intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một Tháng Hay Một Năm

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

61
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tình cờ gặp lại Vũ trong quán cà phê. Anh hầu như vẫn như xưa, ánh mắt nhìn vẫn ấm áp nhưng có vẻ thoáng buồn. Tôi hỏi anh về người yêu cũ, anh bật cười cải chính: - Không thể gọi là người yêu được, lúc đó chúng tôi rất thân nhau nhưng chỉ có tôi yêu cô ấy, còn cô ấy không bao giờ yêu tôi, không bao giờ coi tôi là người tình. Anh trầm ngâm trước khi nói tiếp:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một Tháng Hay Một Năm

  1. Một Tháng Hay Một Năm Tình cờ gặp lại Vũ trong quán cà phê. Anh hầu như vẫn như xưa, ánh mắt nhìn vẫn ấm áp nhưng có vẻ thoáng buồn. Tôi hỏi anh về người yêu cũ, anh bật cười cải chính: - Không thể gọi là người yêu được, lúc đó chúng tôi rất thân nhau nhưng chỉ có tôi yêu cô ấy, còn cô ấy không bao giờ yêu tôi, không bao giờ coi tôi là người tình. Anh trầm ngâm trước khi nói tiếp: - Quả tình tôi không biết bây giờ cô ấy vui hay buồn, có lẽ cả hai. Qua bạn bè tôi biết hình như cô ấy có chút cay đắng vì cho rằng tôi đã đem những lời yêu đương dành cho cô ấy trước đây gửi một người khác, và cô ấy nghĩ là tôi đã giả dối trong tình yêu. Tôi chỉ cưởi, hỏi anh: - Thật không? Anh lắc đầu: - Cô ấy trách tôi mà không nghĩ tới nguyên nhân, và thực ra tôi cũng chẳng có tình yêu mới nào. Bạn bè gặp nhau chào hỏi thân tình chứ không có nghĩa là yêu đương như cô ấy nghi ngờ. - Anh vẫn còn yêu cô ấy? Anh thở dài: - Tôi vẫn nhớ và nghĩ tới cô ấy rất nhiều. Không biết như thế có phải là yêu không! Tôi bật cười: - Có thương mới nhớ. Chưa quên tức là vẫn còn yêu.
  2. Anh cũng nhẹ mỉm cười: - Cái gì cũng cần có thời gian. Một tháng hay một năm rồi cũng qua. Tôi định hỏi nữa nhưng anh đã xua tay: - Cô hỏi tôi thế là đủ, còn cô dạo này ra sao? Tôi cười buồn: - Cùng một lứa bên trời! Anh không thấy Thúy đi uống cà phê một mình đây sao. - By choice? - Cứ cho là thế, vì cũng đâu có lựa chọn nào hơn. Châu về VN dạy học và làm từ thiện. Thúy không có chút cảm tình nào với nơi đó nên không đi theo. Anh đưa mắt nhìn xa vắng: - Có một thời tôi cũng muốn làm như vậy nhưng hoàn cảnh không thuận tiện. Cũng may vì bạn bè tôi ai cũng phản đối dù tôi chỉ muốn về phục vụ cho quần chúng, cho lớp người trẻ, chứ không phải cho chế độ. - Châu cũng nói với Thúy như vậy, nhưng đọc về những gì đang xảy ra bên đó Thúy thấy như đất nước thiếu an ninh, thiếu cả tình người, nhất là đối với những người ở xa về thăm quê hương. Anh nhìn tôi dò hỏi: - Cô cũng lớn lên ở Mỹ như Châu, tại sao quan điểm lại trái ngược, nhất là đã học cùng trường, biết nhau từ nhỏ, yêu thương nhau từ khi ra đời? Tôi thở dài: - Có lẽ là ảnh hưởng gia đình. Bố Thúy là cựu quân nhân, bị đầy ải hơn mười năm trên rừng núi Bắc Việt, căm thù chính quyền bên đó nên dù rất nhớ thương quê cũ, hơn hai mươi năm nay vẫn không trở về một lần. Ông ấy không can thiệp vào đời sống của Thúy nhưng đã từng nói thẳng với Thúy là sau này không muốn thấy Châu trong nhà mình.
  3. - Ông cụ hơi khắt khe, thế nhưng cũng không trách được những người đã mang một mối thù cá nhân với chế độ hiện thời ở VN như bác. Tôi buồn rầu nói thêm: - Thúy cũng không nghĩ là Châu sẽ trở về, và có trở vể cũng sẽ mang theo một cô Tiền Giang tóc dài da trắng, mảnh mai yêu kiều chứ đâu có “tomboy” như Thúy. Anh lắc đầu tủm tỉm cười: - Thúy cũng đã khác xưa nhiều. Không còn để tóc ngắn, mặc quần short, đeo backpack, cưỡi xe đạp chạy long nhong trong trường như xưa! Tôi bật cười nhưng rồi chợt thấy luyến tiếc: - Ngày vui qua mau, phải không anh? Thoáng một cái mà Thúy đã ra trường được hơn năm năm. - Vẫn làm cho hãng KPMG International? - Dạ. Còn anh? - Long đong hơn Thúy nhiều. Hơn mười năm nay làm cho mấy hãng, và hãng nào cũng lăn quay ra chết ngắc! Hiện đang “between jobs” - Ha ha! Tại anh ham làm giầu, chọn toàn startups. Đúng không? Anh gật đầu: - Thất nghiệp đi chơi long nhong cũng vui. Và cũng có thì giờ viết lách lăng nhăng cho đời đỡ buồn. Cũng như một cuộc tình, niềm thất vọng về đời sống một tháng hay một năm rồi cũng sẽ qua. Anh nói vậy nhưng mắt anh nhìn xa vắng, có lẽ đang nghĩ tới một điều gì mông lung. Tôi biết anh từ ngày mới vào trường, khi đó anh đang là chủ tịch hội sinh viên VN, và đang làm luận án tốt nghiệp. Anh đã coi tôi và Châu như em, dẫn dắt chúng tôi những bước đầu tiên dưới khung trời trường đại học. Sau này thỉnh thoảng tôi vẫn gặp anh trong
  4. những sinh hoạt của cộng đồng người Việt, và cũng nghe bạn bè nói nhiều về anh khi anh và Kiều Oanh, một thời là hoa hậu của trường, gắn bó với nhau. Uống cạn ly cà phê tôi đứng lên: - Thúy phải trở về hãng, hết giờ break rồi. Rất vui gặp lại anh, thỉnh thoảng email cho Thúy nhé. Anh gật đầu, giơ cao tay vẫy chào. Ra tới cửa tôi quay đầu lại, anh vẫn ngồi đó nhìn theo lặng câm. Một mối tình buồn, những ngày trống vắng vì không có việc làm – tôi nghĩ thầm – và bỗng dưng tôi thấy thương anh. *** Hơn một năm nay, từ ngày Châu về VN theo đuổi lý tưởng của riêng mình, tình yêu của chúng tôi hầu như đã phai mờ. Thỉnh thoảng Châu vẫn viết thư cho tôi, vẫn thiết tha và nhiệt tình với những gì đang làm, vẫn nói là nhớ tôi – I miss you so much – nhưng hầu như không bao giờ nhắc tới những ngày chúng tôi yêu nhau khăng khít. Trả lời Châu cũng chỉ là những lời thăm hỏi thường tình tôi vẫn dùng mỗi khi liên lạc với bạn bè. Tôi cũng không còn cay đắng như xưa khi Châu chia tay tôi, chọn lý tưởng thay vì tình yêu. Có lẽ anh Vũ đã nói đúng, một tháng hay một năm rồi chuyện buồn nào cũng sẽ qua, nếu không có những biến cố làm thức dậy những gì tưởng như là đã chết cùng thời gian. Tôi đã khóc nước mắt nhạt nhoà khi nghe tin Châu sẽ không bao giờ trở về, hay đúng hơn là Châu đã trở về trong chiếc bình đựng tro tàn. Hạnh, em gái Châu gọi, vừa khóc vừa báo tin: - Anh Châu mất rồi. Tôi hốt hoảng: - Em nói gì? Anh Châu mất rồi sao? Có tiếng nấc trong điện thoại: - Cuối tuần anh ấy được một người bạn chở bằng xe gắn máy đi chơi. Anh Châu rất mê chụp hình, đi đâu cũng đeo chiếc camera to đùng, chẳng may bị kẻ gian kè theo xe, giật
  5. máy làm anh ấy ngã đập đầu xuống đường, chở vào nhà thương thì đã hôn mê. Mẹ em được tin, lập tức bay về VN nhưng cũng không kịp. Anh ấy qua đời khi mẹ em còn kẹt trong phi trường vì thủ tục hải quan rườm rà. Không thấy tôi trả lời nhưng nghe tiếng tôi nức nở, Hạnh bùi ngùi: - Đúng là số phận! Nhưng dù sao thì anh Châu cũng đã theo đưổi và phần nào thực hiện được ước mộng của mình. Gia đình em ai cũng buồn, và em chắc là chị cũng vậy. Mẹ em đã mang tro tàn của anh Châu về chùa Liễu Quán, và sáng chủ nhật tuần này sẽ làm lễ cầu siêu cho anh. Em báo tin để chị tùy nghi. Cố nén tiếng nấc, tôi thẫn thờ: - Cám ơn em. Chị sẽ lên chùa dự lễ. Cho chị gửi lời chia buồn với hai bác và gia đinh em. Hạnh tắt máy sau khi nói thêm vài lời chỉ dẫn đường lên chùa. Tôi lau nước mắt ngồi thừ người nghĩ về những ngày vui khi tôi và Châu có nhau. Ngay lúc đó Vũ gọi chia buồn với tôi vì anh cũng đã nghe tin. Giọng anh trầm ấm nhưng tôi cũng không biết nói gì, chỉ cám ơn anh và vắn tắt hẹn gặp anh trên chùa vào cuối tuần. *** Liễu Quán là một ngôi chùa nhỏ, ở một nơi xa thành phố nên ít người tới hành hương. Buổi lễ chưa bắt đầu nhưng người nhà của Châu đã có mặt đầy đủ. Tôi ngại ngùng tới chào mẹ của Châu, và lúng túng nói lời chia buồn. Bà ôm tôi khóc vùi làm tôi cũng ứa nước mắt. Từ ngày tình yêu tan vỡ tôi chưa một lần trở lại thăm gia đình Châu nhưng tôi biết mẹ Châu lúc nào cũng thương mến tôi, và trước đây đã từng coi tôi như con cái trong nhà. Rời vòng tay bà, tôi tới gần bàn thờ thắp nhang cúi lạy trước di ảnh người quá cố. Trong hình mắt Châu sáng ngời và nụ cười thật tươi. Tôi thấy đau quặn, và dù không muốn nước mắt tôi lại trào ra lăn dài trên má. Thân nhân của Châu đều ngồi trước bàn thờ với cuốn kinh mở rộng khi buổi lễ bắt đầu. Tôi lùi lại phía sau, đứng dựa lưng vào tường, mơ hồ nghe lời kinh như từ một cõi xa vời, không biết là Vũ đã đến gần cho đến khi anh nắm nhẹ bàn tay tôi.
  6. Tôi thì thầm: - Anh mới tới? Anh gật đầu, ghé sát tai tôi: - Cũng đã khá lâu nhưng đứng bên ngoài. Có nhìn thấy Thúy thắp nhang cho Châu. Chúng tôi đứng sát vào nhau cho tới khi tan lễ. Vũ nói nhỏ là anh chờ tôi ngoài sân, trong lúc tôi chào từ giã gia đinh Châu. Mẹ Châu vẫn còn quyến luyến, ôm vai tôi dặn dò, mong tôi tới nhà chơi thường, nhưng tôi biết là tôi sẽ không bao giờ trở lại vì tôi không muốn khơi lại nỗi buồn. Một cuộc tình đã đi qua, tôi còn một đời để sống, để nhớ và để quên. Gặp lại Vũ ở ngoài sân chùa, tôi nói vu vơ: - Anh đợi Thúy lâu không? Anh lắc đầu, hỏi tôi có muốn đi uống cà phê với anh không. Tôi trù trừ rồi nhẹ thở dài: - Khi khác đi anh. Thúy mệt, muốn về nhà nằm nghỉ một chút. Cám ơn anh đã tới chia buồn. Anh chỉ nhẹ gật đầu, theo tôi ra tận chỗ đậu xe, mở cửa cho tôi, và khi tôi đã ngồi yên trước tay lái anh mới nói: - Thúy lái xe cẩn thận. Gọi cho anh khi thấy buồn, hay vì bất cứ một lý do gì. Tôi nắm nhẹ bàn tay anh: - Thúy về. Gặp lại anh sau. Khi xe đã lăn bán, tôi quay cổ lại nhìn. Anh đưa tay vẫy. Bóng anh đổ dài trên bãi đậu xe, trông anh thật cô đơn. Chợt tôi nhận ra là anh đã vừa đổi cách xưng hô. Lần đầu tiên anh xưng “anh” với tôi, và tôi cũng nhớ ra là lúc đứng sát nhau trong chùa anh đã giữ bàn tay tôi trong bàn tay ấm áp của anh thật lâu. Nghĩ tới bóng dáng cô đơn của anh, và sự trống vắng trong lòng mình, tôi ngừng xe bên vệ đường, lấy điện thoại bấm số gọi anh. Khi anh trả lời, tôi nói vắn tắt:
  7. - Anh đến quán cà phê chỗ cũ. Em chờ. Không để anh trả lời, tôi tắt điện thoại, ngượng ngùng vì mình vừa xưng “em” với anh. Giang Trân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2