Mười năm và bảy ngày
lượt xem 2
download
Tôi có bảy ngày cho một chuyến đi. Bảy ngày cho một “sứ mệnh” hòa giải và trong sâu thẳm, bảy ngày đó cũng để dành cho riêng tôi. Khởi đầu chẳng có gì to tát, chỉ là những va chạm vụn vặt cọng thêm cái cả nghĩ, cái trái tính của người già. Nội giận ba, đòi lên nhà cô Năm, chú Ba ở nơi này, nơi nọ. Sự việc đẩy lên đỉnh điểm khi ba quơ tay hùng hồn tuyên bố: - Má thì cứ phải ở đây. Đụng chuyện còn vác vô bệnh viện cho gần. Nội...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mười năm và bảy ngày
- Mười năm và bảy ngày TRUYỆN NGẮN CỦA NGÔ THỊ Ý NHI Tôi có bảy ngày cho một chuyến đi. Bảy ngày cho một “sứ mệnh” hòa giải và trong sâu thẳm, bảy ngày đó cũng để dành cho riêng tôi. Khởi đầu chẳng có gì to tát, chỉ là những va chạm vụn vặt cọng thêm cái cả nghĩ, cái trái tính của người già. Nội giận ba, đòi lên nhà cô Năm, chú Ba ở nơi này, nơi nọ. Sự việc đẩy lên đỉnh điểm khi ba quơ tay hùng hồn tuyên bố: - Má thì cứ phải ở đây. Đụng chuyện còn vác vô bệnh viện cho gần. Nội ôm ngực rên rĩ: - Trời ơi, má nó đây mà nó đòi vác như vác bao xi-măng. Mẹ ngồi cạnh chỉ biết cười gượng xuê xoa: - Thì má sanh ảnh ra má còn lạ gì tính khí ảnh. Ăn to nói lớn quen rồi. Quả có vậy thật. Ba là dân xây dựng quanh năm đứng công trường chỉ chỏ, hò hét. Về đến nhà cũng cứ quen cung cách ấy. Kết quả nội giận. Nội lên nhà cô Năm thật. Nội bảo “Tao đi chơi, thăm con cháu”. Các cô chú cũng nghĩ thế. Thì cứ để bà cụ đi. Tuổi già hờn mát chút đỉnh rồi đâu lại vào đó. Nhưng nội ở nhà cô gần tháng rồi mà không tính chuyện về. Tình hình có vẻ căng khi bệnh hen và sưng khớp của nội có điều kiện bộc phát. Trời bắt đầu trở gió. Cái lạnh cao nguyên ùa về… Tôi, con chó con của nội, suốt năm tháng tuổi thơ lẻo đẻo theo nội như cái đuôi. Nội cưng tôi nhất, ngay cả bây giờ vẫn vậy. Trước mắt, tôi có một tuần. Nghĩ việc công ty cũ, chuẩn bị bắt đầu nhận việc công ty mới. Bảy ngày đó tôi khăn gói lên nhà cô Năm. Thì cứ đi chơi một chuyến. Một công đôi ba chuyện. Nhà cửa đất này lạ thật. Chỗ cao, chỗ thấp, chỗ vực, chỗ đồi chẳng theo một quy tắc nào cả. Như nhà cô Năm với nhà hàng xóm. Một cái dưới thấp, một cái chót vót trên cao. Cách nhau là một vách đá xù xì rêu mốc. Căn biệt thự bên kia cổng thường im ỉm đóng
- nhưng ô cửa phía trên cao lại mở thường xuyên, và thường sáng đèn khi trời chập choạng tối. Trong quầng sáng đó, nổi bật một bóng người cắm cúi viết lách. Út Hoa đi học về, tay ôm cặp sách, tay chỉ chỏ thầm thì với tôi: “Chú nhà thơ.” Cả tôi và nó cùng cười. Chỉ cần một chút tò mò, cô Năm cho tôi biết anh ta là nhà thơ thứ thiệt. Nghe đâu có một mối tình ướt đẫm sương khuya của núi đồi Đà Lạt. Một người con gái tuyệt vời. Đẹp, hiền, ngoan đạo và mảnh mướt như một chồi non. Anh yêu, yêu đắm đuối nhưng không đủ sức cưu mang. Rồi kết thúc bình thường như bao nhiêu cuộc tình khác. Cô gái đi lấy chồng. Đơn giản thế thôi. Nhưng với nhà thơ thì điều đó khởi nguồn cho tất cả. Mỗi năm, cứ mùa mimosa nhu nhú nụ vàng là anh lại tìm về đây, sáng một ngọn đèn trên ô cửa đó. Tôi ngước lên, gần ô cửa có một cây tùng cây bách gì đó, cao, cao vút. Bóng cây sừng sững in lên bầu trời lam nhạt chập choạng bóng chiều. Trong tôi nghe rớt xuống một nốt nhạc mênh mang. Tôi ấn gót chân xuống sân xoay người một vòng. Tôi đâu có làm thơ. Tôi khác. Đã có lối vào ắt phải tìm được lối thoát ra. Vấn đề là mình có tìm không. Cuộc tình cũng thế. Thì đắm đuối, thì thiết tha… Tôi đã có bảy năm trời gắn bó. Mối tình đầu của tôi. Trước mắt tôi chỉ cho tôi đúng bảy ngày. Bảy ngày không hơn không kém. Tôi sẽ xóa tất và trở về với cuộc sống hối hả đang chờ tôi ở thành phố dưới kia. Tôi không trốn chạy. Không bao giờ. Tôi thừa can đảm để đối diện vấn đề. Tách mình khỏi đám đông ồn ả, tôi đối diện tôi rạch ròi mọi lẽ. Thì còn gì nữa, Nghĩa đó, sẵn sàng đánh đổi bảy năm trời… Con bé ấy, cũng không bé hơn tôi là mấy nhưng ngày đâu tiên chạm mặt cô ta đã vội vàng bám theo tôi xin nhận em nhận chị. Giọng nói ngọt ngào, chớp mắt ngây thơ, đỏng đảnh và điệu đàng. Trang phục văn phòng lúc nào cũng đúng mốt. Cô ta ùa đến như cơn lốc và tôi mất tất cả. Tôi không biết tranh giành. Bởi đàn ông đâu phải là quả bóng. Bờ vai đó là nơi tôi khát khao được tựa vào, đặt trọn vẹn niềm tin cậy. Và tôi sững sờ nhìn tất cả lung lay chao đảo. Tôi quyết định rút lui. Lặng lẽ âm thầm tìm cho mình một lối thoát. Tôi phải thoát. Tôi sải những bước dài về phía cuối vườn, leo lên mấy bậc đá, ló đầu vào vườn nhà bên cạnh. Bà Thêm đang loay hoay bên sàn nước quay lại nhìn tôi cười. Dáng bà gầy nhom,
- lọt thỏm trước ngôi nhà rộng lớn. Bà là quản gia, một tay chăm sóc cơ ngơi này từ lâu lắm rồi. Hôm mới lên đây, gặp tôi bà mừng lắm, lân la chuyện trò suốt. Không buồn sao được, quanh năm suốt tháng chỉ mình bà vào ra. Họa hoằn lắm gia đình chủ mới lên đây mươi bữa gọi là nghĩ dưỡng. Quên, còn có ông nhà thơ, em bà chủ nữa chứ. Nhưng ông ấy đâu để ý đến ai. Ông còn bận nhốt mình trong tháp ngà mà sáng tác. Tôi leo thêm một bờ dốc thoai thoải nữa và vào hẳn vườn bên. Bà Thêm đưa đôi ủng bê bết đất đỏ săm soi: - Hôm qua mới lùng sục ở đâu về. Thế này đây… Tôi suýt phì cười. À, thì ra anh ta vừa mới “hạ sơn”.Bà lại đưa đôi ủng vào vòi nước. Tiếng nước chảy xè xè, đất đỏ chảy thành dòng lênh láng.: - Khổ lắm, ai cũng bảo cưới vợ đi. Cả chục năm rồi. Đàn ông tuổi này mà cứ thui thủi đi một mình về một mình trông cứ tồi tội thế nào ấy. Vừa cọ rửa kỹ càng đôi ủng vừa nheo nheo đôi mắt già nua, bà Thêm lẩm bẩm: - Còn gì đâu mà chờ không biết. Cơ mà người ta cũng đã tay bế tay bồng… Chờ gì không biết. Mà chờ đến mười năm. Mười năm tang chế cho cuộc tình hẳn râu tóc anh ta phải dài lê thê như đạo sĩ.. Tôi cười một mình, hình dung ra cô gái ấy. Đẹp và yếu đuối. Nàng thơ nào cũng thế mới gợi nguồn cảm hưng bất tận của thi nhân. Ngước mắt, tôi nhìn lên. Bóng cây tùng vượt mái nhà cao chót vót in hình trên bầu trời thênh thang mây trắng. Trên đó có một tình yêu vượt thời gian, mênh mang sương khói. Còn dưới này là tôi. Tôi với cuộc tình quá đỗi đời thường. Tôi đi loanh quanh khu vườn rộng đầy màu xanh cây lá. Lên đây tôi không đi chơi xa. Chỉ quanh quẩn bên nội. Hết sân đến vườn. Hết vườn nhà mình lại lân la qua vườn hàng xóm. Bà Thêm luôn sẵn sàng mở cửa cho tôi. Hai mảnh vườn cọng lại cũng đủ cho tôi vừa đi vừa gẫm chuyện đời. Tôi cúi đầu nhớ những buổi chiều… Những buổi chiều Nghĩa ghé công ty tôi giờ tan sở. Tôi cho xe mình vào bãi giữ xe rồi ngồi sau lưng Nghĩa. Hai đứa chạy vòng vòng nhìn phố xá, nhìn kẻ lại người qua. Đi ăn tối, đi cà-phê ca nhạc.Đó là những phút giây hai đứa tự thưởng cho mình sau những tất bật lo toan… Những lần ghé qua đó, cô em kết nghĩa của tôi cũng quanh quẩn nói cười tíu tít. Những
- lần ghé sau nữa, thật bất ngờ và lẹ làng, một bịch nhỏ trái cây được mắc vào xe Nghĩa. Chỉ hai trái quýt thôi. Tôi và Nghĩa nhìn nhau cười. Tối đó, chúng tôi có thêm phần tráng miệng. Riết rồi quen. Người ta có chỉ chỏ bàn tán cái gì đó tôi cũng không lưu tâm. Nhưng một bữa, Thảo, bạn cùng phòng cười cười bảo tôi: “Mày mà đòi làm chị nhỏ Hà. Cở như mày á, con đó nó nuốt không dầu, không giấm.” Tôi ngớ người ra. Nuốt? Mà nuốt cách nào? Tôi bắt đầu để ý hơn cô em kết nghĩa và bắt đầu thắc mắc. Ờ… những món quà vặt đó… Gặp nhau cả ngày sao Hà không trao cho tôi mà cứ đợi giờ về mắc vào xe Nghĩa. Vậy là Hà tặng ai? Tôi? Nghĩa? Tôi mơ hồ tìm một lời giải đáp. Câu trả lời đến không lâu. Chiều đó, Nghĩa vừa ghé công ty tôi thì trời đổ mưa. Giờ tan sở, người ta vội vã ra vế. Những bước chân lên xuống cầu thang hối hả. Áo mưa, xe cộ chen nhau.. Hà dắt xe ra, loay hoay hoài không nổ máy được. Nghĩa vôi vàng dựng xe chạy ra giúp. Cũng không xong. Hai người trao đổi cái gì đó. Nghĩa ngoái lại phía tôi: - Trời mưa thế này chắc mình cũng chẳng đi đâu được. Thôi, để Hà gởi xe lại công ty. Anh đưa Hà về đã nhé. Tôi chưa kịp hiểu vấn đề nhưng vẫn gật đầu. Chuyện đơn giản thế thôi vậy mà sáng hôm sau không khí làm việc quanh tôi lạ lắm. Cả phòng đang nói cười rôm rả, thoáng thấy bóng tôi tất cả đều im bặt, lãng đi chỗ khác. Anh trưởng phòng đi ngang qua chỗ tôi ngồi đưa tay vuốt đầu tôi. Cái vuốt tóc của anh Hai dành cho cô em tội nghiệp. Tôi nhìn anh ngơ ngác. Nhưng tôi đâu có tối tăm gì. Tôi nhận ra ngay sau đó. Những đổi thay bắt đầu lộ diện. Nghĩa vẫn đến tìm tôi, nhưng tôi trước mặt mà vẫn ngó ngược ngó xuôi. Đôi lúc lại sững người như tôi không hề hiện diện. Rồi từ từ những cái hẹn thưa dần, thưa dần… Cùng thời điểm này người ta đồn râm ran thấy hai người đó sóng đôi chỗ này chỗ nọ. Thực hư chẳng biết đâu vào đâu. Tôi điếng người. Tôi quay quắt. Tôi lạc mất hồn nhưng gồng người trấn tỉnh. Không, phải thoát. Chuyển việc làm. Tôi dự hàng chục cuộc phỏng vấn và quyết tâm chọn cho mình nơi xứng đáng. Tôi sẽ đàng hoàng bước ra khỏi cuộc đời anh. ***
- Thế là xong, mọi chuyện đều êm đẹp. Có tôi hủ hỉ nhỏ to nội xiêu lòng. Tôi gọi điện về nhà. Mai ba lên đón nội là xong. Lòng tôi thanh thản lạ. Còn bao nhiêu người thân yêu bên cạnh. Mắc mớ gì tôi phải chết lên chết xuống vì một con người chẳng nghĩa lý gì.Tôi mong chờ gì ở anh ta? Không, tôi sẽ xóa sạch. Đơn giản và nhẹ nhàng. Tôi ngước nhìn lên, bắt gặp ngọn tùng cao vút. Mười năm… Sao lại phải loay hoay đến mười năm, hả trời? Quên, anh ta là nhà thơ mà. Nhà thơ thì phải khác. Phải có vết thương, phải đau đớn để khóc, để cười. Vì đó là nguồn sống của thi ca. Có thế cuộc tình mới cao vời vợi. Mà nói thật, nếu lỡ tình cũ có phôi pha, vết thương lỡ có lành thì anh ta cũng lò dò xuống núi kiếm cô nào đó để được đâm một dao trí mạng. Rồi lại lết về ôm vết thương lòng rên tiếp. Tôi lại cười một mình. Điện thoại báo có tin nhắn. Buông vội cành hồng trỉu quả tôi thò tay vào túi. “Với 6000đ quý khách được miễn phí…” Tôi cau mày. Toàn là quãng cáo vớ vẫn. Chiều qua tôi nhận được tin nhắn của Nghĩa. “Anh đến công ty nhưng không gặp em…” Chuyện tôi nghĩ việc cả công ty ai mà chẳng biết. Đánh chết con nhỏ đó cũng học lại với anh. Còn vờ vĩnh. Anh ta muốn thăm dò gì nữa đây? Không nói ra nhưng mối quan hệ chúng tôi đã lỏng lẻo lắm rồi, dẫu chưa hoàn toàn cắt đứt. Anh ta muốn đẩy vai trò chủ động cho tôi chăng? Thế thì tôi sẽ là người quyết định dứt khoát vậy. Tôi trả lời bằng một tin nhắn. “Em đã có công việc mới. Và sẽ bắt đầu lại, tất cả. Chúc anh vui.” Ừ, câu cú coi bộ cũng gãy gọn, súc tích. Đủ ý, đủ tình. Ngày xưa mình học văn đâu có tệ. Không biết anh ta phản ứng thế nào đây? Thế là từ tối đến giờ tôi không rời chiếc di động. Đứng ngồi không yên, tôi mò mẫm ra địa chỉ một cô bạn học cũ. Tôi khăn áo đi chơi. Chỉ một chuyến xe ôm thôi, tôi tìm ra ngôi nhà nho nhỏ xinh xinh với cây hồng đang mùa quả chín. Gặp bất ngờ, hai đứa tíu tít chuyện này chuyện kia nhưng mục tiêu Loan nhắm vào vẫn là vấn đề tình cảm. Tôi cố gắng né tránh mà chẳng được đành ậm ừ cho qua chuyện. “Ừ, thì quen cũng chừng sáu bảy năm”. Loan trợn tròn đôi mắt: - Sao không cưới? Mày có khùng không? Thời buổi này chỉ cần sáu bảy tháng cho một cuộc tình. - Thì cứ để từ từ…
- - Từ từ để ổn địng công việc, lo lắng nhà cửa, thu xếp tương lai… nghĩa là cùng nhìn về một hướng phải không? Yêu kiểu “hàn lâm” đó lạc hậu mất rồi, em ơi. Tao cảnh báo nhé. Coi chừng con khác cuỗm mất. Tôi nghe đau nhói ở tim. Sao lại phải coi chừng? Mà coi chừng thế nào cơ chứ? Tôi tránh cái nhìn xoi mói của Loan. Xỏ vội đôi dép, tôi ùa ra sân níu lấy cành hồng trỉu quả. Đang mùa quả chín, cành lá rũ mềm ngả xuống tay tôi. Tiếng cười rộn ràng cả vuông sân nhỏ. Loan chọn lựa từng trái, gói ghém cho tôi cẩn thận, còn mang ra một bịch hồng giòn: “Ba ngày nữa ăn được. Bà mang về Sàigòn là vừa.” Tôi nai nịt gọn gàng. Hồng giòn cho vào ba lô vác trên vai, hồng chín cầm tay lủng lẳng. Loan nghiêng nhiêng đầu ngó tôi nhận xét: - Trời sanh mày ra không phải để mang vác thế này đâu. Khổ! Tôi xóc lại ba lô vẫy tay chào bạn. Cuộc đời mà. Dựa dẫm vào ai. Tưởng đâu là phái mạnh cơ đấy. Con gái nó mới dợt có hai đường quyền đã hồn xiêu phách lạc. Muốn không phải dựa dẫm vào ai thì phải biết liệu thế mà mang mà vác.Thế này cũng có cái hay. Mình đủ sức bước đi, vững vàng bước đi, đi một mình. Chỉ cần đi hết con hẻm ngắn này thôi là gặp đường chính. Xe ôm mời chào đầy rẫy. Bàn chân tôi nhún nhảy trong đôi giày vải êm êm. Lại có tín hiệu báo tin nhắn. Tôi thò tay vào túi hấp tấp. “Bạn cần tải bài hát…” Lại vớ vẫn. Tôi đâm bực. Quãng cáo đâu mà liên tục. Tiện tay tôi mở máy. Dòng chữ hiện ra: “Anh đến công ty nhưng không gặp em…” Nghĩa! Tôi không ngăn được một tiếng gọi thầm. Anh đã nhận được tin nhắn trả lời của tôi chưa? Ừ, thì vậy đó, tôi dứt khoát, Nhưng còn anh? Quyết định ra sao thì cũng phải trả lời trả vốn, nói tới nói lui đôi câu chớ. Sao im lặng vậy? Chắc lại bỏ quên điện thoại đâu đó. Cái tật cố hữu của anh mà.Cái gì cũng quên tất. Có cái áo mưa cũng đụng đâu quăng đó. Coi chừng lại trúng mưa… Hai ba chiếc xe ôm trờ tới nhưng tôi cứ cúi đầu lầm lũi bước. Bầu trời chùng xuống và gió rất nhiều. Tôi ngó quanh. Bên đường, một con hẻm nhỏ đi xuống với một mũi tên màu trắng “Cà-phê Sỏi Đá”. Phải rồi, hồi nãy chú xe ôm bảo tôi từ đây đến nhà nếu đi đường tắt sẽ rất gần. Chỉ cần băng qua thung lũng theo con đường “Cà phê Sỏi Đá”. Ngập ngừng đôi chút, tôi quyết định bước xuống. Để coi
- quán cà phê này ra sao. Con đường dốc lôi tuột tôi đi vào khúc quanh. Vài mái nhà nho nhò, rất nhiều hoa và dưới chân tôi đá sỏi khua lạo xạo. “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau…” Tôi bước đi với câu hát mênh mang buồn. Một lúc nào đó, bàn chân tôi bỗng ngại ngần dừng lại vì cái hun hút, vắng vẻ của con đường. Nhưng thôi, cứ đi, khi nào hết muốn đi thì ngồi nghĩ, cùng lắm quay lại đón xe ôm. Một bụi dã qùy vàng rực hoa, những bông hoa nở sớm. Không ngăn được tôi dừng lại lỉnh kỉnh mở máy hình. Tuyệt quá. Mầu hoa rực ấm cả buổi chiều. Chụp gần, chụp xa, lưu luyến mãi mới chịu rời đi. Ơi, màu vàng ám ảnh! Bỗng nhiên linh tính như mách bảo có một cái gì bất ổn phía sau lưng. Tôi quay người lại. Một bóng người lầm lũi phía sau tôi. Không gần lắm, không xa lắm. Tôi rảo bước nhanh. Nhìn lại. Vẫn khoảng cách như cũ. Hắn bám theo tôi ư? Để làm gì? Tôi bước nhanh hơn và bắt đầu va vấp. Nhìn lại. Vẫn hắn ta. Một người đàn ông. Pardessus rộng thùng thình, đầu cúi cúi, nét mặt lầm lì của dân giang hồ anh chị. Tiếng sỏi đá khua sau lưng tôi nghe gần hơn, rõ hơn. Tim tôi loạn nhịp nhảy lung tung. Hắn ta điên, tôi chết. Hắn ta say, tôi chết. Hắn ta không điên, không say, tôi cũng khó lòng sống sót. Con đường rút lui coi như bị chặn. Con đường trước mắt chẳng biết phải về đâu. Nhưng phải chạy. Tôi dợm bước, chân nọ đá vào chân kia. Đá qua đá lại thế nào không biết, một chân tôi sa xuống hố đất bùn đỏ quạch. Tôi chới với. Chưa biết hố sâu cạn đến đâu thì một bàn tay chụp lấy người tôi. Tôi lạnh cả xương sống co rúm người lại. Bất ngờ, cơn mưa đổ xuống, ào ạt. Bàn tay rắn như thép ấy lôi tôi xềnh xệch như tóm một con nhái bén. Trong màn mưa thấp thoáng một túp lều giữa luống hoa lúp xúp. Miệng tôi ú ớ. Muốn la lên mà không thể nào la được. Nhưng cũng rất nhanh, tôi được thả ra ngay và mất thăng bằng ngã dúi trước cửa lều. Trời vẫn mưa, mưa ào ạt. Tôi lóp ngóp bò dậy, thở hổn hển đứng dựa vào khung cửa. Đầu óc tỉnh táo lại phần nào, tôi ngó quanh. Những luống cát tường mới nhú hoa. Vắng vẻ, hoàn toàn vắng vẻ. Tôi la lên, có ai cứu tôi không.? Cuối góc lều, trên tấm gỗ mộc gã đàn ông ngồi đó. Hai chân dạng ra, điềm nhiên nhả từng vòng khói thuốc. Tôi rùng mình.Con thú vờn mồi đây. Bỏ bịch hồng cầm tay, tôi tháo ba lô quăng xuống nền đất và không rời khung cửa. Lối thoát của tôi đó. Chạy, nếu có dấu hiệu khẩn
- cấp. Tôi không rời mắt khỏi hắn, chuẩn bị tư thế sẵn sàng. Hắn im lặng nhìn tôi, nhả từng vòng khói thuốc. Cái nhìn bí hiểm. Một bên chực vồ, một bên chực chạy. Bao lâu như thế không biết, đến khi ngoảnh lại thì trời đã hết mưa. Hắn ném tàn thuốc, thản nhiên tiến tới… xách cái ba lô và hất hàm ra cửa. Không còn đủ sáng suốt để nhận định điều gì nữa, tôi líu ríu bước theo. Hắn lột chiếc áo khoác đưa tôi rành rọt ra lệnh khi tôi có dấu hiệu chối từ: - Mặc vào đi. Vừa mưa xuống cô không chịu nổi gió núi đâu. Quả có vậy. Tay tôi tím tái và hai hàm răng cứđánh vào nhau lập cập. Nhưng tôi biết mình đã thoát chết. Tôi làm theo lời hắn như một tên tử tù vừa nhận được lệnh ân xá líu ríu làm theo mệnh lệnh của tên cai ngục. Chiếc áo khoác rộng thùng thình làm vướng chân tôi. Suýt chút nữa tôi lại té vào hố bùn bên cạnh. Hắn ta đỡ tôi bước qua tấm ván dài ai đó đã lót sẵn cho con đường bớt lầy lội. Hắn cắm cúi bước, không quay lại nhưng giọng vẫn rõ ràng từng âm một: - Cô có thấy nguy hiểm không? Tôi thở ra nhè nhẹ. Không, nguy hiểm qua rồi. Tôi biết chắc là tôi đã thoát. Lẻo đẻo, tôi theo chân hắn, bươn bả qua từng lùm cây trảng cỏ. Con đường trải nhựa đột ngột hiện ra trước mắt. Tim tôi rộn ràng khi nghe tiếng động cơ qua lại trên đường. Lòng tôi nở hoa. Tôi hớn hở sóng đôi với hắn lên dốc xuống đồi Những mái nhà xinh xắn ẩn mình dưới bóng cây xanh. Bước chân tôi nhẹ như mây. Ơi, buổi chiều cuối cùng của phố núi. Thỉnh thoảng tôi lại liếc nhìn người bạn đồng hành. Lạ, khuôn mặt “giang hồ tứ chiếng” biến đâu mất. Sao càng lúc tôi càng thấy hắn… đẹp trai. Tóc tai ngắn gọn, mặt mày sáng sủa. Lại cả kính trắng nữa, trời ạ. Hắn ta xuất hiện cứ y như một Lục Vân Tiên thứ thiệt. Thời đại này mà còn Lục Vân Tiên thì quả là hàng hiếm. Mà có vậy thật. Cái mặt tỉnh bơ của hắn chẳng đếm xỉa gì đến sự hiện diện của tôi. Một ba lô đầy hồng của tôi hắn vắt qua vai nhẹ nhỏm, thong thả vừa đi vừa ngó trời. Sao bây giờ cái mặt cứ vác lên trời như thế không biết. Tôi hơi hoang mang. Đến nhà, mình cảm ơn người ta là đúng rồi. Nhưng rồi sao nữa? Có cần nói đôi chút về mình không? Ờ, ờ…
- tui không ở thành phố này… Còn số phôn, lở hắn hỏi? Thì cứ bịa ra. Không, có bao giờ mình dám cho ai số phôn ma đâu. Mà hắn tử tế thế kia… Nhưng cũng kỳ, nếu muốn hỏi thì nảy giờ hắn đã hỏi. Đâu có dấu hiệu gì chứng tỏ hắn muốn biết lai lịch của tôi. Có là Lục Vân Tiên thứ thiệt đi nữa thì cũng phải thắc mắc “tiểu thư con gái nhà ai?” chứ. Tôi bắt đầu vung vẩy đôi giày vải. Tôi đi chậm, mặc, tôi đi nhanh, mặc. Hắn vẫn bình thản bước đều đều. Cổng nhà cô Năm hiện ra trước mắt. Tôi dừng lại, vừa lúng túng vừa lí nhí trong miệng chẳng ra câu cú gì cả. Nhưng hắn cũng đoán biết đây là nhà tôi. Hắn đặt túi hồng xuống, đón chiếc áo khoác từ tay tôi, chậm rãi khoác vào người. Sửa lại cổ áo, hắn đứng thẳng người trước mặt tôi, đuôi mắt nheo nheo lóe một nét cười tinh quái: - Tôi thấy cô bước xuống thung lũng… và trời có thể mưa. Chỉ ngắn gọn thế thôi, hắn quay lưng bước tiếp. Tôi ngớ người ra nhìn theo. Hắn dừng chân mở cổng nhà bên cạnh. Tiếng dép bà Thêm loẹt quẹt chạy ra. Tôi nhìn lại mình. Bịch hồng chín trên tay đã nát nhừ mà không hiểu tại sao tôi còn cầm về đến tận nhà.Quần ống thấp ống cao bê bết màu đất đỏ. Tóc tai ướt mèm dính bết vào nhau xơ xác. Không biết mặt mũi tôi thảm hại đến thế nào. Tôi chợt rùng mình. Lạnh! Giờ tôi mới thấy lạnh trong chiếc áo phong phanh “Cô không chịu nổi gió núi…” Bất chợt, tôi ngước nhìn lên. Trên ngọn tình sầu, đèn của gã thất tình cũng vừa bật sáng. Trại sáng tác Đà Lạt 2012
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Mãi mãi tuổi hai mươi
142 p | 207 | 86
-
Ngày Cuối
3 p | 63 | 6
-
Tam Hạ Nam Đường - Hồi 47
10 p | 72 | 5
-
Ảo Tưởng
3 p | 52 | 5
-
Những câu chuyện ngắn, Truyện cực ngắn cho ngày cuối năm
3 p | 147 | 5
-
Tình Yêu Và Hai Màu Trắng - Đen
2 p | 72 | 4
-
Ngày Hội Quả Bí - Thảo Nhi
104 p | 59 | 4
-
Yêu ở tuổi hai mươi bảy
6 p | 72 | 4
-
Món quà tình yêu
6 p | 100 | 4
-
Chợ hoa ngày Tết
7 p | 165 | 3
-
Xứ xa và xứ mơ
8 p | 62 | 3
-
Ngày Mai Tôi Sẽ Chết
7 p | 70 | 3
-
17 Năm Và 17 Ngày
5 p | 50 | 2
-
Unsent letters - Lá thư thứ hai
7 p | 68 | 2
-
Năm mươi mét cao bên trên chợ
9 p | 78 | 2
-
Như Những Giọt Mưa
13 p | 81 | 2
-
Chung Cư
5 p | 49 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn