intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Chia sẻ: Cong Nguyen | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

356
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệpLâu nay khi phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, các nhà phân tích thường sử dụng chỉ tiêu ROE và ROA. Không thể phủ nhận tính hữu ích của việc sử dụng các chỉ tiêu này để đánh giá tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, tuy nhiên các chỉ tiêu này cũng có những hạn chế nhất định. Về chỉ tiêu ROA Khi tính toán chỉ tiêu ROA thì thông thường các nhà phân tích sử dụng một trong hai nguồn số liệu lấy từ báo cáo...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP

  1. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP Ths. Tạ Minh Phương - Phó Giám đốc Công ty TNHH kiểm toán Apec Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệpLâu nay khi phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, các nhà phân tích thường sử dụng chỉ tiêu ROE và ROA. Không thể phủ nhận tính hữu ích của việc sử dụng các chỉ tiêu này để đánh giá tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, tuy nhiên các chỉ tiêu này cũng có những hạn chế nhất định. Về chỉ tiêu ROA Khi tính toán chỉ tiêu ROA thì thông thường các nhà phân tích sử dụng một trong hai nguồn số liệu lấy từ báo cáo thu nhập của doanh nghiệp, đó là: Lợi nhuận hoạt động trước thuế và lãi vay (EBIT) hoặc Lợi nhuận sau thuế, cụ thể: EBIT ROA Tổng tài sản bình quân = Hoặc: Lợi nhuận sau thuế ROA = Tổng tài sản bình quân Trong hai cách tính này, ta thấy cách tính ROA theo EBIT thì sẽ phản ánh tốt hơn nội hàm của thuật ngữ “sức sinh lợi trên tổng tài sản” (Return on Assets) bởi vì EBIT là toàn bộ kết quả mà doanh nghiệp sử dụng toàn bộ tài sản của mình để tạo ra, không phân biệt đối tượng được hưởng kết quả này là ai: chủ doanh nghiệp, ngân hàng cho vay hay nhà nước (thông qua thuế). Tuy nhiên, ở cả hai cách tính này vẫn hàm chứa một số rủi ro nếu được sử dụng để so sánh với các doanh nghiệp khác nhau. Như ta đã biết, tổng tài sản bình quân được tính toán dựa trên chỉ tiêu tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, số liệu này được cấu thành bởi khá nhiều bộ phận, trong đó có những bộ phận sẽ thay đổi một cách nhanh chóng trong vòng một vài ngày, nghĩa là vào ngày chốt sổ kế toán để tiến hành lập báo cáo tài chính (chẳng hạn là 31/12/N) và ngay sau đó, tức là vào tháng 1/N+1, tổng tài sản của doanh nghiệp là khác nhau, ví dụ như: các khoản mục hàng tồn kho, phải thu, phải trả. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu ROA dù tính theo bất kỳ cách nào như trên. Chẳng hạn, một doanh nghiệp A có tổng tài sản bình quân đến ngày 31/12/N là 100 tỷ VND, có EBIT là 30 tỷ VND. Một doanh nghiệp B hoạt động cùng lĩnh vực với doanh nghiệp A và có khả năng kinh doanh tương tự với EBIT là 30 tỷ VND, tuy nhiên đến cuối tháng 12/N, doanh nghiệp B đã nhập một số hàng tồn kho để chuẩn bị bán cho khách hàng theo hợp đồng cung cấp vào tháng 1/N+1, làm cho tổng tài sản bình quân đến 31/12/N là 120 tỷ VND. Như vậy, ROA(A) = 30/100 = 30% và ROA(B) = 30/120 = 25%. Như vậy, nếu như so sánh giữa 2 doanh nghiệp A và B thì ta có thể kết luận là: sức sinh lợi trên tổng tài sản của doanh nghiệp A tốt hơn doanh nghiệp B. Như vậy, chỉ với việc nhập hàng vào thời điểm cuối năm để chuẩn bị cho hợp đồng cung cấp đầu năm sau, doanh nghiệp B đã bị đánh giá “thiên lệch” trong con mắt của nhà phân tích. Về chỉ tiêu ROE Chỉ tiêu ROE được sử dụng khá nhất quán trong phân tích khi sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân. Lợi nhuận sau thuế = ROE Vốn chủ sở hữu bình quân
  2. Tuy nhiên, chỉ tiêu này của các doanh nghiệp ở Việt Nam thời gian qua có sự biến động lớn do hoạt động tăng vốn. Khi tốc độ tăng vốn chủ sở hữu cao hơn tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế thì có nghĩa là ROE sẽ giảm sút so với trước khi tăng vốn. Về mặt lý thuyết, doanh nghiệp chỉ nên tăng vốn khi hiệu suất sử dụng vốn hiện đang rất cao, thêm vào đó là đòn bẩy tài chính đã sử dụng hết “công suất”. Nhưng thực tế ở Việt Nam thời gian vừa qua, có nhiều doanh nghiệp tiến hành tăng vốn để giảm vốn vay ngân hàng, hay để tiến hành đầu tư tài chính,... ROC – một chỉ tiêu toàn diện hơn Do ROA và ROE có những hạn chế nhất định khi áp dụng phân tích các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nên người viết muốn trình bày một chỉ tiêu khác để có thể nhìn nhận một cách toàn diện hơn năng lực sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu ROC (Return on Capital) cũng được nhiều tài liệu đề cập đến, tuy nhiên ở đây xin đề ra một cách tính ROC, mà theo người viết, là phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. EBIT ROC = Vốn kinh doanh bình quân Trong đó: Vốn kinh doanh bình quân = Vốn vay bình quân + Vốn chủ sở hữu bình quân Vốn vay bình quân = Tổng số tiền lãi vay trong kỳ/Lãi suất bình quân của khoản tiền vay trong kỳ Vốn chủ sở hữu bình quân: xác định dựa trên những thời điểm tăng/giảm vốn chủ sở hữu trong kỳ. Với việc sử dụng chỉ tiêu ROC ở trên, ta có thể thu được kết quả phản ánh hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tử số thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà không phân biệt đối tượng nào được hưởng, mẫu số thể hiện tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ, không phân biệt vốn vay hay vốn chủ sở hữu. Trong lý thuyết về định giá doanh nghiệp, thông thường giá trị doanh nghiệp được xác định dựa trên ngân lưu tự do của cả doanh nghiệp. Sau đó ngân lưu tự do của doanh nghiệp sẽ được chia ra cho các chủ thể tham gia như: nhà nước (thuế), ngân hàng (ngân lưu nợ vay) và chủ sở hữu (ngân lưu chủ sở hữu). Qua đó ta có thể thấy, để dự phóng ngân lưu tự do của cả doanh nghiệp trong công tác định giá doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) thì ROC được xác định dựa trên công thức trên là hết sức có ý nghĩa. Chỉ tiêu xác định thời gian hoàn vốn giản đơn Chỉ số P/E lâu nay được sử dụng khá phổ biến trên thị trường chứng khoán, và chỉ tiêu này thường được dùng để so sánh giữa các công ty với nhau. Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết, chỉ tiêu này cũng cần phải được xem xét lại khi các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay sử dụng lợi nhuận sau thuế cũng rất khác nhau. Giá bán 1 cổ phiếu (P) P/E = Thu nhập kỳ vọng của 1 cổ phần (EPS kỳ vọng) Như vậy, EPS mang hàm ý: thời gian hoàn vốn giản đơn khi đầu tư vào một cổ phiếu nào đó. Chẳng hạn, nhà đầu tư muốn đầu tư vào cổ phiếu A với giá 100.000 VND, và kỳ vọng với thu nhập trên 1 cổ phần là 10.000 VND, thì có nghĩa là sau 10 năm nhà đầu tư sẽ thu về được một khoản tiền bằng với khoản tiền bỏ ra đầu tư ban đầu (chưa tính đến yếu tố tiền tệ theo thời gian). Cũng tương tự, giả sử có cổ phiếu B với giá là 90.000 VND và EPS kỳ vọng là 10.000 VND, thì P/E là 9. Như vậy, so với cổ phiếu B thì thời gian hoàn vốn giản đơn thấp hơn, chỉ cần sau
  3. 9 năm thì nhà đầu tư đã có thể thu hồi được số tiền đầu tư ban đầu. Vậy, câu hỏi đặt ra là: có phải là nhà đầu tư nên mua cổ phiếu B hơn cổ phiếu A? Nếu chỉ dựa trên chỉ số P/E thì dễ dàng đi đến kết luận nên mua cổ phiếu B. Tuy nhiên như ở trên đã đề cập, các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nguồn Lợi nhuận sau thuế rất khác nhau nên giá trị sổ sách của công ty cũng rất khác nhau. Ví dụ như, cổ phiếu A có giá trị sổ sách là 40.000 VND, cổ phiếu B có giá trị sổ sách là 20.000. Vậy, với thông tin thêm như thế, ta nên đầu tư vào cổ phiếu nào? Nếu như chỉ dựa trên chỉ số P/E như công thức trên thì khó có thể xác định được nên đầu tư vào cổ phiếu nào. Đối với giá trị sổ sách thì cũng có những chỉ tiêu nhằm phản ánh nó với giá cổ phiếu hiện hành trên thị trường như: P/BV, ở đây ta có P/BV(A) = 2,5; P/BV(B) = 4,5. Như vậy, nếu so theo chỉ tiêu P/BV thì cổ phiếu A lại tốt hơn cổ phiếu B. Tuy nhiên, chỉ tiêu này lại bỏ qua một nhân tố rất quan trọng, đó là thu nhập tương lai từ hoạt động đầu tư (EPS kỳ vọng). Trong bài viết này, người viết muốn sử dụng kết hợp 2 chỉ tiêu này để có được một chỉ tiêu phản ánh tốt hơn nội hàm của thuật ngữ “thời gian hoàn vốn giản đơn”. Như ta đã biết, ngay khi mua cổ phiếu thì nhà đầu tư đã được hưởng những thành quả mà doanh nghiệp “sản xuất” ra trước đó, nghĩa là nhà đầu tư sẽ được nhận một phần giá trị sổ sách của công ty. Do đó, thời gian hoàn vốn giản đơn ở đây được gọi là P/E điều chỉnh, và được tính toán như sau: Giá bán 1 cổ phiếu (P) – Giá trị ghi sổ 1 cổ phiếu (BV) P/E điều chỉnh = Thu nhập kỳ vọng của 1 cổ phần (EPS kỳ vọng) Với cách tính như trên, ta có P/E hiệu chỉnh của cổ phiếu A = (100.000-40.000)/10.000 = 6; của cổ phiếu B = (90.000-20.000)/10.000 = 7. Như vậy, sau 6 năm thì nhà đầu tư cổ phiếu A sẽ thu về được một khoản đủ để bù đắp số tiền đầu tư ban đầu (giả định đến năm thứ 6 doanh nghiệp ngừng hoạt động thì sẽ nhận được khoản tiền là 40.000 VND từ thanh lý). Còn đối với cổ phiếu B thì thời gian sẽ là 7 năm. Như vậy, nếu chỉ quan tâm đến thời gian hoàn vốn giản đơn, và nhà đầu tư có quan http://www.apec-audit.com.vn/News.aspx?ID=2f1d4452-acaf-4e06-be39-4bdc415b1e47
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2