Nâng cao chất lượng giáo dục trung học phổ thông nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 ở tỉnh Bình Dương
lượt xem 1
download
Bình Dương là một tỉnh công nghiệp; thị trường lao động, và nhu cầu lao động của các công ty rất lớn. Tuy nhiên, với những yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn lao động ngày càng đòi hỏi chất lượng cao. Do đó, việc nâng cao chất lượng giáo dục THPT là hết sức cấp thiết để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của tỉnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nâng cao chất lượng giáo dục trung học phổ thông nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 ở tỉnh Bình Dương
- NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM CUNG CẤP NGUỒN NHÂN LỰC CÓ CHẤT LƯỢNG CAO, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG Vũ Hải Thiên Nga 1 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Nguồn nhân lực là tài sản quý giá của mỗi quốc gia, là nguồn lực quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi tỉnh Bình Dương, ở nhiều phương diện; máy móc, trang thiết bị hiện đại đang dần thay thế con người, … lao động phổ thông đang mất dần vị trí việc làm, lao động kĩ thuật cao (nguồn nhân lực chất lượng cao) là lực lượng then chốt cho sự phát triển. Do đó nó đặt ra những yêu cầu, thách thức đối với ngành giáo dục, trong đó có giáo dục trung học phổ thông (THPT) phải nâng cao chất lượng để đáp ứng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh. Từ khóa: Bình Dương; Cách mạng công nghiệp 4.0; Giáo dục THPT; Nguồn nhân lực. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia. Nó là tài sản quốc gia. Sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia chỉ có thể thực hiện được khi việc phát triển nguồn nhân lực được quan tâm và chú trọng, bởi trình độ phát triển của nguồn nhân lực là nguồn lực quyết định sự phát triển của một quốc gia. Nó cũng là thước đo cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhật Bản là một là một quốc gia có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vô cùng khó khăn: nghèo tài nguyên thiên nhiên, lại thường xuyên bị những thiên tai tàn phá, … nhưng do phát triển tốt nguồn nhân lực, quan tâm và đầu tư thích đáng nên đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế xã hội vững mạnh, vươn lên trở thành những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Đây là bài học minh chứng rõ nét cho việc đầu tư phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực cho mọi quốc gia. Ở Việt Nam, việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao luôn được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã định hướng cho phát triển nguồn nhân lực: “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kĩ thuật, nhân lực số, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống chăm sóc con người”. 63
- Trong bối cảnh hiện nay khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ và lan rộng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, kinh tế - xã hội, thì việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế ngày càng trở nên cấp thiết. Nguồn nhân lực chất lượng cao phải được xây dựng trên một nền tảng giáo dục vững chắc, và phải diễn ra trong cả một quá trình dài. Trong quá trình trau dồi kiến thức, tạo nền tảng cho việc tiếp thu những tri thức chuyên môn, chuyên ngành thì vai trò của giáo dục tại các trường THPT đóng vị trí rất quan trọng. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD&ĐT đã xác định mục tiêu giáo dục THPT “Giáo dục THPT nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Theo đó, sau khi học xong THPT, học sinh có thể có 2 lựa chọn: + Thứ nhất: có thể bước vào thị trường lao động + Thứ hai: tiếp tục học lên ở cấp đại học hoặc giáo dục chuyên nghiệp. Như vậy, giáo dục THPT có vai trò hết sức quan trọng, phải tạo được nền tảng kiến thức cơ bản, những nhận thức, cùng những phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu của xã hội. Bình Dương là một tỉnh công nghiệp; thị trường lao động, và nhu cầu lao động của các công ty rất lớn. Tuy nhiên, với những yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn lao động ngày càng đòi hỏi chất lượng cao. Do đó, việc nâng cao chất lượng giáo dục THPT là hết sức cấp thiết để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của tỉnh. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để nghiên cứu vấn đề chất lượng giáo dục THPT và ảnh hưởng của nó đến nguồn lao động chất lượng cao, đặc biệt trong điều kiện hoàn cảnh hiện tại của tỉnh Bình Dương, tác giả dùng một số phương pháp nghiên cứu chủ đạo như: thu thập tài liệu, số liệu, phân tích, tổng hợp để đánh giá vấn đề. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 và nguồn nhân lực chất lượng cao 3.1.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất, làm thay đổi nhanh chóng nền sản xuất của thế giới. Khái niệm công nghiệp 4.0 (hay nhà máy thông minh) lần đầu tiên được đưa ra tại hội chợ công nghiệp Hannover tại Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 2011. Công nghiệp 4.0 nhằm 64
- thông minh hóa quá trình sản xuất và quản lý trong ngành công nghiệp chế tạo. Sự ra đời của Công nghiệp 4.0 tại Đức đã thúc đẩy các nước tiên tiến khác như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ thúc đẩy phát triển các chương trình tương tự nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của mình. Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn là của các làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo cho tới tính toán lượng tử. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra những tác động tích cực trong dài hạn thông qua việc tạo ra nhiều việc làm mới. + Tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và khả năng siêu kết nối trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 làm tăng năng suất lao động, giảm giá thành đối với những công việc hiện tại hoặc tạo ra nhu cầu về những công việc hoàn toàn mới. + Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy và tạo cơ hội thay đổi chất lượng nguồn nhân lực. Sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với thời kỳ hội nhập sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới với những yêu cầu cao hơn đối với người lao động về trình độ, về kỹ năng... + Việc áp dụng công nghệ mới không chỉ cho phép con người làm việc dễ dàng, thuận tiện và hiệu quả mà còn thúc đẩy mỗi cá nhân không ngừng thay đổi bản thân để thích ứng, để làm chủ công nghệ, nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển sự nghiệp của mình. Do vậy, năng lực chuyên môn của mỗi cá nhân cũng như của tập thể và toàn xã hội cũng sẽ từng bước được nâng lên, làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực của mỗi quốc gia. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng có những tác động theo hướng tiêu cực đến thị trường lao động và việc làm đó là: trong thời gian ngắn và trung hạn; cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm gia tăng áp lực trong việc giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động. Việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin, điều khiển, tự động hóa, các hệ thống rô bốt có trí thông minh nhân tạo sẽ thay thế con người trong nhiều công đoạn hoặc toàn bộ dây chuyền sản xuất, nhất là trong những ngành sử dụng nhiều lao động. Như vậy, trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển nguồn nhân lực được coi là một chiến lươc để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời là nền tảng cho sự phát triển bền vững và tăng lợi thế canh tranh. Danh sĩ Thân Nhân Trung đã từng nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”. Nền kinh tế của một quốc gia muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ba trụ cột cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, động lực quan trọng nhất chính là nguồn nhân lực chất lượng cao – tức là những người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo. 3.1.2. Nguồn nhân lực chất lượng cao a. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là nguồn lực từ con người. Con người với thể lực và trí lực tham gia vào tất cả các hoạt động lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho loài người. Do đó nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng trong sự phát triển của loài người. 65
- Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động. Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường. Theo Liên Hợp quốc: “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một “tài nguyên đặc biệt”, một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Bởi vậy, việc phát triển con người, phát triển nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực; chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. b. Nguồn nhân lực chất lượng cao Con người – nguồn nhân lực tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hiện tại, với những yêu cầu mới của nền kinh tế, đó là nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng lao động có khả năng đáp ứng được những vấn đề quan trọng của kinh tế xã hội để từ đó tạo ra hiệu quả cao trong giải quyết công việc cho sự tăng trưởng và phát triển xã hội. Nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận của nguồn nhân lực, có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao; có kỹ năng lao động giỏi và có tính thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất; có sức khỏe và phẩm chất tốt, có khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức, những kỹ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất nhằm đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Tiêu chí xác định nguồn nhân lực chất lượng cao: - Nguồn Trí lực là năng lực trí tuệ, năng lực tư duy, dẫn tới năng lực hành động và do đó quyết định khả năng lao động sáng tạo của con người. Trí lực thể hiện qua trình độ học vấn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Thể lực là trạng thái sức khoẻ của con người, là khả năng con người đáp ứng được những yêu cầu về hao phí sức lực trong sinh hoạt và lao động. - Tâm lực là sức mạnh tâm lý của con người, phẩm chất đạo đức, ý thức trong lao động như ý thức trách nhiệm, tác phong làm việc, ý thức kỷ luật, niềm đam mê tìm tòi sáng tạo trong công việc, … Nhân lực chất lượng cao phải đảm bảo thể lực tốt, có trình độ học vấn/trình độ chuyên môn cao, có các kỹ năng chuyên sâu, năng lực tư duy sáng tạo và thích ứng với mọi tình huống trong chuyên môn, có những đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Với những tiêu chí trên, về cơ bản có thể đồng hiểu nguồn lao động chất lượng cao phải là nguồn lao động đã qua đào tạo, có bằng cấp và trình độ chuyên môn kỹ thuật, là bộ phận ưu tú 66
- nhất của nguồn nhân lực đất nước, bao gồm những người tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống; có trình độ học vấn, chuyên môn cao; có sức khỏe tốt; luôn đi đầu trong lao động, sáng tạo khoa học, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 3.1.3. Yêu cầu nguồn nhân lực đáp ứng cách mạng công nghiệp 4.0 Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh tế đang chuyển từ sử dụng lao động truyền thống sang sử dụng lao động thông minh, linh hoạt và có kỹ năng cao. Điều này đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với nguồn lao động. Có thể tập hợp những yêu cầu mới đó theo nhóm: Thứ nhất: Nhóm kỹ năng về chuyên môn. - Kỹ năng chuyên môn: Nguồn lao động cần phải có kiến thức chuyên môn đầy đủ và sâu rộng về lĩnh vực mình làm việc để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc, đồng thời phải luôn có ý thức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng được những thay đổi mới của nền kinh tế - xã hội. - Yêu cầu về kỹ năng số: Với sự phát triển của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, nguồn lao động cần phải có khả năng sử dụng các công cụ số và hiểu các dữ liệu số để giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc. Cụ thể như: kỹ năng như lập trình, quản lý cơ sở dữ liệu, phân tích dữ liệu và các kỹ năng liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine learning) và các công nghệ khác. Thứ hai: Nhóm kỹ năng mềm. - Kỹ năng sáng tạo: Khi công nghệ ngày càng được ứng dụng nhiều hơn, nguồn lao động cần phải có khả năng tư duy sáng tạo và đưa ra các giải pháp mới để giải quyết các vấn đề liên quan. - Tinh thần làm việc: Nguồn lao động cần phải có tinh thần làm việc chuyên nghiệp và có thái độ tích cực để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. - Năng lực học tập liên tục: Nguồn lao động cần phải có khả năng học tập liên tục và cập nhật kiến thức để đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và thị trường lao động. - Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: Nguồn lao động cần phải có khả năng quản lý thời gian, quản lý công việc và lãnh đạo nhóm để đảm bảo hiệu quả công việc và phát triển kinh tế bền vững. - Kỹ năng hợp tác: Nhân viên cần có khả năng làm việc nhóm tốt để đạt được mục tiêu chung và giải quyết các vấn đề phát sinh. - Kỹ năng tư duy phản biện: Nguồn lao động cần có khả năng suy nghĩ độc lập và tư duy phản biện để giải quyết các vấn đề phức tạp. - Kỹ năng tiếng Anh: Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế và được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, do đó, nguồn lao động cần có khả năng sử dụng tiếng Anh để giao tiếp và làm việc với đối tác quốc tế. Nói chung, nguồn lao động trong thời đại công nghiệp 4.0 cần phải có một tập hợp các kỹ năng, năng lực và tính cách đa dạng để đáp ứng được sự thay đổi của thị trường lao động và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước. 67
- 3.2. Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Bình Dương 3.2.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Bình Dương Sau khi thành lập năm 1997, đứng trước hoàn cảnh: là tỉnh kinh tế thuần nông, đời sống nhân dân còn nhiều khổ cực,… Bình Dương đã tiến hành bứt phá với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đầu thiên niên kỉ 21, xu thế toàn cầu hóa đã lôi kéo các nước tham gia trên cả quan hệ song phương, đa phương, trên nhiều lĩnh vực: khoa học công nghệ, công nghệ sinh học, … Điều đó tạo ra nhiều cơ hội và thách thức lớn đối với Bình Dương. Cuộc cách mạng 4.0, với định hướng thu hút công nghệ cao trở thành then chốt quyết định những thành tựu to lớn của tỉnh. Về cơ sở hạ tầng: Bình Dương bứt phá trong xây dựng đường sá, cầu cống, điện, nước, thông tin liên lạc và các loại hạ tầng kĩ thuật khác cần thiết để phát triển công nghiệp hóa. Các tuyến đường nhánh nối liền quốc lộ 13 vào các vùng hai bên đã hình thành, từ đó kéo theo sự ra đời hàng loạt các khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Về kinh tế: GRDP tăng tưởng cao, bình quân 10,86%/năm. Cơ cấu kinh tế phát triển đúng định hướng, tăng dần tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp, duy trì tỷ trọng và nâng cao giá trị nông nghiệp một cách hợp lý. Về xã hội: Đời sống nhân dân có nhiều cải thiện. So với năm 1997, thu nhập của tỉnh Bình Dương chỉ đạt 5,8 triệu đồng/người, nhưng đến năm 2021, thu nhập đã tăng lên 152 triệu đồng/người (tăng gấp 26 lần), và là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước với 7,12 triệu đồng/người/tháng, cao gấp 1,8 lần mức bình quân chung của cả nước. Bình Dương không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn của Trung ương. Bên cạnh những thành tựu đạt được, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng là những thách thức đối với bài toàn về lao động. Mặc dù công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều việc làm mới, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin; tạo ra những đột phá về năng suất lao động, … nhưng các doanh nghiệp sẽ đòi hỏi sự thay đổi về trình độ và năng lực của người lao động để đáp ứng yêu cầu sản xuất mới. Điều này sẽ đặt ra những đòi hỏi, thách thức cho ngành giáo dục trong việc tạo ra thế hệ lao động trong tương lai đáp ứng được những yêu cầu của thị trường. 3.2.2. Hiện trạng nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Bình Dương hiện nay Nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao liên quan trực tiếp từ việc phát triển một lượng doanh nghiệp ngày càng lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bảng 1: Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương Năm 1997 2000 2005 2010 2015 2020 Tổng số doanh nghiệp 2869 3342 5441 7436 13245 27405 Doanh nghiệp trong nước 2806 3141 4731 6090 11525 24948 Doanh nghiệp có vốn đầu tư 63 201 710 1346 1720 2419 nước ngoài Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thổng kê tỉnh Bình Dương Năm 2020, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương tăng gấp 9,6 lần so với năm 1997, trong đó đặc biệt với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng tới 38,4 lần. Với những doanh nghiệp nước ngoài, nhu cầu nhân lực có trình độ cao, đặc biệt ngoại ngữ là thiết yếu. 68
- Bảng 2: Hiện trạng nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao ở Bình Dương, giai đoạn 2015 – 2021 Năm Đơn vị 2015 2017 2019 2021 Dân số Người 1947220 2070951 2456319 2685513 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên Người 1390503 1497256 1648275 1656233 Tỉ lệ lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên so % 71.4 72.3 67.1 61.7 với dân số Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc Người 1339131 1456081 1594226 1620423 Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc % 96.3 97.2 96.7 97.8 so với lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc % 17,0 18,2 22,1 21,6 đã qua đào tạo Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thổng kê tỉnh Bình Dương, các năm 2019, 2021 Bình Dương là tỉnh có dân số đông so với cả nước (do nhập cư, đó là sức hút của nền kinh tế trẻ, năng động), do vậy nguồn nhân lực phục vụ cho nền kinh tế cũng rất dồi dào: lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên luôn chiếm tỉ lệ cao qua các năm, dao động từ 61,7% đến 72,3% (giai đoạn 2015 – 2021), cao hơn nhiều so với trung bình của cả nước (cả nước là 51,3%, năm 2021). Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ cao trong dân số, và trên 95% trong số đó đang tham gia làm việc trong nền kinh tế. Tuy nhiên một con số đáng báo động: tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo (nguồn lao động chất lượng cao) chiếm tỉ lệ thấp, dao động từ 17 – 22% qua các năm (giai đoạn 2015 – 2021). Do đó, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với Bình Dương trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. 3.3. Nâng cao chất lượng giáo dục THPT nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 ở tỉnh Bình Dương 3.3.1. Giáo dục THPT ở Bình Dương và vai trò của nó trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Bình Dương là tỉnh có dân số đông so với cả nước. Năm 2021, dân số toàn tỉnh là 2.678.220 người. Điều đó làm số lượng học sinh THPT cũng ở mức cao. Giáo dục Bình Dương là lĩnh vực luôn được Tỉnh quan tâm, chú trọng xây dựng nhiều kế hoạch, đề án tăng cường, củng cố cơ sở vật chất và nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xẫ hội của Tỉnh Bình Dương. Giáo dục THPT là mảng rất được chú trọng, bởi nó là khối lớp cuối cùng trong bậc giáo dục phổ thông, nó là nguồn lao động tương lai cho sự phát triển, phồn vinh của Tỉnh. Trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay toàn tỉnh có 24 trường THPT (năm 2020). Bảng 3: Số trường THPT trên toàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 Đơn vị: Trường Năm học 2016-2017 2017-2018 2018 – 2019 2019-2020 2020-2021 Số trường THPT 24 24 24 23 24 Số lớp học THPT 835 851 847 878 907 Số giáo viên THPT 1896 1964 2043 1858 1880 Số học sinh THPT 27882 28792 33367 31829 33705 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, 2020 69
- Như vậy, số trường toàn tỉnh trong những năm gần đây không thay đổi, ổn định với số lượng 24 trường, nhưng số lớp học thì có sự tăng nhẹ; số giáo viên có sự biến động tăng – giảm thay đổi thất thường; số lượng học sinh tăng nhanh: năm học 2020 – 2021 tăng so với năm học 2016 – 2017 là 5823 học sinh. Số lượng học sinh THPT tăng lên là nguồn lao động trong tương lai của tỉnh. Theo bà Nguyễn Thị Nhật Hằng – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương: “Kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông các năm vừa qua của tỉnh Bình Dương luôn đạt ở mức cao; kết quả đối sánh do Bộ GDĐT công bố cho thấy độ chênh lệch giữa điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông của tỉnh Bình Dương so với điểm trung bình chung các môn học của học sinh là tốt nhất trong cả nước”. Đây là dấu hiệu tốt của việc đào tạo nguồn lao động chất lượng cao cho tỉnh. 3.3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục THPT nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 ở tỉnh Bình Dương Tỉnh Bình Dương là một trong những trung tâm kinh tế phát triển của Việt Nam, có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư và hoạt động tại đây. Để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế, việc nâng cao chất lượng giáo dục THPT là cần thiết và quan trọng Thứ nhất: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức, kỹ năng cho giáo viên, đặc biệt là về những công nghệ mới trong cách mạng công nghiệp 4.0. Tăng cường sự đổi mới trong giảng dạy, sử dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo phát triển bản thân để nâng cao năng lực và chất lượng giảng dạy. Thứ hai: Cập nhật và nâng cao chương trình giảng dạy. Thực hiện cập nhật chương trình giảng dạy để đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0, bao gồm các nội dung về kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo, khả năng làm việc nhóm và ngoại ngữ. Đồng thời, tạo điều kiện cho học sinh thực hành, trải nghiệm thực tế để rèn luyện kỹ năng. Thứ ba: Đẩy mạnh sử dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. Áp dụng các công nghệ thông tin mới như trí tuệ nhân tạo, khai phá dữ liệu, học máy, thực tế ảo... để cải thiện chất lượng giảng dạy và tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Thứ tư: Tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận kiến thức mới. Xây dựng các phòng học hiện đại, đảm bảo các điều kiện về trang thiết bị, phần mềm để học sinh có thể tiếp cận với các kiến thức mới nhất trong cách mạng công nghiệp 4.0. Thứ năm: Tăng cường học tập tiếng Anh. Đây là một ngôn ngữ quan trọng trong hội nhập quốc tế, vì vậy cần tăng cường giảng dạy tiếng Anh và tạo điều kiện cho học sinh và giáo viên thực hành nó. Thứ sáu: Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp. Tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với thông tin. Thứ bảy: Hợp tác giữa các trường với các doanh nghiệp, tổ chức, tạo cơ hội trải nghiệm và tương tác với các chuyên gia trong ngành để học sinh có thể tiếp cận với các công nghệ mới nhất và có kinh nghiệm thực tế. 70
- Thứ tám: Khuyến khích học sinh và giáo viên tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và các câu lạc bộ để phát triển kỹ năng mềm, như kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian và làm việc nhóm. Thứ chín: Đầu tư vào cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục, tạo điều kiện tốt nhất cho các giáo viên và học sinh để họ có thể tiếp cận với các công nghệ tiên tiến và cập nhật kiến thức mới nhất. 4. KẾT LUẬN Giáo dục trung học phổ thông là cơ sở để đào tạo được những nguồn lao động có chất lượng cao. Giáo dục THPT là bước quan trọng trong quá trình định hình tư duy và khả năng tư duy trừu tượng của học sinh. Nó cũng là nền tảng cho sự phát triển các kỹ năng cần thiết để học tập và làm việc trong tương lai. Một hệ thống giáo dục THPT hiệu quả sẽ giúp học sinh phát triển năng lực và kỹ năng vượt trội, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động trong tương lai. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo điều kiện cho Bình Dương có nền kinh tế phát triển nhanh so với cả nước. Sự tập trung và thu hút được ngày càng nhiều các công ty nước ngoài cũng chính là những thách thức, đòi hỏi một hệ thống giáo dục THPT đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, cung cấp cho học sinh kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các ngành nghề đang phát triển. Do đó, giáo dục THPT rất cấp thiết trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, chú trọng đến việc cung cấp các khóa học nghề nghiệp, các chương trình đào tạo chuyên sâu và cung cấp cho học sinh kinh nghiệm thực tiễn. Những nỗ lực này sẽ giúp học sinh có thể trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Tóm lại, giáo dục THPT và đào tạo nguồn lao động chất lượng cao có mối liên hệ mật thiết với nhau. Một hệ thống giáo dục THPT tốt là cơ sở để đào tạo được những nguồn lao động có chất lượng cao và có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Thông tư ban hành chương trình giáo dục phổ thông, số 32/2018/TT – BGDĐT, ngày 26/12/2018. 2. Cục Thống kê Bình Dương. Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2010 – 2020 3. Ngô Hồng Điệp (2023). Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của Bình Dương và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. TP Hồ Chí Minh: NXB Đại học quốc gia. 4. Thanh Trà, Chí Tường (2022). Nhân lực chất lượng cao – bài toán thách thức “thủ phủ công nghiệp” Bình Dương. https://www.minhhungsikico.vn/vi/blog/nhan-luc-khu-cong-nghiep binh-duong- 150.html, truy cập ngày 29/6/2022. 5. Thủ tướng Chính phủ (2011). Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020. 71
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục học sinh Tiểu học trong nhà trường
23 p | 260 | 33
-
Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT tỉnh Quảng Bình
10 p | 202 | 18
-
Biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông hiện nay
8 p | 48 | 8
-
Nâng cao chất lượng Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên ở trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội
7 p | 93 | 7
-
Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
6 p | 74 | 6
-
Giáo dục tính chuyên nghiệp cho sinh viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học
13 p | 18 | 5
-
Nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên hiện nay
3 p | 86 | 4
-
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy
3 p | 84 | 4
-
Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, đạo đức lối sống cho học sinh các trường trung cấp hiện nay
4 p | 56 | 4
-
Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở các học viện, nhà trường của quân đội đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục của Quốc gia hiện nay
9 p | 6 | 4
-
Chất lượng giáo dục thể chất và một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong giáo dục đại học
9 p | 12 | 4
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
3 p | 4 | 3
-
Nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông ở tỉnh Gia Lai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
8 p | 92 | 3
-
Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở xã Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
5 p | 60 | 3
-
Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất của sinh viên ở các trường đại học trong giai đoạn hiện nay
3 p | 10 | 2
-
Nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay
9 p | 10 | 2
-
Giá trị chiến thắng Điện Biên Phủ với việc nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên ở nước ta hiện nay
10 p | 6 | 2
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở nước ta hiện nay
6 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn