Phương pháp bảo quản một số loài hoa sau thu hoạch
lượt xem 150
download
Hoa là sản phẩm đặc biệt, giá trị của hoa phụ thuộc nhiều vào thời kỳ thu hoạch. Hoa đến tay người tiêu dùng phải là hoa tươi đẹp, không dập nát, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của người mua. Vì vậy, vấn đề bảo quản hoa sau thu hoạch rất cần thiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phương pháp bảo quản một số loài hoa sau thu hoạch
- Phương pháp bảo quản một số loài hoa sau thu hoạch Hoa là sản phẩm đặc biệt, giá trị của hoa phụ thuộc nhiều vào thời kỳ thu hoạch. Hoa đến tay người tiêu dùng phải là hoa tươi đẹp, không dập nát, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của người mua. Vì vậy, vấn đề bảo quản hoa sau thu hoạch rất cần thiết. Để việc tiến hành bảo quản hoa đảm bảo chất lượng phải tiến hành nhiều công đoạn và phải tuân theo nguyên tắc: Chất lượng hoa cắt đưa vào bảo quản phải khỏe, có độ nở thu hái phù hợp. Trong quá trình bảo quản phải điều khiển sao cho hoa có cường độ hô hấp thấp, cường độ thoát nước giảm, đảm bảo duy trì nguồn dinh dưỡng nuôi hoa, ngăn cản sự sản sinh E thylen, sự phát triển của nấm bệnh. Sau đây là một số biện pháp kỹ thuật về thu hái, đóng gói hoá chất sử dụng và cách điều chỉnh độ ẩm, nhiệt độ trong bảo quản hoa: Trước hết cần xác định thời điểm thu hoạch. Hoa thu hoạch tốt nhất vào buổi sáng sớm, không thực hiện vào giữa trưa vì lúc này nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh sẽ làm cho cành hoa héo tàn nhanh. Sau khi cắt khỏi gốc hay rời khỏi cây mẹ, sự sống của cành hoa bắt đầu giảm dần vì khả năng hút chất dinh dưỡng, hút nước không còn nữa. Nó chỉ sống được nhờ vào chất dinh dưỡng dự trữ còn lại trong cây, dần dần sẽ héo tàn do sự bốc hơi nước, do nấm hay vi khuẩn xâm nhập vào các tế bào mô làm thối rữa các mạch dẫn truyền. Vì vậy phải nhanh chóng thực hiện các kỹ thuật phân loại và bảo quản. Tiếp theo đối với công đoạn thu hái và bảo quản : ở mỗi loại hoa khác nhau thì cách thu hái, bảo quản khác nhau: 1. Đối với hoa Lily và Loa kèn:
- - Thu hái: Thời gian thu cắt tốt nhất với Lily, Loa kèn là lúc nụ thứ nhất dưới gốc phình to và có màu. - Cách cắt: Dùng dao sắc để cắt, không nên cắt hoa quá thấp để cho củ lớn thêm. Tốt nhất là cắt cách mặt đất 15cm, để lại 5 6 lá/cây. Sau khi cắt, ngâm ngay 1/3 cuống hoa vào nước sạch để cho cành hoa không bị mất nước. Sau khi cắt cần phân cấp và buộc hoa lại thành từng bó từ 5 10 cành. - Bảo quản: Để hoa tươi lâu cần phải làm các công việc sau: + Xử lý bằng hoá chất: Đối với các giống Lily thơm ngâm 1/4 cuống hoa vào dung dịch hoá học: Các dung dịch thường dùng là đường Sacaro nồng độ cao (5 10%) + dung dịch Nitrac Bạc 100mg/lít hoặc Sunlfit Bạc 4mol/lít, ngâm 20 phút + 1 lượng GA3 nồng độ 100pm. + Cất giữ: Sau khi đã xử lý, cần đưa Lily vào kho lạnh ở nhiệt độ 1 20C, bảo quản lạnh nhằm hạn chế sự hô hấp và sản sinh Etylen. + Kích thích hoa nở: Sau khi xử lý lạnh một thời gian dài, cần phải xử lý kích thích cho hoa nở - chất kích thích nở hoa là 8 Hyđioxypunil 200 mg/l + đường Saccaro 3%.
- Hoa Lily 2. Đối với hoa Đồng tiền: - Sau khi hái hoa phải bao hoa và cắm ngay vào nước(ngập 1/3 - 1/4 chiều dài bông) để cuống hút no nước, tăng thêm độ cứng của cuống. - Xử lý sau khi cắt: Sau khi thu phải phân loại để xử lý. Sau khi phân cấp, cắt bỏ đoạn gốc cuống hoa từ 2 5 cm và cắm ngay vào nước, để vào kho mát 6 100C cho hút no nước, trong 24 giờ tiến hành bao gói cứ 20 cành bó lại thành 1 bó. - Bảo quản: Phương pháp bảo quản như sau: Ngâm 1/4 cuống hoa cắt vào dung dịch Nitrac Bạc nồng độ 120mg/l trong 10 phút, dùng dung dịch axit atric (nồng độ 150mg/lít) để điều chỉnh PH của dung dịch trong phạm vi từ 3,5 3,7. Ngoài ra mỗi lít dung dịch thêm 20g đường Saccaroza sau đó đưa hoa vào kho lạnh và để nhiệt độ 1-20C, ẩm độ 90- 95%.
- Hoa đồng tiền 3. Đối với hoa Hồng: - Thu hái hoa: Vị trí cắt hoa ảnh hưởng trực tiếp đến độ dài cành hoa, tới sự nảy chồi dưới vết cắt và số ngày cắt lứa sau, chất lượng hoa lứa sau. Tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng thực tế của cây mà có thể chừa lại trung bình từ 2 4 đốt thậm chí có thể cắt sát cành hoa chính. Nếu thu hái vào tháng 9 10 có thể chừa lại 5 đốt, tháng 3 - 4 chừa lại 2 đốt. - Xử lý sau cắt: Sau khi cắt hoa xong phải cắm ngay 1/3 cuống hoa vào trong thùng nước, đưa vào nơi mát, thông thoáng để xử lý sơ bộ. Trước khi bảo quản cần phân loại hoa theo từng loại để tiện bảo quản. Sau đó bó thành 50 cành hay 100 cành/1 bó. - Bảo quản hoa + Bảo quản bằng hoá chất: Sử dụng các chất sau: Dung dịch dưỡng cành: Hoa sau khi cắt bị mất nguồn dinh dưỡng, để duy trì dinh dưỡng nuôi cành sử dụng các dung dịch Glucoza, Saccaroza 3 5% trong thời gian bảo quản.
- Sử dụng chất ức chế nấm bệnh: Để giảm tác hại của vi sinh vật cần nhúng gốc cành vào dung dịch 10% muối Forinat Natri + Limonat gốc -8 OH. Sử dụng chất khoáng Etylen: Etylen là 1 hoocmon thực vật thuộc nhóm chất gây già hoá vì vậy trong quá trình bảo quản hoa nên sử dụng một số chất khoáng như Thiosunfat Bạc nồng độ 1 1,5 ppm phun vào cành, lá. + Bảo quản trong phòng bảo quản điều chỉnh không khí: Điều chỉnh nhiệt độ từ 2-50C, ẩm độ 85 90% trong thời gian bảo quản. Hoa hồng 4. Đối với hoa cúc: - Thu hái: Thu hái khi hoa nở khoảng 2/3 số cánh hoặc nở gần hoàn toàn cánh vòng ngoài trên cây. Khi cắt xong cắm nhẹ nhàng vào nước (xô, chậu). - Xử lý sau thu hoạch: Hoa khi thu hoạch cần đưa luôn vào nhà mát để xử lý sơ bộ, lựa chọn và phân loại. Sau khi phân loại cành, ngâm vào dung dịch STS (Silverthiosulphate) 0,1%, ngập sâu 8 10 cm chiều dài cành trong thời gian 10 phút, dùng bình phun mù, phun ướt đẫm lá, không để nước đọng trên hoa.
- - Bảo quản: Dung dịch bảo quản: Đường Saccaroza 2- 5%; -8- HQC (8 Hyđroxy quinoline citrate) 200 ppm hoặc Chlorin 5 10 ppm; BA (BenzylAđenin) 2 5 ppm, bổ sung thêm axit Citric để PH của dung dịch = 3 3,5. - Thời gian cắm 5 10 giờ trong dung dịch trên và để nhiệt độ khoảng 100C, độ ẩm 90 95%. Sau đó đóng gói trong túi PE có độ dày 0,04 mm. Nếu chưa tiêu thụ ngay thì bảo quản lạnh ở nhiệt độ 50C, độ ẩm 90% - 95%. Trên thực tế người trồng còn nhiều do dự đối với việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất và bảo quản sau thu hoạch do tâm lý sợ tốn kém, ngại đầu tư. Theo sự tính toán của Trung tâm rau quả thì lãi suất của việc sử dụng công nghệ trong trồng và bảo quản cao hơn nhiều so với không bảo quản và biện pháp bảo quản đơn giản. Việc nghiên cứu, ứng dụng sản xuất và bảo quản các giống hoa theo quy trình kỹ thuật cao không những đem lại hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đưa lĩnh vực nông nghiệp phát triển theo hướng hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá gắn với thị trường. Hoa cúc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bảo quản xoài, nhãn
1 p | 662 | 139
-
Những vấn đề chung về bảo quản hoa cắt
10 p | 279 | 87
-
Phương pháp bảo quản thanh long giữ được phẩm chất tốt
3 p | 255 | 69
-
Phương pháp chọn và bảo quản cá tươi
2 p | 238 | 58
-
Phương pháp bảo quản hoa quả tươi ko dùng hóa chất trong thời tiết nắng nóng
2 p | 301 | 53
-
Giáo trình bảo quản rau quả bằng phương pháp lên men part1
5 p | 259 | 49
-
Phương pháp thu hái quả đặc sản Nam bộ
3 p | 221 | 46
-
Phương pháp bảo quản và chế biến nhãn, xoài
4 p | 214 | 39
-
Phương pháp bảo quản một số loài hoa sau thu hoạch
5 p | 154 | 37
-
Bảo quản thức ăn gia súc
3 p | 130 | 22
-
Kỹ thuật bảo quản chế biến phụ phẩm NN
10 p | 118 | 16
-
Sơ đồ phân tích nghề - Bảng phân tích công việc: Nghề Kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây lương thực
49 p | 168 | 14
-
Chương 8: Bảo quản và chế biến thịt
66 p | 82 | 13
-
Phòng chống bão cho vườn chuối
1 p | 92 | 11
-
Thông tin về bảo quản tinh trùng cá
4 p | 89 | 8
-
Bài giảng Bảo quản sản phẩm sau thu hoạch: Chủ đề 4 - ThS.Nguyễn Hồng Ngân
24 p | 29 | 3
-
Bọc kín trong chân không hay làm lạnh: Cách nào bảo quản giống hiệu quả nhất?
6 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn