Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng ACB Việt Nam - 3
lượt xem 82
download
Nhờ công nghệ các dịch vụ ngân hàng phát triển đa dạng và phong phú, cho đến nay các tổ chức tín dụng đã triển khai và phát triển nhiều sản phẩm mới, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng điện tử: internet-banking, mobil-banking, phonebanking, dịch vụ thẻ, thanh toán điện tử. Như vậy, sự phát triển của công nghệ hiện đại cho phép các NHTM nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập, khi mà các ngân hàng nước ngoài đã đi trước và có bước phát triển nhanh mạnh về...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng ACB Việt Nam - 3
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh, thu hút nhiều khách h àng giao dịch và giảm các chi phí liên quan. Nhờ công nghệ các dịch vụ ngân hàng phát triển đa dạng và phong phú, cho đến nay các tổ chức tín dụng đã triển khai và phát triển nhiều sản phẩm mới, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng điện tử: internet-banking, mobil-banking, phonebanking, dịch vụ thẻ, thanh toán điện tử. Như vậy, sự phát triển của công nghệ hiện đại cho phép các NHTM nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập, khi mà các ngân hàng nước ngoài đã đi trước và có bước phát triển nhanh mạnh về công nghệ và dịch vụ ngân hàng. Các nhà quản trị ngân hàng phải đặt yếu tố công nghệ là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển, mở rộng ngân hàng, thường xuyên học hỏi, tìm hiểu các công nghệ ngân hàng hiện đại, chú trọng đầu tư vào hệ thống công nghệ để ứng dụng trong ngân hàng. Có như th ế mới nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, cạnh tranh được với các ngân hàng trong nước cũng như nước ngoài. Những xu hướng thay đổi gần đây trong hệ thống phân phối dịch vụ ngân hàng. + Trước đây tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng. Nhưng hiện nay với sự phát triển của các kênh thu hút vốn khác như thị trường chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản...Nếu ngân hàng chỉ đơn thuần thực hiện dịch vụ huy động vốn để cho vay thì chắc chắn lợi nhuận sẽ bị giảm sút, thị phần bị thu hẹp, và đến một lúc nào đó sẽ bị phá sản. Cho nên việc các ngân hàng lấn sân kinh doanh các dịch vụ khác là điều không tránh khỏi như bảo hiểm, cho vay trả góp, kinh doanh hàng hoá và bất động sản...
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Vì nhu cầu khác hàng ngày càng đa dạng và khắt khe hơn nên các ngân hàng cũng phải không ngừng cải tiến, phát tiển sản phẩm, dịch vụ của mình cũng như không ngừng tăng cường khả năng cung cấp cho các khách hàng doanh nghiệp những dịch vụ tốt nhất, vì vậy ngân hàng sẽ chú trọng đến việc thiết kế các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ trọn gói với những tính năng, đặc điểm phù hợp với thị hiếu của từng nhóm khách hàng riêng lẻ. + Ngoài ra, một số dịch vụ có nhiều tiện ích hơn cho khách hàng sẽ được ngân hàng chú trọng như: thu hộ thuế, dịch vụ bảo quản và ký gửi, dịch vụ uỷ thác, dịch vụ môi giới, đại lý phát hành và quản lý, môi giới chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm, cho thuê tài chính, dịch vụ mua bán nợ, ngoại tệ... + Các ngân hàng thường có nhiều kênh phân phối sản phẩm để phục vụ khách hàng như các chi nhánh, các điểm giao dịch, nơi đặt máy ATM, Website, ngân hàng tự động... Các ngân hàng luôn tìm cách đầu tư vào việc củng cố các cơ sở phân phối sản phẩm, dịch vụ này để cố gắng tìm ra những giải pháp có tính liên kết chặt chẽ hơn, phục vụ khách hàng tốt hơn và giúp cho việc khắc phục sự cố dễ dàng hơn, đảm bảo độ tin cậy cao hơn. Đặc biệt là xu hướng gộp nhiều sản phẩm từ quản lý ngân quỹ, ngoại hối đến kinh doanh chứng khoán và lưu ký...thành những gói hàng đa dụng và tiện lợi cũng ngày một tăng. Thách thức đặt ra cho các nhà quản trị ngân hàng là phải xây dựng được chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ mới cho ngân hàng của mình, và cụ thể hoá cho từng nhóm sản phẩm hoặc những sản phẩm chủ lực, phù hợp với đặc điểm của mỗi ngân hàng trong thời kỳ mới sao cho tối đa hoá lợi nhuận, đồng thời tránh việc để mất thị phần.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Những thay đổi liên tục trên thị trường vốn và tiền tệ. 2.1.2. Chiến lược của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực về ngân hàng. Xây dựng một hệ thống ngân hàng có uy tín, có khả năng cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả, an toàn, có khả năng huy động tốt hơn các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế. Trước hết, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu lực, đảm bảo sự bình đẳng an toàn cho mọi tổ chức hoạt động dịch vụ ngân hàng tài chính trên lãnh thổ Việt Nam. Xây dựng các qui chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị nguồn vốn, kiểm tra kiểm toán nội bộ, xây dựng quy tr ình tín dụng hiện đại và sổ tay tín dụng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ chỉ số an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Tiếp tục mở cửa thị trường trong nước trên cơ sở xoá bỏ dần các giới hạn về số lượng, loại hình tổ chức, phạm vi hoạt động, tỷ lệ góp vốn của nước ngoài, đảm bảo quyền kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài theo các cam kết đa phương và song phương. Đổi mới mô hình tổ chức bộ máy của các Ngân hàng thương mại, trước hết là Ngân hàng thương mại quốc doanh. Từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, chức năng của hệ thống NHNN nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả điều hành vĩ mô của NHNN, nhất là việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các trung gian tài chính. Trước hết, thực hiện tái cơ cấu lại
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hệ thống ngân hàng theo các đề án đã được Chính phủ phê duyệt và phù hợp với các cam kết với các tổ chức tài chính quốc tế, nhằm tạo ra các ngân hàng có quy mô lớn, hoạt động an toàn, hiệu quả và có đủ sức cạnh tranh. Đây được coi là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách của công cuộc đổi mới hệ thống ngân hàng – tài chính VN trong giai đoạn hiện nay, bởi vì NHTM quốc doanh đóng vai trò chủ đạo và chủ lực trong hệ thống NHTM. Tăng quy mô về vốn cho các ngân hàng thông qua tích tụ và tập trung vốn.. theo hướng: (1) Tiến hành cổ phần hoá các NHTM nhà nước nhằm tận dụng các nguồn lực tài chính trong dân chúng trong nước và nước ngoài. Trên cơ sở đó thay đổi mô hình quản lý từ đó tạo sắc thái mới trong hoạt động kinh doanh. (2) Đẩy mạnh liên doanh liên kết trong hệ thống ngân hàng để tận dụng vốn và kỹ thuật cũng như trình độ quản lý từ các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý cho toàn hệ thống ngân hàng phục vụ công tác điều hành hoạt động kinh doanh, kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý vốn tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa, vv.. nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý cho toàn hệ thống ngân hàng phục vụ công tác điều hành hoạt động kinh doanh, kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý vốn tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa, vv.. nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đào tạo, nâng cao trình độ nhận thức và kỹ năng nghiệp vụ ngân hàng. Các ngân hàng cần có trung tâm đào tạo được trang bị hiện đại. Chương trình đào tạo ở các NHTM phải thiết thực, cụ thể nhằm trau dồi, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, đào tạo và đào tạo lại cán bộ thực hiện tốt nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế, nhất là những cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng quốc tế, cán bộ thanh tra giám sát và cán bộ chuyên trách làm công tác pháp luật quốc tế, cán bộ sử dụng và vận hành công nghệ mới. Một số chỉ tiêu phát triển chính của ngành ngân hàng đến năm 2010 như sau: Tốc độ tăng huy động vốn: 18-20%/năm - Tốc độ tăng tín dụng: 18-20%/năm - Tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn: 33-35% (trong tổng nguồn vốn huy động) - Tăng trưởng bình quân tổng phương tiện thanh toán (M2): 18-20%/năm - Tỷ lệ M2/GDP đến cuối năm 2010: 100-115% - Tỷ trọng tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng/M2 đến năm 2010: - không quá 18% Tỷ lệ nợ xấu: 5-7% (so tổng dư nợ) - Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: - 8% Chuẩn mực giám sát ngân hàng đến năm 2010: BASEL I - 2.2. Vai trò của ngành ngân hàng Việt Nam và hệ thống ngân hàng Á Châu Việt Nam đối với nền kinh tế: 2.2.1 Vai trò của hệ thống Ngân hàng Việt Nam đối với nền kinh tế:
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Thứ nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỷ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh. - Thứ hai, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu t ư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu. Dịch vụ ngân h àng cũng phát triển cả về chất lượng và chủng loại, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh; - Thứ ba, tín dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục. Với dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm khoảng 35-37% GDP, mỗi năm hệ thống ngân hàng đóng góp trên 10% tổng mức tăng trưởng kinh tế của cả nước; (Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam) - Thứ tư, đã hỗ trợ có hiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu hút lao động, góp phần cải thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững. Thông qua nguồn vốn tín dụng cho các chương trình và dự án phát triển sản xuất kinh doanh, hàng năm hệ thống ngân hàng đã góp phần tạo thêm được nhiều việc làm mới, nhất là tại các vùng nông thôn. - Thứ năm, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững. 2.2.2 Quá trình phát triển hệ thống ngân hàng Á Châu: 2.2.2.1 Lịch sử hình thành ngân hàng. Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà Nước và pháp lệnh về Ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5/1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng TMCP Á Châu đã được thành lập theo giấy phép số 0032/NH -GP do
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com NHNN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính th ức đi vào hoạt động. Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng cho thời hạn hoạt động 50 năm. + Hội sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai - Quận 3 – TP Hồ Chí Minh + Tên giao dịch: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu. + Tên nước ngoài: Asia-Commercial-Bank (gọi tắt là ACB). + Logo: 2.2.2.2 Ngành nghề kinh doanh: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ - hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác; Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và - giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định; Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; - Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các - loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép; Hoạt động bao thanh toán -
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 2.2.2.3 Các công ty có liên quan: Công ty trực thuộc: Công ty Chứng khoán ACB (ACBS). - Công ty quản lý và khi thác tài sản ngân hàng Á Châu (ACBA). - - Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL) Công ty liên kết: Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD) - Công ty cổ phần địa ốc aCB (ACBR). - Công ty liên doanh: Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB-SJC (góp vốn thành lập với SJC) - 2.2.2.4 Thành tích và sự ghi nhận. Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư công nghệ và nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, trong điều kiện ngành ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ACB đã có những bước phát triển nhanh, ổn định, an toàn và hiệu quả. ACB với hơn 600 sản phẩm dịch vụ được khách hàng đánh giá là một trong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại. ACB vừa tăng tr ưởng nhanh vừa thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả. Trong môi trường kinh doanh nhiều khó khăn thử thách, ACB luôn giữ vững vị thế của một ngân hàng bán lẻ hàng đầu. Nhìn nhận và đánh giá của xã hội. Năm 2002 ACB được Giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Hội đồng xét duyệt -
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Quốc gia xét cấp. Năm 2002 nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích nâng cao - chất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Năm 2006 ACB là NHTMCP duy nhất nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính - phủ trong việc đẩy mạnh ứng dụng phát triển công nghệ thông tin, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Cũng trong năm 2006 này, ACB vinh dự được Chủ tịch nước CHXHCN Việt - Nam trao tặng Huân chương lao động hạng III. Nhìn nhận và đánh giá của khách hàng. Tốc độ tăng trưởng cao của ACB trong cả huy động và cho vay cũng như số lượng khách hàng suốt hơn 13 năm qua là một minh chứng rõ nét nhất về sự ghi nhận và tin cậy của khách hàng dành cho ACB. Đây chính là cơ sở và tiền đề cho sự phát triển của ACB trong tương lai. Nhìn nhận và đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Kể từ khi NHNN ban hành Quy chế xếp hạng các tổ chức tín dụng cổ phần (năm 1998), một quy chế áp dụng theo chuẩn mực quốc tế CAMEL để đánh giá tính vững mạnh của một ngân hàng, thì liên tục tám năm qua ACB luôn luôn xếp hạng A. Hơn nữa, ACB luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên 8%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% được quy định trong Thỏa ước Basel I của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS - Bank for International Settlements) mà NHNN áp dụng. Đặc biệt là tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm qua luôn dưới 1%, cho thấy tính chất an toàn và hiệu quả của ACB.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 2.2.3 Cơ cấu tổ chức. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA ACB (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của ACB năm 2007) 2.2.4 Vai trò của ACB đối với nền kinh tế. Được công nhận là một trong những NHTM hàng đầu của Việt Nam, kể từ khi ra đời đến nay vừa tròn 15 năm. ACB đã vượt qua nhiều khó khăn và thử thách, không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định được vị trí là một trong những NHTM Cổ phần hàng đầu ở Việt Nam, có bước phát triển và tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh đối nội và đối ngoại, công nghệ ngân
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hàng tiên tiến, có uy tín với khách h àng trong nước và quốc tế, là niềm tự hào của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đã góp phần không nhỏ khẳng định với quốc tế rằng, hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể cạnh tranh, đạt được nhiều thành công hơn so với các ngân hàng ở nước ngoài, mặc dầu quy mô của ngân hàng nước ngoài lớn hơn. ACB cùng với các NHTM Cổ phần khác đóng vai trò là cánh tay đắc lực của nhà nước, giúp nhà nước điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và có hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP ngày một nhanh và bền vững. Nhờ hoạt động huy động và cho vay của ngân hàng, với doanh số huy động và cho vay ngày một tăng, đồng thời với các công cụ phòng ngừa rủi ro đạt tiêu chuẩn quốc tế giúp nguồn vốn trong xã hội không bị lãng phí và đựơc sử dụng một cách hiệu quả. Và từ đó, mức sống của người dân ngày một nâng cao, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên an toàn, đạt nhiều thành công lớn. ACB không ngừng đa dạng hóa các loại hình sản phẩm cung cấp ra thị trường, nhờ đó, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng để kíêm lợi nhuận hay phòng ngừa rủi ro. Đặc biệt, các công ty kinh doanh địa ốc hay công ty chứng khoán trực thuộc ACB đã giúp cho hoạt động kinh doanh bất động sản hay đầu tư chứng khoán diễn ra thuận lợi hơn. 2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng trong hai năm qua. 2.3.1 Tình hình huy động vốn. Tình hình huy động vốn của ACB đạt được những thành quả vượt bậc được thể hiện trong bảng sau:
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Tình hình huy động v ốn 74943 80000 70000 60000 50000 39736 40000 22341 30000 14354 20000 10855 9350 10000 0 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm tỷ VND (Nguồn: Báo cáo thường niên 2007 của ACB) Tốc độ tăng trưởng vốn huy động tăng đều qua các năm, đặc biệt, trong năm 2007, vốn huy tăng 51% so với năm 2006.( tốc độ tăng từ 2001 đến 2006 lần lượt là: 14%, 30%, 36%, 33%). Qua kết quả trên cho ta thấy, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng Á Châu là rất cao, khách hàng ngày càng tin tưởng và biết đến thương hiệu ACB, đó cũng là thành quả của nỗ lực không ngừng trong việc đề ra những chiến lược việc làm hiệu quả trong công tác huy động vốn của ban quản trị ngân h àng cũng như sự nỗ lực làm việc hết mình của toàn thể nhân viên ACB. 2.3.2 Tình hình cho vay. Tương tự với huy động vốn, dư nợ tín dụng của ACB cũng tăng đều qua các năm. Qua cột trên, ta thấy, từ năm 2006, tốc độ tăng dư nợ tín dụng trở nên nhanh hơn so với các năm trước. Năm 2007 cho vay tăng 32% so với năm 2006.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần VINACONEX 25
119 p | 11 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Thiết bị xây dựng Hoàng Minh trên thị trường nội địa
80 p | 11 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Nước mắm Lương Hải
77 p | 16 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm Daco Greenlight của công ty TNHH SX & TM Cơ điện Đại Thành
116 p | 12 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai
141 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng HUD, Kiên Giang
109 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang
111 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần đầu tư và phát triển - Chi nhánh Kiên Giang
111 p | 2 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Furama Resort
128 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm xây lắp cơ điện lạnh tại Công ty cổ phần SEATECCO
91 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Đào tạo NetPro
119 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
134 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Long An
95 p | 13 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Phi Long
94 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, tỉnh Long An
122 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành chế biến Thủy Sản tại thành phố Đà Nẵng
118 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần thương mại Du lịch Hoà Giang
130 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ bưu chính tại Bưu điện Đà Nẵng 4
130 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn