Mùa hè nắng nóng nên uống nước thế nào cho hợp lý
lượt xem 4
download
Nước là một thành phần không thể thiếu được của mọi cơ thể sống. Ở người trưởng thành, nước chiếm 2/3 cân nặng cơ thể. Tuổi càng trẻ, cơ thể càng nhiều nước: bào thai có 90% nước, trẻ sơ sinh có 74%. Nước cần thiết cho các hoạt động diễn ra trong cơ thể chúng ta. Nước và chất lỏng nói chung đóng vai trò quan trọng, thực hiện 4 chức năng chính
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mùa hè nắng nóng nên uống nước thế nào cho hợp lý
- Mùa hè nắng nóng nên uống nước thế nào cho hợp lý Vai trò của nước đối với cơ thể Nước là một thành phần không thể thiếu được của mọi cơ thể sống. Ở người trưởng thành, nước chiếm 2/3 cân nặng cơ thể. Tuổi càng trẻ, cơ thể càng nhiều nước: bào thai có 90% nước, trẻ sơ sinh có 74%. Nước cần thiết cho các hoạt động diễn ra trong cơ thể chúng ta. Nước và chất lỏng nói chung đóng vai trò quan trọng, thực hiện 4 chức năng chính: Là dung môi của các phản
- ứng hoá học trong cơ thể; là chất phản ứng hoá học của nhiều phản ứng sinh hoá; là chất bôi trơn; Là chất điều hoà nhiệt độ. Do vậy, nếu cơ thể bị thiếu nước, hoạt động của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Nhu cầu nước của mỗi người Nước được cung cấp cho cơ thể hàng ngày từ thức ăn và nước uống. Do đó ngoài lượng nước có trong thức ăn, mỗi ngày chúng ta cần phải uống thêm nước để cung cấp đủ nhu cầu của cơ thể. Uống nước là một nhu cầu tối cần thiết của cơ thể, đặc biệt với trẻ nhỏ. Người ta có thể nhịn ăn hằng tuần nhưng không thể sống nổi vài ngày nếu không được uống nước. Nhu cầu nước
- thay đổi tùy theo thời tiết, tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ lao động …của mỗi người . Một người trưởng thành, khỏe mạnh, lao động vừa phải, trong điều kiện thời tiết bình thường, mỗi ngày cần khoảng 2,5 lít nước. Ngoài lượng nước có trong thức ăn, mỗi ngày cần phải uống thêm khoảng 1,5 lít nước. Nếu lao động nặng, làm việc ở ngoài trời nắng hoặc trong các phân xưởng nóng thì phải uống nhiều nước hơn. Mùa hè nắng nóng, mồ hôi thoát ra nhiều cơ thể cần nhiều nước để bù cho lượng mồ hôi thoát ra nhằm cân bằng nhiệt độ cơ thể.
- Người lớn tuổi có lượng nước trong cơ thể ít hơn so với người trẻ tuổi. Nhu cầu nước cho người lớn tuổi tối thiểu là 1,5 lít trong một ngày. Nhu cầu nước của trẻ em cao gấp 3-4 lần người trưởng thành. Nước được đưa vào cơ thể trẻ một phần do bữa ăn cung cấp (khoảng 450-550ml), một phần do chuyển hóa chất trong cơ thể đem lại (chừng 100-150ml); phần nước còn lại phải được đưa vào cơ thể bằng đường uống. Lượng nước cần cung cấp hàng ngày cho trẻ được tính theo công thức: 100ml nước/ kg cân nặng cho 10kg thể trọng đầu tiên + 50ml nước/ kg cân nặng cho 10 kg thể trọng tiếp theo + 20ml nước/kg cân nặng cho phần trọng lượng cơ thể còn lại. Ví dụ em bé cân nặng 21 kg, lượng nước
- cần cho mỗi ngày: !000ml cho 10 kg cân nặng đầu tiên+ 500ml cho 10 kh cân nặng tiếp theo + 20ml cho 1 kg cân nặng cón lại = 1520ml nước, trong số đó có khoảng 550-700 ml nước được cung cấp qua bữa ăn và quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể, em bé cần uống thêm khoảng 970 – 850 ml nước. Nếu trẻ hoạt động nhiều, hoặc những ngày trời nóng nực, cần cho trẻ uống thêm. Trường hợp trẻ bị sốt cao, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp, nôn ói... nhu cầu nước còn cao hơn nhiều. Khi nhiệt độ cơ thể tăng thêm 1oC, nhu cầu nước sẽ tăng thêm 12%. Trẻ bị tiêu chảy nặng có thể mất tới 1 lít nước trong 1 giờ. **Lưu ý:
- Những bệnh nhân bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, phù nề bàn chân, bệnh thận cần tránh uống quá nhiều nước, nên uống nước theo chỉ định của thầy thuốc. Không nên uống nhiều nước trong khi ăn. Nước sẽ làm loãng dung dịch acit Hydrocholoric, dịch vị và enzym trong dạ dày gây ra chậm tiêu hóa. Đa số nước có thêm khoáng chất đều có acit acetic và acit này hay làm hư răng. Biểu hiện báo hiệu cơ thể bị thiếu nước và tác hại của sự thiếu nước
- Có thể quan sát màu của nước tiểu để phát hiện cơ thể có bị thiếu nước hay không. Nước tiểu trong sáng là cơ thể đủ nước, nước tiểu vẩn đục, có màu vàng là dấu hiệu của thiếu nước. Dấu hiệu đầu tiên báo hiệu cơ thể bắt đầu bị thiếu nước là cảm giác khát. Khi đó, cơ thể đã bị mất 1-2% nước. Khi cơ thể mất 5% nước bắt đầu xuất hiện các rối loạn về chuyển hóa chất, có khi bị ngất; Mất 10-15% nước, cơ thể sẽ trong tình trạng nguy kịch, có thể tử vong. Mất nước bao giờ cũng kéo theo mất một lượng đáng kể các chất điện giải (chủ yếu là kali, canxi, íôt, sắt và một số vitamin), hậu quả là nhiều chức phận sống của cơ thể bị ảnh hưởng, các
- phản xạ có điều kiện và phối hợp động tác bị giảm sút rõ rệt, động tác kém chính xác, cơ thể chóng mệt mỏi, khó tập trung, kết quả học tập và làm việc giảm sút. Ngoài ra mất nước dễ làm máu bị cô đặc, tuần hoàn máu về não chậm dễ gây tai biến mạch máu não, đột quỵ. Cách uống nước hợp lý trong mùa hè nắng nóng Mùa hè năm nay nóng hơn bao giờ hết, cộng với việc thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng ngoài trời dễ dẫn đến tình trạng cơ thể không đủ sức chống đỡ vì mất nước quá nhiều, vì
- vậy phải thường xuyên uống nước không để cơ thể rơi vào tình trạng thiếu nước. Đối với trẻ em Cho trẻ uống nước thường xuyên, không chờ trẻ khát nước hay đòi uống nước. Uống mỗi lần ít một, khoảng 100-150 ml nước, 15-20 phút sau lại uống tiếp vì uống nhanh và nhiều nước một lúc làm cho tim phải làm việc nhiều, mồ hôi ra nhanh, lượng nước bốc hơi qua da nhiều hơn. Nếu có uống một chút nước lạnh, phải chú ý sử dụng nước đá từ nguồn nước sạch, được bảo quản, vận chuyển vệ sinh hoặc làm bởi tủ lạnh gia đình.
- Không nên cho trẻ uống nước đá hoặc nước quá lạnh, vì dễ gây làm trẻ bị viêm họng, hư hại răng, hạn chế cho trẻ uống quá nhiều nước ngọt có gas để không làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu khiến trẻ bị thiếu canci. Đối với người cao tuổi Cảm giác khát ở người cao tuổi bị giảm rất nhiều, do đó người cao tuổi nên có thói quen uống nước vào những thời điểm nhất định để khỏi quên và không bị thiếu nước. Thường thường nên uống một ly nước lạnh ngay khi thức dậy và trước bữa điểm tâm. Khi rất khát cũng không nên uống một hơi hết ly nước mà nên uống từ từ từng ngụm một để cho nước có thời gian thấm qua
- thành ruột vào mạch máu, tưới mát các mô tế bào và thỏa mãn nhu cầu khát của một cơ thể bị thiếu nước Mùa hè, thời tiết nóng nực, để giải nhiệt cho cơ thể tốt nhất là nước nấu sôi còn ấm. Những thức uống như nước chè xanh, nước vối rất thông dụng và hiệu quả, vừa giúp cơ thể thanh nhiệt vừa cung cấp các vitamine và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Có thể uống thêm một ít những loại nước ép trái cây, nước mát chế biến từ các loại cây lá như rễ tranh, mã đề, rong biển. Đối với những người có bệnh tim mạch như suy tim, bệnh thận có kèm suy thận …cần tuân theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ về lượng nước uống vào, loại nước nên dùng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
10 rủi ro sức khỏe trong mùa hè
7 p | 148 | 28
-
3 loại thực phẩm nên ăn nhất trong bữa tối
4 p | 93 | 14
-
Cẩm nang mang thai mùa hè
6 p | 97 | 13
-
Ăn, uống gì mùa nóng?
4 p | 90 | 9
-
Món ăn thanh nhiệt
3 p | 104 | 9
-
Phòng bệnh mùa hè ở người cao tuổi
5 p | 91 | 9
-
Mùa hè uống bao nhiêu nước là đủ
4 p | 78 | 6
-
Món ăn giải nhiệt ngày hè
6 p | 96 | 5
-
Nhiễm khuẩn, nhiễm độc do ăn uống - Dùng thuốc gì?
5 p | 91 | 5
-
Ngày hè, ăn gì cho khỏe?
5 p | 100 | 5
-
Nhiễm khuẩn, nhiễm độc do ăn uống Dùng thuốc gì?
4 p | 83 | 4
-
Ăn uống và luyện tập trong những ngày hè của người cao tuổi
4 p | 94 | 4
-
Để luôn khỏe mạnh trong mùa hè nắng gắt
4 p | 67 | 4
-
Ăn uống chống cảm cúm mùa nắng
4 p | 76 | 4
-
Dinh dưỡng mùa nắng nóng
5 p | 77 | 4
-
Những nguyên tắc trong chế độ ăn uống cho người cao tuổi
9 p | 113 | 3
-
Trà thanh nhiệt mùa hè
5 p | 85 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn