Nâng cao thu nhập của hộ nông dân sau thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp: Mô hình định lượng và hàm ý chính sách
lượt xem 2
download
Bài viết tiến hành điều tra trực tiếp 240 hộ gia đình bị thu hồi đất tại các khu công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long để ứng dụng và kiểm định mô hình trên thực tiễn. Kết quả cho thấy, có 6 nhân tố ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập bao gồm: (i) sử dụng tiền đền bù đầu tư sản xuất – kinh doanh sau thu hồi đất, (ii) vay tiền từ các định chế tín dụng chính thức, (iii) có lao động tham gia làm việc trong khu công nghiệp, (iv) trình độ học vấn, (v) tỷ lệ phụ thuộc và (vi) tuổi của chủ hộ... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nâng cao thu nhập của hộ nông dân sau thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp: Mô hình định lượng và hàm ý chính sách
- NÂNG CAO THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN SAU THU HỒI ĐẤT XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP: MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH PGS.TS. Đinh Phi Hổ Giảng viên cao cấp Đại học Phan Thiết Email: dpho@upt.edu.vn Th.S. Quách Thị Minh Trang Giảng viên, Khoa Chính trị- Hành chính ĐH Quốc gia TP.HCM Email: quachthiminhtrang@gmail.com Tóm tắt Cùng với quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp, tình hình thu hồi đất để phục vụ cho xây dựng các khu – cụm công nghiệp diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn cả nước, nhất là ở vùng nông thôn. Những hộ nông dân bị thu hồi đất phải đương đầu với sự thay đổi nguồn lực để tạo ra sinh kế và thu nhập của mình. Để phát triển các khu công nghiệp bền vững, phục vụ cho công nghiệp hóa cần phải quan tâm một cách đầy đủ đến sự thay đổi cuộc sống và thu nhập của người dân bị mất đất. Một nguyên lý cơ bản của thu hồi đất là phải đảm bảo cho người dân có cuộc sống và thu nhập thay đổi theo hướng tốt hơn và giới hạn ít nhất là ngang bằng như trước khi bị thu hồi đất. Tìm hiểu về thay đổi thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân bị thu hồi đất là một thách thức của các nhà khoa học và chính sách vì sẽ cung cấp những luận cứ khoa học cho các chính sách đền bù – giải tỏa cho các hộ dân nằm trong vùng qui hoạch các khu – cụm công nghiệp. Dựa vào khung lý thuyết sinh kế bền vững và thực tiễn Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã xây dựng mô hình hồi quy Binary Logistic nhằm định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình bị thu hồi đất. Nghiên cứu tiến hành điều tra trực tiếp 240 hộ gia đình bị thu hồi đất tại các khu công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long để ứng dụng và kiểm định mô hình trên thực tiễn. Kết quả cho thấy, có 6 nhân tố ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập bao gồm: (i) sử dụng tiền đền bù đầu tư sản xuất – kinh doanh sau thu hồi đất, (ii) vay tiền từ các định chế tín dụng chính thức, (iii) có lao động tham gia làm việc trong khu công nghiệp, (iv) trình độ học vấn, (v) tỷ lệ phụ thuộc và (vi) tuổi của chủ hộ.. Từ khóa: Khu công nghiệp; Thu hồi đất; Hồi quy Binary Logistic. 249
- RAISING INCOME OF HOUSEHOLDS AFTER LAND ACQUISITION FOR BUILDING INDUSTRIAL PARKS: QUANTITATIVE MODEL AND POLICY IMPLICATIONS Abstract Along with the process of forming and developing industrial zones, the situation of land acquisition to serve the construction of industrial parks takes place strongly in the whole country, especially in rural areas. Farming households whose land is acquired must cope with the change of resources to create their livelihoods and income. In order to develop industrial parks sustainably, for industrialization, it is necessary to pay adequate attention to the change of life and income of people losing land. A basic tenet of land acquisition is to ensure that people have a better life and income changes and the limits are at least equal to those before land acquisition. Understanding the changes in income and the factors affecting the income of people with land acquisition is a challenge for scientists and policy in Vietnam. Based on the theoretical framework of sustainable livelihoods and practices in Vietnam, the research team built a Binary Logistic regression model to quantify the factors affecting the income of households whose land is acquired. The study conducted a direct survey of 240 households on land acquisition in industrial zones in Ho Chi Minh City, Tien Giang, Ben Tre and Vinh Long to apply and test the model in practice. The results show that there are 6 factors affecting income including: (i) use of compensation money for production and business investment after land acquisition, (ii) borrowing from formal credit institutions, ( iii) have employees working in the industrial zone, (iv) educational attainment, (v) dependency ratio and (vi) age of household head. Key words: Industrial park; Land acquisition; Binary Logistic Regression. 1. GIỚI THIỆU Trong thời gian qua, quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp (KCN) đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng mới hiện đại, góp phần mở rộng nhanh chóng nguồn vốn và trở thành yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng GDP, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết hàng triệu việc làm, tạo thu nhập ở Việt Nam. Cùng với quá trình này, tình hình thu hồi đất để phục vụ cho xây dựng các khu công nghiệp (KCN) diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn cả nước. Tính đến năm 2018, cả nước có 326 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt gần 93,000 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp đạt gần 64,000 ha, chiếm khoảng 68% tổng diện tích đất tự nhiên (Vụ Quản lý khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019). Nếu tính mỗi ha đất thu hồi để phát triển KCN ảnh hưởng tới 10 lao động nông nghiệp (Đình Long, 2010), sự thu hồi đất nông nghiệp đã ảnh hưởng tới đời sống của 640,000 người lao động. Phát triển các KCN nhằm thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng vốn nền kinh tế và ảnh hưởng quan trọng đến tốc độ tăng trưởng GDP trong thời gian qua ở Việt Nam. Tuy nhiên để phát triển kinh tế bền vững cần quan tâm đến chất lượng cuộc sống và thu nhập của các hộ nông dân sau thu hồi đất cho phát triển các khu công nghiệp. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về 250
- đền bù – giải tỏa của các khu công nghiệp, tuy nhiên sự thay đổi về cuộc sống và thu thập của người dân sau thu hồi đất chưa được chú ý đến một cách đầy đủ, nhất là định lượng được những yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập của họ. Do đó, nhận diện được một cách khoa học các tác động đến thay đổi thu nhập của người dân bị thu hồi đất là thách thức của các nhà nghiên cứu và chính sách ở Việt Nam. Nghiên cứu này tập trung vào: (i) Xây dựng mô hình định lượng; (ii) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập của hộ nông dân sau thu hồi đất; và (iii) Hàm ý chính sách để nâng cao thu nhập của hộ nông dân. Do nguồn lực về thời gian và ngân sách nghiên cứu có hạn, nghiên cứu tập trung vào khảo sát tại 4 khu công nghiệp ở 4 địa phương (TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long) 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết Theo Luật đất đai (Quốc hội, 2003), thu hồi đất là việc nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý. Khu công nghiệp được định nghĩa là khu tập trung các doanh nghiệp (DN) chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, trong KCN có thể có DN chế xuất (Chính phủ, 2008). Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB, 1995), sự thu hồi đất và di chuyển chỗ ở của người dân có thể gây ra sự thiếu thốn nghiêm trọng và những tổn hại về kinh tế, xã hội, môi trường nếu không có một kế hoạch cẩn thận. Để tránh hoặc tối thiểu hóa những tổn thất khi thực hiện dự án thì việc thu hồi đất và tái định cư là không thể tránh khỏi, những kế hoạch này nên được lên kế hoạch và thực hiện như chương trình phát triển. ADB chỉ ra rằng những người ảnh hưởng nên được hỗ trợ để họ cải thiện mức sống, hoặc ít nhất là phục hồi cuộc sống của họ, bằng cuộc sống cũ hoặc cao hơn trước khi họ bị thu hồi đất và di chuyển. Theo Ngân hàng thế giới (2004), phục hồi thu nhập là một phần quan trọng của chính sách thu hồi đất khi những người bị ảnh hưởng mất đi cơ sở sản xuất, kinh doanh, việc làm hoặc các nguồn thu nhập khác. Các phương án tạo thu nhập bao gồm: (i) Tín dụng trực tiếp đối với kinh doanh nhỏ và tự làm; (ii) Xây dựng các kỹ năng thông qua đào tạo; (iii) Hỗ trợ trong việc tìm kiếm các cơ hội trong các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân; (iv) Ưu tiên đối với những người bị ảnh hưởng trong việc tuyển chọn lao động liên quan đến dự án hoạt động. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, không phải chỉ là thu nhập mà còn cả sinh kế bền vững cho những đối tượng bị tổn thương do thu hồi đất. Theo DFID (1995), sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống. Một sinh kế bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không làm xói mòn nền tảng nguồn lực tự nhiên (Tim Hanstad và cộng sự, 2004). Hình 1, theo mô hình sinh kế bền vững (DFID 1999), cho thấy một chính sách về bồi thường, hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất tạo được sinh kế bền vững khi nó tác động 251
- các tài sản sinh kế của người dân (Con người, nhân lực, vật chất, tài chính và nguồn lực tự nhiên) và kết hợp với thay đổi phương thức sinh kế (Nông nghiệp và phi nông nghiệp) đảm bảo tăng thu nhập cho người dân sau thu hồi đất. Chính sách và tổ chức: bồi thường trợ cấp và tái định cư Tình huống tổn Chiến lược Kết quả sinh Quá trình thương: mất đất sinh kế: Nông kết: Tăng thu CNH & ĐTH nông nghiệp; sinh kế nhập/tăng ổn định/ nghiệp/Phi nông thay đổi; văn hóa sống nghiệp giảm rủi ro thay đổi Tài sản sinh kế: Nhân lực Con người Tự nhiên Vật chất Tài chính Hình 1: Mô hình sinh kế bền vững Nguồn: Dựa theo khung sinh kế bền vững (DFID 1999) Kết quả nghiên cứu của Đinh Phi Hổ và Huỳnh Sơn Vũ (2011) cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập của hộ nông dân sau thu hồi đất: Trình độ học vấn của chủ hộ, số lao động trong hộ, sử dụng tiền đền bù vào đầu tư cho sản xuất – kinh doanh, có lao động làm việc trong khu công nghiệp, tỷ lệ phụ thuộc và diện tích đất thu hồi. Ngoài ra các nghiên cứu khác phát hiện thêm các yếu tố khác như giới tính của chủ hộ (Nguyễn Minh Thuận và cộng sự, 2018); diện tích đất bị thu hồi phát triển KCN sẽ bù đắp thu nhập tăng lên cho các hộ do sử dụng đất hiệu quả hơn bởi tác động công nghiệp hóa (Hoang Van Cuong và cộng sự, 2017; Hoda, A., 2018); Thay đổi thu nhập của nông dân sau thu hồi đất bị tác động bởi thiếu đất nông nghiệp cho sản xuất – kinh doanh, dư thừa lao động trong nông thôn và bất ổn về cuộc sống như học hành, việc làm (Word Bank, 2016; Thi Ha Thanh Nguyen và cộng sự, 2018; Tran Tuan Nguyen & Gábor Hegedus, 2019). 2.2 Mô hình nghiên cứu Dựa vào các nghiên cứu trước trong ba thập niên gần đây, mô hình nghiên cứu như sau: 252
- Bảng 1: Định nghĩa các biến và kỳ vọng Tên biến Ký hiệu Định nghĩa Kỳ ĐVT vọng Biến giả, nhận giá trị 1 khi thu nhập của hộ tăng Biến phụ thuộc Y (Tdtnhap) lên, và là giá trị 0 nếu thu nhập của hộ không tăng/giảm Biến độc lập Trình độ học vấn Số năm đi học của chủ Edu_X1 Năm + của chủ hộ. hộ Giới tính của chu Gtinh_X2 Nam = 1; Nu = 0 + hộ. Tuổi của chủ hộ. TuoiCh_X3 Là số tuổi của chủ hộ Năm + Tỷ lệ giữa số người nằm ngoài độ tuổi lao động Tỷ lệ phụ thuộc Tlpthuoc_X4 % - trên tổng số người trong gia đình Số lao động Số lao động trong hộ gia + Ldong_X5 Người trong hộ đình Diện tích đất nông Diện tích đất bị Dtdth_X6 nghiệp và phi nông m2 -/+ thu hồi. nghiệp bị thu hồi. (X7) Nếu hộ sử dụng tiền đền bù để đầu tư Đầu tư cho SX- sản xuất kinh doanh sau Dtsxkd_X7 + KD khi bị thu hồi đất thì X7 = 1; nếu không thì X7 = 0. Ldkcn là biến giả. X8 = 1 nếu hộ có lao động Lao động hộ làm việc trong KCN; và + được làm việc Ldkcn_X8 X8 = 0 nếu hộ không có trong KCN. lao động làm việc trong KCN Vay tiền từ các định chế chính Vay_X9 Có = 1; không = 0 + thức 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1 Mô hình định lượng 253
- Qua thực tế của việc thực hiện các dự án có liên quan đến thu hồi đất và thực hiện công tác tái định cư, sau một thời gian người dân bị thu hồi đất và nhận được tiền đền bù thì có một nhóm hộ gia đình có đời sống mà cụ thể là thu nhập được cải thiện tốt hơn so với trước khi triển khai dự án. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận người dân có thu nhập không được cải thiện, thậm chí còn thấp hơn so với trước khi bị thu hồi đất. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình hồi quy Binary Logistic nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến xác suất cải thiện thu nhập của hộ gia đình nông dân sau khi bị thu hồi đất. Dạng khái quát của mô hình hồi quy tuyến tính: Y B0 i 1 BX n i i u Xi: Các biến độc lập; Y: biến phụ thuộc; u: phần dư. Trong nghiên cứu này, biến phụ thuộc là biến giả (Y = 1; Y= 0). Do đó, mô hình thích hợp là hồi quy Binary Logistic. Y 1 Ln B 0 B1 X 1 B 2 X 2 B3 X 3 .. B9 X 9 (1) (Y 0) Trong đó: P(Y=1) = P0: Xác suất hộ gia đình sau thu hồi đất là tăng thu nhập (cãi thiện thu nhập).. P(Y = 0) = 1- P0: Xác suất hộ gia đình sau thu hồi đất là không tăng thu nhập / như cũ (không cãi thiện thu nhập). Xi: các biến độc lập (i: từ 1 đến 9); Ln: Log của cơ số e (e = 2,714). Hệ số Odds (O0): P0 P(caithienth unhap) O0 (Hệ số Odds) 1 P0 P( Khongcaith ienthunhap ) Thế O0 vào phương trình (1): Log của hệ số Odds là một hàm tuyến tính LnO0 B0 B1 X 1 .. B9 X 9 (2) với các biến độc lập Xi (Cox, D. R. 1970). Phương trình (2) có dạng hàm Logit, ước lượng các hệ số hồi quy bằng phương pháp Maximum Likelihood. Theo Agresti A. (2007), dạng dự báo của mô hình: LnOdds e E (Y/Xi): Xác suất để Y = 1 xuất hiện khi E (Y / Xi ) biến độc lập X có giá trị cụ thể Xi. 0 1 e1 LnOdds LnOdds B B X B X 1 2 2 B3 X 3 .. B9 X 9 B 0 B1 X 1 B 2 X 2 B 3 X 3 .. B 9 X 9 i: từ 1 đến 9 (Chín biến độc lập) E (Y / Xi) e B B X B X 254 2 B 3 X 3 .. B 9 X 9 1ee 0 1 1 2
- 3.2 Cỡ mẫu và phương pháp lấy mẫu Theo Hair và cộng sự (2006), đối với mô hình hồi quy, kích thước mẫu được xác định dựa vào: n ≥ 50 + (5 hoặc 10) x P Trong đó: n: cỡ mẫu; P: Số biến độc lập của mô hình Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu: n = 50 +10(9) = 140. Căn cứ vào khả năng nguồn lực cộng tác viên khảo sát và tài chính cho phép, nhóm nghiên cứu chọn n = 240 quan sát, phương pháp lấy mẫu phân tầng thuận tiện, địa bàn khảo sát trên 4 tỉnh/ thành phố trong năm 2017-2018. Dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi chi tiết để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Bảng 2: Phân bổ mẫu khảo sát Số quan STT Địa bàn khảo sát sát 1 TP.HCM: Khu công nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi 60 Bến Tre: Khu công nghiệp Giao Long, huyện Châu Thành, tỉnh 2 Bến Tre 60 3 Tiền Giang: Cụm công nghiệp Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho 60 4 Vĩnh Long: Khu công nghiệp Hòa Phú, huyện Long Hồ 60 Tổng số 240 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả khảo sát Bảng 3: Tình trạng thay đổi thu nhập theo địa bàn (%) Thành phố Hồ Tiền Bến Vĩnh Chí Minh Giang Tre Long Thu nhập không tăng / như cũ 25 30 33 23 Thu nhập có tăng thêm 75 70 67 77 255
- 28 72 TN khong tang / nhu cu (%) Thu nhap co tang them (%) Hình 2: Tình trạng thay đổi thu nhập sau thu hồi đất (%) Trong Bảng 3, tỷ lệ hộ có thay đổi thu nhập không tăng hoặc như cũ khá cao, thấp nhất là 23% ở Vĩnh Long, cao nhất ở Bến Tre 33%. Trong Hình 2, tổng thể mẫu khảo sát, tỷ lệ này là 28%. Bảng 4: Mô tả các biến định tính Hệ số Có Không Skewness Vay tiền từ định chế tín dụng chính thức (%) 46,7 53,3 -0,134 Có Không Sử dụng tiền đền bù đầu tư cho SX-KD (%) 46,7 53,3 -0,151 Nam Nữ Giới tính của chủ hộ (%) 90,4 9,6 2,763 Có Không Lao động hộ được làm việc trong KCN (%) 36,7 63,3 -0,557 Trong Bảng 4, đối với các biến định tính của mô hình, biến “Vay tiền”, “Sử dụng tiền đền bù đầu tư cho SX-KD” và “Lao động hộ được làm việc trong KCN” có tỷ lệ hộ không tiếp cận được khá cao, từ 53% đến 63%. Dữ liệu các biến này có hệ số Skewness < 0. Như vậy, phân phối dữ liệu thuộc dạng phân phối chuẩn và lệch trái. Biến “Giới tính của chủ hộ” cho thấy tỷ lệ chủ hộ là nam chiếm chủ yếu, trên 90%. Dữ liệu của biến này có hệ số Skewness > 0, phân phối dữ liệu thuộc dạng phân phối chuẩn và lệch phải. 256
- Bảng 5: Mô tả các biến định lượng Trung Độ lệch Hệ số Tối thiểu Tối đa bình chuẩn Skewness Diện tích đất nông nghiệp & 2762,9 phi nông nghiệp thu hồi (m2) 100 14.003 7 2284,876 2,542 Số lao động của hộ gia đình (Người) 1 5 2,85 1,003 0,055 Tỷ lệ phụ thuộc (%) 0 40 17,40 18,317 -0,115 Tuổi chủ hộ (Năm) 20 59 39,15 10,285 -0,416 Trình độ văn hóa của chủ hộ (Năm học) 1 12 6,3 3,457 0,486 Trong Bảng 5, đối với các biến định lượng của mô hình, biến “Diện tích đất bị thu hồi” có mức chênh lệch khá lớn giữa các hộ và trung bình là 2763 m2. Dữ liệu của biến này có hệ số Skewness > 0, phân phối dữ liệu thuộc dạng phân phối chuẩn và lệch phải (Robert D. M., 1999). Biến “Số lao động của hộ gia đình” có trung bình là 3. Biến “Tuổi chủ hộ” có trung bình là 39 tuổi và biến “Trình độ văn hóa” là lớp 6. Dữ liệu của biến này có hệ số Skewness < 0, phân phối dữ liệu thuộc dạng phân phối chuẩn và lệch trái. 4.2 Kết quả hồi quy và thảo luận Bảng 6: Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy 95% C.I.for (B) Wald Sig. Exp(B) EXP(B) Lower Upper Edu_X1 0,854 12,082 0,001 2,349 1,451 3,802 Gtinh_X2 1,667 1,722 0,189 5,298 0,439 63,894 Tuoi_X3 0,158 5,097 0,024 1,171 1,021 1,343 Tylpthuoc_X4 -0,213 20,136 0,000 0,808 0,736 0,887 Ldong_X5 0,678 0,823 0,364 1,969 0,456 8,514 Dtdth_X6 0,000 0,349 0,555 1,000 1,000 1,001 Dtsxkd_X7 5,771 10,868 0,001 320,907 10,382 9919,426 Ldkcn_X8 3,468 6,751 0,009 32,068 2,344 438,681 Vay_X9 3,538 9,744 0,002 34,389 3,730 317,022 Constant -16,905 4,970 0,026 257
- Kiểm định Wald cho thấy có hai biến X2, X5, X6 có Sig. > 0,05. Sáu biến còn lại đều có Sig. ≤ 0,05. Dấu của các hệ số hồi quy phù hợp với giả thuyết. R2 Nagelkerke = 0,863, như vậy 86,3% thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập của mô hình. Kiểm định Omnibus với Sig. ≤ 0,05, về tổng thể, các biến độc lập tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc. Như vậy, các biến độc lập tác động có ý nghĩa thống kê với biến “thay đổi thu nhập” gồm: EDU_X1; Tuoi_X3; Tylpthuoc_X4; Dtsxkd_X7; Ldkcn_X8; Vay_X9. Bảng 7: Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập Xác suất ban đầu P0 = 10% B eB P1 Thay đổi xác suất Vị trí Edu_X1 0.854 2.349 20.7 10.7 4 Tuoi_X3 0.158 1.171 11.5 1.5 6 Tylpthuoc_X4 -0.213 0.808 8.2 -1.8 5 Dtsxkd_X7 5.771 320.907 97.3 87.3 1 Ldkcn_X8 3.468 32.068 78.1 68.1 3 Vay_X9 3.538 34.389 79.3 69.3 2 Giả sử xác suất hộ gia đình là hộ có thu nhập tăng ban đầu là (P0), do tác động của biến Xi, xác suất hộ gia đình là hộ có thu nhập tăng sẽ là P1. Theo Agresti A. (2007), P1 được xác định: B P0 e P1 B 1 P0 (1 e ) Trong Bảng 7: Edu: Xác suất tăng thu nhập ban đầu của hộ gia đình là 10%, nếu chủ hộ đó tăng thêm 1 năm học, xác suất hộ đó tăng thu nhập là 20,7%. Như vậy, so với xác suất ban đầu 10%, khả năng hộ tăng thu nhập là tăng thêm 10,7%. Tuoi: Xác suất tăng thu nhập ban đầu của hộ gia đình là 10%, nếu chủ hộ đó tăng thêm 1 tuổi, xác suất hộ đó tăng thu nhập là 11,5%. Như vậy, so với xác suất ban đầu 10%, khả năng hộ tăng thu nhập là tăng thêm 1,5%. Tylpthuoc: Xác suất tăng thu nhập ban đầu của hộ gia đình là 10%, nếu tỷ lệ phụ thuộc của hộ đó tăng thêm 1 %, xác suất hộ đó tăng thu nhập là 8,2%. Như vậy, so với xác suất ban đầu 10%, khả năng hộ tăng thu nhập là giảm bớt 1,8%. Dtsxkd: Xác suất tăng thu nhập ban đầu của hộ gia đình là 10%, nếu chủ hộ đó sử 258
- dụng tiền đền bù đầu tư vào SX-KD, xác suất hộ đó tăng thu nhập là 97,3%. Như vậy, so với xác suất ban đầu 10%, khả năng hộ tăng thu nhập là tăng thêm 87,3%. Ldkcn: Xác suất tăng thu nhập ban đầu của hộ gia đình là 10%, nếu hộ gia đình đó có thêm 1 lao động được vào làm việc trong KCN, xác suất hộ đó tăng thu nhập là 78,1%. Như vậy, so với xác suất ban đầu 10%, khả năng hộ tăng thu nhập là tăng thêm 68,1%. Vay: Xác suất tăng thu nhập ban đầu của hộ gia đình là 10%, nếu hộ gia đình đó được vay tiền từ các định chế tín dụng chính thức (ĐCTDCT) sau thu hồi đất, xác suất hộ đó tăng thu nhập là 79,3%. Như vậy, so với xác suất ban đầu 10%, khả năng hộ tăng thu nhập là tăng thêm 69,3%. Căn cứ vào mức độ thay đổi xác suất xuất hiện, vị trí ảnh hưởng tác động đến thay đổi thu nhập theo thứ tự từ mạnh đến yếu: đầu tư vào sản xuất – kinh doanh, vay vốn từ định chế tín dụng chính thức, lao động gia đình đươc làm việc trong khu công nghiệp, trình độ văn hóa của chủ hộ, tỷ lệ phụ thuộc và tuổi của chủ hộ. DỰ BÁO KỊCH BẢN THAY ĐỔI THU NHẬP Loại các biến không có ý nghĩa thống kê, kết quả mô hình hồi quy Binary Logistic trong Bảng bên dưới. Bảng 8: Hệ số hồi quy sau khi loại biến không có ý nghĩa B S.E. Wald Sig. eB Edu_X1 0,822 0,213 14,949 0,000 2,275 Tuoi_X3 0,119 0,051 5,398 0,020 1,126 Tylpthuoc_X4 -0,194 0,036 29,259 0,000 0,823 Dtsxkd_X7 4,932 1,268 15,124 0,000 138,633 Ldkcn_X8 2,731 1,054 6,711 0,010 15,347 Vay_X9 2,887 0,893 10,456 0,001 17,939 Constant -9,144 4,218 4,699 0,030 Phương trình hồi quy của mô hình: Y = -9,144 + 0,822X1 + 0,119X3 - 0,194X4 + 4,932X7 + 2,731X8 + 2,887X9 (2) 259
- Bảng 9: Dự báo với kịch bản các yếu tố tác động Hệ số hồi STT Tên biến Giá trị biến quy (B) KB 1 KB2 (X1) Trinh do van hoa chu ho (Nam 1 hoc) 0,822 1 12 2 (X3) Tuoi cua chu ho (Nam) 0,119 20 59 3 (X4) Ty le phu thuoc (%) -0,194 40 0 (X7) Su dung tien den bu dau tu cho 4 SX-KD 4,932 0 1 (X8) Lao dong ho duoc lam viec 5 trong KCN 2,731 2 1 (X9) Vay tien tu cac định chế tín 6 dụng chính thức (DCCT) sau THD 2,887 2 1 Hệ số cắt trục tung -9,144 LogOdds -10,226 18,291 e^LogOdd 0,00004 87.837.58 1+elogOdds 1,000036 87.837.58 P(Y/Xi) Xác suất để Y = 1 xuất hiện khi biến độc lập X có giá trị cụ thể Xi (%). 0 100 Kich bản 1 (KB1): Thế các giá trị KB1 vào phương trình (3), có kết quả LogOdds. Nếu hộ gia đình có các điều kiện (Trình độ văn hóa = 1; tuổi chủ hộ = 20; tỷ lệ phụ thuộc = 40%; Không sử dụng tiền đền bù đầu tư SX-KD; không có bất kì lao động trong gia đình tham gia làm việc trong khu công nghiệp (sau thu hồi đất); không có vay tiền của các ĐCTDCT, hộ này có xác suất tăng thu nhập sau thu hồi đất là 0%. Kich bản 2 (KB2): Thế các giá trị KB2 vào phương trình (3), có kết quả LogOdds. Nếu hộ gia đình có các điều kiện (Trình độ văn hóa = 12; tuổi chủ hộ = 59; tỷ lệ phụ thuộc = 0%; có sử dụng tiền đền bù đầu tư SX-KD; có lao động trong gia đình tham gia làm việc trong khu công nghiệp (sau thu hồi đất); có vay tiền của các ĐCTDCT, hộ này có xác suất tăng thu nhập sau thu hồi đất là 100%. 260
- 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH Dựa vào mô hình hồi quy Binary Logistic, nghiên cứu xác định được các yếu tố tác động thay đổi thu nhập của các hộ sau thu hồi đất theo thứ tự ảnh hưởng từ cao nhất đến thấp nhất bao gồm: (i) sử dụng tiền đền bù đầu tư SX-KD sau thu hồi đất, (ii) vay tiền từ các định chế tín dụng chính thức, (iii) có lao động tham gia làm việc trong khu công nghiệp, (iv) trình độ học vấn, (v) tỷ lệ phụ thuộc và (vi) tuổi của chủ hộ. Do đó, các chính sách cần được quan tâm như sau: 5.1 Sử dụng tiền đền bù đầu tư SX-KD sau thu hồi đất Qua nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng tiền hợp lý như đầu tư vào sản xuất kinh doanh sẽ có tác dụng rất lớn trong việc cải thiện thu nhập của hộ bị thu hồi đất. Tuy nhiên, qua số liệu khảo sát thì số hộ gia đình sau thu hồi đất thì họ sử dụng số tiền đền bù chủ yếu đi vào hướng tiêu dùng (53%), số tiền này chủ yếu sử dụng cho: xây nhà 84,04% số hộ, mua sắm vật dụng gia đình có 87,23%. Số hộ sử dụng tiền đền bù vào mục đích sản xuất, kinh doanh nhằm tạo thu nhập cho tương lai chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn (47%) như: số hộ đầu tư vào sản xuất kinh doanh chỉ có 32%, hoặc số hộ sử dụng tiền đền bù để xây nhà trọ chỉ có 15%. Qua cách sử dụng tiền của những hộ sau thu hồi đất thì khi phát tiền đền bù cho người dân, chính quyền nên tổ chức những buổi hội thảo hoặc buổi tư vấn về những ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, những cây con nào phù hợp trên địa bàn để người dân sau khi nhận tiền đền bù thì họ có cách thức sử dụng số tiền này hợp lý, tránh tình trạng như thời gian trước đây họ chỉ chú trọng cho tiêu dùng và xây dựng nhà cửa. Ngoài ra, bên cạnh việc phát tiền đền bù đất thì chính quyền nên có chính sách để các chủ dự án chia xẻ lợi ích thu được từ dự án cho người có đất bị thu hồi như việc chia một tỷ lệ cổ phần nào đó của dự án cho người dân dựa theo số đất mà họ bị thu hồi. Có như vậy, bên cạnh số tiền đền bù đất thì người dân còn có một nguồn thu nhập liên quan trực tiếp đến dự án để đảm bảo cho cuộc sống của gia đình họ. 5.2 Vay tiền từ các định chế tín dụng chính thức Trên 53% số hộ sau thu hồi đất không tiếp cận được tín dụng từ các ĐCTDCT. Tín dụng giữ vai trò tạo điều kiện cho người dân thực hiện sinh kế mới và góp phần tăng thu nhập. Thực hiện thu hồi đất thực hiện phát triển các khu công nghiệp cần quan tâm đến kết hợp với hệ thống tín dụng tư vấn và hỗ trợ các dự án đầu tư cho SX-KD đảm bảo ít rủi ro và tăng thu nhập sau thu hồi đất. 5.3 Lao động của hộ tham gia làm việc trong khu công nghiệp Qua khảo sát, số lao động bình quân một hộ là 2,84 lao động, trên 63% số hộ không có lao động làm việc trong KCN. Vấn đề việc làm của lao động sau thu hồi đất sẽ biến động lớn và đầy rủi ro tìm cơ hội việc làm mới, và nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống 261
- của hộ. Vì vậy, chính quyền cần quan tâm đến tổ chức dạy nghề miễn phí cho lực lượng lao động ở địa bàn bị ảnh hưởng bởi dự án, nhất là đối với số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do đất nông nghiệp bị giảm, và phải giới thiệu việc làm cho họ để họ có cơ hôi tìm việc làm và nâng cao thu nhập. Nên có chính sách để buộc chủ đầu tư khi thu hồi đất để thực hiện dự án thì khi tuyển dụng lao động thì có chính sách ưu tiên tuyển dụng số lao động của những gia đình có đất bị thu hồi. 5.4 Trình độ học vấn Qua số liệu khảo sát về trình độ học vấn trung bình của chủ hộ là lớp 6, cũng như trình độ của số lao động cho thấy: có tới 84,1% số chủ hộ có trình độ học vấn cấp 1, cấp 2 và không đi học; và số lao động có trình độ tương tự cũng chiếm tới 70%. Trong xã hội hiện nay, trình độ học vấn có vai trò rất lớn đối với sự cải thiện thu nhập của hộ. Khi học vấn càng cao thì người lao động càng có cơ hội tìm được công việc ổn định và thu nhập tốt đảm bảo cho cuộc sống của gia đình họ. Chính quyền nên khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân được đến trường, đặc biệt là đối với những hộ gia đình có đất bị thu hồi. Thực trạng hiện nay của những hộ bị thu hồi đất ở khu công nghiệp bên cạnh những hộ có thu nhập tăng, họ có điều kiện tốt để con cái được học hành đến nơi, đến chốn thì cũng có nhiều hộ cũng rơi vào trường hợp khó khăn nguyên nhân do không còn đất nông nghiệp để sản xuất và do việc sử dụng tiền đền bù đất chưa hợp lý nên việc chăm lo cho sự nghiệp giáo dục cho gia đình họ còn nhiều khó khăn. Do đó, để góp phần ổn định và cải thiện thu nhập của hộ, một giải pháp nên quan tâm là miễn giảm học phí cho con em gia đình nghèo, nhất là những hộ thuộc diện có đất bị thu hồi để họ có cơ hội đến trường 5.5 Tỷ lệ phụ thuộc và tuổi chủ hộ Qua số liệu khảo sát về tỷ lệ phụ thuộc của các hộ sau thu hồi đất khá cao, trung bình 17,7%. Sẽ rất khó khăn cho các hộ ổn định cuộc sống mới khi hộ có nhiều lao động không có khả năng lao động. Khi thực hiện các dự án thu hồi đất nên quan tâm kết hợp với các tổ chức – đoàn thể có phương án hỗ trợ xã hội cho các hộ sau thu hồi đất. Tuổi chủ hộ càng lớn, khả năng tăng thu nhập sau thu hồi đất càng cao. Do đó nên quan tâm đến các chủ hộ độ tuổi còn trẻ trong tư vấn thực hiện dự án đầu tư SX-KD khi triển khai các dự án thu hồi đất. Hạn chế của nghiên cứu này là là quy mô khảo sát còn nhỏ. Do đó, nghiên cứu về thay đổi thu nhập người dân sau thu hồi đất cần tiến hành trên phạm vi cả nước, đặc biệt là các địa phương phát triển nhiều khu công nghiệp nhằm có đầy đủ dữ liệu hơn, mang tính đại diện cho tổng thể cao hơn để đề nghị các chính sách phù hợp góp phần phát triển các khu công nghiệp bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 262
- 1. ADB (Ngân hàng phát triển Châu Á, 1995). Cẩm nang về tái định cư. Truy cập từ 2. Agresti A. (2007). An Introduction to Categorical Data Analysis. A John Wiley & Sons Pubplication. 3. Chính phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2008). Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008, Quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế. 4. Cox, D. R. (1970). Analysis of Binary Data. London: Chapman & Hall. 5. DFID (Department for International Development, 1999). Sustainable Livelihoods guidance sheets. Available at: http://www.nssd.net/pdf/sectiont.pdf 6. Đinh Phi Hổ và Huỳnh Sơn Vũ (2011). Sự thay đổi về thu nhập của người dân sau thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp: Các yếu tố ảnh hưởng và gợi ý chính sách. Tạp chí Phát triển kinh tế, (249), 35-41. 7. Đình Long (2010). Để nông dân ly nông nhưng bất ly hương. Báo điện tử Đại biểu nhân dân (Tiếng nói của quốc hội, Diễn đàn của Đại biểu quốc hội, Hội đồng nhân dân và cử tri). Truy cập từ http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=39917. 8. Hoang Van Cuong, Pham Phu Minh, Van Thien Hao (2017). Solutions for sustainable development of the industrial parks in the next years. Vietnam Industrial Parks. Truy cập từ < http://khucongnghiep.com.vn/en/tabid/129/articletype/ArticleView/articleId/179 8/default.aspx> 9. Hoda, Anwarul (2018). Land use and land acquisition law in India. Working papers, Indian Coucil for Research on International Economic. 10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003). Luật đất đai năm 2003. Cổng thông tin điện tử của Chính phủ. 11. Ngân hàng thế giới (Work Bank, 2004). InvoluntaryResettlement Sourcebook Planning and Implementation in Development Projects. Available at: http://www- wds.worldbank.org/external/default/WDSContentServer.pdf 12. Nguyễn Minh Thuận, Dương Ngọc Thành và Nguyễn Thành Nghiệp (2018). Yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân sau thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học trường ĐH Cần Thơ, 54(4), 80-90. 13. Robert D. Mason (1999). Statistical techniques in Business and Economics, 10th ed. Mc Graw-Hill. 14. Thi Ha Thanh Nguyen, Van Tuan Tran, Quang Thanh Bui, Quang Huy Man, Timo de Vries Walter (2018). Socio-economic effects of agricultural land conversion for urban development: Case study of Hanoi, Vietnam. Land Use Policy, 54, 583- 592. 263
- 15. Tim Hanstad, Robin Nielsen and Jennifer Brown (2004). Land and livelihoods- Making land rights real for India’s rural poor. Rural Development Institute (RDI) USA. Available at: http://www.fao.org/docrep/007/j2602e/j2602e00.htm 16. Tran Tuan Nguyen, Gábor Hegedus and Tien Long Nguyen (2019). Effect of Land Acquisition and Compensation on the Livelihoods of People in Quang Ninh District, Quang Binh Province: Labor and Income. Land, Licencee MDPI, Basel Swistzerland. 17. Vụ Quản lý khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019). Đến hết năm 2018, cả nước có 326 khu công nghiệp được thành lập. Truy cập từ http://baodansinh.vn/den-het-nam-2018-ca-nuoc-co-326-khu-cong-nghiep-duoc- thanh-lap-89360.htm 18.Word Bank (2016). Resettlement Action Plan. Working Paper, SFG3292. 264
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trồng thâm canh Cây hồ tiêu
28 p | 273 | 53
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa trường hợp cánh đồng mẫu lớn ở An Giang
8 p | 106 | 11
-
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ trồng dâu nuôi tằm huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng
9 p | 100 | 9
-
Kết hợp sản xuất ngô và lợn: Bài học nâng cao sinh kế cho hộ nuôi lợn và cải thiện việc sử dụng đất của các hộ trồng ngô
4 p | 69 | 7
-
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai để tối ưu hóa lợi nhuận nông hộ tại ấp Trà Hất, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
10 p | 82 | 5
-
Xây dựng mô hình kinh doanh nông trại nâng cao sinh kế cho nông hộ nhỏ tại Tây Bắc Việt Nam
3 p | 90 | 5
-
Nâng cao hiệu quả kỹ thuật của hộ chăn nuôi bò sữa thông qua tài chính chuỗi giá trị: nghiên cứu điển hình tại thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
10 p | 16 | 5
-
Mối quan hệ giữa khả năng tiếp cận nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và thu nhập của các hộ gia đình vùng cao tại huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh
9 p | 16 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
8 p | 16 | 3
-
Sinh kế của người dân vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy
10 p | 17 | 3
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
0 p | 36 | 3
-
Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa hàng hóa và rau an toàn (dưa chuột, rau cải cao cấp, bí xanh, bí đỏ) tại xã điểm xây dựng nông thôn mới Phú Thịnh, huyện Kim Động, Hưng Yên
23 p | 29 | 2
-
Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết tổ chức ứng dụng đồng bộ các kỹ thuật tái canh cây cà phê tăng hiệu quả kinh tế tại 4 xã xây dựng nông thôn mới: CưNi, EaKmut, Cư Yang và Cư Huê huyện EaKar, tỉnh Đắk Lắk
19 p | 36 | 2
-
Tác động của vốn tín dụng đến thu nhập của nông hộ trồng lúa trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh
9 p | 24 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trong sản xuất lúa của hộ gia đình ở ĐBSCL: Nghiên cứu trường hợp tại xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu
5 p | 22 | 2
-
Ảnh hưởng của đa dạng sản xuất nông nghiệp đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
10 p | 14 | 2
-
Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết sản xuất thâm canh lạc cao sản theo hướng cánh đồng mẫu lớn tại 2 xã xây dựng Nông thôn mới Diễn Thịnh và Diễn Phong huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
17 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn