intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề lý luận về nghiên cứu cấu trúc truyện cổ tích thần kì

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

125
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuy nhiên, tổng số các hành động cụ thể, riêng rẽ của các nhân vật chưa thể tạo nên type truyện, nghĩa là tạo nên một kiểu cấu trúc của truyện cổ tích thần kỳ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề lý luận về nghiên cứu cấu trúc truyện cổ tích thần kì

  1. Một số vấn đề lý luận về nghiên cứu cấu trúc truyện cổ tích thần kì
  2. Tuy nhiên, tổng số các hành động cụ thể, riêng rẽ của các nhân vật chưa thể tạo nên type truyện, nghĩa là tạo nên một kiểu cấu trúc của truyện cổ tích thần kỳ. Thông thường, một số hành động liên kết lại với nhau, tạo thành nhóm, chúng tôi gọi là mộtblock, thể hiện một sự kiện (tức một biến cố) có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình câu chuyện kể. Những block như thế được gọi là block sự kiện. Mỗi truyện cổ tích thần kỳ bao gồm một số block sự kiện nhất định. Số lượng block sự kiện có thể khác nhau, tuỳ theo độ dài của truyện. Các block sự kiện có quan hệ với nhau theo một số hình thức nhất định. Các block sự kiện và mối quan hệ giữa chúng tạo nên type của truyện cổ tích thần kỳ. Hệ thống block sự kiện trong một truyện cổ tích thần kỳ bao giờ cũng nhằm bộc lộ chủ đề của truyện cổ tích đó. Như vậy giữa nội dung và hình thức ở đây luôn luôn tương hợp với nhau. Không có hình thức kết cấu phi chủ đề và không có chủ đề ngoài kết cấu. Sự phân loại type truyện theo chủ đề hoặc theo kiểu nhân vật đều phù hợp với cấu trúc sự kiện. Như vậy, cấu trúc truyện cổ tích thần kỳ theo các block sự kiện thường mang tính đặc thù, quy định type truyện. Sau đây là một vài phân tích cụ thể để chứng minh sự tồn tại của block sự kiện là hiện tượng có thật trong truyện cổ tích thần kỳ. Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam có nhiều típ truyện. Trong sự thể nghiệm của mình, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu típ truyện về chàng dũng sĩ và phân tích truyện Thạch Sanh là truyện tiêu biểu(10). Nếu phân tích một cách đầy đủ thì truyện Thạch Sanh bao gồm rất nhiều hành động song chỉ có một số ít hành động đóng vai trò quan trọng vì chúng tham gia vào tiến trình câu chuyện. Chúng tập hợp lại thành các block sự kiện khác nhau. Theo chúng tôi, trong truyện Thạch Sanh có các block sự kiện sau: a) Block sự kiện thứ nhất bao gồm 4 hành động quan trọng: - Thạch Sanh và Lý Thông gặp nhau, kết nghĩa anh em. - Thạch Sanh đi canh miếu chằn tinh thay cho Lý Thông. - Thạch Sanh chém chằn tinh, nhận được cung tên vàng. - Lý Thông cướp công Thạch Sanh.
  3. b) Block sự kiện thứ hai bao gồm 4 hành động quan trọng: - Thạch Sanh bắn tên trúng cánh chim đại bàng khi nó đang quắp công chúa bay về hang. - Lý Thông tìm lại Thạch Sanh, yêu cầu cứu công chúa. - Thạch Sanh đưa được công chúa lên khỏi hang. - Lý Thông lấp hang để giết chết Thạch Sanh hòng cướp công. c) Block sự kiện thứ ba bao gồm 2 hành động quan trọng: - Thạch Sanh bị nhốt trong hang đánh nhau với đại bàng, giết đại bàng, cứu được con trai vua Thuỷ. - Thạch Sanh thăm thuỷ phủ, được vua Thuỷ tặng cây đàn thần và trở về. d) Block sự kiện thứ tư bao gồm 4 hành động quan trọng: - Chằn tinh và đại bàng báo