Một Số Vấn Đề Cần Biết Trong Kỹ Thuật Nuôi Ghép Cá Nước Ngọ
lượt xem 15
download
t I/ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁC LOÀI CÁ NUÔI * Cá trắm cỏ: - Cá sống ở tầng giữa. - Thức ăn chính là cỏ thân mềm, rong, bèo, lá cây xanh không có vị đắng, không độc. Cá trắm cũng ăn các loài bột ngô, khoai sắn, cám gạo. - Cá nuôi 10 – 12 tháng đạt trọng lượng từ 0,8 – 1,5kg/con * Cá mè trắng : - Cá sống tầng mặt và tầng giữa. - Cá ăn tảo là chính (màu xanh nước). Ngoài ra cá mè trắng còn ăn các loại bột mịn như:...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một Số Vấn Đề Cần Biết Trong Kỹ Thuật Nuôi Ghép Cá Nước Ngọ
- Một Số Vấn Đề Cần Biết Trong Kỹ Thuật Nuôi Ghép Cá Nước Ngọt I/ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁC LOÀI CÁ NUÔI * Cá trắm cỏ: - Cá sống ở tầng giữa. - Thức ăn chính là cỏ thân mềm, rong, bèo, lá cây xanh không có vị đắng, không độc. Cá trắm cũng ăn các loài bột ngô, khoai sắn, cám gạo. - Cá nuôi 10 – 12 tháng đạt trọng lượng từ 0,8 – 1,5kg/con * Cá mè trắng : - Cá sống tầng mặt và tầng giữa. - Cá ăn tảo là chính (màu xanh nước). Ngoài ra cá mè trắng còn ăn các loại bột mịn như: Bột bắp, bột mì, cám gạo… - Cá mè trắng thường nuôi ghép với các loài các khác trong ao. - Nuôi từ 10 – 12 tháng cá có thể đạt trọng lượng từ 0,5 –1 kg * Cá chép: - Sống ở tầng đáy, ăn động vật đáy là chính. Tuy nhiên cá có thể ăn các loại hạt như ngô, đậu, thóc nấu chín. - Cá nuôi 01 năm đạt 0,3, - 0,5kg/con
- * Cá mè vinh: - Cá ăn tạp nhưng thiên về các loại thức ăn xanh như: rau, bèo, cỏ non. Cá nuôi 01 năm đạt trọng lượng từ 0,2 – 0,5kg/con. * Cá trôi: - Cá sống ở tầng giữa, ăn mùn bã hữu cơ là chính. Cá có thể ăn cả bèo tấm, bèo dâu, rau muống non và các loại tinh bột. - Cá nuôi sau 10-12 tháng có thể đạt được trọng lượng từ 0,5 – 1kg/con. * Cá rô phi: - Sống ở các tầng nước, là loài ăn tạp. Thức ăn chủ yếu là bùn bã hữu cơ, các loại phân. Cá cũng ăn bèo tấm, bèo dâu và tinh bột các loại. - Nuôi 01 năm có thể đạt 0,5 – 0,7kh/con. * Cá chim trắng: - Cá chim trắng ăn tạp như thức ăn động vật, thức ăn thực vật, bột bắp, gạo hoặc thức ăn chế biến. - Cá nuôi 08 tháng có thể đạt từ 0,8 -1,3kg/con. II/ QUY TRÌNH NUÔI 1. Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi - Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi phải thuận lợi trong việc đi lại nhưng nên chọn địa điểm xây dựng ao nuôi ở gần nhà để tiện chăm sóc và bảo vệ.
- - Việc cấp thoát nước cho ao nuôi phải chủ động. - Diện tích: Tuỳ thuộc vào điều kiện diện tích đất, mặt nước để xây dựng hình dạng ao nuôi. Thông thường nên thiết kế ao nuôi có diện tích từ 500 m2 trở lên và có độ sâu > 1,2 m (đảm bảo nguyên tắc ao càng to nước càng sâu, nuôi càng tốt). - Cống lấy nước và thoát nước riêng biệt nằm ở hai bờ đối diện nhau. - Đáy ao bằng phẳng dốc về cống thoát. Cống lấy nước cách đáy từ 0,8 - 1m. Cống thoát nước nằm sát đáy ao. Khẩu độ cống phụ thuộc vào diện tích ao nuôi. 2. Chuẩn bị ao a. Đối với ao đã nuôi cá - Tháo cạn nước, bắt hết cá cũ, cá dữ và phát quang bụi rậm quanh ao. - Vét lớp bùn đen ở đáy ao, lấp hết các hang hốc quanh bờ và tiến hành gia cố bờ đê chắc chắn. - Bón vôi: liều lượng 7 - 10 kg cho 100 m2 - Cày lật, bừa san phẳng nền đáy ao. - Phơi nắng 5 - 7 ngày để phân huỷ mùn bã hữu cơ ở đáy ao, tiêu diệt các loại mầm bệnh. - Bón lót đáy ao: Tăng cường nguồn dinh dưỡng cho đáy ao, làm tăng
- nguồn thức ăn tự nhiên trong ao bằng phân chuồng đã ủ hoai với lượng từ 30 - 40kg /100 m2 ao. b. Đối với ao mới đào - Cấp nước vào đầy ao, ngâm ao 3 - 5 ngày, sau đó tháo nước ra. Làm như vậy vài lần để rửa phèn trong ao. Sau đó tiến hành bón vôi, cày lật...và bón lót đáy ao với liều lượng như trên. 3. Lấy nước vào ao - Nước khi đưa vào ao nuôi phải qua lưới chắn nhằm ngăn cá dữ, cá tạp theo vào trong ao. - Mức nước ban đầu lấy vào ao có độ sâu từ 0,5 - 0,7m, để 2 - 3 ngày khi nước có màu xanh lục (giống màu lá chuối non) thì tiến hành cấp nước vào đầy ao theo đúng quy định >=1,2m và tiến hành thả cá giống. 4. Chọn cá giống và thả giống a. Mùa vụ thả nuôi Nên thả nuôi từ tháng 2 đến tháng 9 hàng năm, đối với những ao không ngập lụt có thể thả nuôi quanh năm.a. Chọn cá giống - Từng loại cá thả nuôi phải chọn đồng đều kích cở, cá giống to khoẻ, hoạt động nhanh nhẹn, nhìn ngoài màu sắc sáng đẹp, không bị lở loét, không mất nhớt là đủ tiêu chuẩn chọn thả nuôi, với tỹ lệ ghép và kích cỡ cụ thể như sau:
- b. Mật độ thả nuôi và tỹ lệ ghép các đối tượng Tùy thuộc vào điều kiện ao nuôi, thức ăn có sẵn mà xác định loài cá nuôi chính. - Ao có diện tích lớn hơn 1.000m2 , màu nước xanh lá chuối, phân chuồng nhiều nên nuôi cá mè là đối tượng chính. - Vùng nuôi cung cấp được thực ăn xanh, nên nuôi cá trắm cỏ là đối tượng chính. - Ao có nguồn nước thả từ các chuồng nuôi thì nên nuôi cá rô phi, cá trôi, cá chép là đối tượng chính. Ngoài cá nuôi chính nên ghép các loài cá khác để tận dụng triệt để các tầng nước và quan hệ dinh dưỡng trong ao nuôi. - Mật độ thả nuôi: 2-3 con/m2 - Tỹ lệ nuôi ghép như sau: + Lấy cá trắm cỏ làm chính: + Lấy cá rô phi làm chính: d. Thả cá giống - Cách thả: Cá giống thông thường được đóng trong túi nylon có bơm oxy để vận chuyển, nên trước thả cá vào ao nuôi phải ngâm túi cá trong ao từ
- 15 – 20 phút để cân bằng nhiệt độ trong túi và ao nuôi sau đó cho nước vào túi từ từ đến khi nước đầy túi thì thả cá ra nhằm tránh gây sốc cho cá. - Thời gian thả: Thả cá giống vào sáng sớm từ 6 - 9h hoặc chiều tối từ 20 - 22h khi trời mát, thả đầu hướng gió. 5. Thức ăn và cách cho ăn a. Nguồn thức ăn Trong quá trình nuôi ghép nguồn thức ăn cung cấp hàng ngày chỉ tính thức ăn cho cá Trắm cỏ và thức ăn cho cá Rô phi + cá Trê lai + cá Chim trắng, còn cáMè hoa và cá Chép tận dụng nguồn thức ăn dư thừa trong ao nuôi. Vì vậy nguồn thức ăn cung cấp hàng ngày cho ao nuôi như sau: b. Thức ăn, khẩu phần và cách cho ăn * Thức ăn hàng ngày cho cá trắm cỏ: - Thức ăn xanh: cỏ, rong, lá sắn, rau ...vv - Với khẩu phần thức ăn hàng ngày như sau: Ngoài ra có thể bổ sung thức ăn tinh cho cá như: cám gạo, bột ngô, bột sắn...vv - Cách cho ăn: Cho cá ăn 01 lần /ngày, thức ăn xanh thả vào khung cho cá ăn. * Thức ăn hàng ngày cho cá Rô phi + cá Trê lai + cá Chim trắng:
- - Nguồn thức ăn sử dụng: Thức ăn tổng hợp CN hoặc thức ăn chế biến. - Với khẩu phần thức ăn hàng ngày như sau: - Cách cho ăn: Lượng thức ăn trong ngày được chia làm hai phần bằng nhau để cho ăn, vào buổi sáng từ 07 – 08 h và buổi chiều từ 17- 18 h. Thức ăn được rải đều trên mặt ao.Lưu ý: Lượng thức ăn hàng ngày tăng giảm tuỳ theo khả năng sử dụng thức ăn của cá để điều chỉnh cho phù hợp. 6. Chăm sóc và quản lý ao nuôi - Hằng ngày kiểm tra ao để biết màu nước, sức ăn của cá mà điều chỉnh cho phù hợp. - Kiểm tra đột xuất khi có mưa to, gió lớn hoặc thời tiết thay đổi bất thường để có biện pháp khắc phục kịp thời cho ao nuôi. - Ao nuôi, khi thấy mực nước trong ao thấp thì tiến hành bơm cấp nước bổ sung để đảm bảo duy trì mực nước từ 1,2 m trở lên. - Chế độ thay nước, tháng đầu thả nuôi không thay nước, sau đó định kỳ 15- 20 ngày thay 01 lần, với lượng nước thay từ 30- 50% lượng nước trong ao. Tuy nhiên, tùy thuộc vào màu nước và mức nước mà có chế độ thay nước hoặc cấp nước vào ao cho phù hợp. - Định kỳ hàng tuần kiểm tra các yếu tố môi trường: pH, nhiệt độ, độ sâu
- và độ trong bằng bộ dụng cụ đo môi trường để có biện pháp điều chỉnh kịp thời cho ao nuôi. - Định kỳ 15 ngày hoặc sau khi thay nước tiến hành bón vôi cho ao nuôi với lượng từ 2 - 3 kg/100 m2 nhằm xử lý nước và phòng bệnh cho cá. - Định kỳ bổ sung Vitamin C vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng và phòng bệnh cho cá. - Định kỳ kiểm tra cá (1 lần/ tháng) bằng cách kéo lưới để kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày cho hợp lý. - Ngoài ra thường xuyên kiểm tra rào chắn ao nuôi nhằm phòng chống các loại địch hại trực tiếp của cá như: rái cá, rắn, chim… bắt trộm cá. 7. Thu hoạch Sau thời gian nuôi từ 5 - 6 tháng, kiểm tra cá đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch. Có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ tuỳ theo kích cở cá, khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng để thu bán cho có hiệu quả.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Biện pháp phòng và chữa một số bệnh chính trong quá trình nuôi gà thả vườn
5 p | 620 | 232
-
Phương pháp bảo quản một số loài hoa sau thu hoạch
6 p | 342 | 150
-
Bệnh Đạo ôn hại Lúa - Một số vấn đề cần quan tâm
5 p | 465 | 142
-
7 bệnh ở cá vàng: Nguyên nhân& cách xử lý
5 p | 794 | 134
-
Những vấn đề cần biết về quản lý rầy nâu hại lúa
3 p | 454 | 131
-
Một số vấn đề cần chú ý trong chăn nuôi bò sữa
8 p | 212 | 64
-
Một số vấn đề cần quan tâm khi trồng khoai tây ở các xã miền núi
2 p | 201 | 56
-
Kỹ thuật bảo quản và lưu kho khoai tây giống
5 p | 253 | 55
-
Một số thông tin cần biết về hiện tượng sình bụng ở cá rô đồng
1 p | 166 | 37
-
Phương pháp bảo quản một số loài hoa sau thu hoạch
5 p | 153 | 37
-
QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI NGAN - Phần 3
6 p | 158 | 25
-
7 bệnh ở cá vàng
5 p | 184 | 20
-
Bệnh thường gặp ở cá Vàng
3 p | 190 | 19
-
Các yếu tố ảnh hưởng thịt cá Tra
5 p | 128 | 17
-
Kỹ thuật chăm sóc bê con sơ sinh
2 p | 135 | 14
-
SPF & SPR - Thông tin hữu ích cần biết
5 p | 95 | 11
-
Thông tin về sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá Tra
5 p | 125 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn