Mướp đắng còn có tên gọi khác: Khổ qua, cẩm lệ chi, lương qua, mướp mủ, chua hoa (Mường)...
Bộ phận dùng là quả tươi hay khô, có thể dùng cả hạt và lá để làm thuốc.
Khổ qua có nhiều tác dụng giải nhiệt.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Mướp đắng - vị thuốc quí
- Mướp đắng - vị thuốc quí
Mướp đắng còn có tên gọi khác: Khổ qua, cẩm lệ chi,
lương qua, mướp mủ, chua hoa (Mường)...
Bộ phận dùng là quả tươi hay khô, có thể dùng cả hạt và lá
để làm thuốc.
Khổ qua có nhiều tác dụng giải nhiệt.
- Trong quả có chứa glycozit đắng: momordixin, charantin;
hỗn hợp các chất thuộc nhóm stigmastadienol; protid, acid
amin; lipid và các sắc tố chủ yếu: lycopen; một số vitamin
và muối khoáng. Hạt chứa chất béo và chất đắng.
Theo Đông y mướp đắng vị đắng, lạnh; vào tỳ vị tâm can.
Tác dụng thanh giải thử nhiệt, minh mục giải độc. Dùng
cho các trường hợp nhiệt bệnh sốt nóng mất nước, hội
chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi đường tiết
niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ),
bệnh tiểu đường. Dùng 1- 4 quả; nấu, xào, ép nước, pha
hãm.
Một số bài thuốc chữa bệnh có mướp đắng:
Nước tắm cho trẻ em nhiều rôm sảy: Mướp đắng 2 - 3 quả.
Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước tắm cho trẻ.
Ngày làm 1 lần.
Chữa ho: Mướp đắng 1 - 2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu
với nước, lấy nước uống trong ngày.
- Chữa thấp khớp: Lá mướp đắng 8g, dây đau xương sao 8g,
cây xấu hổ 8g, rễ nhàu 8g, cỏ xước 8g, cây vòi voi sao 8g,
cối xay 8g, rễ ngũ trảo 5g, dây thần thông 5g, quế chi 4g,
gừng tươi 3g. Sắc uống ngày 1 thang.
Nước sắc khổ qua: Khổ qua 1 - 2 quả, tách bỏ ruột, thái lát,
sắc lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp tiểu
đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.
Nước chiết khổ qua ướp đường: Khổ qua tươi 1 - 2 quả.
Khổ qua rửa sạch, nghiền nát nhuyễn, cho thêm 100g
đường trắng trộn khuấy đều để sau 2 giờ đem khuấy nước
sôi nguội và lọc lấy nước cho uống 1 lần. Dùng cho chứng
nhiệt lỵ.
Khổ qua xào đậu phụ: Khổ qua 150g, đậu phụ 100g. Khổ
qua rửa sạch, bỏ ruột thái lát, dùng dầu xào to lửa cho chín
tái, cho đậu phụ thái lát và ít muối gia vị, tiếp tục xào to lửa
cho chín đều. Cho ăn ngày 1 lần. Dùng thường ngày cho
bệnh nhân tiểu đường.
- Khổ qua xào thịt nạc: cách làm tương tự như trên, thay đậu
phụ bằng thịt lợn nạc. Dùng cho các trường hợp chảy máu
cam, tiểu đường, đau mắt đỏ...
Khổ qua xào cà rốt: Khổ qua 60g, cà rốt 60g, thêm hành
tiêu gia vị xào với lửa to. Ăn ngày 2 lần. Dùng cho các
trường hợp tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ với liều bằng
nửa của người lớn.
Thịt nạc hầm khổ qua củ cải: Khổ qua 250g - 500g, thịt
lợn nạc 125g - 250g, củ cải 100g - 200g. Khổ qua rửa sạch
thái lát, thịt lợn nạc thái miếng, củ cải thái miếng; hầm với
nước; khi đã chín thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục
20 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm họng mạn tính, đau
rát họng, ho khan, viêm nề hoặc viêm teo niêm mạc họng.
Khổ qua xào bột tề: Khổ qua 60g, bột củ năn 60g. Khổ qua
bỏ ruột thái lát, bột tề (củ năn) bóc vỏ thái lát. Cho dầu
vừng hoặc dầu thực vật xào to lửa, thêm gia vị. Cho ăn
ngày 1 - 2 lần. Dùng cho các trường hợp viêm loét niêm
- mạc môi miệng, viêm lưỡi và họng hầu. Ăn và nhai nuốt
đều đau, sốt nóng.
Ở miền Nam, tại các thành phố, thị trấn; món canh khổ qua
nhồi thịt băm hoặc cá riêu canh chua khổ qua là những món
ăn ngon miệng dễ tiêu được mọi người ưa thích.
Kiêng kỵ: Người có tỳ vị hư hàn không nên dùng nhiều.