intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề xã hội nan giải trong quá trình đổi mới tam nông Việt Nam

Chia sẻ: Huynh Thi Thuy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

98
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xóa đói giảm nghèo, bất bình đẳng và phân tầng xã hội, quan hệ lao động trong doanh nghiệp là những nội dung chính được trình bày trong bài viết "Một số vấn đề xã hội nan giải trong quá trình đổi mới tam nông Việt Nam". Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề xã hội nan giải trong quá trình đổi mới tam nông Việt Nam

Xã hội học, số 4 – 2007 3<br /> <br /> <br /> Một số tác động xã hội của<br /> hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam<br /> <br /> Trịnh Duy Luân<br /> Nguyễn Xuân Mai<br /> <br /> <br /> Đổi mới và mở cửa đã đưa nước ta hội nhập ngày càng sâu và hiệu quả hơn vào các nền<br /> kinh tế của khu vực và thế giới. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với gần 160<br /> nước và vùng lãnh thổ; thu hút FDI từ các đối tác của gần 70 nước và vùng lãnh thổ; nhận ODA<br /> của 45 nước và các định chế tài chính quốc tế; ký 90 hiệp định thương mại song phương, 46 hiệp<br /> định khuyến khích đầu tư, hiệp định chống đánh thuế hai lần.<br /> Việc gia nhập WTO ngày 7/11/2006 là cột mốc quan trọng đánh dấu một giai đoạn mới<br /> của quá trình này và sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành công của Việt<br /> Nam. Toàn bộ quá trình đó đã đem lại những thành quả và những tác động kinh tế - xã hội tích<br /> cực cho sự phát triển của Việt Nam trong hơn 2 thập kỷ qua.<br /> Bên cạnh việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời đã<br /> và đang có những tác động trực tiếp và gián tiếp, tích cực lẫn tiêu cực về mặt xã hội. Những tác<br /> động này có thể tương tác với các tác động kinh tế, chính trị thành những hệ quả tích hợp. Gia<br /> tăng mức sống, giảm nghèo sẽ đi cùng sự gia tăng sự phân tầng xã hội giữa các giai tầng, nhóm<br /> xã hội, giữa các vùng miền. Hội nhập tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các nhóm nghề<br /> nghiệp xã hội, các khu vực kinh tế ; vừa tăng việc làm trong một số lĩnh vực và địa phương, vừa<br /> mang lại rủi ro thất nghiệp cho nhiều người. Sự tập trung dòng vốn FDI vào các vùng kinh tế<br /> trọng điểm, các thành phố lớn làm gia tăng rộng khoảng cách phát triển giữa các vùng ; các dòng<br /> di cư từ nông thôn vào thành thị, vừa góp phần tăng cường lực lượng sản xuất, nhưng cũng làm<br /> căng thẳng thêm tình trạng quá tải và nhiều vấn đề xã hội tại các đô thị. Những mối quan hệ lao<br /> động giữa người sử dụng lao động nứoc ngoài và người lao động Việt Nam trong khu vực có vốn<br /> FDI cũng sẽ phức tạp, biểu hiện qua số lượng các cuộc đình công ngày càng tăng, v.v…<br /> Những điều vừa phác họa trên đây cho thấy tác động xã hội của quá trình hội nhập kinh<br /> tế quốc tế, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đang trở thành một chủ đề nghiên cứu thời<br /> sự và cấp thiết. Tiến hành các nghiên cứu về chủ đề này có thể góp phần cung cấp các luận chứng<br /> khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định các chính sách xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững<br /> đất nước trong giai đoạn hiện nay. Bài viết này sẽ đề cập tới một số tác động xã hội của hội nhập<br /> kinh tế quốc tế trong 5 lĩnh vực chính sau đây.<br /> 1. Xoá đói giảm nghèo<br /> Trong vòng 11 năm (1993 - 2004), khoảng 24 triệu người Việt Nam đã thoát khỏi nghèo<br /> đói, một nửa trong giai đoạn 1993 - 1998 và nửa còn lại trong giai đoạn 1998 - 2004. Tỷ lệ nghèo<br /> năm 2004 (19,5%) chỉ bằng một phần ba so với năm 1993 (58,1%) (3, tr. 17, 2006). Nhờ đó, Việt<br /> Nam đã vượt trước Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) của Liên Hợp quốc - giảm hơn một<br /> nửa tỷ lệ người cực nghèo trong giai đoạn dài hơn 1990-2015.<br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 4 Mét sè t¸c ®éng x· héi cña héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ ë ViÖt Nam<br /> <br /> Trong thành tựu này, hội nhập quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy<br /> tăng trưởng kinh tế nhanh và trở thành “động lực chính để giảm nghèo và phát triển xã hội nói<br /> chung ở Việt Nam trong suốt 2 thập kỷ qua ở Việt Nam” (6, tr. 41-47, 2006).<br /> “Một phần trăm tăng trưởng của GDP tính trên đầu người đã giúp giảm tỷ lệ nghèo<br /> xuống 0,55 và 0,49 điểm phần trăm tương ứng trong hai giai đoạn 1993 - 1998 và 1999 - 2004”<br /> (3, tr. 45-46, 2006).<br /> Chẳng hạn, các doanh nghiệp FDI đã đóng góp đáng kể vào nguồn ngân sách để Nhà<br /> nước có thể tăng chi tiêu ngân sách cho các lĩnh vực xã hội (chiếm 30% ngân sách), trong đó có<br /> các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, hay xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ các xã đặc biệt khó<br /> khăn (12, tr. 37, 2006).<br /> Nguồn vốn ODA trong quá trình hội nhập quốc tế cũng góp phần quan trọng vào giảm<br /> nghèo. Với 24,7 tỷ USD đã ký hiệp định, giải ngân được 15,8 tỷ USD, hoạt động ODA tập trung<br /> vào phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, hoàn thiện thể chế, xóa đói giảm nghèo. Vì vậy<br /> một bộ phận người nghèo, những nhóm xã hội yếu thế đã được hưởng lợi, nâng cao được ý thức<br /> và năng lực quản lý, cải thiện và bảo vệ môi trường (2, tr. 13, 2007).<br /> Tuy nhiên những thách thức về giảm nghèo vẫn còn rất đáng kể. Kết quả giảm nghèo ch-<br /> ưa thực sự bền vững. Nhiều nhóm dân cư vẫn ở bên bờ của ngưỡng nghèo, nguy cơ tái nghèo khá<br /> cao, nhất là ở các vùng thường xuyên có thiên tai bão lũ, hạn hán. Trên thực tế, chỉ số HPI đã<br /> giảm trong giai đoạn 1999 - 2001, từ 29,1 xuống 19,9 và xếp hạng HPI theo đó được cải thiện, từ<br /> vị trí 45 lên vị trí 39. Nhưng sau đó, chỉ số này lại tăng lên 20,0 năm 2002 và 21,2 năm 2003, với<br /> xếp hạng tương ứng xuống vị trí 41 và 47 (6, tr. 30, 2006)<br /> Giai đoạn 1999-2003, Việt Nam có tốc độ giảm chỉ số HPI nhanh nhất trong khu vực.<br /> Nhưng xếp hạng HPI, Việt Nam chỉ đứng trên Mianma, Campuchia, Lào và ấn Độ. Điều này<br /> càng cho thấy, mặc dù có những thành tựu đáng kể về kinh tế - xã hội, Việt Nam vẫn là một nước<br /> nghèo và cần phải có nhiều nỗ lực để có thể tiến kịp các nước trong khu vực.<br /> <br /> <br /> 2. Bất bình đẳng và phân tầng xã hội<br /> Trong quá trình hội nhập quốc tế, tăng trưởng cao, liên tục có thể dẫn đến gia tăng bất<br /> bình đẳng và phân tầng xã hội. Trong khi Việt Nam đang phấn đấu xây dựng một xã hội với nền<br /> kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và công bằng xã hội được coi trọng.<br /> Nhìn tổng quát, hệ số Gini của Việt Nam tăng từ 0,34 năm 1993, tăng lên 0,35 năm 1998<br /> và 0,37 năm 2004, tức là tăng tương đối ít trong một thời gian dài cho thấy bất bình đẳng tương<br /> đối ở Việt Nam và sự tương đồng với các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người dựa<br /> trên sức mua tương đương. Có nghĩa là sự phát triển xã hội vẫn còn ở mức tương đối công bằng<br /> (3, tr. 23-24, 2006).<br /> Tăng trưởng kinh tế đã chia sẻ lợi ích cho đông đảo các tầng lớp xã hội, cho đa số người<br /> dân ở mọi vùng đất nước, trong đó có cả người nghèo, các nhóm xã hội yếu thế. Tuy nhiên, vẫn<br /> còn những khác biệt, không công bằng, do có những nhóm xã hội được hưởng lợi nhiều hơn và<br /> những nhóm hưởng lợi ít hơn, thậm chí bị rủi ro, mất mát. Bất bình đẳng tuyệt đối lại đang tăng:<br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> TrÞnh Duy Lu©n & NguyÔn Xu©n Mai 5<br /> <br /> khoảng cách mức chi tiêu dùng giữa nhóm 20% giàu nhất và 20% nghèo nhất là 7 lần những năm<br /> trước đây nay đã tăng lên 10 lần, mặc dù tỷ lệ bất bình đẳng trong thu nhập qua hệ số Gini vẫn<br /> còn ở mức 0,37. Bất bình đẳng còn thể hiện ở khả năng tiếp cận không đồng đều các dịch vụ xã<br /> hội cơ bản như giáo dục, y tế, v.v..., đặc biệt đối với các nhóm nghèo, yếu thế và dễ bị tổn<br /> thương.<br /> Những nghiên cứu về phân tầng xã hội trong gần 2 thập kỷ qua cho thấy: phân tầng xã<br /> hội trong quá trình Đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng gia tăng, dù rằng xã hội Việt Nam<br /> đang phát triển tương đối công bằng so với các nước khác có cùng trình độ phát triển kinh tế.<br /> Hiện tượng bất bình đẳng nêu trên chịu tác động trực tiếp của hội nhập quốc tế và đầu tư<br /> trực tiếp nước ngoài như: Sự tập trung nguồn lực kinh tế, bao gồm cả FDI, ODA và Nhà nước<br /> (ngân sách, các doanh nghiệp nhà nước) và khu vực tư nhân, vào các vùng kinh tế trọng điểm, để<br /> thúc đẩy tăng trưởng nhanh.<br /> FDI tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với 57,2% tổng vốn đăng ký và<br /> 49,6% vốn thực hiện của cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc chiếm khoảng 26% tổng vốn<br /> FDI đăng ký và 28,7% vốn thực hiện. FDI trong giai đoạn vừa qua cũng chủ yếu tập trung vào<br /> lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (62,4% tổng vốn đăng ký), dịch vụ (31,4% tổng vốn đăng ký),<br /> mà phần lớn ở các đô thị. Điều này góp phần làm dãn rộng bất bình đẳng giữa các vùng kinh tế<br /> trọng điểm với các vùng khác, giữa nông thôn và thành thị, giữa các nhóm lao động, giữa các<br /> ngành nghề, các khu vực kinh tế.<br /> FDI còn tác động tới bất bình đẳng xã hội qua việc sử dụng đất (phần lớn là đất nông<br /> nghiệp). Do bị các dự án đầu tư nước ngoài lấy đất, một bộ phận nông dân bị mất đất canh tác,<br /> hoặc dân đô thị mất sinh kế quen thuộc, phải chuyển đổi nghề nghiệp hoặc tái định cư. Trong 5<br /> năm vừa qua đã có khoảng trên 700.000 người và gần 300.000 lao động bị ảnh hưởng bởi việc<br /> chuyển đổi đất nông nghiệp. Trong đó, khoảng 320.000 người và 125.000 lao động bị ảnh hưởng<br /> trực tiếp từ việc chuyển đổi đất cho các dự án đầu tư nước ngoài.<br /> 3. Vấn đề việc làm và di cư<br /> Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của Việt Nam khẳng định “Giải quyết<br /> việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, lành<br /> mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân” (8, tr. 210,<br /> 2004).<br /> Theo số liệu thống kê năm 2005, Việt Nam có 44,38 triệu lao động, bao gồm 11,05 triệu<br /> lao động thành thị và 33,33 triệu lao động nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 5,32% và tỷ<br /> lệ thời gian được lao động nông thôn sử dụng là 80,37%. Có nghĩa là ở khu vực thành thị thường<br /> xuyên có khoảng 588.000 người thất nghiệp và trên 33 triệu lao động ở nông thôn chỉ có việc làm<br /> trong khoảng bốn phần năm thời gian lao động (7, tr. 6, 2006).<br /> Theo số liệu của MOLISA, trong giai đoạn 2001 - 2005 khoảng 7,54 triệu người đã được<br /> tạo việc làm (tăng 23,6% so với giai đoạn 1996 - 000). Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm 1,1%.<br /> Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn tăng 6%. Tỷ trọng lao động trong nông<br /> nghiệp giảm 2,3% so với cuối năm 2000. Thị trường lao động có bước phát triển, tỷ trọng lao<br /> động làm việc có quan hệ lao động đạt 28% (năm 2000: 20,56%) (13, 2006).<br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 6 Mét sè t¸c ®éng x· héi cña héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ ë ViÖt Nam<br /> <br /> Hội nhập kinh tế với chỉ báo quan trọng là nguồn vốn FDI, đã có tác động quan trọng<br /> trong tạo việc làm và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam.<br /> Đến nay, FDI đã tạo việc làm trực tiếp cho trên 1 triệu lao động và khoảng 3 đến 4 triệu<br /> lao động gián tiếp, thu hút khoảng 5% số lao động mới hàng năm (trong khoảng trên 1,2 triệu lao<br /> động mới được giải quyết việc làm hàng năm) (14, tr. 36, 2006). Thu nhập của lao động trong các<br /> doanh nghiệp FDI cũng cao gấp 1,7 - 2 lần so với doanh nghiệp trong nước và qua hợp tác đầu tư<br /> người lao động được nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, rèn luyện tác phong công nghiệp,<br /> nâng cao năng lực quản lý (14, tr. 40, 2006).<br /> Tuy nhiên cơ hội việc làm được phân bố không đồng đều, do FDI tập trung vào những<br /> ngành Việt Nam có ưu thế về lao động và thị trường như dệt may, da giầy, du lịch, xe máy, trong<br /> khi nhiều ngành khác bị bỏ qua như nông nghiệp (chỉ chiếm 3% tổng vốn FDI) (14, tr. 5-9,<br /> 2006). Điều đó góp phần làm tăng thêm chênh lệch mức sống, thu nhập giữa các vùng miền, giữa<br /> lao động trong các ngành, các doanh nghiệp tập trung FDI so với các ngành, các doanh nghiệp<br /> khác.<br /> Dự báo với việc gia nhập WTO, lượng vốn FDI sẽ tiếp tục gia tăng mạnh (năm 2006 là<br /> 10,2 tỷ USD và năm 2007 đạt 20,3 tỷ USD vốn đăng ký). Trong những năm trước mắt lực lượng<br /> lao động trong khu vực này sẽ gia tăng. Nhu cầu lao động chất lượng cao của hội nhập quốc tế sẽ<br /> là một thách thức lớn đối với hệ thống đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam trong<br /> thời gian tới. Tuy nhiên, vẫn chưa có được một Chiến lược bảo đảm sự phát triển bền vững nguồn<br /> nhân lực lâu dài của đất nước. Tức là chưa có sự đầu tư đầy đủ các nguồn lực để có một nguồn<br /> nhân lực có chất lượng cao tương xứng, đáp ứng những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa,<br /> hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.<br /> Quá trình hội nhập quốc tế (với sự gia tăng và tập trung nguồn lực FDI, ODA, kiều hối,<br /> xuất khẩu lao động) thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra lực hút mạnh mẽ từ các khu vực đô<br /> thị, các vùng kinh tế trọng điểm đã và đang kéo theo dòng người di cư đông đảo vào các khu vực<br /> này. Di cư đang được xem như một “chiến lược sống” của đông đảo lao động nông thôn.<br /> Trong vòng 5 năm 1993 - 1998, hơn 1,2 triệu người đã di cư từ nông thôn vào đô thị,<br /> các khu công nghiệp và vùng kinh tế trọng điểm (Tổng điều tra dân số và nhà ở 1999). Một phần<br /> năm dân số Thành phố Hồ Chí Minh là người nhập cư. Trong bốn năm 1997 - 2001, Hà nội có<br /> thêm 161.000 người nhập cư ngoại tỉnh, bằng dân số một quận (Báo Lao động, 21/8/2002).<br /> Điều tra di cư Việt Nam năm 2004 cho thấy lý do di cư là tìm việc làm và cải thiện điều<br /> kiện sống và 89,1% các loại di cư đều đạt được mục đích này. Gần một nửa lực lượng di cư hoạt<br /> động lao động giản đơn. Nam giới di cư làm việc trong khu vực tư bản tư nhân, tập thể và nhà<br /> nước, kinh tế có vốn nước ngoài. Còn gần một nửa nữ lao động di cư làm việc cho khu vực kinh<br /> tế cá thể / tiểu chủ và một phần tư cho khu vực FDI. Đối với khu vực FDI, 25,2% nữ giới và<br /> 10,8% nam giới di cư làm việc ngay sau khi chuyển đến, trong khu vực kinh tế này (11, tr. 33-35,<br /> 2006).<br /> Đa số người di cư đều có thu nhập cao hơn so với trước khi di cư. Riêng nhóm di cư làm<br /> trong khu vực FDI, 88,1% có thu nhập cao hơn và cao hơn nhiều so với trước di cư (11, tr. 36-44,<br /> 2006).<br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> TrÞnh Duy Lu©n & NguyÔn Xu©n Mai 7<br /> <br /> Tuy nhiên, 45% người di cư vẫn gặp nhiều khó khăn khi chuyển đến và việc thiếu chỗ<br /> ở thích hợp, sau đó là thiếu điện, nước và việc làm. Khoảng 42% người di cư không có hộ khẩu<br /> và nhiều người trong số này gặp phải các khó khăn về vay vốn, tìm kiếm việc làm, đăng ký xe<br /> máy, thuê nhà và học hành của con cái (11, tr. 23-28, 2006).<br /> 4. Quan hệ lao động trong doanh nghiệp<br /> Trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, những mối quan hệ xã hội mới giữa người sử<br /> dụng lao động / giới chủ nước ngoài và người lao động Việt Nam đã và đang xuất hiện. Điều kiện<br /> làm việc và điều kiện sống của công nhân trong các doanh nghiệp liên doanh và FDI đã trở thành<br /> vấn đề nóng những năm qua.<br /> “Hiện có khoảng 6,5% lao động trong doanh nghiệp FDI phải làm việc bình quân trên<br /> 10 tiếng/ngày, 18% làm từ 8-10 tiếng, trong khi đó chỉ có 52% lao dộng làm việc 8 tiếng/ngày.<br /> Nhưng lại có khoảng 65% lao động làm việc 6 ngày/tuần, 25% làm 7 ngày/tuần” (Báo Lao động,<br /> 22/8/2007).<br /> Thêm vào đó, người lao động Việt Nam còn thiếu hiểu biết về pháp luật, nhất là pháp luật<br /> về lao động. Đang có những khác biệt văn hóa giữa nhóm quản lý và người lao động trong<br /> phong cách, tập quán làm việc và ứng xử; hoặc xung đột lợi ích giữa giới chủ và người lao động.<br /> Kết quả là đã xuất hiện một hiện tượng xã hội mới trong những năm Đổi mới và hội nhập quốc<br /> tế: Đó là các cuộc đình công tại các doanh nghiệp, mà nguyên nhân chủ yếu là việc giới sử dụng<br /> lao động vi phạm quyền lợi của công nhân được qui định trong Bộ Luật lao động. Trong thập<br /> niên vừa qua, theo số liệu thống kê chính thức của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đã có<br /> trên 1.500 cuộc đình công của công nhân diễn ra tại nhiều nhà máy, doanh nghiệp. Trên 90%<br /> những cuộc đình công này xảy ra tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó cao nhất<br /> 67,5% ở những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.<br /> Sự gia tăng số lượng các cuộc đình công phản ánh một hiện tượng và một quan hệ xã hội<br /> mới, cũng như vấn đề tự ý thức của những người công nhân về quyền lao động, về các quyền<br /> chính đáng và hợp pháp của họ tại nơi làm việc.<br /> Tuy nhiên, dường như Luật Lao động còn chưa điều chỉnh thoả đáng quan hệ giữa chủ<br /> trương thu hút đầu tư, đặc biệt là FDI, dựa trên ưu thế giá nhân công rẻ và việc bảo vệ quyền<br /> lợi người lao động. Dường như chúng ta đang chú ý nhiều hơn đến thu hút đầu tư để phát triển<br /> trong khi các điều khoản quy định về đình công lại thiếu tính khả thi, chưa bảo vệ được cả<br /> quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động. Với “độ nghiêng” như vậy, sẽ khó có<br /> các giải pháp giúp hoá giải những nguyên nhân căn bản dẫn đến các xung đột trong quan hệ lao<br /> động, biểu hiện tập trung ở các cuộc đình công tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài<br /> hiện nay.<br /> 5. Phát triển con người<br /> Trong tiến trình phát triển và hội nhập, phát triển con người Việt Nam đã đạt được<br /> những thành tựu nhất định. Trên bình diện quốc gia, các chỉ số phát triển con người trong giai<br /> đoạn 199 - 2004, giai đoạn mở rộng hội nhập quốc tế, bao gồm HDI, HPI, GDI đều đã được cải<br /> thiện đáng kể. Các chỉ số cấu thành của HDI, HPI đều được cải thiện. Chỉ số HDI của Việt Nam<br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 8 Mét sè t¸c ®éng x· héi cña héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ ë ViÖt Nam<br /> <br /> đã tăng liên tục từ 0,611 năm 1992, lên 0,689 năm 1999 và 0,731 năm 2004. Chỉ số GDP bình<br /> quân đầu người của Việt Nam tăng nhanh nhất 19%, đóng góp 4,3 điểm % và đóng góp hai phần<br /> ba vào tốc độ tăng của HDI. (6, tr. 3-4, 2006)<br /> Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong tất cả các khía cạnh của đời sống con người.<br /> Với diện bao phủ ngày càng tăng, giáo dục và y tế cũng có vai trò quan trọng, đóng góp vào tăng<br /> trưởng HDI và giảm HPI (thông qua giảm tỷ lệ người lớn không biết chữ).<br /> Tuy nhiên, việc bảo đảm và duy trì lâu bền chất lượng dịch vụ giáo dục và y tế vẫn là một<br /> vấn đề đáng lo ngại. Cùng với quá trình hội nhập, phải chăng những lợi thế duy trì và làm tăng<br /> HDI của Việt Nam là 2 lĩnh vực giáo dục và y tế đang bị sút giảm? Hơn nữa, những cải thiện về<br /> các chỉ số HPI, HDI và GDI là chưa đủ để Việt Nam có bước tiến thật sự về phát triển con người<br /> trong so sánh xếp hạng với các nước trong khu vực. Đây chính là thách thức đối với Việt Nam để<br /> có thể dần tiến kịp nhiều nước trong khu vực.<br /> *<br /> * *<br /> Những tác động xã hội của hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, toàn cầu hoá tới tăng<br /> trưởng kinh tế và phát triển xã hội bền vững ở Việt Nam là một quá trình phức tạp và nhiều chiều.<br /> Bên cạnh các chính sách duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh, cần có các giải pháp chính sách trước<br /> mắt và lâu dài để bảo đảm không làm tổn hại những mục tiêu phát triển xã hội lâu dài và bền<br /> vững của đất nước.<br /> <br /> Cũng có những luận điểm lý thuyết và kinh nghiệm cho rằng: mở cửa hội nhập, ngoài tác<br /> động tới tăng trưởng kinh tế, cũng sẽ tạo sức ép thông qua cơ chế riêng của nó (một dạng như<br /> “bàn tay vô hình” của thị trường), buộc các chính phủ phải chú ý nhiều hơn đến các vấn đề xã<br /> hội.<br /> “Nhiều người cho rằng việc tiếp cận nhiều hơn với thương mại và đầu tư quốc tế - hay<br /> ’toàn cầu hóa’ - sẽ dẫn tới cuộc đua tới đáy trong chi tiêu xã hội… Nhưng thực tế trước và sau<br /> các cuộc chiến tranh thế giới cho thấy điều ngược lại. Cởi mở hơn với thương mại (và đầu tư)<br /> quốc tế khiến các quốc gia phải sử dụng nhiều hơn, chứ không phải ít hơn, thuế thu được cho hỗ<br /> trợ xã hội… Thật đáng ngạc nhiên là các nước mở cửa nhiều hơn cho cạnh tranh thương mại<br /> quốc tế lại dành nhiều tiền thuế hơn cho chuyển khoản xã hội hơn” - Peter Lindert (2004) (Dẫn<br /> lại từ: 15, 2007).<br /> <br /> Tuy nhiên, cho dù luận điểm trên có ý nghĩa làm dịu chừng nào vấn đề đang đặt ra, thì<br /> chính phủ vẫn cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và tính bền vững của tăng trưởng, đến việc<br /> chia sẻ lợi ích của tăng trưởng cho người nghèo, cho những nhóm xã hội yếu thế, dễ bị tổn<br /> thương trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Bằng cách đó mới có thể khắc phục được<br /> những tác động xã hội tiêu cực, tiềm ẩn của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.<br /> Kinh nghiệm cho thấy những nền kinh tế tăng trưởng quá “nóng” có thể gây ra những tác<br /> động xã hội và môi trường phức tạp, không dễ khắc phục. Trong khi đó, Việt Nam đang hướng<br /> tới mục tiêu cao nhất là một xã hội phát triển công bằng, vì con người và bền vững - cả về kinh tế,<br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> TrÞnh Duy Lu©n & NguyÔn Xu©n Mai 9<br /> <br /> xã hội và môi trường.<br /> <br /> Vì vậy, phải chăng Việt Nam cần phải sớm đưa vào Chương trình nghị sự quốc gia câu<br /> hỏi: Đã đến lúc cần phải hạn chế và hạn chế ở mức độ nào tốc độ tăng trưởng “nóng” hiện nay, để<br /> củng cố các mục tiêu xã hội, mục tiêu con người, bảo đảm chất lượng tăng trưởng và phát triển<br /> bền vững đúng như tôn chỉ mục đích của đất nước đã đặt ra từ nhiều thập kỷ trước đây hay chưa?<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 10 Mét sè t¸c ®éng x· héi cña héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ ë ViÖt Nam<br /> <br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> 1. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. Việt Nam chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế<br /> sau khi vào WTO. Hà Nội - 2006.<br /> 2. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. Đầu tư nước ngoài tại Việt nam hậu WTO. 2007.<br /> MPI.Gov.Vn<br /> 3. Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Báo cáo cập nhập nghèo 2006. Nghèo và giảm nghèo ở Việt nam giai<br /> đoạn 1993-2004. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội - 2007.<br /> 4. Vũ Tuấn Anh. Báo cáo tổng hợp dự án điều tra cơ bản về thực trạng kinh tế-xã hội của các vùng và<br /> các nhóm xã hội. Hà Nội - 2006<br /> 5. Báo cáo chính phủ tại hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam ở Hà Nội tháng 12/2006:<br /> Phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 từ kế hoạch đến hành động. Hà Nội - 2006.<br /> 6. Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Phát triển con người Việt nam 1999-2004. Những thay đổi và xu<br /> hướng chủ yếu. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội - 2006.<br /> 7. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. Giải quyết việc làm ở Việt Nam trong 5 năm 2006-<br /> 2010. MPI.Gov.Vn<br /> 8. Bộ Lao động, Th−ơng binh vỡ Xã hội. Lao động- việc lỡm ở Việt Nam 1996-2003. Hà Nội - 2004.<br /> 9. Ban CĐTW TĐTNTNN&TS, Báo cáo sơ bộ kết quả TĐTNTNN&TS 2006. Nxb Thống kê. Hà Nội -<br /> 12/2006.<br /> 10. Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tăng trưởng và xoá<br /> đói giảm nghèo ở Việt Nam, thành tựu, thách thức và giải pháp. Hà Nội - 5/2007<br /> 11. Tổng cục Thống kê, UNFPA. Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Chất lượng cuộc sống của người di<br /> cư.<br /> 12. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.<br /> Hà Nội - 2006.<br /> 13. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Báo cáo tình hình thực hiện năm 2005 và triển khai nhiệm vụ,<br /> kế hoạch năm 2006 về lao động, người có công và xã hội. 2006.<br /> 14. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. Báo cáo đánh giá chính sách khuyến khích đầu tư trực<br /> tiếp nước ngoài từ góc độ phát triển bền vững. Hà Nội - 2006.<br /> 15. Jonathan Pincus. Some Social Policy Issues over the Long Period. Paper presented at the workshop<br /> “Reforming Social Security System in Vietnam”. Hanoi, August 2007.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0