
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu lao động sang thị trường Đức ở giai đoạn 2020-2025
lượt xem 1
download

Luận văn "Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu lao động sang thị trường Đức ở giai đoạn 2020-2025" nhằm phân tích các vấn đề thực tiễn về năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động sang Đức trong thời gian qua. Nêu được các điểm mạnh và điểm yếu của các doanh nghiệp trong ngành. Đề xuất các giải pháp hữu ích để nâng cao năng lực các doanh nghiệp XKLĐ đến năm 2025, điều kiện để triển khai và kết quả dự kiến nếu thực hiện được. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu lao động sang thị trường Đức ở giai đoạn 2020-2025
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------o0o------ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG THỊ TRƯỜNG ĐỨC GIAI ĐOẠN 2020-2025 Ngành: Quản trị kinh doanh HÀ TUẤN DUY Hà Nội - 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------o0o------ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG THỊ TRƯỜNG ĐỨC GIAI ĐOẠN 2020-2025 Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 HÀ TUẤN DUY Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Phan Thị Thu Hiền Hà Nội - 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu lao động sang thị trường Đức giai đoạn 2020-2025” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS, TS Phan Thị Thu Hiền. Tất cả số liệu và kết quả nghiên cứu đều do tôi tự tìm hiểu và phân tích một cách khách quan, trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả Hà Tuấn Duy
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Ngoại Thương, các thầy cô giáo Khoa sau đại học, Khoa quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho tôi hoàn thành đề tài này một cách thuận lợi nhất. Đặc biệt tôi chân thành cảm ơn sâu sắc PGS. TS. Phan Thị Thu Hiền đã nhiệt tình hướng dẫn, bổ sung và đưa ra những lời khuyên bổ ích, đồng thời tạo điều kiện để giúp tôi hoàn thành luận văn. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập và viết luận văn. Do thời gian nghiên cứu không dài và kiến thức còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi các thiếu sót nhất định. Vì thế, tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô, các bạn học viên và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả Hà Tuấn Duy
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. vii DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH VẼ ...........................................................................................ix TÓM TẮT LUẬN VĂN ...........................................................................................xi LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu ............................................................................................2 2.1. Một số nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ............................ 2 2.2. Một số nghiên cứu về nhu cầu thị trường việc làm của Đức ............................... 5 2.3. Một số nghiên cứu về lĩnh vực Xuất khẩu lao động ở Việt Nam .......................... 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................6 3.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................................7 4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài ...........................................................................7 6. Cấu trúc của luận văn ...........................................................................................8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ......................................................................................................................... 9 1.1. Những quan điểm lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .........................................................................................................................9
- iv 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh ................................................................................... 9 1.1.2. Vai trò của cạnh tranh .................................................................................... 10 1.1.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .......................................................... 11 1.2. Lĩnh vực xuất khẩu lao động và các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành ..............................................................................12 1.2.1. Khái niệm xuất khẩu lao động ........................................................................ 12 1.2.2. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ..................................................... 13 1.2.3. Các yếu tố thuộc môi trường ngành xuất khẩu lao động ................................ 17 1.3. Xác định các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu lao động .......................................................21 1.3.1. Thị phần của doanh nghiệp ............................................................................. 22 1.3.2. Năng lực quản trị doanh nghiệp ..................................................................... 22 1.3.3. Chất lượng nguồn nhân lực ............................................................................ 23 1.3.4. Năng lực marketing ......................................................................................... 24 1.3.5. Năng lực tài chính ........................................................................................... 25 1.3.6. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ ..................................................................... 25 1.3.7. Hình ảnh danh tiếng và thương hiệu ............................................................... 26 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG THỊ TRƯỜNG ĐỨC ĐẾN NĂM 2022 ........................................ 27 2.1. Đặc điểm của lĩnh vực Xuất khẩu lao động sang thị trường Đức ...............27 2.2. Tổng quan hoạt động XKLĐ sang thị trường Đức tại Việt Nam ................28 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển lĩnh vực xuất khẩu lao động sang thị trường Đức tại Việt Nam ....................................................................................................... 28
- v 2.2.2. Khảo sát về thị trường xuất khẩu lao động sang Đức và năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này ............................................... 30 2.2.3. Tình hình thị trường xuất khẩu lao động sang Đức tại Việt Nam hiện nay .... 32 2.2.4. Xu hướng của ngành và triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu lao động sang thị trường Đức đến năm 2025 ................... 36 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam...........................................................................................................................38 2.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ................................................................. 38 2.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường ngành ................................................................ 41 2.4. Thực trạng năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực Xuất khẩu lao động sang thị trường Đức..............................................................44 2.4.1. Tình hình chung về các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực Xuất khẩu lao động sang thị trường Đức ......................................................................................... 44 2.4.2. Thị phần giữa các doanh nghiệp Việt Nam..................................................... 47 2.4.3. Năng lực quản trị doanh nghiệp ..................................................................... 48 2.4.4. Chất lượng nguồn nhân lực ............................................................................ 49 2.4.5. Năng lực marketing ......................................................................................... 51 2.4.6. Năng lực tài chính ........................................................................................... 52 2.4.7. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ ..................................................................... 53 2.4.8. Hình ảnh danh tiếng và thương hiệu ............................................................... 59 2.5. Đánh giá về năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu lao động sang thị trường Đức .......................................................60 2.5.1. Những kết quả đạt được .................................................................................. 60 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG THỊ TRƯỜNG ĐỨC ĐẾN NĂM 2025 .................. 66
- vi 3.1. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu lao động sang thị trường Đức đến năm 2025 ............66 3.2. Cơ hội và thách thức ........................................................................................67 3.2.1. Những cơ hội ................................................................................................... 67 3.2.2. Những thách thức ............................................................................................ 69 3.3. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu lao động sang thị trường Đức đến năm 2025 ............72 3.3.1. Đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng và đối tác ở Đức để tăng doanh thu ............ 72 3.3.2. Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh dài hạn để phát triển bền vững ................................................................................................... 73 3.3.3. Tăng cường phát triển đội ngũ nhân sự thành thạo tiếng Đức ....................... 74 3.3.4. Tăng cường chất lượng đào tạo người lao động để đáp ứng tiêu chuẩn của khách hàng ................................................................................................................ 74 3.3.5. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng và người lao động ........ 75 3.3.6. Tư vấn trung thực để nâng cao uy tín và sự tin tưởng của khách hàng và người lao động ..................................................................................................................... 76 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 80 PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA .......................................................................... 84 PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA .......................................................................... 89
- vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BLĐTBXH Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 2 CHDC Cộng hòa dân chủ 3 CHLB Cộng hòa liên bang 4 EUR Đồng Euro 5 GIZ Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) GmbH 6 HĐLĐ Hợp đồng lao động 7 NSLĐ Năng suất lao động 8 VNĐ Đồng Việt Nam 9 XKLĐ Xuất khẩu lao động
- viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp trong khảo sát theo khu vực .........................31 Bảng 2.2: Quy mô các doanh nghiệp trong khảo sát ...........................................31 Bảng 2.3: Độ tuổi của người có nhu cầu XKLĐ trong khảo sát .........................31 Bảng 2.4: Tổng số lao động Việt Nam sang làm việc ở các quốc gia khác .........33 Bảng 2.5: Số lượng sinh viên nhập học và tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Đức 50
- ix DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1.: Số lượng tìm kiếm hàng tháng trên công cụ tìm kiếm Google về lĩnh vực XKLĐ Đức ........................................................................................................32 Hình 2.2: Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang thị trường Đức giai đoạn 2018-2022 ......................................................................34 Hình 2.3.: Triển vọng kinh doanh của lĩnh vực XKLĐ sang thị trường Đức giai đoạn đến năm 2025..................................................................................................37 Hình 2.4: Các ngành nghề tuyển dụng nhiều lao động Việt Nam nhất ở Đức ..37 Hình 2.5: Doanh nghiệp có hoạt động XKLĐ tại các thị trường khác ngoài nước Đức ............................................................................................................................44 Hình 2.6: Số lượng nhân sự cho bộ phận XKLĐ thị trường Đức (tính cả kiêm nhiệm) .......................................................................................................................45 Hình 2.7: Số lượng người xuất khẩu lao động sang thị trường Đức trung bình mỗi năm trong 5 năm gần nhất ..............................................................................46 Hình 2.8: Thị phần giữa các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực XKLĐ sang thị trường Đức .........................................................................................................47 Hình 2.9: Khảo sát tự đánh giá về năng lực quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực XKLĐ sang thị trường Đức ............................48 Hình 2.10: Khảo sát đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực XKLĐ sang thị trường Đức .........................................49 Hình 2.11: Khảo sát đánh giá năng lực marketing của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực XKLĐ sang thị trường Đức .................................................51 Hình 2.12: Khảo sát đánh giá về năng lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực XKLĐ sang thị trường Đức .................................................53 Hình 2.13: Khảo sát đánh giá về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực XKLĐ sang thị trường Đức từ phía doanh nghiệp .......................................................................................................................54 Hình 2.14: Khảo sát đánh giá về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực XKLĐ sang thị trường Đức từ phía người lao động ..........................................................................................................................55
- x Hình 2.15: Khảo sát mức độ quan tâm của người có nhu cầu XKLĐ đến các yếu tố khi có dự định đi XKLĐ sang Đức ....................................................................56 Hình 2.16: Khảo sát mức độ quan tâm của người đi XKLĐ đến chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực XKLĐ sang thị trường Đức .....................................................57 Hình 2.17: Đánh giá về chất lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam so với yêu cầu của chủ sử dụng lao động bên Đức .................................................................58 Hình 2.18: Khảo sát tự đánh giá về hình ảnh, danh tiếng và thương hiệu của doanh nghiệp trong lĩnh vực XKLĐ sang Đức .....................................................59
- xi TÓM TẮT LUẬN VĂN Trước tình hình nhu cầu sang làm việc ở Đức tăng cao những năm vừa qua, cộng thêm phía nước Đức cũng đẩy mạnh tuyển dụng lao động nước ngoài, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực XKLĐ sang thị trường Đức là rất cấp thiết. Sau giai đoạn 2020 – 2022 bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19, các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực XKLĐ một mặt phải kết nối lại với các đối tác tại Đức để xây dựng các chương trình làm việc, mặt khác phải tăng cường hiệu suất hoạt động để duy trì thị phần trước sự xuất hiện ngày càng nhiều của các đối thủ khác trong nước. Do các lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực XKLĐ sang thị trường Đức giai đoạn 2020-2025”, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành. Bố cục của luận văn bao gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động Tác giả đã nêu ra khái niệm về cạnh tranh, vai trò của cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó xác định các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực XKLĐ sang thị trường Đức đến năm 2022 Tác giả giới thiệu tổng quan về lĩnh vực XKLĐ sang thị trường Đức như quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm của lĩnh vực này, tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như xu hướng trong thời gian tới trong ngành. Dựa vào các tiêu chí đã xác định ở phần I, tác giải sẽ đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực XKLĐ sang Đức. Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực XKLĐ sang thị trường Đức đến năm 2025
- xii Ở phần này, tác giả sẽ đề cập đến những cơ hội và thách thức trong ngành và yêu cầu phải cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tiếp đó sẽ là một số giải pháp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong ngành trong giai đoạn tới.
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang thị trường Đức đã xuất hiện rất sớm tại Việt Nam từ những năm 1980 dưới hình thức đưa lao động người Việt Nam ra nước ngoài để làm việc theo hợp đồng có thời hạn. Những người Việt Nam ở Đức nhanh chóng hòa nhập, làm việc chăm chỉ, đóng góp nhiều không chỉ cho doanh nghiệp Đức, mà còn đều đặn gửi kiều hồi đóng góp cho quê hương. Điều này còn giải quyết một phần nhu cầu việc làm, nâng cao đời sống người lao động và gia đình họ, đưa người Việt Nam tiếp cận công nghệ kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc ở Đức và sau này đóng góp cho Tổ quốc khi trở về nước. Đặc biệt trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, Đức đang có nhiều chính sách ưu đãi để chiêu mộ người lao động nhập cư. Mặc dù chỉ có ít ngành nghề tuyển dụng và điều kiện về ngôn ngữ không dễ, nước Đức vẫn hấp dẫn vì có các ưu điểm vượt trội. Khi sang làm việc tại CHLB Đức, người lao động được nhận các chế độ lương thưởng, bảo hiểm và an sinh xã hội tương đương người bản xứ. Khi làm việc đủ số năm theo quy định, lao động nước ngoài được cư trú và đón gia đình người thân sang sinh sống lâu dài tại Đức. Trẻ em được học tập miễn phí hết bậc đại học, người dân được nhận trợ cấp của Chính phủ, đảm bảo duy trì cuộc sống trong mọi hoàn cảnh. Có thể nói không quốc gia nào hiện tại có chính sách cởi mở như vậy với lao động nhập cư. Điều này đã thu hút sự quan tâm lớn từ công chúng Việt Nam và khiến lĩnh vực XKLĐ sang thị trường Đức nhộn nhịp trông thấy. Số lượng các trung tâm dạy tiếng Đức, công ty du học Đức và XKLĐ thành lập mới tăng nhanh. Đồng thời, nhiều công ty XKLĐ trước đây chỉ làm các thị trường Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc cũng mở rộng sang thị trường Đức, khiến nguồn cung tăng lên nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn. Theo báo cáo hàng năm của Cục Quản lý lao động ngoài nước, từ lâu đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp về nguồn lao động, tăng chi phí xuất cảnh của lao động để giành đối tác, đơn hàng... làm cho thị trường không ổn định, đồng thời người lao động sẽ chịu nhiều rủi ro khi xuất cảnh. Cùng với
- 2 sự ra nhập thị trường XKLĐ Đức dễ dàng, tình trạng cạnh tranh bất chấp trên sẽ tiếp tục diễn biến khó lường. Bên cạnh đó, sau đại dịch Covid-19, điều kiện kinh doanh trong ngành cũng có nhiều thay đổi, mang đến nhiều thách thức cho doanh nghiệp phải giải quyết. Bên trong nội bộ các doanh nghiệp Việt Nam trong XKLĐ sang thị trường Đức cũng đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt, chưa doanh nghiệp nào có thể chiếm 5% thị phần dù đã hoạt động trong lĩnh vực này lâu năm. Các nguồn lực còn thiếu và yếu, rất cần có sự thay đổi toàn diện để lớn mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình, trước hết là trong sự so sánh với các doanh nghiệp Việt Nam khác. Năng lực cạnh tranh là khả năng các công ty duy trì được vị thế của mình trong dài hạn nhờ việc phát huy các điểm mạnh của doanh nghiệp mình tốt hơn các đối thủ khác để mang đến các dịch vụ có chất lượng, giá cả hợp lý, làm thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu của khách hàng để thu được lợi ích cao và vững bền. Lợi thế lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam là có nguồn lao động trẻ, dồi dào, có khả năng học tập và nâng cao kỹ năng làm việc, nhận được đánh giá tích cực của các doanh nghiệp Đức. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất là các doanh nghiệp Việt Nam quy mô còn nhỏ nên chỉ có tầm nhìn ngắn hạn, chưa có chiến lược cạnh tranh dài hạn để phát triển bền vững. Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực XKLĐ đã có công trình có tính lý thuyết và thực tiễn trong và ngoài nước. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu khoa học nào đi sâu nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực XKLĐ sang thị trường Đức. Vì những lý do trên, luận văn đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu lao động sang thị trường Đức 2020-2025” để đi sâu nghiên cứu, từ đó đưa ra giải pháp có hiệu quả thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Một số nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Đã có nhiều báo cáo, nghiên cứu trên thế giới về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như: George Stalk, Jr., Philip Evans, Lawrence E. Shulman (1992), Competing on Capabilities: The New Rules of Corporate Strategy, đưa ra một quan niệm mới về
- 3 chiến lược của công ty gọi là “cạnh tranh dựa trên năng lực”. Trong một thế giới tĩnh, nhu cầu ổn định, thị trường quốc gia và khu vực rõ ràng, đối thủ cạnh tranh thấy rõ cạnh tranh là một cuộc chiến tranh giành vị trí, xây dựng và bảo vệ thị phần trong các phân đoạn hoặc thị trường rõ ràng. Chìa khóa của lợi thế cạnh tranh là nơi công ty chọn để cạnh tranh. Cách thức cạnh tranh là thứ yếu, quan trọng hơn là vấn đề hiện thực hóa. Trong bối cảnh hiện đại hơn, cạnh tranh thành công phụ thuộc nhiều hơn vào dự đoán xu hướng thị trường và phản ứng nhanh với nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng. Các đối thủ nhanh chóng đưa ra và chấm dứt sản phẩm, thị trường và toàn bộ hoạt động kinh doanh. Năng lực là một tập hợp các quy trình kinh doanh theo nghĩa chiến lược. Các đối thủ cạnh tranh dựa trên năng lực xác định các quy trình kinh doanh chính của họ, quản lý chúng tập trung và đầu tư mạnh vào chúng nhằm tìm kiếm lợi nhuận dài hạn. Chuyên gia hàng đầu thế giới về chiến lược cạnh tranh Michael Eugene Porter đưa ra tư duy về cạnh tranh như sau: “Cạnh tranh để trở thành giỏi nhất. Cạnh tranh để trở thành độc nhất vô nhị. Không có công ty tốt nhất vì cái tốt nhất phụ thuộc vào nhu cầu của riêng mỗi khách hàng. Vì thế, chiến lược của công ty sẽ không phải là trở thành tốt nhất, mà phải trở thành độc nhất vô nhị, là khác biệt hóa. Để xây dựng chiến lược cạnh tranh, các công ty thấu hiểu về chiến lược. Trong chiến lược, sai lầm lớn nhất là cạnh tranh trực tiếp trên cùng một quy mô, một lĩnh vực với đối thủ. Lặp lại những việc mà người khác làm sẽ không mang lại hiệu quả. Những công ty thành công phải biết tạo ra các giá trị mới dựa trên việc đáp ứng tốt hơn các yêu cầu từ khách hàng.” Kevin P. Coyne (1986), Sustainable competitive advantage – What it is, what it isn't, kết luận rằng ý nghĩa của lợi thế cạnh tranh chỉ có ý nghĩa khi thỏa mãn ba điều sau: Khách hàng nhận thấy sự khác biệt nhất quán về các thuộc tính quan trọng giữa sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà sản xuất và sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ cạnh tranh; Sự khác biệt đó là hệ quả trực tiếp của khoảng cách năng lực giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh; Cả sự khác biệt về các thuộc tính quan trọng và khoảng cách về năng lực đều có thể kéo dài theo thời gian. Đôi khi lợi thế cạnh tranh sẽ không bền vững nếu đối có thể sao chép, bắt chước các thuộc tính về sản phẩm/ dịch vụ.
- 4 Jay B. Barney, Delwyn N.Clark (1991), Resource-Based Theory: Creating and Sustaining Competitive Advantage, đã tổng hợp và đưa ra lý thuyết về lợi thế cạnh tranh bền vững dựa vào nguồn lực của doanh nghiệp. Các năng lực đặc biệt để một công ty có thể duy trì lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ: năng lực quản lý chung, tiền thuê đất (chi phí bất động sản), các nguồn lực sản xuất không co giãn như đội ngũ quản lý, kỹ năng kinh doanh; năng lực giải quyết tốt hơn nhu cầu của khách hàng, văn hóa doanh nghiệp, các loại tài sản vô hình… Trong nước có nhiều công trình nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của một ngành kinh tế cụ thể như: Phan Ánh Hè (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp chế biến lâm sản tỉnh Đăk Lăk, đã luận giải cơ sở khoa học và kinh nghiệm ở một số địa phương và quốc gia về nâng cao năng lực cạnh trạnh của ngành chế biến lâm sản. Tác giả đề xuất 12 tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh gồm có: (1) giá bán đơn vị sản phẩm; (2) chất lượng sản phẩm; (3) bao bì, đóng gói; (4) Sự khác biệt và độc đáo của sản phẩm; (5) sự đa dạng về chủng loại, kiểu dáng; (6) khả năng đáp ứng các đơn hàng của khách hàng (về thời gian giao hàng, quy mô lô hàng, pháp lý của lô hàng …); (7) Khả năng chủ động về nguyên liệu; (8) Trình độ thiết bị và công nghệ; (9) Năng suất lao động (NSLĐ); (10) Hoạt động marketing; (11) Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; (12) Khả năng bảo tồn và mở rộng thị phần. Trần Thế Hoàng (2011), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến năm 2020. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; phân tích chiến lược phát triển dài hạn và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Nguyễn Thành Long (2016), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. Tác giả hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và một số mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Tác giả chỉ ra 8 tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Bến Tre. Những tiêu chí đó là: Năng lực tổ chức, quản lý; Năng lực marketing; chất lượng sản phẩm, dịch vụ;
- 5 nguồn nhân lực; cạnh tranh về giá; trách nhiệm xã hội; điều kiện môi trường điểm đến; thương hiệu. Cùng với đó là đưa ra các giải pháp để hoàn thiện các yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. 2.2. Một số nghiên cứu về nhu cầu thị trường việc làm của Đức Gathmann, Christina et al. (2014), Zuwanderung nach Deutschland - Problem und Chance für den Arbeitsmarkt, đưa ra các số liệu về tình hình lao động nhập cư sang Đức từ 2000-2009, đa số từ các quốc gia thuộc EU, các vấn đề và cơ hội cho thị trường việc làm của Đức. Theo Gathmann, học vấn và kỹ năng của người nhập cư đang tăng lên sẽ đóng góp tích cực vào sự thiếu hụt nhân lực trình độ cao tại Đức. Schneider, Hilmar; Rinne, Ulf (2019): The labor market in Germany, 2000- 2018, cho thấy các thông số về thị trường việc làm Đức giai đoạn 2000-2018, chỉ ra thị trường lao động Đức đang ở trạng thái tốt: tỷ lệ thất nghiệp thấp, tỷ lệ tham gia cao và tiền lương tăng vừa phải. Do sự già hóa dân số và thiếu hụt lao động, chính quyền Đức đã khuyến khích doanh nghiệp tuyển dụng lao động lớn tuổi quay trở lại làm việc. Những năm 2000 chỉ có 43% người lao động trong độ tuổi 55-64 làm việc, nhưng đến năm 2018 con số này đã tăng lên đến 73%. Theo dự đoán của Văn phòng Thống kê Liên bang, dân số trong độ tuổi lao động sẽ giảm đáng kể. Từ năm 2020 đến năm 2060, số người trong độ tuổi 20–64 dự kiến sẽ giảm tới 15 triệu người, tương đương 30%. Để bù đắp sự thiếu hụt này, tỷ lệ lao động nhập cư sẽ phải tăng lên rất nhiều. Trong thời kỳ 2000-2018, nước Đức đã cùng với Mỹ và Canada trở thành các quốc gia thu hút người nhập cư nhiều nhất thế giới. Phần lớn trong số này là người tị nạn và công dân các quốc gia khác trong EU. 2.3. Một số nghiên cứu về lĩnh vực Xuất khẩu lao động ở Việt Nam PGS. TS Trần Thị Thu (2006), “Nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay”. Công trình nghiên cứu này được thực hiện trên thực tiễn XKLĐ của Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại (SONA) cùng với một số công ty XKLĐ khác để chỉ ra sự cần thiết nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam, đưa ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý XKLĐ và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả XKLĐ.
- 6 TS. Bùi Sỹ Tuấn (2012), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động của Việt Nam đến năm 2020”. Tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận về chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động, thực trạng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động của Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động của Việt Nam đến năm 2020. Nguyễn Mạnh Đức (2018), “Xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp Việt Nam – thực trạng và giải pháp”. Nghiên cứu nêu ra tiềm năng của các doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam, thực trạng hoạt động của các công ty trong ngành và đưa ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp Việt Nam 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các công ty Việt Nam trong nội bộ ngành XKLĐ sang Đức. Luận văn sẽ hướng đến các mục tiêu cụ thể sau: - Xác định được các tiêu chí phù hợp để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động sang Đức. - Phân tích các vấn đề thực tiễn về năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động sang Đức trong thời gian qua. Nêu được các điểm mạnh và điểm yếu của các doanh nghiệp trong ngành. - Đề xuất các giải pháp hữu ích để nâng cao năng lực các doanh nghiệp XKLĐ đến năm 2025, điều kiện để triển khai và kết quả dự kiến nếu thực hiện được. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để làm khung đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực XKLĐ sang thị trường Đức. - Phân tích thực trạng và đánh giá năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực XKLĐ sang thị trường Đức đến năm 2022, chỉ ra các điểm mạnh và điểm yếu cần khắc phục.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p |
690 |
118
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p |
621 |
83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p |
526 |
71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p |
527 |
66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p |
515 |
64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p |
555 |
63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p |
562 |
61
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p |
516 |
58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p |
518 |
50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p |
491 |
37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty công nghiệp nhựa Chinhuei trong điều kiện áp dụng mô hình capacity của Cam-I
26 p |
424 |
36
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p |
496 |
35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p |
423 |
31
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p |
392 |
26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p |
414 |
23
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước, thành phố Đà Nẵng
13 p |
357 |
18
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p |
407 |
11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Qquản trị quan hệ khách hàng tại công ty Thông tin di động VMS chi nhánh Kon Tum
26 p |
336 |
9


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
