Nâng cao tầm quan trọng của thực hành trong chương trình đào tạo giáo viên sinh học tại Đại học Sài Gòn
lượt xem 2
download
Bài viết đề cập đến sự đổi mới giảng dạy thực hành trong chương trình đào tạo giáo viên sinh học tại đại học Sài Gòn. Ngoài việc tiếp cận với các phương pháp dạy học tích hợp, chúng tôi còn hướng tới trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng dạy các bài học thực hành để đáp ứng sự đổi mới giáo dục trong tương lai gần.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nâng cao tầm quan trọng của thực hành trong chương trình đào tạo giáo viên sinh học tại Đại học Sài Gòn
- BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 NÂNG CAO TẦM QUAN TRỌNG CỦA THỰC HÀNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN SINH HỌC TẠI ĐẠI HỌC SÀI GÒN LÊ MINH ĐỨC *, NGUYỄN ĐỨC HƯNG **, NGUYỄN VĂN DUY Khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Sài Gòn * Email: leminhduc2000@gmail.com ** Email: duchung@sgu.edu.vn Tóm tắt: Bài viết đề cập đến sự đổi mới giảng dạy thực hành trong chương trình đào tạo giáo viên sinh học tại đại học Sài Gòn. Ngoài việc tiếp cận với các phương pháp dạy học tích hợp, chúng tôi còn hướng tới trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng dạy các bài học thực hành để đáp ứng sự đổi mới giáo dục trong tương lai gần. Từ khóa: Giáo viên sinh học, giảng dạy sinh học, thực hành thí nghiệm, chương trình đào tạo. 1. MỞ ĐẦU 1.1. Vai trò giảng dạy Sinh học trong thời kỳ mới Sinh học là một trong những ngành khoa học thực nghiệm. Các thí nghiệm thực hành và thí nghiệm nghiên cứu có chất lượng cao, phù hợp với các chương trình giảng dạy là chìa khóa để tăng cường khả năng học tập, minh họa và củng cố lý thuyết cơ bản về sinh học cho học sinh ở bậc trung học. Những năm gần đây, sự phát triển lớn mạnh không chỉ trong lĩnh vực kiến thức sinh học mà còn trong lĩnh vực đào tạo giáo viên dạy sinh học, đã dẫn tới một cuộc cách mạng trong việc đào tạo sinh viên sư phạm sinh học. Điều này được thúc đẩy bởi những lo ngại về khả năng thích ứng với sự đổi mới chương trình dạy và học môn sinh học hiện nay [1]. Ngoài kỹ năng sư phạm, các giáo viên sinh học trong thời đại mới cần phải có khả năng giúp học sinh thảo luận về đạo đức sinh học và những tác động xã hội của sinh học, ngay cả khi những điều đó có thể gây tranh cãi [2]. Đặc biệt, với sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực công nghệ sinh học, sinh viên sư phạm sinh học cũng cần được xây dựng kỹ năng đặt câu hỏi và xây dựng các vấn đề về công nghệ sinh học; có tay nghề cao trong việc thực hiện thí nghiệm; có kỹ năng trong việc thu thập thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau; cũng như kỹ năng xử lý, phân tích và diễn giải các dữ liệu [3]. Điều này cho thấy việc tăng cường tổ chức thực hành thí nghiệm trong chương trình đào tạo giáo viên sinh học cần phải thay đổi để đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục [4]. Các hoạt động thực hành thí nghiệm sinh học không chỉ là động lực học tập thú vị mà còn giúp học sinh áp dụng và mở rộng sự hiểu biết về sinh học trong các tình huống thực tế, ngoài ra có thể kích thích sự quan tâm và duy trì niềm đam mê lâu dài với khoa học tự nhiên. 1.2. Những khó khăn trong giảng dạy thực hành thí nghiệm sinh học ở bậc phổ thông Một khó khăn trong thực tế khách quan mà hầu hết các giáo viên sinh học khi dạy thực hành gặp phải là sự phân phối không hiệu quả thời lượng của tiết học, thiếu sự công nhận một cách công bằng trong quản lý dạy thực hành thí nghiệm giữa những người giáo viên tăng cường thực hành và giáo viên không tham gia dạy thực hành. Tuy nhiên, nhận thức chủ quan 113
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ về vai trò của thực hành cũng cần phải được nghiên cứu và bổ sung trong chương trình đào tạo giáo viên sinh học [5]. Sinh viên sư phạm sinh học được đào tạo thực hành trong không gian phòng thí nghiệm chuyên dụng của các trường đại học vốn được thiết kế tốt và phù hợp, nên việc thực hiện các hoạt động thực hành không gặp nhiều khó khăn ở bậc đại học. Tuy nhiên, khi trở thành giáo viên sinh học ở bậc phổ thông, họ phải tiếp cận với hệ thống phòng thí nghiệm cụ thể tại địa phương, sự chênh lệch về phương tiện, thiết bị, hóa chất là một vấn đề rất quan trọng. Việc thiếu các thiết bị, hóa chất và vật liệu trong phòng thí nghiệm là một trong những yếu tố được xác nhận kìm hãm việc tiến hành các hoạt động thực hành theo yêu cầu của chương trình dạy học của Việt Nam [6] cũng như trên thế giới [7]. Trong thực tế, việc thiết kế các bài thực hành thí nghiệm trong đào tạo giáo viên sinh học đã không thực hiện được hoặc thực hiện các bài học thực hành nhưng chưa phù hợp với kỳ vọng của chương trình dạy học, yếu tố này đã được đề cập trong một số nghiên cứu trong và ngoài nước [8]. 1.3. Giới thiệu ngành sư phạm Sinh học – Đại học Sài Gòn Trường đại học Sài Gòn là một trong những trường đại học đa ngành, có thế mạnh trong việc đào tạo giáo viên phổ thông về khoa học tự nhiên và xã hội. Trong tiến trình thúc đẩy đổi mới giáo dục và phát triển nghề nghiệp, Nhà trường luôn cam kết thúc đẩy sự đổi mới trong giảng dạy sinh học và xây dựng chương trình đào tạo giai đoạn 2016-2020 với định hướng đẩy mạnh vai trò của thực hành thì nghiệm, khuyến khích niềm đam mê nghiên cứu sinh học của sinh viên. Với mong muốn đào tạo một lực lượng giáo viên phổ thông vừa giỏi về lý thuyết, đồng thời có khả năng tổ chức tốt các hoạt động thực hành ở bậc trung học, Ban lãnh đạo Khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên và Nhà trường rất quan tâm, chú trọng vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy thực hành nhằm mục đích đào tạo đội ngũ giáo viên sinh học có kỹ năng sư phạm, kỹ năng thực hành thí nghiệm tốt. Với những mong muốn đó, chúng tôi giới thiệu một số định hướng mới trong chương trình đào tạo. Thông qua việc giới thiệu các định hướng này, chúng tôi phân tích sự cần thiết phải đổi mới trong giảng dạy thực hành thí nghiệm ở cấp phổ thông, giúp giáo viên chủ động thích ứng trong quá trình chuyển tiếp giữa việc học thực hành thí nghiệm ở bậc đại học với việc tổ chức các bài dạy thực hành thí nghiệm ở bậc phổ thông. Qua đó, định hướng việc quản lý hoạt động dạy học môn sinh học trong công tác tổ chức, phân công nhiệm vụ, đầu tư hợp lý các phòng thí nghiệm của các trường trung học. 2. NỘI DUNG Một số chỉnh lý trong đào tạo nhằm hướng tới hình thành cho sinh viên những nhận thức mới về vai trò thực hành thí nghiệm sinh học trong công tác giảng dạy môn sinh học ở bậc trung học phổ thông hoặc khoa học tự nhiên tại bậc trung học cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mới. 2.1. Xây dựng định hướng về tầm quan trọng của thực hành sinh học trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2.1.1. Định hướng nhận thức tầm quan trọng của thực hành trong giảng dạy khoa học tự nhiên Ở lứa tuổi học sinh trung học, các hoạt động thực hành là một yếu tố quan trọng để lôi cuốn sự tham gia nhiệt tình và truyền cảm hứng, từ đó kích thích sự quan tâm lâu dài đến khoa học tự nhiên. Định hướng tầm quan trọng của giảng dạy khoa học tự nhiên được xem như là kiến thức và niềm tin của giáo viên về mục đích và mục tiêu giảng dạy khoa học tự nhiên. Các đề cương môn học trong sinh học, hóa học và vật lý ở trường trung học cơ sở và trung học phổ thông được so sánh với nhau để thống nhất các mục tiêu trong giảng dạy khoa học tự nhiên. 114
- BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Mặc dù tất cả các đề cương được xây dựng theo cùng khuôn khổ, nhưng sự khác biệt lớn giữa mỗi môn liên quan đến thực hành thí nghiệm là điều tất yếu. Các thực hành thí nghiệm thực hành trong hóa học và vật lý thường được chú trọng để chứng minh và đánh giá các phương pháp nghiên cứu cơ bản, trong khi đó các thí nghiệm sinh học lại chú trọng đến xây dựng và cũng cố các khái niệm sinh học [9]. Để thống nhất tầm quan trong của thực hành trong giảng dạy khoa học tự nhiên nói chung, một số yêu cầu định hướng được xác định như sau: - Kích thích sự sáng tạo, sự tò mò và tư duy phê phán của người học về khoa học tự nhiên. - Khai thác và minh họa các khái niệm, kiến thức và quá trình sinh học. - Khuyến khích sự tham gia của sinh viên với phương pháp khoa học giải quyết vấn đề. - Nâng cao khả năng làm việc nhóm, cộng tác giữa các thành viên trong nhóm thực hành. - Cung cấp cơ hội thu thập và phân tích dữ liệu và áp dụng kỹ năng toán học, đặc biệt là xác suất thống kê. 2.1.2. Các biện pháp định hướng nhận thức tầm quan trọng của thực hành trong giảng dạy sinh học Trong sinh học, việc hiểu rõ các cấp độ tổ chức của sự sống từ cấp độ phân tử đến tế bào đến khu hệ sinh học, những vấn đề quan trọng then chốt ở mỗi cấp độ tổ chức và tương tác giữa sinh vật với các điều kiện môi trường luôn biến đổi. Sự tiến hóa của sự sống luôn có liên quan đến nghiên cứu thực tế về vật chất sống và các quá trình sinh học, vì thế đòi hỏi giảng dạy thực hành cụ thể về toán học, thống kê và thu thập mẫu vật, kỹ năng làm tiêu bản mẫu vật cần được xây dựng. Để thống nhất tầm quan trọng của thực hành trong giảng dạy sinh học, một số yêu cầu định hướng được xác định như sau: - Minh họa được tính đa dạng và tính thống nhất của thế giới sống. - Tăng cường hiểu biết về cách thu nhận thông tin từ các hệ thống sống. - Hình thành kinh nghiệm phân tích và đánh giá dữ liệu thực hành sinh học. - Tăng cường thảo luận về các vấn đề đạo đức sinh học. - Cung cấp cho sinh viên các kỹ năng để giải quyết các thách thức mang tính toàn cầu. 2.1.3. Định hướng nhận thức tầm quan trọng của sự hỗ trợ chuyên nghiệp cho giáo viên sinh học Trợ lý phòng thí nghiệm là những người đóng góp quan trọng trong việc thực hiện hoạt động thực hành. Như vậy, họ cũng cần được đào tạo, và phải có năng lực, sự tự tin để phản ứng tích cực với các vấn đề nằm ngoài dự kiến khi phải làm việc với các vật liệu hay quá trình sinh học. Để hỗ trợ cho các giáo viên trong việc giảng dạy thực hành sinh học đạt được chất lượng cao, một số yêu cầu định hướng được xác định như sau: - Xây dựng quan hệ đối tác giữa giáo viên sinh học và giáo viên toán học để hỗ trợ giảng dạy toán học phù hợp cho việc dạy thực hành sinh học. - Giáo viên, nhân viên hỗ trợ kỹ thuật và sinh viên đều có quyền tiếp cận phương thức và hướng dẫn thực nghiệm để thực hiện các kỹ thuật theo yêu cầu chuyên môn. - Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật phải được hướng dẫn rõ ràng về sức khỏe và an toàn phòng thí nghiệm và kể cả quyền tiếp cận các tài nguyên liên kết khác trong giảng dạy thực hành thí nghiệm của giáo viên. 115
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 2.1.4. Các biện pháp cần cải thiện trong sự chuyển tiếp giữa môi trường thực hành thí nghiệm sinh học bậc đại học và bậc phổ thông - Giảng viên phụ trách các môn thực hành chuyên ngành cơ bản cần tiếp cận giảng dạy theo định hướng đào tạo giáo viên phù hợp với môi trường, điều kiện, chương trình của nhà trường phổ thông,nhằm rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo ở trường đại học với thực tiễn giảng dạy phổ thông. - Ý kiến của giáo viên về các chiến lược giảng dạy thực hành trong phòng thí nghiệm sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định bản chất của thực hành. - Sự lựa chọn của giáo viên dạy thực hành cần được thông báo, giám sát của cán bộ quản lý chuyên môn. - Các thiết bị giảng dạy thực hành, phần mềm chuyên dụng, công tác đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật phù hợp cần được đề xuất, mua sắm. - Trợ lý phòng thí nghiệm và thiết bị phù hợp với quy mô lớp học là những điều giáo viên tham gia dạy thực hành cần phải hiểu và đề xuất với ban giám hiệu nhằm đưa ra những yêu cầu cơ bản. 2.2. Ví dụ minh họa về một hoạt động thực hành thí nghiệm sinh học tại đại học Sài Gòn trong đổi mới đào tạo giáo viên Sinh học 2.2.1. Mục tiêu thí nghiệm - Sinh viên thiết kế được thí nghiệm chứng minh vai trò của áp suất thẩm thấu ở tế bào vi tảo. - Thực hiện thành công thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ muối đến sự thẩm thấu của tảo Nitzchia sp. - Xử lý, phân tích được kết quả thí nghiệm bằng phần mềm SPSS. - Dự kiến, xử lý hiệu quả các tình huống có thể xảy ra khi thực hiện thí nghiệm. - Thiết kế được thí nghiệm giảng dạy kiến thức sự ảnh hưởng của áp suất thẩm thấu đến sinh vật trong trường phổ thông trên các đối tượng khác nhau. 2.2.2. Nội dung thí nghiệm Tổ chức thực hành tìm hiểu vai trò của áp suất thẩm thấu đối với sinh vật sống. Trong hoạt động thực hành này, chuẩn bị một loại vi tảo đơn bào (diatom, tảo lục…) và các môi trường có độ mặn khác nhau. Đặt các tế bào vi tảo vào các môi trường có độ mặn khác nhau, quan sát ảnh hưởng của sự thẩm thấu, tế bào bị vỡ màng sinh chất, nội chất tràn ra khỏi tế bào sống. Thực hiện quan sát định tính, tính trung bình số tế bào bị vỡ nội chất, phân tích thống kê. 2.2.3. Thiết bị, hóa chất, mẫu vật Hình 1. Kính hiển vi có kết nối với camera và màn hình để quan sát sự thẩm thấu ở vi tảo Nitzchia sp. 116
- BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 - Thiết bị: Máy đo độ mặn (khúc xạ kế); kính hiển vi quang học Nikon có camera và màn hình (Hình 1); buồng đếm Neubauer cải tiến. - Hóa chất: Dung dịch nước biển nhân tạo với các nồng độ 2,5‰; 5‰; 10‰; 15‰. - Mẫu vật: Vi tảo Nitzchia sp. nuôi trong môi trường nước biển nhân tạo có độ mặn 22‰. 2.2.4. Tiến trình tổ chức thí nghiệm Khi tiến hành giảng dạy, giảng viên cần định hướng trước cho sinh viên cách thức tổ chức thí nghiệm, lựa chọn biến, cỡ mẫu, thiết kế các nghiệm thức, cách thức quan sát, ghi nhận, xử lý số liệu thống kê bằng các phần mềm chuyên dụng hiện nay. Sinh viên cũng cần trang bị kỹ năng dự kiến và xử lý các tình huống phát sinh khi tiến hành và giảng dạy thí nghiệm tại trường phổ thông. Bước 1: Sinh viên cần trả lời các câu hỏi trước khi tiến hành thí nghiệm: - Để tổ chức thí nghiệm quan sát hiện tượng thẩm thấu ở tảo silic sống trong môi trường tự nhiên có độ mặn 22‰, chúng ta cần chuẩn bị mẫu vật, thiết bị, hóa chất nào? - Hãy dự kiến cách thức bố trí thí nghiệm, các nghiệm thức, kết quả thí nghiệm? - Trình bày cách quan sát, ghi nhận và phân tích kết quả, xử lý số liệu thí nghiệm. - Bạn hãy dự kiến đối tượng, cách thức tổ chức, tiến hành thí nghiệm để giảng dạy kiến thức về hiện tượng thẩm thấu tại trường phổ thông. Bước 2: Sinh viên tiến hành thí nghiệm theo nhóm (2-3 người) hoặc thực hiện cá nhân. - Các bước tiến hành: Dùng pipette hút dịch tảo đặt trong các dung dịch có độ mặn khác nhau; lắc đều dung dịch, hút mẫu tảo nhỏ lên buồng đếm Neubauer cải tiến của Germany, đậy lamen, quan sát ngẫu nhiên 50 tế bào trên kính hiển vi; ghi nhận số lượng tế vi tảo có hiện tượng bị vỡ màng sinh chất. - Gợi ý quan sát: Tế bào ở trạng thái bình thường: không bào rất nhỏ khó quan sát, nội chất màu vàng tươi. Tế bào ở trạng thái bị vỡ do áp suất thẩm thấu: nhìn thấy rõ không bào, phần nội chất bị tràn ra ngoài tế bào, phần nội chất còn lại trong tế bào có màu vàng đậm (Hình 2). (a) (b) Hình 2. Tế bào ở tảo Nitzchia sp. ở trạng thái bình thường (a) và có hiện tượng bị vỡ màng sinh chất (b) quan sát ở độ phóng đại 400X. 117
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ - Ghi nhận kết quả quan sát theo Bảng 1: Bảng 1. Ghi nhận kết quả quan sát hiện tượng vỡ màng sinh chất ở tảo Nitzchia sp.trong môi trường có độ mặn khác nhau Độ mặn ( ‰) 15 10 5 2,5 Số lần lặp lại Lần 1 6 6 26 37 Số tế bào bị Lần 2 vỡ /50 tế bào 6 7 27 37 quan sát được Lần 3 7 7 26 37 Trung bình 6,33a ± 0,58 6,67a ±0,58 26,33b ± 0,58 37,00c ± 00 - Hướng dẫn sinh viên cách thức nhập và xử lý số liệu, phân tích thống kê kết quả bằng phần mềm SPSS như ở trong Bảng 2. Bảng 2. Mô tả số liệu phân tích từ phần mềm xử lý thông kê SPSS Std. 95% Confidence Interval for Mean N Mean Std. Error Min Max Deviation Lower Bound Upper Bound 1 3 6.3333 .57735 .33333 4.8991 7.7676 6.00 7.00 2 3 6.6667 .57735 .33333 5.2324 8.1009 6.00 7.00 3 3 26.3333 .57735 .33333 24.8991 27.7676 26.00 27.00 4 3 37.0000 .00000 .00000 37.0000 37.0000 37.00 37.00 Total 12 19.0833 13.72760 3.96282 10.3612 27.8054 6.00 37.00 - Hướng dẫn phân tích phương sai 1 chiều ANOVA, phép kiểm định Duncan để so sánh sự khác biệt của các giá trị trung bình, vì các nghiệm thức có số lần lặp lại bằng nhau như trong Bảng 3 và điền kết quả phân hạng vào Bảng 1. Bảng 3. Kết quả trắc nghiệm phân hạng Duncan Subset for alpha = 0.05 [C] N 1 2 3 15‰ 3 6.3333 10‰ 3 6.6667 Duncan a 5‰ 3 26.3333 2.5‰ 3 37.0000 Sig. .438 1.000 1.000 Các giá trị trung bình có cùng ký hiệu chữ cái theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức α = 0.05. Dựa vào bảng phân hạng Duncan có thể đánh giá được sự khác biệt giữa các giá trị trung bình, thể hiện trên bảng kết quả báo cáo bằng các ký hiệu chữ cái a, b, c như trong Bảng 1. Với việc xử lý kết quả thống kê, có thể kết luận rằng ở nồng độ muối thấp hơn 10‰, trung bình số tế bào bị vỡ màng sinh chất có sự khác biệt so với nồng độ 15‰ (ở mức ý nghĩa α = 0.05). 118
- BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 3. KẾT LUẬN Một số định hướng nhận thức về vai trò của giảng dạy thực hành trong khoa học tự nhiên và sinh học đã được thực hiện trong chương trình đào tạo ngành Sư phạm sinh học tại trường đại học Sài Gòn trong giai đoạn 2016-2020. Những thay đổi này có tiềm năng để đáp ứng cho sự thay đổi chương trình giáo dục mới trong tương lai gần. Để thích ứng với xu hướng nâng cao chất lượng đào tạo, ngoài việc tiếp cận các phương pháp dạy học tích hợp, chúng tôi còn hướng tới trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng giảng dạy các bài học thực hành Sinh học thông qua việc xây chương trình đào tạo theo những định hướng cụ thể về tầm quan trọng của thực hành sinh học ở bậc phổ thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] W. B. Wood (2009). Innovations in teaching undergraduate biology and why we need them Annu. Rev. Cell Dev. Biol., 25, 93–112. [2] M. J. Reiss (2006). Teacher Education and the New Biology, Teach. Educ., 17, 2, 121–131. [3] M. S. Hayat and N. Y. Rustaman (2017). How is the Inquiry Skills of Biology Preservice Teachers in Biotechnology Lecture?, J. Phys. Conf. Ser., 895, 1, 012135. [4] P. V. Ngọt (2017). Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm là mục tiêu quan trọng trong đào tạo giáo viên của khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm TP.HCM. Hội thảo khoa học Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm trong dạy học Sinh học, TP. HCM. [5] K. Subramaniam (2014). 'Student teachers’ conceptions of teaching biology, J. Biol. Educ., 48, 2, 91–97. [6] P. Đ. Văn (2017). Thực trạng và các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hành thí nghiệm trong dạy học Sinh học ở trường THPT khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Hội thảo khoa học Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm trong dạy học Sinh học, TP. HCM, 2017. [7] D. Cheung (2008). Facilitating Chemistry Teachers to Implement Inquiry-based Laboratory Work, Int. J. Sci. Math. Educ., 6, 1, 107–130. [8] E. C. Mwangu and L. Sibanda (2017). Teaching Biology Practical Lessons in Secondary Schools: A Case Study of Five Mzilikazi District Secondary Schools in Bulawayo Metropolitan Province, Zimbabwe,” Acad. J. Interdiscip. Stud., 6, 3, 47–55. [9] [9] A. Šorgo and A. Špernjak (2012). Practical Work in Biology, Chemistry and Physics at Lower Secondary and General Upper Secondary Schools in Slovenia,” Eurasia J. Math. Sci. Technol. Educ., 8, 1, 11–19. Title: ENHANCING THE IMPORTANCE OF PRACTICAL WORK IN THE BIOLOGY TEACHER CURRICULUM AT SAIGON UNIVERSITY Abstract: This article mentions the innovation of practical works teaching in the biology teacher curriculum at the Saigon University. In addition to accessing integrated teaching methods, we also aim to equip our students with the knowledge and skills to teach the lessons of practical works that could respond to the educational reform in the near future. Keywords: Biology teacher, biology teaching, practical works, curriculum. 119
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
bài tập đa dạng của sinh học
22 p | 593 | 154
-
Toán rời rạc và một số vấn đề liên quan (P5)
14 p | 355 | 111
-
NỘI DUNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO KỸ NĂNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT PHỤ GIA TRONG CHẾ BIẾN THỦY SẢN THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH
0 p | 408 | 65
-
Giáo trình Bao bì thực phẩm (Nghề: Công nghệ thực phẩm - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
44 p | 56 | 12
-
Bài dự thi: Tìm hiểu nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và tài nguyên nước
68 p | 91 | 10
-
Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tế trong giảng dạy cơ học cho học sinh trung học phổ thông
7 p | 139 | 10
-
Giáo trình Bao bì thực phẩm (Nghề: Công nghệ thực phẩm - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp
82 p | 40 | 10
-
Đánh giá nhận thức của cộng đồng về vấn đề tài nguyên và môi trường tại khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai
8 p | 58 | 5
-
Nâng cao nhận thức về môi trường (Tài liệu dành cho giáo viên)
68 p | 18 | 4
-
Báo cáo tóm tắt: Huy động vốn cho ngành nước - nhu cầu vốn đầu tư và công cụ tài trợ tiềm năng
18 p | 12 | 4
-
Một số nhiệm vụ trọng tâm nâng cao chất lượng phân tích và dự báo thống kê
5 p | 51 | 3
-
Đề tài: Xây dựng câu hỏi khách quan từ bài toán tự luận
10 p | 38 | 3
-
Sử dụng câu hỏi có câu trả lời theo cấu trúc mở để đánh giá năng lực toán bậc cao của học sinh trung học cơ sở theo Khung PISA 2021
8 p | 35 | 3
-
Giải toán trắc nghiệm - Nâng cao kỹ năng giải bài hàm số và các bài toán liên quan: Phần 1
82 p | 46 | 3
-
Một số giải pháp quản lý bền vững rừng ngập mặn và thảm vỏ biển khu vực đầm thủy triều
6 p | 85 | 3
-
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái biển cho bộ đội Hải quân trong giai đoạn hiện nay
9 p | 8 | 2
-
Nâng cao chất lượng của các cây giống hoa cúc và hông nuôi cấy in vitro thông qua nuôi cấy thoáng khí
4 p | 31 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn