Trần Ngọc Bích và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
120(06): 183 – 188<br />
<br />
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở CÁC LỚP CUỐI CẤP TIỂU<br />
HỌC TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KIẾN TẠO<br />
Trần Ngọc Bích*, Trần Thị Ngọc Anh, Ngô Thị Duyên,<br />
Đinh Thị Hƣơng, Phạm Thị Nhung, Lại Thị Thu Thủy<br />
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học nói chung, dạy học môn Toán nói riêng sẽ góp phần<br />
phát triển năng lực ngƣời học, nâng cao hiệu quả dạy học. Qua các hoạt động dạy học, học sinh tự<br />
kiến tạo kiến thức dƣới sự điều khiển, định hƣớng của GV. Đặc biệt, đối với các lớp cuối cấp tiểu<br />
học (lớp 4, lớp 5) thì việc rèn luyện cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, khả năng tự<br />
học … là cần thiết. Do đó, chúng tôi đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy<br />
học môn Toán ở các lớp cuối cấp tiểu học trên cơ sở vận dụng lý thuyết kiến tạo.<br />
Từ khóa: toán tiểu học, Giáo dục tiểu học, dạy học môn Toán, kiến tạo, dạy học kiến tạo.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Toán học là môn học không chỉ trang bị cho<br />
HS kiến thức toán học mà còn góp phần hình<br />
thành ở học sinh (HS) năng lực tƣ duy,<br />
phƣơng pháp làm việc khoa học. Thực tế hoạt<br />
động dạy học (DH) môn Toán hiện nay đƣợc<br />
quy về hoạt động định hƣớng, tổ chức, giúp<br />
đỡ, điều khiển các hoạt động học tập của HS.<br />
Một trong những yếu tố quan trọng dẫn tới<br />
thành công trong quá trình này là ngƣời dạy<br />
phải biết tổ chức cho ngƣời học KT tri thức.<br />
Do đó, vận dụng lý thuyết kiến tạo (KT) trong<br />
DH môn Toán ở tiểu học sẽ góp phần nâng<br />
cao hiệu quả DH, phát huy đƣợc tính tích cực<br />
học tập của HS.<br />
NỘI DUNG<br />
Đôi nét về dạy học kiến tạo<br />
DH KT là DH tổ chức cho HS KT tri thức. Tƣ<br />
tƣởng nền tảng của lý thuyết KT là đặt vai trò<br />
của chủ thể nhận thức lên vị trí hàng đầu của<br />
quá trình nhận thức. Xuất phát từ bản chất của<br />
KT trong nhận thức, nhiều nhà nghiên cứu đã<br />
phân chia KT thành hai lại: KT cơ bản và KT<br />
xã hội.<br />
Học tập theo lý thuyết KT có những ƣu điểm<br />
sau: Tri thức đƣợc KT một cách tích cực bởi<br />
chủ thể nhận thức, không phải tiếp thu một<br />
cách thụ động từ bên ngoài hay bản thân HS<br />
*<br />
<br />
Tel: 0904 321939, Email: bichtransptn@gmail.com<br />
<br />
là ngƣời tích cực chủ động KT ra tri thức.<br />
Nhận thức là một quá trình thích nghi và tổ<br />
chức lại thế giới quan của chính mỗi ngƣời, vì<br />
vậy, học tập theo lý thuyết KT sẽ giúp chủ thể<br />
nhận thức khám phá ra một thế giới mới chƣa<br />
biết tới hoặc chƣa biết đầy đủ [3].<br />
Thực tiễn vận dụng lý thuyết KT trong DH<br />
ở trƣờng tiểu học hiện nay<br />
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 110 giáo viên<br />
(GV) ở một số trƣờng tiểu học của tỉnh Nam<br />
Định, Thái Bình, Thái Nguyên về việc vận<br />
dụng lý thuyết KT trong DH. Kết quả khảo<br />
sát cho thấy 100% GV đều nhận thức đƣợc<br />
vai trò của DH theo thuyết KT nhằm phát huy<br />
đƣợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo của<br />
HS, góp phần nâng cao hiệu quả DH môn<br />
Toán. 100% GV đều vận dụng lý thuyết KT<br />
trong dạy học, trong đó 30% GV sử dụng<br />
phƣơng pháp này thƣờng xuyên trong DH,<br />
còn lại 70% GV có vận dụng nhƣng không<br />
thƣờng xuyên. Tuy nhiên, GV còn nhiều lúng<br />
túng vì chƣa có đƣợc những biện pháp cụ thể<br />
vận dụng trong thực tiễn DH.<br />
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả DH<br />
môn Toán các lớp cuối cấp tiểu học trên cơ<br />
sở vận dụng lý thuyết KT<br />
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về dạy học KT,<br />
nội dung chƣơng trình môn Toán các lớp cuối<br />
cấp nói riêng, thực tiễn DH môn Toán ở<br />
trƣờng tiểu học hiện nay … chúng tôi đề xuất<br />
183<br />
<br />
Trần Ngọc Bích và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
120(06): 183 – 188<br />
<br />
một số biện pháp nâng cao hiệu quả DH môn<br />
Toán ở lớp 4, lớp 5 trên cơ sở vận dụng lý<br />
thuyết KT.<br />
<br />
Những lưu ý khi thực hiện biện pháp<br />
<br />
Biện pháp 1: DH khái niệm theo hướng tổ<br />
chức các hoạt động KT<br />
Mục đích của biện pháp<br />
Biện pháp đƣợc xây dựng nhằm: Giúp HS<br />
lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, đƣợc<br />
học theo đúng nhịp độ của bản thân; Góp<br />
phần bồi dƣỡng năng lực dự đoán, khái quát<br />
hóa, phát hiện vấn đề … cho HS.<br />
<br />
Trong bƣớc tiếp cận vấn đề hay hình thành<br />
khái niệm, GV nên tổ chức cho HS thảo luận<br />
nhóm để tăng hiệu quả trong quá trình hình<br />
thành kiến thức.<br />
<br />
Cách tiến hành biện pháp<br />
Bƣớc 1: Tiếp cận vấn đề<br />
GV lựa chọn các vấn đề toán học, yêu cầu HS<br />
hoạt động trên các đối tƣợng đƣợc lựa chọn.<br />
Các vấn đề toán học gắn với nội dung của bài,<br />
đồng thời, hƣớng dẫn HS lựa chọn các đối<br />
tƣợng và hoạt động trên các đối tƣợng đƣợc<br />
lựa chọn.<br />
Bƣớc 2: Hình thành khái niệm<br />
Tổ chức cho HS hoạt động trên các đối tƣợng<br />
để làm bộc lộ rõ các đặc điểm cơ bản của khái<br />
niệm cần hình thành. Từ đó giúp HS dự đoán<br />
về khái niệm.<br />
Bƣớc 3: Hoàn thiện và củng cố khái niệm<br />
Tổ chức cho HS hoàn thiện và củng cố sử<br />
dụng khái niệm thông qua hệ thống bài tập<br />
hoặc các trò chơi toán học. Ở bƣớc này, GV<br />
nên toát yếu lại khái niệm để giúp HS hiểu<br />
đúng, hình thành đúng, chính xác khái niệm.<br />
<br />
GV phải tổ chức các hoạt động KT phải phù<br />
hợp với trình độ, đặc điểm nhận thức của HS.<br />
<br />
Ví dụ minh họa: Dạy bài “Giây. Thế kỉ”[1]<br />
theo hướng tổ chức các hoạt động KT<br />
Bƣớc 1: Tiếp cận vấn đề<br />
HS hoàn thành phiếu học tập.<br />
Bƣớc 2: Hình thành khái niệm<br />
<br />
GV yêu cầu HS quan sát mặt đồng hồ và<br />
hƣớng dẫn:<br />
Ngoài kim giờ, kim phút ta còn thấy kim giây.<br />
Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến<br />
vạch liền sau nó trên mặt đồng hồ là một giây.<br />
Khi kim giây chạy đƣợc một vòng trên mặt<br />
đồng hồ qua 60 vạch thì kim phút chạy đƣợc<br />
1 phút.<br />
GV giúp HS nhận xét: Giây là một đơn vị đo<br />
thời gian. 1 phút = 60 giây.<br />
GV giới thiệu cho HS: 1 thế kỉ = 100 năm và<br />
xác định các thế kỉ.<br />
<br />
PHIẾU HỌC TẬP<br />
Bài 1. Đồng hổ chỉ mấy giờ?<br />
<br />
Hình A<br />
Hình B<br />
Hình A đồng hồ chỉ ……………………<br />
Hình B đồng hồ chỉ ……………………<br />
Hình C đồng hồ chỉ ……………………<br />
Bài 2. Điển số thích hợp vào chỗ chấm<br />
1 ngày = …. giờ<br />
<br />
184<br />
<br />
Hình C<br />
<br />
1 giờ = …. phút<br />
<br />
Trần Ngọc Bích và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Sau đó, GV tổ chức cho HS hoạt động cặp<br />
đôi: Một HS nêu năm và hỏi năm đó thuộc thế<br />
kỉ thứ bao nhiêu ? Chẳng hạn, một HS hỏi:<br />
Năm 1906 thuộc thế kỉ thứ bao nhiêu? HS<br />
còn lại phải trả lời: Năm 1906 thuộc thế kỉ<br />
XX. Sau đó, hai HS đổi vai trò cho nhau.<br />
Bƣớc 3: Hoàn thiện và củng cố khái niệm<br />
Để hoàn thiện và củng cố khái niệm thì GV tổ<br />
chức cho HS hoạt động cá nhân làm bài tập<br />
trong sách giáo khoa và sau đó gọi một vài<br />
HS thực hiện trên bảng.<br />
GV cho HS liên hệ thực tiễn cuộc sống:<br />
- Yêu cầu HS kể tên các hoạt động trong thực<br />
tiễn có sử dụng đơn vị đo thời gian là giây.<br />
- HS năm sinh của mình và xác định xem năm<br />
đó thuộc thế kỉ nào?<br />
Biện pháp 2: DH quy tắc, phương pháp trên<br />
cơ sở vận dụng lý thuyết KT<br />
Mục đích của biện pháp<br />
Biện pháp đƣợc xây dựng nhằm mục đích:<br />
Giúp HS hình thành đƣợc các quy tắc,<br />
phƣơng pháp trong toán học; Giúp HS biết<br />
vận dụng quy tắc, phƣơng pháp vào giải bài<br />
tập; Rèn luyện khả năng tƣ duy, năng lực suy<br />
luận, phán đoán, … cho HS; Giúp HS nắm<br />
đƣợc bản chất của kiến thức, tạo niềm tin<br />
vững chắc cho HS về tri thức mới.<br />
Cách tiến hành biện pháp<br />
Bƣớc 1: Hình thành quy tắc, phƣơng pháp<br />
GV lựa chọn tình huống toán học, yêu cầu HS<br />
lựa chọn đối tƣợng và hoạt động trên các đối<br />
tƣợng đƣợc lựa chọn nhằm giúp HS củng cố<br />
kiến thức cũ và hình thành kiến thức mới.<br />
GV tổ chức cho HS hoạt động trên các đối<br />
tƣợng đã lựa chọn để giúp HS nắm rõ đƣợc<br />
các đặc điểm của đối tƣợng, tạo cơ sở cho<br />
việc hình thành quy tắc và phƣơng pháp mới.<br />
<br />
120(06): 183 – 188<br />
<br />
Từ đó, HS hoạt động, xem xét và phát hiện ra<br />
các đặc điểm của quy tắc cần hình thành và<br />
đƣa ra dự đoán về quy tắc, phƣơng pháp.<br />
Bƣớc 2: Thực hành sử dụng quy tắc, phƣơng pháp<br />
GV có thể thiết kế các phiếu học tập để HS<br />
làm việc cá nhân hoặc thảo luận nhóm nhỏ để<br />
thực hành sử dụng quy tắc, phƣơng pháp. HS<br />
trình bày kết quả hoạt động của bản thân với<br />
nhóm và cùng với nhóm thống nhất kết quả<br />
hoạt động. Các nhóm báo cáo kết quả hoạt<br />
động của mình trƣớc lớp và đƣa ra ví dụ để<br />
chứng minh cho hoạt động của nhóm.<br />
Bƣớc 3: Củng cố quy tắc, phƣơng pháp<br />
GV thiết kế các hoạt động củng cố quy tắc,<br />
phƣơng pháp giúp HS nắm chắc hơn kiến<br />
thức vừa hình thành. GV có thể thiết kế các<br />
phiếu học tập với các bài tập trắc nghiệm<br />
khách quan vận dụng quy tắc, phƣơng pháp<br />
để kiểm tra mức độ vận dụng quy tắc, phƣơng<br />
pháp và sự linh hoạt trong quá trình vận dụng<br />
của HS. Ngoài ra, GV tổ chức cho HS hoạt<br />
động vận dụng quy tắc, phƣơng pháp vào giải<br />
quyết các vấn đề thực tiễn.<br />
Những lưu ý khi thực hiện biện pháp<br />
- Quá trình KT tri thức phải phù hợp với trình<br />
độ nhận thức và khả năng tƣ duy của HS.<br />
- GV cần tổ chức các hoạt động cho HS tự KT<br />
tri thức mới về các quy tắc và các phƣơng<br />
pháp đã hình thành.<br />
Ví dụ minh họa: Dạy bài “Diện tích hình tam<br />
giác”[2] trên cơ sở vận dụng lý thuyết KT.<br />
Bƣớc 1: Hình thành quy tắc, phƣơng pháp<br />
GV tổ chức cho HS hoạt động nhƣ sau: Cho<br />
hai hình tam giác bằng nhau, GV yêu cầu HS<br />
cắt ghép hai hình tam giác đó thành hình chữ<br />
nhật. HS thực hành cắt ghép theo hình vẽ.<br />
Đƣờng cắt<br />
<br />
E<br />
<br />
A<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
D<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
B<br />
<br />
H<br />
<br />
C<br />
<br />
185<br />
<br />
Trần Ngọc Bích và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
GV giúp HS hình thành công thức tính diện<br />
tích hình tam giác qua hoạt động cắt ghép<br />
hình. Dựa vào kiến thức đã có, HS biết đƣợc<br />
công thức diện tích của hình chữ nhật ABCD<br />
là BC × AB = BC × EH. Từ đó, HS đƣa ra dự<br />
đoán của mình về công thức tính diện tích của<br />
hình tam giác. HS thảo luận nhóm và thống<br />
nhất dự đoán, đƣa ra ví dụ kiểm chứng để trình<br />
bày trƣớc lớp. Các nhóm tranh luận và thống<br />
nhất quy tắc. GV chốt lại quy tắc và công thức<br />
tính diện tích hình tam giác.<br />
Bƣớc 2: Thực hành sử dụng quy tắc, phƣơng pháp<br />
GV tổ chức cho HS thực hành sử dụng quy<br />
tắc, phƣơng pháp vào giải các bài tập trong<br />
sách giáo khoa dƣới dạng hoạt động cá nhân<br />
hoặc hoạt động nhóm. GV cũng có thể đƣa ra<br />
các mô hình của hình tam giác yêu cầu HS đo<br />
độ dài cạnh đáy, đƣờng cao và tính diện tích.<br />
Bƣớc 3: Củng cố quy tắc, phƣơng pháp<br />
GV tổ chức hoàn thiện và củng cố quy tắc cho<br />
HS thông qua bài tập khắc sâu kiến thức cho<br />
HS. Chẳng hạn: “Cho hình bình tam giác<br />
ABC, có chiều cao bằng cạnh đáy. Biết tổng<br />
độ dài của cạnh đáy và chiều cao là 35 m.<br />
Tính diện tích hình tam giác đó?”<br />
GV cho HS liên hệ thực tiễn cuộc sống, chẳng<br />
hạn: Tìm 3 đồ dùng có hình tam giác và tính<br />
diện tích 3 hình tam giác đó.<br />
Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động KT trong<br />
DH giải toán<br />
Mục đích của biện pháp<br />
Biện pháp đƣợc xây dựng nhằm mục đích:<br />
Giúp HS biết tìm tòi lời giải và trình bày bài<br />
giải; Rèn luyện khả năng tƣ duy, khả năng lập<br />
luận cho HS.<br />
Cách thực hiện biện pháp<br />
Bƣớc 1: Tìm hiểu bài toán<br />
Bài toán gồm: Những dữ kiện là những cái đã<br />
cho, đã biết trong bài toán, những ẩn số là<br />
những cái chƣa biết và phải tìm. GV đặt câu<br />
hỏi giúp HS nắm đƣợc nội dung của bài toán.<br />
Bƣớc 2: Lập kế hoạch giải<br />
GV thiết kế các hoạt động giúp HS đƣa bài<br />
toán về dạng quen thuộc (quy lạ về quen)<br />
bằng cách huy động kiến thức, kĩ năng đã có<br />
trong kinh nghiệm để xem xét bài toán. Ngoài<br />
186<br />
<br />
120(06): 183 – 188<br />
<br />
ra, GV có thể thiết kế hệ thống câu hỏi giúp<br />
HS hình thành cách giải bài toán, biết vận<br />
dụng các phƣơng pháp giải đã biết để thực<br />
hiện giải.<br />
Bƣớc 3: Trình bày bài giải<br />
Trình bày bài giải là quá trình hoàn thiện lời giải<br />
một bài toán. Sau khi tiến hành tìm hiểu nội<br />
dung bài toán, thực hiện lập kế hoạch giải toán,<br />
tiến đến việc thực hiện trình bày bài giải.<br />
Bƣớc 4: Kiểm tra và nghiên cứu lời giải<br />
Việc nghiên cứu lời giải còn cho phép HS<br />
nhìn lại xem đã xét đầy đủ các trƣờng hợp có<br />
thể xảy ra của bài toán hay chƣa, nhất là các<br />
bài toán có liên quan đến những đối tƣợng<br />
hay quan hệ có nhiều khả năng xảy ra. Bằng<br />
cách này dần luyện tập cho HS thói quen<br />
nhìn nhận vấn đề một cách khá toàn diện,<br />
theo nhiều khía cạnh, tránh phiến diện, hời<br />
hợt. GV có thể yêu cầu tìm cách giải khác cho<br />
bài toán để giúp phát triển tƣ duy, khả năng<br />
tìm tòi, khám phá của HS.<br />
Những lưu ý khi tiến hành biện pháp<br />
- GV tổ chức các hoạt động giúp HS suy nghĩ<br />
và tự tìm lời giải cho bài toán.<br />
và phải phân loại đƣợc dạng của bài toán.<br />
Ví dụ minh họa<br />
Ví dụ: Lúc 6 giờ một xe ô tô đi từ A đến B với<br />
vận tốc là 50 km/giờ. Lúc 7 giờ 30 phút một<br />
xe du lịch đi từ B đến A với vận tốc là 65<br />
km/giờ. Hỏi hai xe gặp nhau lúc mấy giờ?<br />
Biết quãng đường từ A đến B dài 420 km.<br />
Bƣớc 1: Tìm hiểu đề bài<br />
GV yêu cầu HS đọc kĩ bài toán và trả lời câu<br />
hỏi. Chẳng hạn:<br />
- Bài toán cho biết gì? (Lúc 6 giờ sáng một xe<br />
ô tô đi từ A đến B với vận tốc là 50 km/giờ.<br />
Lúc 7 giờ 30 phút một xe du lịch đi từ B đến<br />
A với vận tốc là 65 km/giờ. Quãng đƣờng từ<br />
A đến B dài 420 km).<br />
- Bài toán hỏi gì? (Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ?)<br />
GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.<br />
Bƣớc 2: Lập kế hoạch giải<br />
GV đƣa ra hệ thống câu hỏi giúp HS xác định<br />
đƣợc kế hoạch giải bài toán. Chẳng hạn:<br />
<br />
Trần Ngọc Bích và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
120(06): 183 – 188<br />
Học sinh<br />
<br />
Giáo viên<br />
+ Xe ô tô xuất phát từ lúc mấy giờ?<br />
+ Xe du lịch xuất phát từ lúc mấy giờ?<br />
+ Thời gian xe ô tô đi từ A đến B trƣớc xe du lịch từ B<br />
đến A đã biết chƣa?<br />
+ Muốn tìm thời gian xe ô tô đi từ A đến B trƣớc xe du<br />
lịch đi từ B đến A ta làm nhƣ thế nào?<br />
+ Muốn biết trong thời gian 1 giờ 30 phút thì xe ô tô đi<br />
đƣợc bao nhiêu quãng đƣờng thì phải làm nhƣ thế nào?<br />
+ Muốn biết khoảng cách giữa hai xe khi xe du lịch bắt<br />
đầu đi từ B ta làm nhƣ thế nào?<br />
+Muốn biết mỗi giờ cả hai xe đi đƣợc bao nhiêu quãng<br />
đƣờng ta phải làm nhƣ thế nào?<br />
+ Thời gian để hai xe gặp nhau kể từ lúc 7 giờ 30 phút<br />
là bao lâu?<br />
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?<br />
<br />
Bƣớc 3: Trình bày lời giải<br />
HS nêu các bƣớc tính, có nhận xét, bổ sung.<br />
Sau đó yêu cầu HS trình bày bài giải.<br />
Bƣớc 4: Kiểm tra và nghiên cứu lời giải<br />
HS tự kiểm tra kết quả và rút ra kinh nghiệm.<br />
HS suy nghĩ và tự đặt câu hỏi: Cách giải nhƣ<br />
vậy đã ngắn gọn chƣa ? Có cách giải nào ngắn<br />
hơn không? Còn cách nào nữa không? …<br />
KẾT LUẬN<br />
DH theo thuyết KT sẽ góp phần phát triển<br />
năng lực tìm tòi, khám phá, năng lực giải<br />
quyết vấn đề, tƣ duy toán học, … cho HS.<br />
Tuy nhiên, trong DH, GV cần vận dụng linh<br />
hoạt các biện pháp sao cho đạt hiệu quả cao<br />
<br />
6 giờ<br />
7 giờ 30 phút<br />
Chƣa biết<br />
7giờ 30 phút – 6 giờ =1 giờ 30 phút<br />
Đổi 1 giờ 30 phút = giờ<br />
50 ×<br />
<br />
= 75 (km)<br />
<br />
420 – 75 = 345 (km)<br />
50 + 65 = 115 (km/h)<br />
345 : 115 = 3 (giờ)<br />
Toán chuyển động đều<br />
<br />
nhất, góp phần nâng cao chất lƣợng DH môn<br />
Toán trong trƣờng tiểu học. Các biện pháp<br />
đƣợc đề xuất là phù hợp với thực tiễn giáo<br />
dục, vận dụng đƣợc vào quá trình DH môn<br />
Toán ở các lớp cuối cấp tiểu học.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Toán 4, Nhà<br />
xuất bản Giáo dục.<br />
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Toán 5, Nhà<br />
xuất bản Giáo dục.<br />
3. Phạm Sỹ Nam (2013), Nâng cao hiệu quả dạy<br />
học một số khái niệm giải tích cho học sinh trung<br />
học phổ thông chuyên toán trên cơ sở vận dụng lý<br />
thuyết kiến tạo, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo<br />
dục, Đại học Vinh.<br />
<br />
187<br />
<br />