intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số tiêu chí đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp

Chia sẻ: Lan Yuan | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

48
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc chăm chút cho công việc, cẩn trọng sẽ là yếu tố mang lại hiệu quả công việc tốt, sự tin tưởng từ các đồng nghiệp và cấp trên. Thận trọng khi xử lý công việc là điều không bao giờ thừa. Bạn nên tập cho mình thói quen này vì nó sẽ giúp ích cho bạn ngay cả trong cuộc sống chư không chỉ là trong công việc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số tiêu chí đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp

MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN <br /> TRONG DOANH NGHIỆP<br /> <br /> Những tiêu chí đánh giá nhân viên cơ bản<br /> <br /> Dưới đây chúng tôi xin phép chia sẻ những tiêu chí đánh giá căn bản đối với các DN. Mỗi DN  <br /> có những yêu cầu khác nhau nên có thể dựa vào bài viết này để bổ sung thêm các tiêu chí:<br /> <br /> Đánh giá sự lạc quan<br /> <br /> Với các chủ  DN, nhân viên luôn có tinh thần tích cực chính là người có thể  gắn bó lâu dài  <br /> được với công ty cũng như có sự cầu tiến. Những người này chính là người cống hiến nhiều  <br /> và mang đến cho môi trường làm việc một sự chuyên nghiệp, thân thiện và tích cực.<br /> <br /> Sự trung thực<br /> <br /> Nếu như những người kinh doanh coi trung thực là một yếu tố có phần bất lợi thì trong quản  <br /> lý trung thực lại là yếu tố cần thiết để đánh giá phẩm chất của một nhân viên. Một nhân viên  <br /> có sự trung thực luôn được đánh giá cao bởi họ biết phân biệt đúng sai, công tư để làm việc.<br /> <br /> Sự nhiệt tình<br /> <br /> Nhiệt tình trong công việc sẽ  giúp không khí làm việc khẩn trương và chuyên nghiệp hơn,  <br /> được khách hàng đánh giá cao. Nhiệt tình cũng chính là yếu tố đem lại kết quả công việc tốt,  <br /> nhanh chóng.<br /> <br /> Sự tôn trọng<br /> Khi làm việc nhân viên cần có sự tôn trọng với chính cấp trên và đồng nghiệp của mình. Sau  <br /> đó chính là sự  tôn trọng đối với khách hàng. Chắc chắn chẳng có ông chủ  nào muốn trong  <br /> công ty mình có những nhân viên thô lỗ.<br /> <br /> Giờ giấc<br /> <br /> Giờ giấc là yếu tố quan trọng để đánh giá sự chuyên nghiệp của mỗi nhân viên. Quản lý thời  <br /> gian làm việc hiệu quả cũng là một trong những tiêu chí đánh giá nhân viên, bạn không cần  <br /> làm việc 12­14 giờ  mỗi ngày nhưng khoảng thời gian bạn làm việc phải thực sự  mang lại <br /> hiệu quả. Điều đó mới là quan trọng nhất.<br /> <br /> Độ tin cậy, cẩn trọng<br /> <br /> Việc chăm chút cho công việc, cẩn trọng sẽ là yếu tố mang lại hiệu quả công việc tốt, sự tin <br /> tưởng từ các đồng nghiệp và cấp trên. Thận trọng khi xử lý công việc là điều không bao giờ <br /> thừa. Bạn nên tập cho mình thói quen này vì nó sẽ giúp ích cho bạn ngay cả trong cuộc sống  <br /> chư không chỉ là trong công việc.<br /> <br /> <br /> Tiêu chí đánh giá nhân viên dựa trên mục tiêu<br /> Theo mục tiêu, có 3 tiêu chí đánh giá nhân viên chính: Đánh giá theo mục tiêu hành chính, <br /> mục tiêu phát triển và mục tiêu hoàn thành công việc.<br /> <br /> Theo mục tiêu hành chính<br /> <br /> Nhân viên được đánh giá dựa trên hệ thống KPI, chủ yếu đánh giá mức độ làm việc hiệu quả <br /> của nhân viên để có cơ sở đề bạt, tăng lương hay sa thải.<br /> <br /> Theo mục tiêu phát triển<br /> <br /> Cũng dựa trên hệ thống KPI để  nắm được mục tiêu phát triển ngắn/dài hạn của nhân viên,  <br /> biết được nguyện vọng, sự gắn bó của nhân viên, tìm hiểu những trong quá trình xử lý công <br /> ty việc, nhân viên gặp phải những khó khăn gì, cần trợ giúp từ cấp trên, để  nhà quản lý đưa <br /> ra chiến lược phát triển, giúp nhân viên đạt mục tiêu cao nhất trong công việc. Xét cho cùng <br /> sự phát triển của nhân viên cũng chính là sự phát triển của doanh nghiệp<br /> <br /> Theo mục tiêu hoàn thành công việc<br /> Cách đánh giá này dựa vào nhiệm vụ, vai trò của mỗi nhân viên, từ  đó tuyển chọn, đào tạo <br /> nhân viên tốt hơn. Mỗi vị trí đều giữ trách nhiệm riêng, phù hợp với yêu cầu công việc. Dựa  <br /> vào những tiêu chí thước đo hiệu quả công việc được giao hàng tháng, quý…mà nhà quản lý  <br /> có thể nắm được nhân viên nào có năng lực thực sự, nhân viên nào cần đào tạo thêm.<br /> <br /> <br /> Tiêu chí đánh giá nhân viên dựa trên hình thức<br /> <br /> Đánh giá nhân viên từ cấp cao đến cấp thấp<br /> <br /> Các nhà quản lý phải đánh giá trực tiếp nhân viên cấp dưới của mình, đưa ra và thống nhất  <br /> kế hoạch phát triển nhân viên. Công việc này được thực hiện trong các phòng ban, chủ yếu là <br /> tương tác giữa nhân viên và quản lý trực tiếp của mình.<br /> <br /> Đánh giá nhân viên theo ngang cấp<br /> <br /> Đây là cách mà các đồng nghiệp, người ngang vị  trí tự  đánh giá lẫn nhau, dựa trên những <br /> chuyên môn chung để nhận xét về năng lực của đồng nghiệp. Tiêu chí đánh giá này dựa trên <br /> sự khách quan của các thành viên trong doanh nghiệp.<br /> <br /> Đánh giá nhân viên theo toàn diện<br /> <br /> Từ nhận xét về nhân viên từ khách hàng, đồng nghiệp, những người xung quanh, nhà quản lý <br /> có cái nhìn toàn diện về nhân viên. Cách đánh giá này sẽ  tiêu chí tổng hợp nhất để  ban lãnh <br /> đạo doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhân sự của mình.<br /> <br /> Trên thực tế, để đánh giá một cách khách quan nhất, các doanh nghiệp thường đưa ra những  <br /> bảng KPI với những mục tiêu theo lộ trình nhất định để  có thể thấy được mức độ  làm việc <br /> hiệu quả của nhân viên.<br /> <br /> Việc thưởng, phạt, đề  bạt hay sa thải nhân viên cũng dựa trên những con số “biết nói” này, <br /> tuy nhiên, các nhà quản lý vẫn cần lắng nghe ý kiến của những người xung quanh để có cái  <br /> nhìn toàn diện nhất về nhân viên của mình, cùng nhân viên đưa ra chiến lược phát triển, có <br /> những chính sách thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả nhất.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2