thù, làm cho Thạch Sanh bị nhà vua bắt giam. - Công chúa bị câm, Thạch Sanh gảy đàn, công chúa nói được. - Thạch Sanh kể lại sự thật về cuộc đời mình. - Lý Thông bị trừng phạt. e) Block sự kiện thứ năm bao gồm 4 hành động quan trọng: - Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. - Thạch Sanh gảy đàn thần, lui quân 18 nước chư hầu. - Thạch Sanh đưa ra niêu cơm thần ăn hết lại đầy cho quân 18 nước. - Vua nhường ngôi cho Thạch Sanh. Như vậy, cấu trúc truyện Thạch Sanh bao gồm 5 block sự kiện, trong đó có tổng số 18 hành động được cho là quan trọng (vì tham gia vào việc thúc đẩy tiến trình câu chuyện). Các block sự kiện này không phải là motif, cũng không phải là chức năng. Nó không phải là kết cấu chung của nhiều truyện cổ tích thần kỳ. Nó là của riêng truyện Thạch Sanh. Nhìn vào sơ đồ kết cấu này, chúng tôi có một số nhận xét như sau:
  4. a) Việc chọn ra 18 hành động được coi là quan trọng không mấy khó khăn vì so với những hành động khác, chúng nổi bật hơn ở chỗ tạo nên ý nghĩa của block sự kiện. b) Thực ra có một số hành động kép, khó có thể tách ra, như: - Thạch Sanh giết đại bàng, cứu con vua Thuỷ. - Thạch Sanh thăm thuỷ phủ, được vua Thuỷ tặng cây đàn thần và trở về. - Thạch Sanh gảy đàn, công chúa nói được. - Thạch Sanh gảy đàn, lui quân mười tám nước. Hành động kép là tổ hợp bao gồm hai hay một số ít hành động diễn ra đồng thời và về ý nghĩa, chúng liên quan mật thiết với nhau. Việc tách các hành động này ra, hoàn toàn có thể làm được nhưng sẽ không mang lại ý nghĩa gì mới cho việc nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi xem đó như là một hành động mang tính tổng quát. c) Trong mỗi block sự kiện, có một hành động mà ý nghĩa nổi bật hơn cả (biểu thị bằng dòng chữ in nghiêng), trở thành hành động trung tâm của block, xác định chủ đề của block. Căn cứ vào hành động trung tâm này, ta có thể tìm thấy ý nghĩa chung của các block trong truyện Thạch Sanh là thể hiện các chiến công của nhân vật. Đó là các chiến công: Chém chằn tinh; cứu công chúa; giết đại bàng; làm cho công chúa hết câm (nói được); lui quân 18 nước. Từ kết quả phân tích trên đây, chúng tôi đi tới kết luận về đặc trưng của cấu trúc truyện Thạch Sanh là: - Bao gồm các block sự kiện có chủ đề: Chiến công của nhân vật chính (nhân vật dũng sĩ). - Các block sự kiện có mối quan hệ đồng đẳng, nối tiếp nhau theo kết cấu hình tuyến. - Hành động lập công của nhân vật chính thường đi đôi với hành động cướp công của nhân vật phụ. Nếu phân tích nhiều truyện thuộc nhóm truyện về chàng dũng sĩ, ta có thể phát hiện sự giống nhau giữa chúng về cấu trúc. Như vậy ta có thể tìm được những đặc điểm cấu trúc chung của type truyện bằng sự xác định và phân tích block sự kiện.
  5. Như vậy, block sự kiện là đơn vị cấu trúc của truyện cổ tích thần kỳ. Nó cấu tạo nên tất cả các truyện cổ tích khác nhau. Mỗi block sự kiện bao giờ cũng thể hiện một chủ đề nhất định. Ở đây có sự gắn bó mật thiết giữa hình thức cấu trúc và nội dung. Trong phạm vi một type truyện, các block sự kiện thường có chủ đề giống nhau hoặc rất gần nhau. Chính điều này đã tạo nên đặc điểm riêng của type truyện. Việc phân loại type truyện sẽ dựa trên sự tổ hợp của các block sự kiện xét theo hai phương diện: chủ đề của chúng và mối quan hệ giữa chúng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2