TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ GHÉP TẠNG - 2012<br />
<br />
Một số kết quả Ghép tạng ở Việt nam<br />
Phạm Mạnh Hùng*; Lê Thế Trung**; Phạm Gia Khánh**; Nguyễn Tiến Bình**<br />
Hoàng Mạnh An***; Lê Trung Hải***; Nguyễn Thanh Liêm**** và CS<br />
TÓM TẮT<br />
Trường hợp ghép tạng đầu tiên của Việt Nam được thực hiện thành công vào năm 1992 tại Bệnh<br />
viện 103, Học viện Quân y. Tính đến tháng 3 - 2012, đã có gần 600 trường hợp ghép thận được tiến<br />
hành tại 12 cơ sở y tế trong cả nước, 20 trường hợp ghép gan được triển khai ở 4 trung tâm và 4<br />
trường hợp ghép tim tại 3 bệnh viện. Kết quả ghép tạng ở nước ta rất đáng khích lệ, giúp điều trị các<br />
bệnh lý tạng giai đoạn cuối, thúc đẩy phát triển nhiều chuyên ngành y học khác. Những năm gần<br />
đây, công tác ghép tạng đã có nhiều bước tiến đáng kể, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của y học<br />
Việt Nam. Thực hiện tốt công tác tuyển chọn cặp ghép, hoàn thiện về kỹ thuật mổ và nhất là theo<br />
dõi, điều trị tốt sau ghép là những yếu tố quan trọng quyết định đến chức năng tạng ghép và sức<br />
khỏe bệnh nhân sau ghép. Tăng cường các nguồn cho tạng, đẩy mạnh công tác truyền thông và<br />
nâng cao năng lực chuyên môn của các cơ sở ghép tạng giúp cải thiện số lượng và chất lượng ghép<br />
tạng ở Việt Nam, góp phần nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.<br />
* Từ khóa: Ghép tạng; Ghép thận; Ghép gan; Ghép tim.<br />
<br />
SOME RESULTS OF ORGAN TRANSPLANTATION IN VIETNAM<br />
SUMMARY<br />
The first case of organ transplantation (Tx) in Vietnam was successfully performed in 1992 in<br />
Hospital 103, Military Medical University. Until March 2012, nearly 600 cases of kidney Tx have been<br />
carried out in 12 hospitals, 20 cases of liver Tx in 4 centers and 4 cases of heart Tx in 3 hospitals.<br />
The results of organ transplantation in Vietnam were promising for treatment of end-stage organ<br />
failure and push up development of other medical specialities. In recent years, the organ transplantation<br />
has been remarkable improved and innovated. Improvements in patient and donor selection, surgical<br />
procedures and post-transplant management are required to achieve optimum outcomes for graft<br />
function and health of patient. Increasing of organ donation, communication and capacity of organ Tx<br />
centers will gain quickly the number of organ transplantation in Vietnam to improve taking care of<br />
health for people.<br />
* Key words: Organ transplantation: Kidney transplantation; Liver transplantation; Heart transplantation.<br />
<br />
* Bộ Y tế<br />
** Học viện Quân y<br />
*** Bệnh viện 103<br />
**** Bệnh viện Nhi TW<br />
Phản biện khoa học: GS. TS. Nguyễn Văn Mùi<br />
PGS. TS. Hoàng Trung Vinh<br />
<br />
11<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ GHÉP TẠNG - 2012<br />
<br />
NHỮNG KẾT QUẢ CHUNG<br />
Ghép tạng là một trong mười thành tựu<br />
khoa học lớn nhất của thế kỷ XX. Đến<br />
nay, ghép tạng đã trở thành một biện<br />
pháp điều trị rộng rãi và có hiệu quả đối<br />
với các bệnh lý tạng giai đoạn cuối. Thành<br />
công của ghép tạng mang lại nhiều lợi ích<br />
to lớn cho người bệnh, đặc biệt nhất là<br />
chất lượng cuộc sống. Hiện nay, trên thế<br />
giới, mỗi năm có khoảng 50.000 trường<br />
hợp ghép tạng được tiến hành với tỷ lệ<br />
sống thêm sau ghép > 1 năm và 5 năm từ<br />
80 - 90%.<br />
Tháng 6 - 1992, trường hợp ghép thận<br />
đầu tiên của Việt Nam được thực hiện tại<br />
Bệnh viện 103. Tháng 1 - 2004, ca ghép<br />
gan đầu tiên của Việt Nam đã được tiến<br />
hành tại Học viện Quân y. Đến tháng 6 2010, trường hợp ghép tim đầu tiên thực<br />
hiện thành công tại Bệnh viện 103. Tính<br />
đến tháng 3 - 2012, tại Việt Nam đã có<br />
gần 600 trường hợp ghép thận được tiến<br />
hành tại 12 bệnh viện (gồm Bệnh viện<br />
103, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Việt<br />
Đức, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh<br />
viện Nhân Dân Gia Định, Bệnh viện Nhân<br />
Dân 115, Bệnh viện Nhi Trung ương,<br />
Bệnh viện Nhi đồng II, Bệnh viện Bạch<br />
Mai, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Kiên<br />
Giang và Bệnh viện 198), trong đó, 21 ca<br />
ghép thận lấy từ người cho chết não và<br />
gần 150 ca lấy thận ghép bằng phẫu thuật<br />
nội soi.<br />
20 trường hợp ghép gan được thực<br />
hiện tại 4 trung tâm của cả nước, gồm 17<br />
ca ghép gan từ người cho sống và 3 ca<br />
ghép gan lấy từ bệnh nhân (BN) chết não.<br />
Trong số đó, 4 ca ghép tim lấy từ người<br />
cho chết não được thực hiện tại 3 bệnh<br />
viện. Vấn đề ghép tụy đang bước đầu<br />
được triển khai nghiên cứu tại Bệnh viện<br />
103, Học viện Quân y. Các kết quả nói<br />
trên là những tiến bộ rất đáng kể của<br />
công tác ghép tạng ở nước ta. Việc tăng<br />
cường các nguồn cho tạng, đẩy mạnh<br />
công tác truyền thông và nâng cao năng<br />
<br />
lực của các cơ sở ghép tạng giúp gia tăng<br />
nhanh số lượng ghép tạng ở Việt Nam,<br />
góp phần đáng kể trong công tác chăm<br />
sóc sức khỏe nhân dân. Năm 2005, cụm<br />
công trình Ghép tạng đã được nhận Giải<br />
thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và<br />
Công nghệ. Năm 2011, Bệnh viện 103 đã<br />
được nhận Kỷ lục Việt Nam là bệnh viện<br />
ghép thận, ghép gan và ghép tim đầu tiên<br />
tại Việt Nam.<br />
MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ GHÉP GAN VÀ<br />
GHÉP TIM TẠI VIỆT NAM<br />
1. Ghép gan.<br />
- Từ 1 - 2004 đến 3 - 2012, 20 trường<br />
hợp ghép gan (trong đó, 17 ca ghép gan<br />
lấy từ người cho sống và 3 ca ghép gan<br />
lấy từ bệnh nhân chết não) được thực<br />
hiện tại 4 cơ sở y tế là Học viện Quân y,<br />
Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhi<br />
Đồng II và Bệnh viện Việt Đức.<br />
- Lứa tuổi của người nhận gan:<br />
+ 15 là trẻ em (trong đó, 5 ca tuổi từ<br />
5 - 16, 10 ca < 1 đến 2 tuổi).<br />
+ 5 ca người lớn.<br />
- Về chỉ định ghép gan:<br />
+ Teo đường mật bẩm sinh: 10 ca.<br />
+ Xơ gan: 5 ca.<br />
+ Ung thư gan: 3 ca.<br />
+ Suy gan cấp: 2 ca.<br />
- Đặc điểm người cho gan từ người<br />
cho sống (17 ca):<br />
+ Người cho là mẹ đẻ 8 ca, bố đẻ 3 ca,<br />
bà nội 3 ca, cháu trai 1 ca, chú ruột 1 ca,<br />
anh họ 1 ca.<br />
+ Tuổi người cho từ 28 - 56, trung bình<br />
37,6 tuổi.<br />
+ Mảnh gan lấy: thùy bên trái 11 ca<br />
(trong đó, 1 ca có 2 động mạch của thùy<br />
gan trái), thùy bên trái + thùy đuôi 1 ca,<br />
gan trái 1 ca, gan phải 4 ca (1 ca đường<br />
mật phân thùy sau gan phải đổ vào ống<br />
<br />
13<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ GHÉP TẠNG - 2012<br />
<br />
gan trái, 1 ca có bất thường động mạch<br />
gan trái và 2 ca ghép cho người lớn).<br />
- Kết quả chung:<br />
<br />
2. Hòa hợp miễn dịch.<br />
- Phù hợp HLA: đại đa số (77,6%) từ 1<br />
halotýp trở lên. Xét nghiệm tiền mẫn cảm<br />
<br />
+ Kết quả sau mổ đối với người cho<br />
gan từ người cho sống: 100% đều ra viện<br />
khỏe mạnh.<br />
<br />
hầu hết là âm tính hoặc dương tính <<br />
<br />
+ Thời gian sống thêm sau ghép > 1<br />
năm của người nhận gan 85%.<br />
<br />
cặp khác nhóm máu, song phù hợp theo<br />
<br />
2. Ghép tim.<br />
- Từ tháng 6 - 2010 đến 3 - 2012 đã có<br />
4 trường hợp ghép tim từ người cho chết<br />
não được thực hiện tại 3 trung tâm (Bệnh<br />
viện 103, Bệnh viện Trung ương Huế và<br />
Bệnh viện Việt Đức).<br />
- Trong kỹ thuật ghép, 1 trường hợp<br />
thực hiện kỹ thuật nối 2 tâm nhĩ (biatrial)<br />
và 3 trường hợp nối 2 tĩnh mạch chủ<br />
(bicaval).<br />
- Kết quả chung: 4 trường hợp ghép<br />
tim hiện nay nhìn chung đều ổn định.<br />
- Theo ý kiến của các chuyên gia<br />
Đức: ghép tim là một biện pháp mang lại<br />
chất lượng cuộc sống tốt và kết quả lâu<br />
dài tới > 20 năm.<br />
KẾT QUẢ GHÉP THẬN<br />
TẠI BỆNH VIỆN 103<br />
1. Đặc điểm chung.<br />
- Tính đến tháng 3 - 2012: đã có 100<br />
trường hợp ghép thận, gồm 98 ca ghép<br />
thận lấy từ người cho sống và 2 ca ghép<br />
thận lấy từ tử thi.<br />
- Người nhận thận chủ yếu là nam giới<br />
(78%), tuổi trung bình của BN nhận thận<br />
là 34,4 tuổi (từ 17 - 65 tuổi), hay gặp nhất<br />
ở lứa tuổi 21 - 30.<br />
- Người cho thận nhiều nhất là bố mẹ<br />
(44%) và anh chị em ruột.<br />
<br />
20%.<br />
- Phù hợp cùng nhóm máu 92%, có 8<br />
nguyên tắc truyền máu.<br />
3. Kỹ thuật mổ.<br />
- Phẫu thuật lấy thận ở người cho và<br />
rửa thận: ngoài BN chết não đã lấy cả 2<br />
thận, còn lại 98 trường hợp lấy thận từ<br />
người cho sống: đa số lấy thận trái (97%).<br />
Đường mổ sử dụng gần đây là đường<br />
ngoài phúc mạc. Một số trường hợp đã sử<br />
dụng lấy thận ghép bằng phẫu thuật nội<br />
soi. 20 trường hợp thận ghép có nhiều<br />
động mạch và tĩnh mạch thận phải xử trí<br />
tạo hình trước khi nối mạch máu. Rửa<br />
thận gần đây bằng dung dịch ringer lactat.<br />
- Phẫu thuật ghép thận: vô cảm trong<br />
mổ người nhận thận bằng tê tủy sống có<br />
đặt<br />
<br />
lưu catheter ngoài màng cứng để<br />
<br />
giảm đau sau mổ. Nối động mạch thận<br />
ghép với động mạch chậu trong của<br />
người nhận theo kiểu tận-tận là chủ yếu<br />
(84%). Nối niệu quản-bàng quang theo<br />
phương pháp Lich Gregoir. Với các trường<br />
hợp có phù hợp miễn dịch thấp, ngoài<br />
phác đồ điều trị ức chế miễn dịch thông<br />
thường đều sử dụng thêm simulect.<br />
4. Kết quả sau mổ.<br />
- Kết quả sớm sau ghép: gặp một số<br />
biến chứng ngoại khoa (chảy máu, hẹp<br />
miệng nối mạch máu, hoại tử niệu quản,<br />
thủng ruột, xì hoặc hẹp miệng nối niệu<br />
<br />
- Hầu hết BN đều đã phải chạy thận<br />
<br />
quản - bàng quang...), biến chứng thải<br />
<br />
nhân tạo (95%) và gần một nửa số BN<br />
<br />
ghép và một số biến chứng khác. Tỷ lệ tử<br />
<br />
(49%) chưa có truyền máu trước ghép.<br />
<br />
vong sớm sau ghép giảm rõ rệt, đặc biệt<br />
<br />
14<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ GHÉP TẠNG - 2012<br />
<br />
trong 5 năm gần đây, tỷ lệ tử vong sớm<br />
<br />
số lượng tăng nhanh, có nhiều ngày ghép<br />
<br />
sau ghép 1,5%.<br />
<br />
2 - 3 cặp/ngày, kỹ thuật có những đổi mới,<br />
<br />
- Theo dõi lâu dài sau ghép cho thấy:<br />
trong 5 năm gần đây, tỷ lệ sống thêm > 1<br />
năm của BN là 97,1% và của thận ghép là<br />
92,8%. Trường hợp lâu nhất đến nay là<br />
gần 19 năm với sức khỏe và chức năng<br />
thận ghép vẫn tốt. Đây là những kết quả<br />
rất đáng kích lệ. Nhìn chung sau ghép,<br />
BN đều tiếp tục làm việc, sinh hoạt và học<br />
tập bình thường. Những người cho thận<br />
phục hồi sức khỏe tốt, sinh hoạt và lao<br />
động bình thường.<br />
NGHIÊN CỨU VỀ GHÉP TỤY<br />
Tiểu đường là bệnh lý hay gặp ở nước<br />
ta. Hiện nay, tại Bệnh viện 103, Học viện<br />
Quân y đang bước đầu triển khai đề tài<br />
cấp Nhà nước về Nghiên cứu một số vấn<br />
đề ghép tụy thực nghiệm để tiến tới ghép<br />
tụy trên người tại Việt Nam (2011 - 2013).<br />
Việc ghép thận - tụy kết hợp sẽ được triển<br />
khai nhằm điều trị những BN tiểu đường<br />
týp I có biến chứng suy thận.<br />
KẾT LUẬN<br />
Kết quả ghép tạng ở Việt Nam trong<br />
những năm qua rất đáng khích lệ, giúp<br />
điều trị các bệnh lý tạng giai đoạn cuối,<br />
góp phần thúc đẩy phát triển nhiều<br />
chuyên ngành y học khác như ngoại<br />
khoa, nội khoa, miễn dịch, chẩn đoán hình<br />
ảnh, gây mê hồi sức, huyết học truyền<br />
máu...<br />
- Trong những năm gần đây, công tác<br />
ghép tạng ở nước ta đã có nhiều bước<br />
tiến đáng kể. Trình độ chuyên môn về<br />
ghép có nhiều tiến bộ, ở nhiều bệnh viện,<br />
việc ghép thận đã đi vào thường quy với<br />
<br />
sáng tạo và hoàn thiện hơn, kết quả sau<br />
ghép được cải thiện rõ rệt. Việc ghép tạng<br />
từ BN chết não đã bước đầu triển khai và<br />
mang lại kết quả khả quan.<br />
- Thực hiện tốt công tác tuyển chọn,<br />
hoàn thiện về kỹ thuật mổ và nhất là theo<br />
dõi, điều trị tốt sau ghép là những yếu tố<br />
quan trọng quyết định đến chức năng<br />
tạng ghép và sức khỏe BN sau ghép.<br />
- Tăng cường các nguồn cho tạng (đặc<br />
biệt từ nguồn cho chết não), thông qua<br />
công tác truyền thông (cho người dân biết<br />
được lợi ích của ghép tạng, giúp đưa Luật<br />
Hiến ghép mô tạng thực sự đi vào cuộc<br />
sống). Có chính sách đầu tư, nâng cao<br />
năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất các<br />
trung tâm ghép tạng giúp đẩy nhanh số<br />
lượng và chất lượng ghép tạng ở Việt<br />
Nam, góp phần nâng cao chăm sóc sức<br />
khỏe cho nhân dân và bộ đội.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Đỗ Tất Cường và CS. Nhận xét đặc<br />
điểm lâm sàng và kết quả điều trị các BN sau<br />
ghép thận và cho thận. Tạp chí Y học quân<br />
sự. 2000, tr.51-54.<br />
2. Lê Trung Hải, Trần Đông A, Trần Minh<br />
Điển, Nguyễn Quang Nghĩa và CS. Tình hình<br />
ghép gan từ người cho sống ở châu Á và Việt<br />
Nam hiện nay. Tạp chí Y học Việt Nam. Số<br />
12/2006, tr.264-267.<br />
3. Lê Trung Hải và CS. Ghép thận tại Việt<br />
Nam. Tạp chí Y học thực hành. Bộ Y tế. Số<br />
12/2001, tr.47-50.<br />
4. Lê Trung Hải. Ghép tạng - Một số kiến<br />
thức chuyên ngành và quy trình kỹ thuật. Nhà<br />
xuất bản Y học. Hà Nội. 2009.<br />
5. Phạm Mạnh Hùng. Miễn dịch ghép.<br />
Bệnh học Ngoại khoa sau đại học tập I. Học<br />
viện Quân y. NXB Quân đội Nhân Dân. Hà<br />
Nội. 2002, tr.156-165.<br />
<br />
15<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ GHÉP TẠNG - 2012<br />
6. Nguyễn Thị Ánh Hường. Nghiên cứu<br />
phẫu thuật lấy thận ghép ở người sống cho<br />
thận. Luận án Tiến sỹ Y học. Hà Nội. 2008.<br />
7. Bùi Văn Mạnh. Nghiên cứu lâm sàng,<br />
cận lâm sàng và một số chỉ tiêu miễn dịch ở<br />
BN sau ghép thận. Luận án Tiến sỹ Y học. Hà<br />
Nội. 2009.<br />
8. Bùi Đức Phú. Quy trình kỹ thuật và hệ<br />
thống tổ chức trong ghép tim lấy từ người cho<br />
chết não. Nhà xuất bản Đại học Huế. 2009,<br />
tr.55-78.<br />
<br />
16<br />
<br />
9. Trần Ngọc Sinh và CS. Kết quả ghép<br />
thận từ người cho sống tại Bệnh viện Chợ<br />
Rẫy.<br />
Kỷ yếu Hội nghị Ngoại khoa Việt<br />
Nam 5/2002, Tạp chí Ngoại khoa. 2002,<br />
tr.481-483.<br />
10. Lê Thế Trung. Ghép gan - Những khó<br />
khăn và các triển vọng. Tạp chí Thông tin Y<br />
Dược.<br />
số 7/2004, tr.6-9.<br />
<br />