Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay
lượt xem 1
download
Bài viết khẳng định vị trí các môn Lý luận chính trị nói chung, môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng; phân tích tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tới giáo dục nói chung, dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay
- Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ThS. Nguyễn Bằng Đăng Ngọc ThS. Dương Thị Liệu Linh Học viện Tài chính Tóm tắt Bài viết khẳng định vị trí các môn Lý luận chính trị nói chung, môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng; phân tích tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tới giáo dục nói chung, dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới. Từ khóa: Chất lượng giảng dạy, môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, bối cảnh hiện nay. I. MỞ ĐẦU Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, nhằm đào tạo ra những công dân toàn cầu, đủ kiến thức, kỹ năng và sức sáng tạo, thích ứng với thời cuộc luôn là vấn đề thời sự của giáo dục Việt Nam trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ lần thứ tƣ. Đó cũng chính là định hƣớng chiến lƣợc mà Đảng đã chỉ ra trong Đại hội lần thứ XII là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hƣớng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của ngƣời học, phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Trƣớc yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, giáo dục nói chung, dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cũng cần phải đổi mới mạnh mẽ để góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo, dạy học. II. NỘI DUNG Để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, nhằm đào tạo ra những công dân toàn cầu, đủ kiến thức, kỹ năng và sức sáng tạo, thích ứng với thời cuộc, bên cạnh mục tiêu góp phần hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, phƣơng pháp luận khoa học và cách mạng; rèn luyện lập trƣờng, tƣ tƣởng chính trị,… nhƣ các môn lý luận chính trị khác, môn học Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh còn giúp sinh viên nắm vững đƣợc nền tảng đƣờng lối, chính sách của Đảng; vào con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nƣớc; bồi dƣỡng năng lực tƣ duy độc lập; rèn luyện đạo đức, phong cách và hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân thông qua việc lĩnh hội hệ thống quan điểm, luận điểm và đặc biệt qua chính tấm gƣơng của của Chủ tịch Hồ Chí Minh. |616
- “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, có thể nhận thấy rằng sự yêu thích và hiệu quả giáo dục của môn học này đối với sinh viên không dễ dàng và không phải là không có khoảng cách giữa thực tế đạt đƣợc với mục tiêu mà môn học muốn hƣớng đến. Nguyên nhân của tình trạng đó, trƣớc hết, bắt nguồn từ chính nguồn thông tin đồ sộ mà cuộc mạng công nghiệp 4.0 (nhƣ chúng ta quen gọi) đem lại. Công nghệ thông tin và Internet kết nối vạn vật không chỉ giúp con ngƣời giao tiếp với con ngƣời, mà còn là con ngƣời giao tiếp với máy, con ngƣời giao tiếp với đồ vật và đồ vật giao tiếp với nhau trong thời đại số đã giúp ngƣời học có thể tiếp cận với một khối lƣợng tài nguyên tri thức khổng lồ, phong phú, đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu về tài liệu, nội dung cho mọi trình độ khác nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng mà không có bất kỳ một giới hạn nào về không gian và thời gian. Đây chính là một trong những điều đặc biệt chƣa từng thấy ở các cuộc cách mạng khoa học trƣớc đó. Với lợi thế lớn là sự phổ biến của điện thoại thông minh và mạng internet nhƣ hiện nay, theo thống kê đăng trên trang Vnetwork.vn ngày 19/7/2020, với lƣợng ngƣời sử dụng internet năm 2019 đạt 64 triệu, Việt Nam hiện đang đứng 16 và hoàn toàn có thể vào top 10 quốc gia có tỷ lệ ngƣời tiếp cận Internet cao nhất, với khoảng 80% dân số sử dụng internet trƣớc năm 2020. Riêng mảng mạng xã hội, tính đến tháng 1/2020 có tới 65 triệu ngƣời dùng, chiếm gần 67% dân số. Kho tƣ liệu phong phú, tiếp cận dễ dàng sẽ giúp sinh viên khi nghiên cứu học nói chung và tập môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nói riêng đƣợc tiếp cận với những nguồn tƣ liệu quý, sinh động về tƣ tƣởng và về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh; với những tác phẩm mà Ngƣời để lại trong suốt qua trình hoạt động, đấu tranh cách mạng của mình cũng nhƣ rất nhiều các bài nói, bài viết, bài bình luận về nội dung của các tác phẩm đó. Điều này giúp sinh viên hiểu sâu hơn những vấn đề mà trong giới hạn dung lƣợng của giáo trình và thời gian của các giờ học trên lớp họ chƣa thể lĩnh hội hết. Nhƣng một thực tế cho thấy rằng, một mặt việc tiếp cận với kho thông tin một cách dễ dàng và thuận lợi, một mặt giúp cho ngƣời học có đƣợc vốn tri thức phong phú, đa chiều trên internet và mạng xã hội nhƣ đã nói ở trên, nhƣng mặt khác lại luôn ẩn chứa những nguy cơ tiềm tàng, dễ làm cho ngƣời học lạc trong “mê cung” của thông tin, thậm chí bị tác động bởi những thông tin phi chính thống của các thế lực thù đich với âm mƣu “diễn biến hòa bình” trên không gian mạng. Chúng triệt để sử dụng các trang web, blog, trang mạng xã hội với danh nghĩa tự do, dân chủ, nhân quyền đăng tải các bài viết, hình ảnh, clip với nội dung xuyên tạc về cuộc đời, sự nghiệp nhằm hạ uy tín của Hồ Chí Minh, từ đó phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, 617 |
- Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… phản bác chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Những điều này gây tò mò và có sức hấp dẫn không nhỏ đối với những ngƣời trẻ vốn thiếu tri thức và kinh nghiệm sống và nếu không đƣợc định hƣớng kịp thời sẽ dẫn tới nguy cơ giảm sút niềm tin vào lãnh tụ, vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hoài nghi con đƣờng phát triển của dân tộc. Đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 này cũng tác động rất mạnh mẽ theo cả hƣớng tích cực lẫn tiêu cực. Tác động dễ nhận thấy nhất là làm một bộ phận cán bộ giảng viên rơi vào hai thái cực: hoặc có tâm lý an bài, muốn ổn định, không chịu thay đổi tƣ duy; e dè, sợ sệt, không dám tìm hiểu, nghiên cứu và đối mặt vói những vấn đề mới với cách tiếp cận mới; hoặc hoang mang, choáng ngợp dẫn tới hoài nghi chính những điều họ vốn đã tin, sa vào “ tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Bên cạnh đó, do có nhiều hạn chế về ngoại ngữ và công nghệ nên một số giảng viên không tận dụng đƣợc nguồn thông tin, tƣ liệu vô cùng rộng lớn và phong phú trên mạng internet. Điều này làm cho bài giảng của giáo viên nghèo tƣ liệu, khô khan, một chiều và mang tính áp đặt, không có sự phản biện,… nên khó lôi cuốn ngƣời nghe, làm giảm hiệu quả giáo dục của môn học Trƣớc thực trạng đó, để nâng cao chất lƣợng môn học Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới, cần phải chú ý những vấn đề sau đây: Thứ nhất, phải có sự đổi mới về nội dung, chương trình môn học. Sự đổi mới đó phải bắt đầu từ sự nhận thức đúng về vai trò, nhiệm vụ của môn họcTƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới: “học tập lý luận thì nhằm mục đích học để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận”. Truyền bá tƣ tƣởng Hồ Chí Minh phải gắn liền với việc làm sáng tỏ chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng; hình thành và hoàn thiệ lý tƣởng, đạo đức cách mạng, củng cố niềm tin trong sinh viên về tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng, giữ vững ổn định chính trị - tƣ tƣởng, tăng cƣờng định hƣớng dƣ luận xã hội trƣớc những vấn đề mới nảy sinh,... đúng nhƣ Triết lý giáo dục thế kỷ XXI mà UNESCO đƣa ra với bốn mục tiêu: “Học để biết - Learning to know, Học để làm - Learning to do, Học để cùng chung sống - Learning to live together, và Học để sáng tạo”. Đó cũng chính là những vấn đề đƣợc đặt ra trong Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện nội dung chƣơng trình, phƣơng thức đào tạo ở các cấp học theo hƣớng “đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chƣơng trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi ngƣời” cũng nhƣ trong |618
- “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) Công văn số 3506/BGDĐT-GDĐH năm 2019 hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị; Chƣơng trình, giáo trình mới các môn lý luận chính trị đã đƣợc áp dụng cho các khóa đào tạo trình độ đại học tuyển sinh từ năm học 2019-2020, nhằm thực hiện Kết luận số 94-KL/TW năm 2014 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân và Kết luận số 363-TB/BTGTW năm 2019 của Ban Tuyên giáo Trung ƣơng về việc triển khai giảng dạy đại trà các môn lý luận chính trị khối chuyên và không chuyên trình độ đại học theo tinh thần áp dụng cho các khóa đào tạo đại học từ năm học 2019 - 2020. Trên tinh thần đổi mới đó, giáo trình học Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã có những điều chỉnh nội dung theo hƣớng vừa bảo đảm giữ đƣợc những vấn đề có tính nguyên lý, vừa bổ sung thêm những vấn đề lý luận mới trong tƣ tƣởng Hồ Chi Minh trong quá trình nghiên cứu trƣớc tác của Ngƣời và đã đƣợc thực tiễn kiểm nghiệm và đúc kết qua hơn 30 năm đổi mới của Đảng trên cơ sở giảm tải về chƣơng trình đối với các môn Lý luận chính trị nói chung. Thứ hai, phải thay đổi phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ trong giảng day, kiểm tra và đánh giá hoạt động dạy-học. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tác động trực tiếp đến hoạt động giảng dạy của ngƣời thầy. Phƣơng pháp giảng dạy đã chuyển từ hình thức chuyển giao kiến thức từ Thầy sang Trò (thầy đọc - trò chép), không có sáng tạo sang vai trò hƣớng dẫn, định hƣớng, cố vấn và tạo môi trƣờng học tập để ngƣời học tự khám phá, lĩnh hội tri thức. Do đó, chỉ có đổi mới phƣơng pháp giảng dạy mới phát huy đƣợc tính tích cực, năng động, sáng tạo của sinh viên; tránh thái độ thụ động, rập khuôn theo bài giảng của giảng viên, giúp họ có đƣợc phong cách tƣ duy độc lập trong học tập cũng nhƣ trong nghiên cứu khoa học. Thực ra, ngay từ những năm đầu nƣớc nhà giành độc lập, để đào tạo ra đƣợc những con ngƣời mới cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Không phải học để thuộc lòng từng câu, từng chữ, đem kinh nghiệm của các nƣớc anh em áp dụng một cách máy móc,… chúng ta học tập lý luận là cốt để áp dụng vào thực tế” hay “Học để làm việc, làm ngƣời, làm cán bộ; học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Do đó, dạy và học Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở câu chữ, ở nội dung cụ thể của quan điểm Hồ Chí Minh mà quan trọng hơn là phải hiểu đúng, hiểu sâu sắc bản chất cách mạng, khoa học, lập trƣờng,… của từng quan điểm, luận điểm trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và cao hơn nữa là có thể áp dụng, giải quyết cho những vấn đề đặt ra trong thực tiễn. 619 |
- Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… Với đặc thù là môn học giảng dạy về tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh - một con ngƣời có một trí tuệ lớn với vốn tri thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, nếu mỗi giảng viên không thƣờng xuyên tự bồi dƣỡng, cập nhật những kiến thức cần thiết cho mình, tích cực trong nghiên cứu khoa học thì khó có thể truyền tải đƣợc hết những kiến thức cơ bản trong những quan điểm, luận điểm của Hồ Chí Minh. Mặt khác, ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn thì họ cần phải có kiến thức liên ngành, khả năng ngoại ngữ để nắm bắt kịp sự phát triển của thực tiễn. Có nhƣ vậy, giảng viên mói có thể tiếp cận đƣợc những nguồn tƣ liệu mới về Hồ Chí Minh, hiểu biết thấu đáo về lý luận và thực tiễn trong nƣớc và thế giới để phân tích, chứng minh và có quan điểm chính kiến rõ ràng về những vấn đề đang còn tranh luận do có sụ khác biệt về quan điểm, bảo vệ đƣợc lẽ phải lẽ phải, đấu tranh không khoan nhƣợng với những tƣ tƣởng sai lầm, lệch lạc; trung thực với những nội dung mà mình giảng dạy, không tô hồng cũng nhƣ không vì một lý do nào đó mà bôi đen, xuyên tạc cho dù trong thực tế xã hội hiện nay có những vấn đề lý luận và thực tiễn còn độ “vênh” nhất định. Chính sự hiểu biết sâu rộng đó của ngƣời thầy là yếu tố quan trọng góp phần kích thích sinh viên nỗ lực tự giác, tự động học tập trên cơ sở độc lập suy nghĩ và tự do tƣ tƣởng. Thứ ba, đảm bảo hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ công tác giảng dạy. Để thay đổi phƣơng pháp giảng dạy, việc áp dụng công nghệ thông tin là yếu tố cốt lõi. Nhƣ đã nói ở trên, với thành tựu của khoa học kỹ thuật, không gian mạng đem lại cho giảng viên những nguồn tƣ liệu quý, đa dạng về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh. Sự kết hợp giữa các phƣơng pháp truyền thống (thuyết trình, đàm thoại, luyện tập...) với các phƣơng pháp mới (giải quyết vấn đề, dạy học tình huống, dạy học định hƣớng hành động...) gắn với công nghệ hiện đại nhƣ dạy học trực tuyến E-learningsự tƣơng tác, trao đổi thông tin giữa giảng viên - giảng viên, giữa giảng viên - sinh viên, giữa sinh viên - sinh viên đƣợc thƣờng xuyên, đầy đủ, kịp thời. Sự ứng dụng các phần mềm tin học nhƣ tạo ra các mô hình, sơ đồ hóa kiến thức, bức ảnh, các bài nói, bài viết, bài bình luận của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc,… làm cho giờ dạy trở nên sinh động hơn, giúp sinh viên hiểu sâu hơn và có hứng thú tìm hiểu những vấn đề mà trong giới hạn dung lƣợng của giáo trình và thời gian của các giờ học trên lớp họ chƣa thể lĩnh hội hết. III. KẾT LUẬN Tóm lại, để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, nhằm đào tạo ra những công dân toàn cầu, đủ kiến thức, kỹ năng và sức sáng tạo, thích ứng với thời cuộc các nhà |620
- “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) trƣờng phải chú ý công tác đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn, cập nhật thƣờng xuyên và kịp thời những kiến thức liên quan về công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, giảng viên lý luận nói chung và môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nói riêng, những ngƣời vốn ít có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khoa học công nghệ để họ làm chủ đƣợc công cụ, phƣơng tiện để có thể giảng dạy tốt trong môi trƣờng Cách mạng công nghiệp 4.0. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ThS. Vũ Tuấn, Học viện Kỹ thuật quân sự, Bộ Quốc phòng, Giáo dục 4.0 và những yêu cầu, giải pháp đổi mới giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học hiện nay, trang thông tin điện tử Học viện Cảnh sát ngày 9/10/2019. 2. TS. Lê Thị Son, Vai trò của giảng viên lý luận chính trị ở trường đại học trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Lý luận chính trị, 11//2019. 621 |
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy học phần “Vệ sinh và dinh dưỡng trẻ em” cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non, trường Đại học Tây Bắc
5 p | 71 | 6
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn “Tiếng Trung Quốc cổ đại” tại Học viện Khoa học Quân sự
9 p | 132 | 5
-
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Luật thi hành án dân sự
5 p | 19 | 5
-
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Kỹ năng nghiên cứu và lập luận sinh viên ngành Luật kinh tế trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
10 p | 10 | 4
-
Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy
6 p | 12 | 4
-
Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM trong giai đoạn hiện nay
8 p | 13 | 4
-
Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị trong điều kiện hiện nay
12 p | 6 | 4
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang
3 p | 12 | 3
-
Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An
4 p | 27 | 3
-
Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay
11 p | 7 | 3
-
Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Giáo dục quốc phòng - an ninh trong bối cảnh chuyển đổi số tại trường đại học, cao đẳng
7 p | 8 | 3
-
Một số kinh nghiệm cụ thể trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu của các trường đại học Việt Nam lên ngang tầm chương trình Bologna của Liên minh Châu Âu
7 p | 11 | 3
-
Xây dựng đội ngũ tiểu đội trưởng - Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục quốc phòng - an ninh hiện nay
5 p | 8 | 2
-
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng và an ninh ở trường Đại học Mỏ - Địa chất hiện nay
6 p | 7 | 2
-
Nâng cao chất lượng giảng dạy tại trường chính trị thành phố Đà Nẵng
3 p | 6 | 2
-
Vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học các môn Lý luận chính trị nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ̉Việt Nam hiện nay
5 p | 12 | 2
-
Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy học phần Vệ sinh - dinh dưỡng cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non ở trường Cao đẳng Vĩnh Phúc
5 p | 34 | 2
-
Tính hiệu quả của chương trình đào tạo giảng viên trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy tại các trường đại học
2 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn