intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MỘT VÀI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TĂNG HUYẾT ÁP

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

152
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Huyết áp là lực tác dụng của dòng máu lên thành của mạch máu. Khi được đo huyết áp, bạn thường nghe nhân viên y tế nói là : 120/70 mmHg. Có nghĩa là huyết áp tâm thu của bạn là 120 mmHg và huyết áp tâm trương của bạn là 70 mmHg. Huyết áp bình thường khi ≤ 120/80 mmHg. Thế nào là tăng huyết áp? Một tên gọi khác thường dùng trong dân gian là “Tăng xông”. Nếu bạn là người lớn, khi huyết áp tâm thu của bạn ≥ 140 mmHg, hay huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MỘT VÀI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TĂNG HUYẾT ÁP

  1. MỘT VÀI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TĂNG HUYẾT ÁP Bs Ngô Quang Thi Huyết áp là gì? Huyết áp là lực tác dụng của dòng máu lên thành của mạch máu. Khi được đo huyết áp, bạn thường nghe nhân viên y tế nói là : 120/70 mmHg. Có nghĩa là huyết áp tâm thu của bạn là 120 mmHg và huyết áp tâm trương của bạn là 70 mmHg. Huyết áp bình thường khi ≤ 120/80 mmHg. Thế nào là tăng huyết áp? Một tên gọi khác thường dùng trong dân gian là “Tăng xông”.
  2. Nếu bạn là người lớn, khi huyết áp tâm thu của bạn ≥ 140 mmHg, hay huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg, bạn đã bi tăng huyết áp. Nếu không điều trị và khống chế huyết áp ở mức độ cần thiết sẽ rất nguy hiểm, nó sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim và đôt quị. Triệu chứng của tăng huyết áp: Đa số bệnh nhân không có triệu chứng, vì vậy tăng huyết áp được gọi là “sát thủ thầm lặng”. Một số bệnh nhân có biểu hiện: đau đầu, đau cổ, chóng mặt, cảm giác phừng mặt… Nguyên nhân tăng huyết áp: Một số ít bệnh nhân có nguyên nhân rỏ ràng, tăng huyết áp là do bệnh mạch máu thận, bệnh thận, bệnh tuyến thượng thận, u tăng tiết các hormon gây tăng huyết áp, do thuốc điều trị….Còn lại, > 90 % bệnh nhân không có nguyên nhân chính xác của tăng huyết áp. Vì vậy, thường gọi là tăng huyết áp vô căn. Ai là người có nguy cơ tăng huyết áp: Trong gia đình có người tăng huyết áp.
  3. Người trên 35 tuổi. Ăn nhiều muối. Uống nhiều rượu. Ít họat động thể lực. Béo phì. Bệnh nhân bị bệnh Goute, tiểu đường, thận. Phụ nữ mang thai. Phụ nữ dùng thuốc điều hòa kinh nguyệt, tăng huyết áp khi mang thai. Tôi nên làm gì khi bị tăng huyết áp? Giãm cân nếu béo phì. Ăn ít muối, giãm uống rượu. Chế độ ăn nhiều chất xơ như rau, quả, giãm chất béo như: mở, lòng đỏ của trứng… Tập thể dục và tăng họat động thể lực. Điều trị các bệnh Goute, tiểu đường, thận nếu có.
  4. Uống thuốc đều mổi ngày theo toa của bác sĩ. Phải biết mức huyết áp cần giới hạn của bạn và cố gắng để duy trì huyết áp đó. Tôi phải điều trị như thế nào? Nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch, tùy theo mức độ bệnh của bạn và sau khi kiểm tra các yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ đưa ra mức huyết áp bạn cần đạt được và thuốc điều trị phù hợp. Thuốc sẽ không điều trị dứt điểm bệnh tăng huyết áp của bạn, nó có tác dụng ổn định huyết áp, làm cho sức khỏe của bạn tốt hơn và giãm các tai biến như bệnh tim, đột quị. Và có thể nói, bạn sẽ chung sống với thuốc trong suốt phần đời còn lại của mình vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bạn và gia đình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2