Một số dàn ý phân tích đề tài hay nhất 2010_4
lượt xem 14
download
Tham khảo tài liệu 'một số dàn ý phân tích đề tài hay nhất 2010_4', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số dàn ý phân tích đề tài hay nhất 2010_4
- Một số dàn ý phân tích đề tài hay nhất 2010
- Câu 6: Bàn về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh : Mở bài : - Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, đồng thời là Nhà văn hoá lớn của nhân loại. Cuộc đời và sự nghiệp của Người gắn chặt với sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới. - Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những di sản quý báu mà Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta và bản thân Người là một tấm gương mẫu mực về đạo đức. Đó cũng là một trong những cống hiến to lớn của Người trong suốt quá trình hoạt động cách mạng Thân bài : - Trong hệ thống quan điểm tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng vì dân là kết tinh những giá trị nhân nghĩa của dân tộc ta trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. - Quan điểm dân là gốc của đất nước được phát triển ở Hồ Chí Minh khi gặp tư tưởng dân chủ, dân quyền của cách mạng tư sản Âu Mỹ và sau đó là lý luận cách mạng vô sản của Mác-Lênin. - Nó trở thành lý tưởng dân chủ, "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân..., quyền
- hành và lực lượng đều ở nơi dân" trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Với tư cách lãnh tụ Đảng và người đứng đầu Nhà nước. - Người chỉ rõ: "Nhiệm vụ của chính quyền và đoàn thể ta là phụng sự nhân dân và chịu trách nhiệm trước dân". Mọi công tác của Đảng luôn luôn phải đứng về phía quần chúng. Quần chúng sẽ là người kiểm soát những chỉ thị đó; phải yêu dân, kính dân, tin dân. => Từ đó người nêu cao đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, kiên quyết tẩy sạch quan liêu mệnh lệnh, nâng cao đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Đó là thứ bệnh Người đã chỉ rõ thực chất xa dân, không tin cậy dân, không hiểu dân, không yêu thương dân, miệng thì nói "dân chủ" nhưng việc làm thì lại theo lối "quan chủ". - Với nhân dân, Hồ Chí Minh rất ân cần, gần gũi, khiêm nhường, yêu quý, lắng nghe như người bạn, người anh em, người trong gia đình, đồng chí, đồng bào. Người sống bằng tâm hồn, trí tuệ nhân dân, đau nỗi đau của dân, buồn nỗi buồn của dân, chia vui cùng dân, nhưng bao giờ cũng tự ý thức chịu khổ trước dân, sung sướng sau dân. - Trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, quan hệ với nhân dân là một tiêu chuẩn rất quan trọng .
- + Thứ nhất, lợi ích của nhân dân là mục đích tối cao của mọi việc làm, mọi chính sách "điều gì có lợi cho dân phải hết sức làm, điều gì có hại cho dân phải hết sức tránh", nói một cách khác nhân dân là đối tượng phục vụ của con người ở bất cứ cương vị xã hội nào. Do đó, ở phương diện này, đạo đức Hồ Chí Minh đòi hỏi phải toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân. + Thứ hai, mọi chủ trương, chính sách đều do nhân dân thực hiện, nói một cách khác, nhân dân là người phải thực hiện chủ trương, chính sách, do đó, ở phương diện này, đạo đức Hồ Chí Minh đòi hỏi phải hết sức dân chủ với nhân dân "nếu ai nói chúng ta không dân chủ thì chúng ta khó chịu, nhưng nếu chúng ta xét cho kỹ thì thật có như thế không. - Tư tưởng của Người không chỉ bằng lời nói mà luôn thể hiện qua những việc làm cụ thể, chính sách cụ thể, bằng tấm lòng tin yêu, nhân ái, chân thành đối với nhân dân. - Cả cuộc đời của Hồ Chí Minh đều vì dân, vì nước, Người không bao giờ hưởng hạnh phúc riêng tư khi nhân dân còn đau khổ. - Tư tưởng đạo đức của người còn được thể hiện trong văn phong : “Tuyên ngôn độc lập là một trong những văn kiện lịch sử có ý nghĩa vô cũng to lớn nhưng lời lẽ vô cùng giản gị”.
- * Ý nghĩa tư tưởng của Bác : - Là kim chỉ nam cho xã hội xây dựng nếp sống mới trong mọi thời đại. - Là một tố chất nối tiếp truyền thống dân tộc. Kết bài : - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng tư tưởng đạo đức của Người mãi mãi sưởi ấm lòng mỗi người dân Việt Nam. - Chúng ta cần tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Câu 90 Bàn về bản sắc văn hóa Việt Nam : + Bản sắc văn hóa Việt Nam là cái riêng ,cái độc đáo mang tính bền vững và tích cực của một cộng đồng văn hóa.Bản sắc văn hóa dân tộc được hình thành trong lịch sử tồn tai và phát triển lâu đời của một dân tộc. +Nội lực: Là cái vốn có của dân tộc, đó là thành quả sáng tạo riêng của cộng đồng văn hóa, cộng đồng dân tộc Việt Nam → Nếu không có thì nền văn hóa sẽ không có nội lực bền vững. + Ngoại lực:Qúa trình chiếm lĩnh ,đồng hóa các giá trị văn hóa từ bên ngoài,quá trình tích tụ,tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn hóa của nhân loại. Nếu cứ “ bế quan tỏa cảng” thì không thừa hưởng đươc những giá
- trị tinh hoa và tiến bộ của văn hóa nhân loại, không thể phát triển, không thể tỏa rạng được giá trị văn hóa vốn có vào đời sông văn hóa rộng lớn của thế giới. *Sự kết hợp, dung hòa giữa cái vốn có của dân tộc với cái tiếp nhận có sàng lọc văn hóa nước ngoài tạo nên bản sắc riêng độc đáo của con người và dân tộc Việt Nam. Đây chính là nét riêng để phân biệt với các dân tộc, quốc gia khác và là điểm hấp dẫn đối vối khách du lịch quốc tế. + Trong bối cảnh thời đại ngày nay, việc tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc trở thành nhu cầu tự nhiên. Chưa bao giờ dân tộc ta có cơ hội thuận lợi như thế để xác định bản săc văn hóa của dân tộc mình trên cơ sở so sánh đối chiếu với văn hóa các dân tộc khác. Giữa hai vấn đề hiểu mình và hiểu người có mối quan hệ tương hỗ. - Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc rất có ý nghĩa đối với việc xây dựng một chiến lược phát triển mới cho đất nước, trên tinh thần phát huy được tối đa mặt mạnh vốn có, khắc phục nhược điểm cố hữu để tự tin đi lên. - Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với việc quảng bá cái hay cái đẹp của dân tộc để “ góp mặt” cùng năm châu, thúc đẩy sự giao lưu lành mạnh, có lợi chung cho việc xây dựng một thế giới hòa bình, ổn
- định và phát triển. Chúng ta không nên tự ti hay tự tôn mặc cảm, mà luôn luôn tự hào về văn hóa của chúng ta và tự tin vào sức sống của dân tộc Việt Nam trên lãnh vực văn hóa. Như vậy, văn hóa sẽ là một yếu tố quan trọng trợ lực cho các giới chính trị, kinh tế trên con đường hội nhập. Và chừng ấy, chúng ta có thể vững lòng hòa nhập với cộng đồng thế giới mà không lo bị hòa tan trong ấy. Câu 7 Suy nghĩ về bệnh thành tích : Mở bài: -Bệnh thành tích là căn bênh thường gặp ở nước ta hiện nay -Bệnh thàh tích gaaytacs hai không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội Thân bài:-Thành tích là nỗ lực đạt được kết quả cao cuả một cá nhân, tập thể. Qua đó người ta có thể đánh giá được nỗ lực của con người, đáng được biều dương và nhân rộng +Nếu mọi người đều làm hết sức mình để đạt được thành tích cao hơn trên mọi lĩnh vực của xã hội thì đất nước sẽ phát triển, cường thịnh -Con người ta không muốn nỗ lực mà vẫn muốn có kết quả cao đảngẫn đến bệnh thành tích +Bệnh thành tích bắt nguồn từ sự thụ độngm cứng nhắc, thích phô trương Trang 54
- +Ăn sâu trong tư tưởng mỗi người là coi trọng vẻ bề ngoài, cái mà người khác có thể nhìn thấy -Bệnh thành tích khiến nói và làm không xét đến hiệu quả mà chỉ xét đến chỉ tiêu +Giáo viên chạy theo thành tích để mặc học sinh yếu kém lên lớp +Người làm xaay đảngựng chạy theo thành tích về tiến độ và giá trị bỏ thầu đảngẫn đến công trình kém chất lượng +Phụ huynh muốn con em có kết quả học tập tốt, thành tích cao đã không ngại bỏ tiền ra để chạy điểm, mua bằng -Bệnh thành tích không chỉ có một người mà hang triệu người mắc -Hậu quả của bệnh thành tích +Chất lượng công việc giảm sút +Thiệt hại nghiêm trọng về thời gian, tiền bạc +Bệnh thành tích trong giáo dục làm hỏng cả một thế hệ trẻ của đất nước =>Nguy cơ tiềm tàng làm suy thoái đất nước, xẫ hội Kết bài: -Hậu quả của bệnh thành tích không ai có thể lường trước được -Cần có biện pháp đối phó để diệt trừ căn bệnh này Câu 8: Suy nghĩ về tình yêu, tình bạn tuổi học đường Mở bài :
- - Tình yêu và tình bạn tuổi học trò là hai thứ tình cảm đẹp nhất của tuổi học trò . - Tình yêu học trò là tình yêu đẹp với những ai hiểu và quý trọng nó : yêu hồn nhiên, trong sáng ,thơ ngây .... - Tình bạn sự hợp tác hai hoặc nhiều con người cùng chia sẻ, đồng cảm, an ủi và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Thân bài : Thân bài : - Tình yêu học trò là một tình yêu hồn nhiên, trong sáng ,thơ ngây ....rất chi là học trò tất nhiên là khi học trò là học trò chứ không phải là nhưng anh chàng cô cậu sống bạt mạng ,bất cần đời ,buông thả, thay người yêu như thay áo.Còn nên hay không nên khó quá nên cũng đc mà ko nên cũng đc cả hai đều có những ưu nhược riêng.Nếu có thì đó sẽ là một kí ức vô cùng đẹp đẽ trong thời học sinh ,nếu ko thì cũng không sao vì bạn đã chọn con đg sụ nghiệp lên đầu . - Mà mọi người cũng đã nói tình yêu đẹp nhất là tình yêu thời học trò cũng dễ hiểu vì thời học trò là thời vô tư,chưa phải lo nghĩ nhiều về cuộc sống về tương lai vì vậy một phần nào đó nó giúp cho tình yêu học trò trở thành một tình yêu thuần khiết ,tuyệt đẹp. Có điều nếu có tình yêu học trò thì phải biết giữ chừng mực. Tình
- yêu đẹp hay không, tùy sự chân thành, trong sáng của mỗi người. - Tuổi học trò là những gì thiêng liêng và quý giá nhất - Tình bạn học trò sẽ đi theo ta mãi mãi, và đó chính là kỷ niệm trong đời của nhau, những kỷ niệm vui, buồn, hòn nhiên nhí nhảnh của thời học sinh . Kết bài : - Để tuổi học trò luôn đẹp thì theo mình tránh những yêu đương. Giữ một tình bạn trong trắng để tuổi học trò mãi đẹp. Hãy sống hết mình đến với bạn bè bằng tất cả những gì tốt đẹp nhất tự nhiên niềm vui cuộc sống sẽ đến với bạn .__
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sơ đồ hướng dẫn phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến
11 p | 1068 | 67
-
Bài giảng Địa lý 5 bài 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư
27 p | 498 | 66
-
Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ
4 p | 740 | 22
-
Một số dàn ý phân tích đề tài hay nhất 2010_2
11 p | 96 | 15
-
Một số dàn ý phân tích đề tài hay nhất 2010_1
7 p | 83 | 13
-
Phân tích tấn bi kịch trong Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
16 p | 269 | 13
-
Một số dàn ý phân tích đề tài hay nhất 2010_3
14 p | 99 | 12
-
Một số dàn ý phân tích đề tài hay nhất 2010_5
12 p | 67 | 11
-
Bài giảng Địa lý 12 bài 34: Thực hành Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng
16 p | 187 | 11
-
Một số dàn ý phân tích đề tài hay nhất 2010_6
14 p | 73 | 10
-
Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai
19 p | 37 | 5
-
Hướng dẫn giải bài 1 trang 98 SGK Địa lí 10
3 p | 102 | 5
-
Giải bài tập Phân tích một số ra thừa số nguyên tố SGK Đại số 6 tập 1
5 p | 109 | 4
-
Giải bài tập Thực hành phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt SGK Địa lí 12
6 p | 121 | 3
-
Bài văn mẫu: Phân tích bài ca dao Thân em như củ ấu gai... ngọt bùi
4 p | 49 | 3
-
Giải bài tập Thực hành - Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia SGK Địa lí 10
3 p | 118 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học chủ đề Thống kê tại trường THPT Con Cuông
61 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn