Nâng cao chất lượng thông tin kế toán thông qua chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
lượt xem 2
download
Mục đích của nghiên cứu này dựa trên cơ sở tác động thuận chiều của chất lượng hệ thống thông tin kế toán (TTKT) đến chất lượng TTKT, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TTKT thông qua việc cải thiện cam kết của các nhà quản lý và đào tạo người dùng về việc triển khai hệ thống TTKT tại các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nâng cao chất lượng thông tin kế toán thông qua chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- 8. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN THÔNG QUA CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ IMPROVING THE QUALITY OF ACCOUNTING INFORMATION THROUGH THE QUALITY OF ACCOUNTING INFORMATION SYSTEMS IN SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES Phạm Thị Kim Yến, Nguyễn Thị Thanh Hòa, Nguyễn Thị Ngần, Đặng Thị Hà* *Trường Kinh tế - Trường Đại học Vinh Tóm tắt Mục đích của nghiên cứu này dựa trên cơ sở tác động thuận chiều của chất lượng hệ thống thông tin kế toán (TTKT) đến chất lượng TTKT, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TTKT thông qua việc cải thiện cam kết của các nhà quản lý và đào tạo người dùng về việc triển khai hệ thống TTKT tại các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa. Từ khóa: chất lượng thông tin kế toán, hệ thống thông tin kế toán, cam kết nhà quản lý, đào tạo. Abstract The purpose of this study is based on the positive impact of the quality of accounting information systems on the quality of accounting information, the author proposes solutions to improve the quality of accounting information through improving the commitment of managers and training users on the implementation of accounting information systems in small and medium enterprises . Keywords: top management commitment, user training, accounting information system, quality of accounting information. JEL Classifications: M40, M41, M49.00 1. Cơ sở lý thuyết 1.1. Chất lượng hệ thống TTKT và chất lượng TTKT Theo Boockholdt, (1999), hệ thống TTKT là một nhóm các hệ thống con hoạt động để thu thập, xử lý dữ liệu và công bố trong các báo cáo tài chính, nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định (Alkali và cộng sự, 2018). Romney và Steinbart (2015) định nghĩa, hệ thống TTKT thu thập, ghi lại, lưu trữ và biên soạn dữ liệu tài chính và phi tài chính để tạo thông tin cho người ra quyết định. Dữ liệu kế toán có thể là tùy chọn hoặc bắt buộc, dữ liệu lịch sử hoặc dự báo được cấu 1
- trúc bởi hệ thống TTKT và sau đó được các nhà quản lý sử dụng để điều hành DN của họ (Chapellier và cộng sự, 2013). Hệ thống TTKT được tích hợp với các hoạt động kinh doanh hàng ngày của một tổ chức hoặc quy trình kinh doanh sẽ tạo ra thông tin, hệ thống TTKT ghi lại và báo cáo các giao dịch kinh doanh và dòng tiền sau đó lập báo cáo tài chính. Các báo cáo này cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động kinh doanh, cũng như cho việc lưu trữ hồ sơ. Theo Mamić Sačer và cộng sự (2006), TTKT do hệ thống TTKT tạo ra theo mục tiêu của nó là cung cấp thông tin, để đảm bảo chất lượng của TTKT nhằm hỗ trợ lập kế hoạch, kiểm soát và phân tích hoạt động của công ty, đảm bảo thông tin tốt (Gelinas, 2012) là thông tin có liên quan cho người ra quyết định. Người dùng có các tiêu chí xác định chất lượng thông tin để xác định chất lượng của quyết định, bằng cách cung cấp thêm sự đảm bảo về tính phù hợp và kịp thời, chính xác và đầy đủ. TTKT là tốt, nếu đáp ứng các yêu cầu về tính chính xác và đầy đủ, nhất quán và kịp thời (Baltzan, 2012; Binh và cộng sự, 2020). Theo Keiso và cộng sự (2010), chất lượng TTKT đề cập đến chất lượng TTKT và hiệu quả của hệ thống TTKT được áp dụng để phục vụ ban quản lý cấp cao và giúp ban quản lý đạt được năng suất tối đa. Theo IASB và FASB (2010), chất lượng TTKT hữu ích được thể hiện qua các đặc điểm chất lượng cơ bản (thích hợp, trình bày trung thực) và các đặc điểm chất lượng bổ sung (có thể so sánh, có thể kiểm chứng, kịp thời và có thể hiểu). Cụ thể: Thích hợp - để thích hợp TTKT phải có khả năng tạo ra sự khác biệt trong việc ra quyết định của đối tượng sử dụng thông tin, phải có giá trị dự đoán, giá trị xác nhận hoặc cả hai; Trình bày trung thực - thông tin được trình bày trung thực khi nó được mô tả đầy đủ, trung lập và không mắc lỗi (IASB, 2010a); Dễ hiểu - thông tin có thể hiểu nếu thông tin được phân loại, mô tả và trình bày rõ ràng, xúc tích. Báo cáo tài chính, báo cáo trách nhiệm được trình bày cho người sử dụng là những người có những kiến thức nhất định về kinh doanh và hoạt động kinh tế. Có thể so sánh thông tin về một DN sẽ hữu ích hơn, nếu nó có thể được so sánh với thông tin tương tự ở DN khác hoặc giữa các kỳ khác nhau ở cùng một DN. Có thể so sánh cho phép người sử dụng phân biệt giữa sự giống nhau hay có khác nhau về các khoản mục (IASB, 2010a); Kịp thời - có nghĩa là thông tin có sẵn cho người sử dụng ra quyết định đúng lúc, thông tin cũ thì kém hữu ích hơn. Tuy vậy, một số thông tin có thể vẫn hữu ích sau khi kết thúc kỳ báo cáo, bởi vì người sử dụng cần các thông tin để xác định và đánh giá xu hướng phát triển. 1.2. Cam kết của nhà quản lý và đào tạo Cam kết của nhà quản lý là yếu tố quan trọng, giúp các nhà quản lý vận hành triển khai thành công hệ thống TTKT. Nhà quản lý đóng góp vào việc triển khai hệ thống thông tin, thông qua việc tham gia xây dựng mục tiêu và giải thích việc áp dụng hệ 2
- thống thông tin là một hình thức tham gia tích cực. Mọi thay đổi về thói quen làm việc, quy trình và việc sắp xếp lại hệ thống TTKT trong tổ chức đều phụ thuộc vào sự hỗ trợ của ban quản lý, cam kết của nhà quản lý ảnh hưởng đến việc triển khai hệ thống TTKT thông qua người dùng và nhân viên dịch vụ thông tin kỹ thuật. Hơn nữa, các nhà quản lý cần cung cấp sự hỗ trợ và cam kết đầy đủ cho việc triển khai thành công hệ thống TTKT. Đào tạo là các hoạt động có tổ chức để nâng cao kiến thức và kỹ năng của mọi người để đạt được các mục tiêu nhất định. Đào tạo là cung cấp cho nhân viên các kỹ năng mới hoặc liên tục, cần thiết cho việc thực hiện công việc của họ, đào tạo người dùng là chìa khóa để tận dụng tối đa hệ thống TTKT. Rouibah (2009), Beydokhti (2011), Zaied (2012) cho rằng, chất lượng đào tạo người dùng có tác động trực tiếp đến việc triển khai thành công các hệ thống TTKT, việc đào tạo, hỗ trợ quản lý và sự tham gia của người dùng góp phần cải thiện việc sử dụng hệ thống thông tin nếu hệ thống được coi là hữu ích và dễ sử dụng. Kết quả nghiên cứu của Bagranof (2010), Sheth (2010) (Stair & Reynolds, 2012; Pearlson, 2010) đã chi ra, việc triển khai thành công các hệ thống TTKT chịu ảnh hưởng cam kết của ban quản lý cấp cao và đào tạo người dùng. Ruhul Fitrios (2016) cho rằng, cam kết của ban quản lý cấp cao, đào tạo người dùng ảnh hưởng đến việc triển khai hệ thống TTKT không đáng kể, đồng thời việc triển khai hệ thống TTKT ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng TTKT. Trên cơ sở kết quả của nghiên cứu này, tác giả đề xuất các gải pháp để giải quyết vấn đề triển khai hệ thống TTKT và chất lượng TTKT thông qua việc cải thiện cam kết của ban quản lý cấp cao và đào tạo người dùng. 2. Thực trạng triển khai hệ thống TTKT Các DN vừa và nhỏ (SME) luôn được coi là xương sống của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế và góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm và ổn định xã hội. Hệ thống TTKT (AIS) là một nguồn lực quan trọng đối với các DN vừa và nhỏ, bởi nó thúc đẩy hiệu quả ra quyết định, lập kế hoạch và kiểm soát hiệu quả các hoạt động của DN. Do đó, hệ thống TTKT đầy đủ và có chất lượng là rất quan trọng để đạt được các mục tiêu này. Các DN vừa và nhỏ thường có cấu trúc tổ chức tương đối phẳng (Levy & Powell, 2005) được tập trung hóa khi chủ sở hữu và người quản lý có thể là cùng một cá nhân, có thể thực hiện nhiều vai trò. Chủ sở hữu/người quản lý đảm nhận nhiều vai trò trong hoạt động hàng ngày của một DN vừa và nhỏ, có thể giúp DN đó năng động hơn (Levy & Powell, 2005) và vượt trội hơn các tổ chức lớn về khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tính linh hoạt, khả năng xác định và khai thác các cơ hội, cũng như áp 3
- dụng các công nghệ mới (Jeal & Wroe, 1999). Tuy nhiên, các DN vừa và nhỏ lại thiếu chuyên môn nội bộ về IS/IT, cũng như thiếu nguồn lực để thực hiện triển khai và quản lý các nguồn lực IS/IT của mình. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, các DN vừa và nhỏ thường gặp phải vấn đề “chế độ quản lý hơi hình thức” hoặc thiếu minh bạch về kế toán. Để giải quyết những thách thức này và đáp ứng nhu cầu của các nhà quản lý, DN cần có một hệ thống TTKT phù hợp và để triển khai được hệ thống TTKT trong DN thì cam kết của nhà quản lý và đào tạo người dùng hệ thống TTKT là rất quan trọng. 4. Giải pháp đề xuất TTKT đóng vai trò cốt lõi trong việc quản lý DN, giúp ra quyết định hiệu quả và đánh giá hiệu suất hoạt động, kiểm soát tài chính và lập kế hoạch chiến lược. Nó không chỉ cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc vận hành DN mà còn đảm bảo sự minh bạch, tuân thủ quy định và tăng cường khả năng huy động vốn từ bên ngoài. TTKT chất lượng cao giúp DN phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro tài chính. Để nâng cao chất lượng TTKT thông qua chất lượng hệ thống TTKT, DN nhỏ và vừa cần: Thứ nhất là cam kết của nhà quản lý: nhà Quản lý cam kết về việc phân bổ nguồn lực và hỗ trợ công việc được thực hiện bởi các nguồn lực này. Cam kết của nhà quản lý, bao gồm: thiết lập chính sách, cung cấp các nguồn lực cần thiết; công tác đánh giá và cải thiện chính sách. Thứ hai là đào tạo người dùng: nhu cầu đào tạo phát sinh do khoảng cách giữa kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của cá nhân với những điều cần thiết để thực hiện công việc. Bên cạnh đó, hệ thống TTKT sẽ không mang lại giá trị nếu được triển khai thông qua một quy trình bị lỗi, hoặc nếu DN không biết cách sử dụng hệ thống, nhân viên có thể sử dụng hệ thống nếu được đào tạo về cách vận hành. Do đó, nhân viên cần được đào tạo và giáo dục đầy đủ về hệ thống TTKT để đảm bảo họ có thể sử dụng hệ thống một cách hiệu quả. Thông qua đào tạo, cung cấp cho nhân viên các kỹ năng mới hoặc cần thiết để thực hiện công việc. Do đó, các DN cần thiết lập một chương trình đào tạo rộng rãi để đảm bảo rằng, nhân viên có các kỹ năng sử dụng hệ thống TTKT hiệu quả. Quy trình đào tạo gồm 5 bước: phân tích nhu cầu đào tạo; thiết kế chương trình đào tạo tổng thể; phát triển khóa học (tập hợp/tạo tài liệu đào tạo); triển khai đào tạo bằng cách thực sự đào tạo nhóm nhân viên mục tiêu, bằng các phương pháp như đào tạo tại nơi làm việc hoặc trực tuyến và đánh giá hiệu quả của khóa học. Các thành phần liên quan của ba giai đoạn chính trong hệ thống đào tạo là: giai đoạn đánh giá người lập kế hoạch, xác định nhu cầu đào tạo và xác định mục tiêu đào tạo; giai đoạn triển khai, việc triển khai có thể được bắt đầu dựa trên kết quả đánh giá; và giai đoạn đánh giá đo lường mức độ đào tạo đạt được những gì mong đợi. 4
- Tài liệu tham khảo James L. Boockholdt. (1999). Accounting Information Systems: Transactions Processing and Controls. Bagranoff. (2010). Core Concepts of Accounting Information Systems. Fitrios. (2016). Factors That Influece AISlmplement. Rouibah, K. et al. (2009). Effect of management support, training, and user involvement on system usage and satisfaction In Kuwait, Industrial Management & Data System. Zaied, A. (2012) An Integrated Knowledge Management Capabilities Framework for Assessing Organizational Performance. International Journal of Information Technology and Computer Science, 4, 1-10. Caldeira, M.M. and Ward, J.M. (2003). Using Resource-Based Theory to Interpret the Successful Adoption and Use of Information Systems and Technology in Manufacturing Small and Medium-Sized Enterprises. European Journal of Information Systems, 12, 127-141. Zina Houhamdi and Belkacem Athamena. (2019). impacts of information quality on decision-making. Greiner. (1998). Systemes d'information et comptabilités – ECCA, p.. 1120. Negescu , M , D . (2004). Characteristics of financial information in the context of contemporary developments , Accounting and Management Magazine , Nr . 9 / , ASE, Bucharest, pp. 147- 148. Minu , M. (2002). Accounting as an instrument of power, Bucharest - Economic Publishing House. Romney Marshall B., & Steinbart, Paul J. (2015). Accounting Information Systems, 13th edition, Essex, England: Pearson Education, Inc. Nguyễn Thị Phương Thảo. (2014). Xây dựng hệ thống TTKT DN tại Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tài chính, số 4/2014. Trương Văn Tú. (2020). Nghiên cứu áp dụng hệ thống TTKT trong các DN nhỏ và vừa ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính, kỳ 1, tháng 4/2020. 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khái niệm và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp và thông tin sử dụng trong phân tích tài chính
17 p | 13188 | 4550
-
QUY TRÌNH CHO VAY
14 p | 473 | 111
-
QUI TRÌNH BẢO LÃNH
14 p | 497 | 90
-
Kiểm soát chất lượng kiểm toán
20 p | 181 | 57
-
Một số vấn đề trong kế toán giá gốc ở Việt Nam
16 p | 189 | 36
-
Chất lượng kiểm toán từ góc nhìn xã hội
10 p | 92 | 16
-
Đề án: Phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng giai đoạn 2006-2010 tại Tp. Hồ Chí Minh
17 p | 107 | 8
-
Lợi ích của doanh nghiệp khi lên sàn
3 p | 143 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn