, về nền văn hoá T ây Ban Nha.__
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2