169<br />
<br />
MỘT SỐ NÉT VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ CỦA<br />
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO<br />
<br />
<br />
SIDA LOKAPHONE<br />
Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý<br />
và Hợp tác quốc tế,Bộ Tư pháp Lào<br />
<br />
<br />
Kính thưa Quý ông, Quý bà cùng toàn thể các vị đại biểu,<br />
<br />
Trước hết, thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, tôi xin bày tỏ<br />
lòng cảm ơn sâu sắc đến Chính phủ nước Cộng hòa Pháp đã tạo điều kiện cho chúng<br />
tôi tham dự hội thảo này. Tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo và nhân viên Nhà Pháp luật<br />
Việt-Pháp về sự đón tiếp chu đáo để chúng tôi có mặt ở đây với những điều kiện thuận<br />
lợi nhất.<br />
<br />
Bài phát biểu này tương đối dài nhưng tôi chỉ tập trung vào những phần có cỡ chữ 14.<br />
<br />
I. DẪN ĐỀ<br />
<br />
Luật tư pháp là tổng thể các quy phạm pháp luật được áp dụng cho các chủ thể tư;<br />
luật công pháp là tổng thể các quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy nhà<br />
nước và các cơ quan nhà nước, quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa<br />
các cơ quan nhà nước với các chủ thể tư.<br />
<br />
Luật tư pháp chia thành:<br />
<br />
Tư pháp quốc tế và<br />
<br />
Tư pháp quốc nội.<br />
<br />
II. TƯ PHÁP QUỐC TẾ<br />
<br />
Trong phạm vi biên giới lãnh thổ của mình, mỗi quốc gia được toàn quyền xác định<br />
các quy định áp dụng đối với công dân nước mình. Không có khó khăn gì đặt ra nếu<br />
công dân mỗi quốc gia chỉ sinh sống trong phạm vi quốc gia đó. Nhưng trên thực tế,<br />
từ thời Cổ đại, con người đã thích đi du lịch và thực hiện các cuộc hành trình mạo<br />
hiểm, và cùng với sự phát triển của các phương tiện giao thông, du lịch cũng ngày<br />
càng phát triển.<br />
<br />
Ở tất cả các nước, đều tồn tại các mối quan hệ giữa những người có quốc tịch khác<br />
nhau. Đối với các quan hệ này, phải áp dụng các quy định pháp luật nào? Trong<br />
trường hợp một người Lào kết hôn với một người Việt Nam tại Lào thì áp dụng pháp<br />
luật nước nào để xác định các điều kiện kết hôn về hình thức và về nội dung? Đó là<br />
pháp luật của Lào, Việt Nam, Thái Lan hay pháp luật của cả hai hay ba nước đó?<br />
<br />
Đây là vấn đề xung đột pháp luật.<br />
<br />
Một người đàn ông Pháp kết hôn với một người phụ nữ Trung Quốc tại Lào. Người này<br />
rời Lào đến Việt Nam sinh sống và muốn ly hôn. Trong trường hợp này, đương sự phải<br />
khởi kiện ra tòa án nào?<br />
<br />
Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn? Đương sự phải khởi kiện ra tòa án<br />
Lào, tòa án Trung Quốc, tòa án Việt Nam hay tòa án Pháp?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
170<br />
<br />
Đây là vấn đề xung đột thẩm quyền xét xử.<br />
<br />
Trong trường hợp con được sinh ra ở nước ngoài thì con có quốc tịch của cha mẹ hay<br />
của nước nơi sinh. Đây là vấn đề quốc tịch.<br />
<br />
Ở Lào, quyền của người nước ngoài được quy định như thế nào?<br />
<br />
Người nước ngoài có được tự do đến Lào không? Có quyền hành nghề hoặc hoạt động<br />
thương mại như công dân Lào không? Có được mua bất động sản không? Đây là vấn<br />
đề điều kiện về người nước ngoài.<br />
<br />
Mỗi quốc gia có các quy định riêng về tư pháp quốc tế. Đôi khi các quy định này xuất<br />
phát từ các điều ước quốc tế.<br />
<br />
Luật tư pháp quốc tế hay luật tư pháp quốc nội là tổng thể các quy phạm pháp luật<br />
hiện hành của một quốc gia được áp dụng cho các chủ thể tư (các cá nhân [như ông<br />
A, cô C] và các pháp nhân [như Nhà nước Lào, thành phố Viêng-Chăn, thủ đô của<br />
Lào...])<br />
<br />
Luật tư pháp của Lào là tổng thể các quy phạm pháp luật hiện hành ở nước Cộng hòa<br />
dân chủ nhân dân Lào, được áp dụng cho các chủ thể tư (cá nhân, pháp nhân).<br />
<br />
Luật tư pháp quốc nội được chia thành:<br />
<br />
luật thương mại;<br />
<br />
luật lao động;<br />
<br />
luật dân sự;<br />
<br />
….<br />
<br />
tương ứng với các lĩnh vực hoạt động của con người.<br />
<br />
Luật thương mại áp dụng cho hoạt động thương mại.<br />
<br />
Luật lao động áp dụng cho quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động.<br />
<br />
Ngành luật quan trọng nhất trong hệ thống luật tư pháp là luật dân sự.<br />
<br />
Các cá nhân (nam và nữ) sinh ra, kết hôn, lập gia đình và chết.<br />
<br />
Các chủ thể tư (cá nhân và pháp nhân) có một khối tài sản bao gồm các tài sản<br />
hữu hình và các tài sản vô hình, các tài sản có và các tài sản nợ.<br />
<br />
Quần áo, xe máy, xe ô tô… là các tài sản hữu hình thuộc sở hữu của một người nào<br />
đó.<br />
<br />
Quyền sở hữu văn học, nghệ thuật, quyền sở hữu công nghiệp, sản nghiệp thương mại<br />
là các tài sản vô hình.<br />
<br />
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền khai thác độc quyền sáng chế mà một số người đã<br />
sáng tạo ra.<br />
<br />
Thơ, kịch, sáng chế là những sáng tạo tinh thần, những vật trừu tượng, không có hình<br />
thù và là những tài sản vô hình.<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
171<br />
<br />
Tài sản có và tài sản nợ trong khối tài sản:<br />
<br />
Tài sản có là các tài sản hữu hình và vô hình,<br />
<br />
Tài sản nợ là các nghĩa vụ, các khoản nợ của một người.<br />
<br />
Trong trường hợp con nhận thừa kế của cha thì phải nhận cả các tài sản có và các tài<br />
sản nợ, phải thực hiện nghĩa vụ và thanh toán các khoản nợ của cha.<br />
<br />
Bên cho thuê có nghĩa vụ cho bên thuê sử dụng nhà trong thời hạn xác định trong hợp<br />
đồng thuê nhà. Nếu bên cho thuê chết sau khi ký hợp đồng được 1 năm thì người thừa<br />
kế của người đó có nghĩa vụ nêu trên cho đến khi hết thời hạn hợp đồng cho thuê nhà.<br />
<br />
Nghĩa vụ này thuộc phần tài sản nợ trong khối tài sản của bên cho thuê.<br />
<br />
Các cá nhân chung sống với nhau thì tất yếu phải có quan hệ với nhau. Đó là các quy<br />
định điều chỉnh việc sinh ra, tồn tại và mất đi của con người. Đó là các quy định điều<br />
chỉnh quan hệ giữa các cá nhân với nhau.<br />
<br />
Tình trạng của một cá nhân không chỉ được xem xét trong quan hệ với quốc gia, mà<br />
còn được xem xét trong quan hệ với gia đình, tùy thuộc vào việc cá nhân đó đã kết<br />
hôn, chưa kết hôn, ly hôn, con trong giá thú, con ngoài giá thú hay con nuôi. Các<br />
quyền và nghĩa vụ của người đó trong quan hệ với các thành viên khác của gia đình và<br />
với người thứ ba. Theo các quy định pháp luật hiện hành của Lào, quốc tịch được xác<br />
lập theo huyết thống. Người nước ngoài kết hôn với người Lào cũng được cấp quốc tịch<br />
Lào.<br />
<br />
Dưới đây, tác giả phát triển một số nội dung sau:<br />
<br />
Hộ tịch;<br />
<br />
Hôn nhân;<br />
<br />
Ly hôn;<br />
<br />
Quan hệ cha mẹ và con;<br />
<br />
Nuôi con nuôi;<br />
<br />
Quốc tịch;<br />
<br />
Thừa kế;<br />
<br />
Di chúc và;<br />
<br />
Phá sản.<br />
<br />
Thưa Quý vị đại biểu,<br />
Hộ tịch<br />
Văn bản hộ tịch là văn bản nhằm chứng minh chắc chắn tình trạng của các cá nhân.<br />
Các văn bản này được ghi vào sổ đăng ký công khai do cán bộ hộ tịch quản lý. Số này<br />
phục vụ nhiều mục đích (thống kê, lập danh sách cử tri, lập danh sách thanh niên thực<br />
hiện nghĩa vụ quân sự...).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
172<br />
<br />
Kết hôn<br />
<br />
Kết hôn là một thỏa thuận dân sự trang trọng theo đó nam và nữ thỏa thuận chung<br />
sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau và nuôi dạy con cái. Pháp luật của nước<br />
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào quy định nguyên tắc một vợ một chồng vì gia đình là<br />
tế bào quan trọng nhất của xã hội.<br />
<br />
Việc kết hôn xác lập các nghĩa vụ giữa vợ chồng với nhau, nghĩa vụ chung thủy, nghĩa<br />
vụ chăm sóc, giúp dỡ lẫn nhau...<br />
<br />
Theo Luật số 07/90/APS ngày 29 tháng 11 năm 1990 về hôn nhân và Nghị định của<br />
Thủ tướng Chính phủ số 198/PM ngày 19 tháng 12 năm 1994 về hôn nhân giữa công<br />
dân Lào với công dân nước ngoài.<br />
<br />
Điều 2 Nghị định này quy định công dân nước ngoài là người có quốc tịch nước khác<br />
đến Lào tạm trú hoặc thường trú để làm việc hoặc tiến hành những hoạt động cụ thể<br />
và rời khỏi Lào sau khi kết thúc công việc. Trong thời gian cư trú tại Lào, người đó chịu<br />
sự quản lý của Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan hữu quan.<br />
<br />
Luật hôn nhân và Nghị định nêu trên được áp dụng đối với các trường hợp công dân<br />
Lào kết hôn với công dân nước ngoài tại Lào trừ các quy định của Luật và Nghị định<br />
trái với các điều ước quốc tế mà Lào đã ký kết hoặc tham gia. Trong trường hợp này,<br />
áp dụng điều ước quốc tế (điều 3 Nghị định).<br />
<br />
Theo điều 4 của Nghị định, những người muốn kết hôn với nhau phải nộp hồ sơ bao<br />
gồm các giấy tờ, tài liệu sau:<br />
<br />
đơn xin kết hôn;<br />
<br />
sơ yếu lý lịch;<br />
<br />
giấy chứng nhận nơi cư trú;<br />
<br />
giấy chứng minh thư hoặc bản phô-tô hộ chiếu hoặc tài liệu khác;<br />
<br />
giấy chứng nhận tình trạng độc thân;<br />
<br />
giấy chứng nhận y tể;<br />
<br />
phiếu số 3;<br />
<br />
ảnh (mỗi người), cỡ 4x6;<br />
<br />
giấy chứng nhận tình hình tài chính đối với công dân nước ngoài;<br />
<br />
giấy cam kết của công dân nước ngoài về việc bảo đảm cho vợ quay trở lại nước<br />
mình trong trường hợp ly hôn, nếu vợ muốn;<br />
<br />
ý kiến của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán của nước liên quan đối với công dân<br />
nước ngoài, được gửi qua Bộ Ngoại giao Lào;<br />
<br />
ý kiến của công an tỉnh, thành phố Viêng-chăn;<br />
<br />
ý kiến của Sở Tư pháp tỉnh, thành phố Viêng-chăn.<br />
<br />
(cán bộ hộ tịch cấp tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm đối với các tài liệu nêu tại các<br />
điểm 12 và 13).<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
173<br />
<br />
Đối với công dân Lào làm việc trong lĩnh vực liên quan đến bí mật quốc gia mà muốn<br />
kết hôn với công dân nước ngoài thì phải có ý kiến của thủ trưởng cấp trên (điều 5).<br />
<br />
Điều 6 của Nghị định quy định các giấy tờ, tài liệu tiếng nước ngoài phải được dịch<br />
sang tiếng Lào và được chứng nhận hợp lệ.<br />
<br />
Hồ sơ xin kết hôn của công dân Lào với công dân nước ngoài phải được nộp cho cán bộ<br />
hộ tịch của tỉnh, thành phố, kèm theo một khoản lệ phí 30.000 Kip (mức lệ phí này<br />
hiện nay không còn phù hợp vì quá thấp) được nộp cho Kho bạc trung ương hoặc Kho<br />
bạc tỉnh, thành phố (điều 7).<br />
<br />
Cán bộ hộ tịch phải nghiên cứu hồ sơ xin kết hôn trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày<br />
nhận được hồ sơ.<br />
<br />
Nếu chấp nhận hồ sơ, cán bộ hộ tịch tỉnh, thành phố phải triệu tập đương sự đến để<br />
đăng ký kết hôn tại phòng hộ tịch tỉnh, thành phố nơi nộp hồ sơ (điều 8).<br />
<br />
Theo điều 9 của Nghị định, đối với trường hợp công dân Lào kết hôn với người Lào tỵ<br />
nạn, thì cũng áp dụng Luật hôn nhân và Nghị định này.<br />
<br />
Trong trường hợp công dân Lào kết hôn với công dân nước ngoài ở ngoài lãnh thổ của<br />
Lào thì áp dụng pháp luật của quốc gia liên quan nhưng phải có sự đồng ý của Đại sứ<br />
quán hoặc Lãnh sự quán Lào tại nước liên quan.<br />
<br />
Trong trường hợp không có Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán thì phải có ý kiến của Bộ<br />
Ngoại giao Lào.<br />
<br />
Nếu việc kết hôn đó phù hợp với pháp luật của nước liên quan thì Đại sứ quán hoặc<br />
Lãnh sự quán Lào có thể tiến hành đăng ký kết hôn (điều 10 Nghị định).<br />
<br />
Điều 11 Nghị định nêu rõ Luật hôn nhân gia đình của Lào áp dụng đối với các trường<br />
hợp công dân Lào kết hôn với người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch cư trú<br />
tại Lào.<br />
<br />
Ly hôn<br />
<br />
Trong pháp luật Lào, ly hôn có thể được định nghĩa là sự chấm dứt hôn nhân khi vợ<br />
chồng còn sống theo quyết định của tòa án (không còn tồn tại chế độ đồng thuận ly<br />
hôn). Ly hôn là biện pháp chế tài trong trường hợp vợ hoặc chồng phạm lỗi đối với<br />
người kia: ví dụ chồng bỏ nhà có sự đồng ý hoặc không có sự đồng ý của vợ. Những<br />
căn cứ ly hôn được quy định cụ thể trong Luật hôn nhân gia đình: ngoại tình, bị kết án<br />
hình sự, chồng không tuân thủ nghĩa vụ chăm sóc gia đình, vợ không tuân thủ nghĩa<br />
vụ sống chung, chồng hoặc vợ bỏ nhà đi tu hành...<br />
<br />
Quan hệ cha mẹ và con<br />
<br />
Quan hệ cha mẹ và con là quan hệ pháp luật (cha và con, mẹ và con). Quan hệ này có<br />
thể là quan hệ trong giá thú, ngoài giá thú hoặc nuôi con nuôi.<br />
<br />
Nuôi con nuôi<br />
<br />
Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình của Lào, bất cứ người thành niên nào muốn<br />
nhận người chưa thành niên làm con nuôi thì phải có sự đồng ý của cha và mẹ hoặc<br />
cha hoặc mẹ còn sống hoặc nếu không còn ai, của người quản lý của người được xin<br />
làm con nuôi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
174<br />
<br />
Nếu người xin nhận con nuôi đã kết hôn thì chỉ được xin con nuôi khi có sự đồng ý của<br />
vợ hoặc chồng của mình.<br />
<br />
Người xin nhận con nuôi phải là người thành niên.<br />
<br />
Theo chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp số 69/MJ ngày 4 tháng 4 năm 1994, hồ sơ xin<br />
con nuôi phải gồm 10 loại giấy tờ, tài liệu như: đơn xin nhận con nuôi, văn bản chứng<br />
nhận hoàn cảnh gia đình của người xin nhận con nuôi và các giấy tờ, tài liệu khác.<br />
<br />
Hồ sơ được nộp cho người đứng đầu địa phương xem xét trong thời hạn không quá 1<br />
tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ. Nếu các điều kiện cần thiết được đáp ứng, việc<br />
nuôi con nuôi được cán bộ hộ tịch đăng ký trong thời hạn 3 ngày.<br />
<br />
Ở nước ngoài, nếu người xin nhận con nuôi không phải là công dân Lào mà muốn xin<br />
trẻ em Lào làm con nuôi thì phải có sự cho phép của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán<br />
Lào ở nước sở tại và phải áp dụng pháp luật của nước đó.<br />
<br />
Trong pháp luật Lào, con nuôi có các quyền và nghĩa vụ như con đẻ...<br />
<br />
Quốc tịch<br />
<br />
Theo điều 9 của Luật hôn nhân gia đình, quốc tịch Lào được xác lập theo các căn cứ<br />
sau :<br />
<br />
do sinh ra;<br />
<br />
được nhập quốc tịch Lào;<br />
<br />
được trở lại quốc tịch Lào (trước đây đã từ bỏ quốc tịch Lào);<br />
<br />
các căn cứ quy định từ điều 11 đến điều 14 Luật hôn nhân gia đình, ví dụ:<br />
<br />
o trẻ em có cha và mẹ là công dân Lào và sinh ra ở Lào hoặc ở nước ngoài thì<br />
có quốc tịch Lào;<br />
o trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Lào thì có quốc tịch Lào nếu:<br />
<br />
- được sinh ra ở Lào;<br />
<br />
- được sinh ra ở ngoài lãnh thổ Lào và vào thời điểm đó, cha hoặc mẹ hoặc cả<br />
cha và mẹ đang cư trú tại Lào.<br />
<br />
Trong trường hợp trẻ được sinh ra ở ngoài lãnh thổ Lào và cha mẹ đang cư trú ở ngoài<br />
lãnh thổ Lào thì quốc tịch của trẻ do cha mẹ quyết định.<br />
<br />
Trường hợp cha hoặc mẹ là công dân Lào và người kia là người không quốc tịch thì con<br />
được coi là công dân Lào mà không căn cứ vào nơi sinh (điều 11).<br />
<br />
Trẻ sinh ra ở Lào mà cha mẹ là người không quốc tịch, cư trú tại Lào thì có thể có<br />
quốc tịch Lào nếu cha mẹ có yêu cầu (điều 12).<br />
<br />
Trẻ được tìm thấy ở Lào mà không rõ cha mẹ là ai thì được coi là công dân Lào.<br />
<br />
Nếu trẻ được tìm thấy dưới 18 tuổi và có chứng cứ xác định cha mẹ là công dân nước<br />
ngoài thì trẻ được coi là công dân nước ngoài kể từ ngày sinh (điều 13).<br />
<br />
Điều 14 Luật hôn nhân gia đình quy định:<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
175<br />
<br />
Các điều kiện để công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch trở thành công dân<br />
Lào<br />
<br />
Công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch có thể được nhập quốc tịch Lào nếu<br />
có yêu cầu và nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:<br />
<br />
trên 18 tuổi vào ngày có yêu cầu nhập quốc tịch;<br />
<br />
chưa từng vi phạm Hiến pháp và pháp luật của Lào;<br />
<br />
nói, viết và đọc được tiếng Lào;<br />
<br />
chứng minh được khả năng hòa nhập xã hội và văn hóa Lào, hiểu biết và thực<br />
hành các truyền thống tốt đẹp của Lào;<br />
có sức khỏe tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm và nguy hiểm, không sử dụng<br />
ma túy;<br />
chưa từng bị kết án tù;<br />
góp phần vào việc bảo vệ và phát triển Tổ quốc Lào;<br />
không gây tổn thất cho Tổ quốc Lào;<br />
Đã cư trú liên tục ở Lào trong thời gian trên 10 năm trước khi có yêu cầu nhập<br />
quốc tịch Lào.<br />
Đối với người có kiến thức chuyên môn ở cấp chuyên gia, thời hạn này có thể ngắn<br />
hơn.<br />
Thừa kế<br />
Theo Luật thừa kế của Lào, thừa kế là sự chuyển giao tài sản, quyền và nghĩa vụ của<br />
người chết cho người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc (điều 2).<br />
Theo điều 6 của Luật thừa kế, người thừa kế là con trai, con gái (con trong giá thú,<br />
con ngoài giá thú, con nuôi), chồng hoặc vợ còn sống. Nếu người để lại di sản không<br />
có con, không có vợ, chồng thì thứ tự thừa kế được xác định như sau:<br />
trực hệ: cha mẹ, ông bà;<br />
bàng hệ: anh chị em ruột, cô dì chú bác...;<br />
Nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức khác do Luật quy định.<br />
<br />
Di chúc<br />
<br />
Theo Luật thừa kế, mọi công dân có quyền tặng cho hoặc chuyển giao tài sản, lập di<br />
chúc tặng cho hoặc chuyển giao tài sản của mình cho một hoặc nhiều người khác.<br />
Luật này quy định các điều kiện hạn chế tặng cho hoặc chuyển giao tài sản, hình thức<br />
di chúc, di chúc miệng, di chúc bằng văn bản, sửa đổi hoặc hủy bỏ di chúc, thực hiện<br />
di chúc (ở Bộ Tư pháp Lào, có Vụ Công chứng, ở tỉnh và thành phố Viêng-chăn, có<br />
phòng công chứng thuộc Bộ Tư pháp).<br />
Phá sản<br />
<br />
Luật phá sản của Lào được công bố bởi Sắc lệnh của Chủ tịch nước số 52/RDP ngày 5<br />
tháng 11 năm 1994. Luật này gồm 6 chương: chương 1/các quy định chung, chương<br />
2/yêu cầu giải quyết phá sản, chương 3/ xem xét yêu cầu giải quyết phá sản ….<br />
<br />
Xin cảm ơn sự chú ý của Quý vị. Nếu Quý vị có câu hỏi, tôi xin sẵn sàng trả lời.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />