intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số lưu ý khi bị Viêm loét Dạ dày- Tá tràng (Kỳ 2)

Chia sẻ: Carol Carol | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

136
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chế độ ăn uống: thức ăn khi vào dạ dày có tác dụng là một dung dịch đệm trung hòa nồng độ dịch vị 30 -60 phút do vậy cần chú ý: - Nên ăn nhiều bữa ăn nhỏ; Không để quá đói hoặc quá no, ăn đúng giờ; Không ăn bữa cuối cùng trong ngày gần giấc ngủ (nên ăn cách đi ngủ 3 giờ);....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số lưu ý khi bị Viêm loét Dạ dày- Tá tràng (Kỳ 2)

  1. Một số lưu ý khi bị Viêm loét Dạ dày- Tá tràng (Kỳ 2) VII. Điều trị Viêm loét Dạ dày – tá tràng Để điều trị hiệu quả bệnh lý dạ dày tá tràng chúng ta cần phải phối hợp tốt bốn phương pháp sau đây:
  2. 1. Chế độ ăn uống: thức ăn khi vào dạ dày có tác dụng là một dung dịch đệm trung hòa nồng độ dịch vị 30 -60 phút do vậy cần chú ý: - Nên ăn nhiều bữa ăn nhỏ - Không để quá đói hoặc quá no, ăn đúng giờ - Không ăn bữa cuối cùng trong ngày gần giấc ngủ (nên ăn cách đi ngủ > 3 giờ). - Ăn thức ăn mềm, dể tiêu, ít mỡ, ít hất kích thích tăng tiết dịch vị. - Tránh rượu, bia, thuốc lá, caffe, trà và nước có ga và các thuốc ảnh hưởng đến dạ dày. 2. Chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý - Cắt bỏ các yếu tố stress. - Tránh làm việc căng thẳng. - Làm việc, nghĩ ngơi, sinh hoạt hợp lý. 3. Sử dụng thuốc: Ngày nay có rất nhiều loại thuốc điều trị. Tùy theo tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh BS sẽ có sự lựa chọn thuốc thích hợp, cần lưu ý là phải dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của BS.
  3. 4. Diệt vi khuẩn Helicobacter pylori Nếu có bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori thì bạn sẽ được điều trị bằng kháng sinh đúng cách. Phương pháp điều trị bằng kháng sinh này là một sự tiến bộ y khoa vì kháng sinh diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori và hơn 90% viêm loét được điều trị khỏi. Cần nhớ rằng, một điều rất quan trọng là phải điều trị liên tục cho hét thời gian của phác đồ, ngay cả khi bạn cảm thấy bệnh của bạn bắt đầu tốt hơn. VIII. Theo dõi điều trị -Nếu nguyên nhân gây bệnh của bạn là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) thì việc theo dõi kết quả điều trị bệnh được thực hiện sau 4-6 tuần điều trị. Bác sĩ sẽ xét nghiệm hơi thở đo C13/13 ,xét nghiệm phân, nội soi dùng Clo test để kiểm tra có còn HP không. -Nếu do loét dạ dày tá tràng bắt buộc phải soi kiểm tra để loại trừ ung thư. IX. Chế Độ Ăn khi viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng và những điều cần biết Chế độ ăn rất quan trọng đối với việc điều trị các bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Thất bại trong điều trị chứng bệnh phổ biến
  4. này đôi khi lại bắt nguồn từ việc không tuân thủ chế độ ăn. - Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn những thức ăn ít tẩm ướp gia vị, mềm, và dễ tiêu., nên ăn các loại thức ăn phù hợp, không gây khó chịu sau khi ăn., A- Các Thực Phẩm cần tránh - Hạt tiêu, ớt, bột ớt, bột cà ri, gây kích ứng niêm mạc dạ dày. - Hạn chế cà chua, nước ép cà chua, bạc hà, các chất béo, nước chanh nếu gây đau và nóng xót thực quản. Cần hạn chế các loại hành, tỏi, quế, đinh hương nếu gây khó chịu dạ dày. - Ăn nhiều chất xơ không làm cho cơn đau của bệnh viêm loét dạ dày nặng hơn. Thức ăn nhiều chất xơ bao gồm: hạt ngũ cốc toàn phần, các loại đậu, củ, quả nguyên vỏ. - Nếu chướng bụng đầy hơi nhiều hạn chế dùng bắp cải, hành, dưa leo, sữa, đậu, hạt ngũ cốc. B- Tránh các thức ăn sau đây nếu chúng gây đau, khó chịu tiêu hóa sau khi dùng - Thức ăn có nhiều hạt tiêu và ớt - Thịt hải sản nướng vỉ tẩm ướp nhiều gia vị
  5. - Khoai tây chiên - Nước cam hoặc nước nho, nước chanh - Cải bắp, cải bông; Cải muối kim chi, dưa cải muối. - Các loại mắm cá đồng, mắm tôm, mắm ruốc, mắm thái - Thịt béo nướng hoặc chiên. Thịt ướp mặn và tẩm ướp nhiều gia vị, nhiều mỡ như xúc xích thường, xúc xích salami, thịt ba rọi (bacon), thịt đùi hun khói (ham) và các loại thịt nguội (cold cuts). - Các loại thịt dai, nhiều gân. - Chocolat và các sản phẩm từ sữa; Các loại kem sữa; Các loại phô mai cay và nặng mùi; Các loại hạt hạnh nhân, đậu phộng và hạt dẻ. - Các loại lẩu chua, canh chua. - Tất cả các loại trái cây có vị chua như: cam, chanh, quít, bưởi, me, xoài, cóc, ổi, khóm, khế, mãng cầu xiêm (soursop) v.v. C- Các thức uống có thể dùng được: Thức uống không chứa caffeine; Thức uống ít chua như nước táo, lê, nho ; Trà thảo dược loãng (sâm bí đao, nước yến, nước rau má); Nước lọc thường
  6. D- Các loại trái cây ngọt có thể dùng được: Chuối, nhãn, quả hồng, đu đủ chín, quả bơ, sa bô chê, vú sữa, dưa hấu, dưa gang, quả na (mãng cầu ta), vải thiều ngọt ... X. Những điều không nên làm - Đừng tự ý ngưng thuốc, ngay cả khi đã cảm thấy bớt nhiều. - Bỏ bữa hoặc ăn uống thất thường sẽ làm cho các triệu chứng nặng thêm. - Kiêng bia, rượu, trà, và càfê, tuyệt đối không được hút thuốc lá. - Không được dùng corticoide, aspirin hay thuốc kháng viêm không steroid khác Ibuprofen , Alaxan, vitamin C v.v… Chúng có thể gây xuất huyết hoặc thủng dạ dày. XI. Hãy báo cho bác sĩ ngay nếu... - Phân đen, có máu, hoặc có màu hắc ín. - Tiêu chảy hoặc táo bón gây ra bởi thuốc kháng acid. - Nếu các triệu chứng không cải thiện sau vài tuần. XII- Hãy đi khám cấp cứu ngay nếu... - Nôn ra máu hoặc chất giống bã cà phê.
  7. - Đau bụng dữ dội. - Da lạnh, toát mồ hôi, cảm giác yếu mệt hoặc ngất xỉu. - Đau bụng kèm Sốt cao. ThS. BS. BÙI QUANG ĐI Chuyên khoa Tiêu hoá – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1