Một số xét nghiệm chẩn đoán, đánh giá điều trị ung thư.
lượt xem 7
download
Ung thư là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ hai ở những nước phát triển, đồng thời tần suất bệnh cũng đang tăng lên nhanh chóng ở các nước đang phát triển.Các phương pháp chẩn đoán ung thư ngày càng phong phú và có giá trị, trong đó có xét nghiệm chỉ tố dấn ấn ung thư (tumor marker).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số xét nghiệm chẩn đoán, đánh giá điều trị ung thư.
- Một số xét nghiệm chẩn đoán, đánh giá điều trị ung thư. Ung thư là nguyên nhân gây tử vong đang có chiều hướng tăng lên tại các nước đang phát triển, làm những xét nghiệm gì để chẩn đoán, đánh giá điều trị kịp thời, hiệu quả? Ung thư là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ hai ở những nước phát triển, đồng thời tần suất bệnh cũng đang tăng lên nhanh chóng ở các nước đang phát triển.Các phương pháp chẩn đoán ung thư ngày càng phong phú và có giá trị, trong đó có xét nghiệm chỉ tố dấn ấn ung thư (tumor marker). Các chỉ tố này đã bắt đầu được sử dụng tại Việt Nam, góp phần đáng kể trong chẩn đoán và theo dõi điều trị một số bệnh ung thư. Chỉ tố dấu ấn ung thư là những yếu tố mà sự xuất hiện hoặc biến đổi nồng độ trong các mô hoặc dịch cơ thể phản ánh những rối loạn cơ thể điều hòa sinh trưởng, rối loạn chuyển hóa của tế bào liên quan đến bệnh sinh và sự phát triển của Ung thư qua nhiều giai đoạn. *Một chỉ tố ung thư lí tưởng phải có các đặc điểm sau: -Đặc hiệu - Nhạy
- - Chẩn đoán sớm - Xác định được giai đoạn ung thư - Tiên lượng được bệnh - Đánh giá được hiệu quả điều trị Trên thực tế chưa có chỉ tố nào đạt được tất cả các yếu tố trên. Tuy nhiên các chỉ tố này vẫn rất quan trọng, có thể phối hợp với nhiều loại xét nghiệm khác như chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm tế bào, huyết học, hóa sinh, miễn dịch… để giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bệnh nhân. *Các chỉ tố dấu ấn ung thư hay gặp nhất bao gồm: 1. AFP _ Mục đích xét nghiệm: Giá trị chính của AFP là theo dõi tiến trình bệnh và hiệu quả điều trị ung thư tế bào gan nguyên phát, ung thư tinh hoàn sau điều trị phẫu thuật, xạ trị hoặc hoá trị liệu. _ Khi nào xét nghiệm:Khi bác sĩ nghi ngờ rằng bạn có thể bị bệnh ung thư gan, tinh hoàn, hoặc buồng trứng; áp dụng trong và sau khi điều trị cho một trong các bệnh ung thư; đôi khi bạn có bệnh viêm gan mãn tính hoặc xơ gan _ Ý nghĩa lâm sàng- Phát hiện ung thư: AFP tăng có thể cho thấy sự hiện diện của bệnh ung thư, phổ biến nhất là ung thư gan, ung thư buồng trứng, và khối u tế bào mầm tinh hoàn, tuy nhiên không có tính tuyệt đối. Ngoài ra mức độ tăng AFP đôi khi có thể xảy ra với bệnh ung thư khác như dạ dày, ruột, phổi, vú, và lymphoma. _ Giám sát điều trị: chỉ dùng để giám sát điều trị nếu nồng độ AFP tăng trước khi điều trị +AFP giảm: BN có đáp ứn với điều trị. +AFP giảm không đáng kể, gần mức bình thường: một số tế bào khối u vẫn có thể tồn tại. +AFP bắt dầu tăng:ung thư có khả năng tái phát _ Với người bị bệnh gan mãn tính nếu AFP tăng cao đến rất cao: nguy cơ phát triển ung thư gan 2. PSA - Theo dõi bệnh ung thư tuyến tiền liệt có hoặc không có triệu chứng - Gúp xác định sự cần thiết cho phép sinh thiết tuyến tiền liệt. - Gám sát hiệu quả của điều trị ung thư tuyến tiền liệt, và để phát hiện tái phát bệnh ung thư tuyến tiền liệt Khi BN có triệu chứng của bệnh ung thư tuyến tiền liệt như khó khăn, đau đớn, và / hoặc đi tiểu thường xuyên; cũng có thể chỉ định trong và định kỳ sau khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt. *Ý nghĩa lâm sàng - Nếu nồng độ PSA toàn phần (tPSA) lớn hơn 10ng/ml: nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt hơn 67%
- - Nếu nồng độ PSA từ 4 đến 10ng/ml, được gọi là vùng xám, nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt xấp xỉ 25%. Trong vùng này, nồng độ PSA tự do (fPSA) rất có ý nghĩa, nếu fPSA giảm, nguy cơ mắc ung thư tăng và ngược lại.3. CEA * Mục đích xét nghiệm: CEA không phải là chỉ tố ung thư đặc hiệu cho một cơ quan nào, nhưng rất có giá trị để phối hợp với các yếu tố khác trong chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày, tụy, vú, phổi, tử cung, buồng trứng… đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa. * Khi nào xét nghiệm: Khi bác sĩ của bạn nghĩ rằng các triệu chứng của bạn gợi ý về khả năng ung thư; trước khi bắt đầu điều trị ung thư cũng như khoảng thời trong và sau khi điều trị. 4. CA-125 * Ý nghĩa lâm sàng: CA -125 có giá trị trong giám sát điều trị cho bệnh nhân đang mắc ung thư buồng trứng hoặc để phát hiện bệnh tái phát . Nồng độ CA-125 có thể được tăng lên trong điều kiện một số trường hợp khác. Điều này có nghĩa là nó không phải là dấu hiệu tuyệt đối cho bệnh ung thư buồng trứng. CA-125 bình thường có thể được tăng lên trong thời kỳ đầu mang thai và trong thời gian kinh nguyệt. Nó cũng có thể được tăng lên trong các bệnh như bệnh viêm vùng chậu, hoặc endometriosis và đôi khi trong bệnh viêm gan và xơ gan của gan. 5. CA 15-3 * Ý nghĩa lâm sàng: để đánh giá quá trình điều trị ở bệnh nhân ung thư vú, cũng như để theo dõi nếu bệnh tái phát. Ngoài ra, CA 27-29 cũng là một chỉ tố khác trong chẩn đoán ung thư vú. 6. CA 19-9 *Ý nghĩa lâm sàng: - Để giúp phân biệt giữa bệnh ung thư của tuyến tụy và các bệnh khác, chẳng hạn như viêm tuỵ - Để theo dõi đáp ứng điều trị của bệnh nhân trong ung thư tuyến tụy và / hoặc tiến triển bệnh ung thư - Để xác định tái phát bệnh ung thư tuyến tụy.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MỘT SỐ XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC ỨNG DỤNG TRONG LÂM SÀNG
10 p | 763 | 189
-
Một số xét nghiệm hoá sinh về rối loạn lipid máu & bệnh xơ vữa động mạch (Kỳ 2)
5 p | 274 | 83
-
Một sốc xét nghiệm hoá sinh trong nhồi máu cơ tim cấp và bệnh cao huyết áp (Kỳ 1)
6 p | 280 | 67
-
Một sốc xét nghiệm hoá sinh trong nhồi máu cơ tim cấp và bệnh cao huyết áp (Kỳ 3)
5 p | 201 | 31
-
Phát hiện sớm dị tật nhờ chẩn đoán trước sinh
3 p | 142 | 25
-
Bài giảng Xét nghiệm tế bào
26 p | 181 | 19
-
Bài giảng Thực trạng quản lý sử dụng trang thiết bị chẩn đoán tại khoa chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm hóa sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2017 - ThS. Phạm Minh Tiến
33 p | 41 | 4
-
Bài giảng Các phán xét sàng lọc và chẩn đoán rối loạn nhiễm sắc thể trước sinh
88 p | 76 | 4
-
Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán thuyên tắc động mạch phổi – ThS. Lê Khắc Bảo
31 p | 71 | 3
-
Bài giảng Thực trạng quản lý sử dụng trang thiết bị chẩn đoán tại khoa Chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm hóa sinh Bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2017
33 p | 50 | 3
-
Phương pháp xét nghiệm siêu âm.
5 p | 96 | 3
-
Các xét nghiệm chẩn đoán suy tim trái
3 p | 72 | 2
-
Bài giảng Xét nghiệm di truyền trong chẩn đoán các bệnh tim mạch - PGS.TS. Hồ Huỳnh Thùy Dương
13 p | 64 | 2
-
Bài giảng Khám tuyến giáp - BS. Lê Hùng
45 p | 9 | 2
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 10: Xét nghiệm cận lâm sàng tiêu hoá
6 p | 34 | 1
-
Bài giảng Dịch tễ học và chẩn đoán bệnh ruột viêm - BS. Đặng Thúy Hà
60 p | 1 | 1
-
Một số kỹ thuật xét nghiệm chỉ điểm khối u
3 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn