Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa hàng hóa và rau an toàn (dưa chuột, rau cải cao cấp, bí xanh, bí đỏ) tại xã điểm xây dựng nông thôn mới Phú Thịnh, huyện Kim Động, Hưng Yên
lượt xem 2
download
Bài viết trình bày việc nâng cao được thu nhập của người dân trên 20%, góp phần xóa đói giảm nghèo, 100% số hộ tham gia dự án không còn hộ nghèo thông qua xây dựng các mô hình nông dân và doanh nghiệp ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật tại các vùng sản xuất lúa hàng hóa và rau an toàn thuộc xã điểm nông thôn mới huyện Kim Động, Hưng Yên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa hàng hóa và rau an toàn (dưa chuột, rau cải cao cấp, bí xanh, bí đỏ) tại xã điểm xây dựng nông thôn mới Phú Thịnh, huyện Kim Động, Hưng Yên
- I. Thông tin chung Tên Đề tài: Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa hàng hóa và rau an toàn (dưa chuột, rau cải cao cấp, bí xanh, bí đỏ) tại xã điểm xây dựng nông thôn mới Phú Thịnh, huyện Kim Động, Hưng Yên Thời gian thực hiện: từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2016 Cơ quan chủ trì: Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường - Viện KHTL Việt Nam Chủ nhiệm đề tài: Phạm Đình Kiên ĐTDĐ: 0912 003 136; Email: kienphamdinh@gmail.com 1. Đặt vấn đề Tỉnh Hưng Yên nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ, gần thủ đô Hà Nội, là một trong 8 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm, nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng, có điều kiện khá thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội. Mặc dù với từng sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh cũng đã phần nào phát huy được tiềm năng thế mạnh, nhưng trong quá trình sản xuất nông sản của tỉnh vẫn còn một số tồn tại, khó khăn nhất định: Nông dân thiếu thông tin, thiếu những mô hình sản xuất tiên tiến; liên kết “4 nhà” vẫn còn tồn tại nhiều bất cập; công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản còn lạc hậu, cần nhiều lao động; sản phẩm, thị trường xuất khẩu không ổn định,...đất đai còn manh mún,...vì vậy chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hoá, sự hình thành các khu công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ ở huyện Kim Động nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung, đòi hỏi tiêu dùng nông sản ngày càng tăng trong khi diện tích đất ngày càng thu hẹp dần. Quá trình tích tụ ruộng đất đang diễn ra tại Hưng yên rất cần có các mô hình sản xuất dưới dạng hợp tác xã, doanh nghiệp để tạo điều kiện áp dụng được công nghệ cao, làm mẫu để phát triển ra toàn tỉnh; So với các huyện trong tỉnh, huyện Kim Động có vị trí tương đối thuận lợi, với hệ thống giao thông quốc gia chạy qua, nằm không xa các khu đô thị, các khu công nghiệp lớn, các thị trường tiêu thụ lớn về nông sản hàng hóa và các hàng tiêu dùng khác. Đây là yếu tố thuận lợi trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật, giao lưu kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xă hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong những năm qua tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Kim Động tăng khá cao, đặc biệt tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở các trung tâm cụm xã tăng nhanh, tốc độ đô thị hóa các trung tâm kinh tế - xã hội mang tính trọng điểm, điều phối cho các vùng miền trong huyện. 1007
- Xã Phú Thịnh có vị trí địa lý khá thuận lợi cho sự giao lưu hàng hóa và phát triển kinh tế - xã hội (có tuyến đường huyện 208 chạy qua). Địa hình bằng phẳng, gần sông Hồng nên đất đai màu mỡ, bên cạnh đó còn có đất vàn trũng nên có lợi thế phát triển các mô hình sản xuất: trồng rau an toàn; chuyên lúa năng suất cao; lúa - cá - vịt; nuôi trồng thủy sản; phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc tập trung; lợn nái xa khu dân cư và phát triển các đàn trâu, bò… Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 73,59%, nông dân trong xã đã có kinh nghiệm trồng lúa nước và cây rau màu, đặc biệt là cây dưa chuột với diện tích 30,55 ha. Dự án được thực hiện sẽ có bước tiến trong việc thay đổi nhận thức về Phương pháp tưới, thay đổi phương pháp canh tác, sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước, đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm phát thải khí nhà kính. Có tính đại diện rất khác so với sản xuất truyền thống của khu vực Đồng bằng sông Hồng hiện nay Để thực hiện thắng lợi chủ trương Nghị quyết 26-NQ/T.Ư và Nghị quyết số 05 ngày 25/10/2011 của BCH Đảng bộ tỉnh về Chương trình nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao, phải ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm rút ngắn khoảng cách từ khoa học vào sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm, xã hội hoá công nghệ cao trong nông nghiệp, từ đó tạo môi trường thuận lợi tranh thủ được các nguồn lực từ bên trong và bên ngoài cho tỉnh Hưng Yên. Vì vậy, dự án “Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa hàng hóa và rau an toàn (dưa chuột, rau cải cao cấp, bí xanh, bí đỏ) tại xã điểm xây dựng nông thôn mới Phú Thịnh, huyện Kim Động, Hưng Yên” được xây dựng là hết sức cấp thiết và hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kim Động nói riêng và tỉnh Hưng yên nói chung, đồng thời đóng góp cho quá trình xây dựng nông thôn mới của xã Phú Thịnh. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nâng cao được thu nhập của người dân trên 20%, góp phần xóa đói giảm nghèo, 100% số hộ tham gia dự án không còn hộ nghèo thông qua xây dựng các mô hình nông dân và doanh nghiệp ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật tại các vùng sản xuất lúa hàng hóa và rau an toàn thuộc xã điểm nông thôn mới huyện Kim Động, Hưng Yên.- 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xây dựng thành công mô hình áp dụng đồng bộ kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao quy mô 50 ha/vụ, đạt năng suất bình quân trên 5,5 tấn/ha/vụ, đạt hiệu quả kinh tế tăng trên 15%, giảm lượng phát thải khí nhà kính 15-20%, thu nhập của nông dân tăng 20% trở lên so với ngoài mô hình; 1008
- - Xây dựng thành công 02 mô hình sản xuất, tiêu thụ RAT (dưa chuột, rau cải cao cấp, bí đỏ) theo tiêu chuẩn VietGAP, đạt hiệu quả kinh tế tăng trên 20% so với ngoài mô hình, trong đó: 01 mô hình sản xuất ngoài đồng có hệ thống tưới, tiêu phù hợp quy mô 5 ha; và 01 mô hình sản xuất trong nhà lưới quy mô 0,5 ha; - 100% số hộ dân tham gia dự án không còn hộ nghèo; - Tập huấn, đào tạo chuyển giao công nghệ cho 500 lượt người dân vùng dự án. 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được 3.1. Áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật 3.1.1. Quy hoạch lại đồng ruộng Thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, diện tích bình quân mỗi thửa ruộng được tăng từ 1,26 sào (năm 2014) lên 2,31 sào (năm 2015). Việc quy hoạch lại đồng ruộng, dồn điền đổi thửa sẽ giúp công tác tổ chức quản lý sản xuất, cơ giới hóa đồng ruộng thuận tiện và dễ dàng hơn 3.1.2. Áp dụng cơ giới hóa đồng bộ cho tất cả các khâu làm đất và thu hoạch trên toàn bộ khu vực dự án Sử dụng máy móc thay thế sức lao động của con người như: máy cày, máy gặt liên hoàn, xe chở nông sản (Xem hình 1.6- Phụ lục 14). Chi phí cơ giới hóa trong khâu làm đất, gặt lúa cho tới chuyên chở trong mô hình và ngoài mô hình là tương đương (xấp xỉ 7 triệu đồng/ha). Hiện nay việc làm đất và thu hoạch chuyển sang cơ giới hóa. Trong mô hình, HTX nông nghiệp là đơn vị phụ trách phân chia khu vực hoạt động của máy cày, máy gặt đập liên hợp nên tránh được tình trạng mâu thuẫn của các chủ máy cày, máy gặt do phân chia không đồng đều. 3.1.3. Áp dụng các tiến bộ về giống lúa Trong quá trình sản xuất, giống là một nhân tố quan trọng, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Trong khuôn khổ của dự án, các hộ nông dân được hỗ trợ giống lúa để gieo trồng đồng bộ trên một diện tích. Cụ thể là vụ mùa 2015 người dân ở trong khu mô hình cấy giống lúa Thiên Ưu 8 do công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương chọn tạo. Vụ xuân 2016 hộ nông dân cấy giống thuần TBR225 của công ty giống cây trồng Thái Bình. Giống Thiên Ưu 8 có đặc điểm chống đổ tốt, chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại chính (đạo ôn, khô vằn, bạc lá..) phạm vi thích ứng rộng, đặc biệt chất lượng gạo tốt, cơm trắng, bóng, mềm, vị đậm. Giống TBR 225 có đặc điểm sinh trưởng từ 125-130 ngày trong vụ xuân, thích ứng rộng, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh tốt, đẻ nhánh khá, năng suất cao. Bên cạnh đó việc sử dụng giống cấp xác nhận sẽ cho tỷ lệ nảy mầm cao hơn và cây lúa có sức chống chịu tốt hơn. Thực tế thực hiện tại mô hình cũng cho thấy, mặc dù được cấy thưa, lượng giống được sử dụng trong mô hình là 36 kg/ha thấp hơn so với lượng giống khu vực ruộng 1009
- truyền thống 50-60kg/ha, thì năng suất đạt được trong mô hình cao hơn so với ruộng trồng cùng giống lúa bên ngoài mô hình (xem Bảng 5.1 và Bảng 5.2). Bên cạnh đó, so với trước dự án, thì các hộ nông dân tự gieo cấy theo kinh nghiệm, trên cùng một diện tích có nhiều loại giống lúa khác nhau (Q5, Hương thơm, Thiên ưu 8, khang dân, GS9, Sin6, BC15…) gây khó khăn cho quá trình điều tiết nước, dễ bị sâu bệnh hại, ảnh hưởng đến năng suất, giá lúa bán ra thất thường. 3.1.4. Áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến trong gieo cấy và chăm sóc - Cấy thưa với mật độ 36 khóm/m2: Lượng giống sử dụng trung bình tại mô hình 1,3kg/sào và mật độ cấy trung bình 36 khóm/m2, trong khi đó lượng giống sử dụng gieo trồng trung bình của người dân ngoài mô hình là 1,8kg/sào và mật độ gieo trồng trung bình là 42 khóm/m2. So với ngoài mô hình, các hộ dân trong mô hình tiết kiệm được 0,5kg giống/sào và chi phí giống tiết kiệm được trên 400.000 đồng/ha (Bảng 5.4). Như vậy, với kỹ thuật cấy trong mô hình 36 khóm/m2, người dân sẽ tiết kiệm được giống, giảm công cấy, đồng thời dễ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Bảng 1. So sánh một số chỉ tiêu cấu thành năng suất vụ mùa 2015-với giống Thiên Ưu 8 giữa trong khu vực mô hình và ngoài mô hình Các chỉ tiêu so sánh Trong mô hình Ngoài mô hình TB Số khóm/m2 36 khóm/m2 41khóm/m2 Độ dài bông 26.3 cm 24.7 cm TB Hạt chắc/bông 143 hạt/bông 144 hạt/bông Khối lượng hạt 17.74 17.3 Năng suất (tấn/ha) 6.09 5.78 Bảng 2. So sánh một số chỉ tiêu cấu thành năng suất vụ chiêm 2016- giống TBR225 giữa trong mô hình và ngoài mô hình Các chỉ tiêu so sánh Trong mô hình Ngoài mô hình TB Số khóm/m2 36,9 khóm/m2 41,7 khóm/m2 Độ dài bông 26,9 cm 24,8 cm TB Hạt chắc/bông 142,6 hạt/bông 108,9 hạt/bông Khối lượng hạt 19,2 g 18,1 g Năng suất (tấn/ha) 6,37 5,6 - Bổ sung phân silic: Trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nước tưới tiêu và Môi trường và Trường Đại học Kyoto và Công ty Kitai Sekkei (Nhật Bản) trong lĩnh vực tưới tiết kiệm và môi trường, các chuyên gia của Nhật Bản đã tiến hành phân tích mẫu đất trong các thửa ruộng của dự án, và kết quả phân tích cho thấy hàm lượng oxit silic trong đất trồng tại mô hình rất thấp 76,3mg/kg đất khô so với nhu cầu của cây lúa theo nghiên cứu 1010
- tại Nhật Bản 442 mg/kg đất khô. Việc bón phân silic giúp cho cây lúa sinh trưởng tốt, cây xanh và cứng cáp, giảm tỷ lệ lúa đổ từ 15-50%, giảm tỷ lệ bông bạc từ 26-62%, ít nhiễm bệnh khô đầu lá hơn. Tuy nhiên, do lượng phân silic cần theo khuyến cáo của chuyên gia Nhật là 55 kg/sào (1,5 tấn/ha), trong khi đó hiện tại trên thị trường Việt Nam phân silic giá khá cao (9000-10000 đồng/kg), nên thử nghiệm tại mô hình chỉ được tiến hành trên quy mô rất nhỏ 3 hộ (6,5 sào). 3.1.5. Áp dụng quy trình tưới tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính Quy trình tưới khô-ướt xen kẽ đã được áp dụng trong vụ mùa 2015 và vụ xuân 2016. Xã Phú Thịnh có trạm bơm chính gồm 02 máy bơm trục ngang (01 máy 1.000m3/h và 01 máy 1.400m3/h). Xí nghiệp thủy nông huyện có nhiệm vụ quản lý và điều hành, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp là đơn vị trực tiếp vận hành trạm bơm. Trạm bơm phụ trách tưới cho diện tích sản xuất lúa trong mô hình rộng 50,2ha và diện tích lúa ngoài mô hình rộng 85,1ha. Kết quả tính toán bằng công thức [1] cho thấy, mức tưới trung bình của 1ha trong mô hình ít hơn so với ngoài mô hình. Trong vụ mùa 2015, mức tưới trong khu mô hình trung bình là 3.475 m3/ha giảm hơn so với khu ngoài mô hình 23% (so với 4.276 m3/ha khu ngoài mô hình). Vụ xuân 2016, do tình hình thực tế có mưa nhiều nên mức tưới ở cả hai khu vực trong và ngoài mô hình giảm hơn so với vụ mùa 2015. Mức tưới trung bình trong mô hình vụ xuân 2016 giảm 1,4 lần so với ngoài mô hình (2.005 m3/ha so với 3.072 m3/ha). Mức tưới trung bình trong mô hình giảm hơn so với ngoài mô hình bởi do khu mô hình áp dụng quy trình tưới tiết kiệm nước (kỹ thuật tưới ướt-khô xen kẽ). Hiệu quả về tiết kiệm nước đem đến hiệu quả tiết kiệm chi phí điện năng tiêu thụ. Trong vụ mùa 2015, chi phí điện năng phục vụ cho công tác tưới của khu mô hình là 213.000 đồng/ha tiết kiệm hơn 51.000 đồng/ha so với ngoài mô hình (mức trung bình 264.000 đồng/ha), và trong vụ xuân 2016 chi phí điện phục vụ bơm tưới cho khu mô hình cũng ít hơn so với ngoài mô hình 126.000 đồng/ha so với 131.000 đồng/ha (Bảng 5.3). Như vậy có thể thấy, việc áp dụng quy trình tưới tiết kiệm nước cho lúa trong mô hình bên cạnh việc đảm bảo tăng năng suất so với canh tác theo phương thức truyền thống, còn góp phần tiết kiệm nước, giảm tiêu thụ điện năng và chi phí điện phục vụ cho công tác bơm tưới. Bảng 3. Mức tưới trung bình trên 1ha trong và ngoài mô hình Vụ mùa 2015 Vụ xuân 2016 Trong Ngoài Trong Ngoài mô hình mô hình mô hình mô hình (50,2ha) (85,1ha) (50,2ha) (85,1ha) Mức tưới trung bình 3.475 4.276 2.005 3.072 m3/ha 1011
- Chi phí điện trung bình 213.000 264.000 126.000 131.000 đồng/ha 3.1.6. Tổ chức sản xuất Dự án đã xây dựng, hoàn thiện quy trình sản xuất cho mô hình sản xuất lúa hàng hóa, quy trình đã được áp dụng thực hiện và đã đạt được hiệu quả nhất định như sau: Đã có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên có liên quan bao gồm Phòng nông nghiệp huyện, cùng với UBND xã chỉ đạo chung hoạt động sản xuất, thông báo lịch thời vụ gieo trồng. Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tham gia trực tiếp tổ chức sản xuất, cấp phát giống cho hộ dân trong mô hình, cùng với chuyên gia nông nghiệp hướng dẫn nông dân cấy đúng kỹ thuật, đồng thời hợp tác xã còn trực tiếp tham gia vận hành trạm bơm tưới tiêu phục vụ sản xuất. Cùng với đó, trạm bảo vệ thực vật huyện có nhiệm vụ theo dõi tình hình sâu bệnh và thông báo để người dân phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Trước khi bắt đầu thời vụ, các chuyên gia cùng với cán bộ địa phương đã tổ chức các đợt đào tạo, tập huấn hướng dẫn người dân trong mô hình kỹ thuật cấy, sử dụng phân bón phù hợp và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật kịp thời, đúng lúc. Theo dõi, đảm bảo các hộ dân thực hiện đúng theo quy trình từ cấy, bón phân hóa học, phun thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo theo quy trình, nhờ vậy đã tiết kiệm được các chi phí giống từ 400 đến 800 nghìn đồng/ha, chi phí mua phân bón từ 600 đến 900 nghìn đồng/ha, chi phí thuốc bảo vệ thực vật từ 500 đến 700 nghìn đồng/ha, đồng thời có thể giảm được công cấy, tiết kiệm được nước tưới và bảo vệ môi trường. Bảng 4. So sánh một số chi phí vật tư đầu vào giữa sản xuất lúa trong mô hình và ngoài mô hình TT Vật tư đầu vào Chi phí vật tư đầu vào (đồng) Tiết kiệm Trong mô hình Ngoài mô hình Vụ mùa 2015 1 Giống 1.155.648 1.600.128 444,480 2 Phân Bón 5,572,672 6,514,010 941,338 3 Thuốc BVTV 1,805,700 2,361,300 555,600 Vụ xuân 2016 1 Giống 1,263,990 2,152,500 888,510 2 Phân Bón 6,290,755 6,918,667 627,912 3 Thuốc BVTV 2,083,500 2,778,000 694,500 3.1.6. Áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp 1012
- + Dự án đã hỗ trợ thành lập tổ sử dụng thuốc BVTV an toàn có quy chế hoạt động cụ thể, đồng thời tiến hành thu gom bao bì vỏ thuốc BVTV vào các điểm tập kết quy định trên cánh đồng (Bố trí trang bị các thùng bêtông chứa bao bì thuốc BVTV có nắp đậy) và tiêu hủy bao bì theo quy trình kỹ thuật. + Dự án giảm sử dụng phân bón hóa học, bón phân hợp lý giúp giảm chi phí phân bón đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường do dư lượng phân bón hóa học. + Đối với mô hình RAT, cung cấp một lượng rau đảm bảo về chất lượng, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. 3.2. Mô hình rau an toàn trong nhà lưới và ngoài đồng ruộng 3.2.1. Quy hoạch lại đồng ruộng Dự án đã thành công trong việc quy hoạch lại toàn bộ vùng sản xuất theo nhu cầu của thị trường, vận động người dân chuyển đổi từ sản xuất lúa sang sản xuất rau an toàn, việc chuyển đổi này nâng cao hiệu quả kinh tế cho mô hình khoảng 30% đối với mô hình lúa, và cao gấp 14-29 lần đối với mô hình rau, nâng cao thu nhập cho người dân đến 5 lần. Đồng thời việc chuyển đổi từ lúa sang cây trồng cạn cũng làm giảm một lượng lớn phát thải khí nhà kính từ sản xuất lúa. 3.2.2. Đăng ký tiêu chuẩn VietGAP Việc đăng ký thành công tiêu chuẩn VietGAP cho mô hình rau đã tạo dựng cho HTX Rau sạch và thương mại Phú Thịnh thương hiệu sản xuất RAT trên thị trường, rất nhiều tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ/lớn trong và ngoài tỉnh đã biết đến mô hình đồng thời tham quan, học tập và tìm hiểu về mô hình sản xuất, và nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã tự tìm đến liên hệ và đặt hàng tiêu thụ sản phẩm rau của mô hình. Việc tạo thương hiệu, tăng niềm tin của khách hàng đến sản phẩm giúp cho giá bán tại ruộng của các sản phẩm tăng từ 25% đến gấp đôi, gấp ba so với rau sản xuất ở các ruộng truyền thống. Bên cạnh đó giá rau trong mô hình tương đối ổn định ngay cả khi chính vụ hoặc trái vụ, trong khi đó giá rau khu ngoài mô hình thấp hơn và bấp bênh. Bảng 5. So sánh giá bán các sản phẩm rau an toàn của mô hình RAT Loại rau Giá bán trong mô Giá bán ngoài mô % tăng thêm của hình (đồng/kg) hình (đồng/kg) mô hình Rau cải 10.000 6.000-8.000 50%-100% Dưa chuột 10.000 3.000-7.000 42%-233% Bí xanh 10.000 7.000-8000 25%- 42% Bí đỏ 10.000 7.000-8.000 25%- 42% 3.2.3. Tưới tiết kiệm nước 1013
- - Công nghệ tưới rãnh: Dự án thiết kế và lắp đặt hệ thống đường ống cấp nước tưới rãnh đến đầu các luống tưới và phân phối đều trên toàn khu tưới của mô hình RAT ngoài đồng ruộng. Việc lắp đặt đường ống sẽ làm giảm thất thoát nước trong quá trình dẫn nước bằng các kênh đất từ trạm bơm về các luống tưới do ngấm, bốc hơi, chảy tràn ra các vùng khác, vv, lượng thất thoát có thể là 10-15%. Đặc biệt, sử dụng biện pháp tưới rãnh thông qua hệ thống tưới có van vòi giúp linh hoạt trong quá trình cấp nước, đáp ứng đúng nhu cầu về nước trong quá trình phát triển của từng loại cây trồng được bố trí trong khu tưới. - Công nghệ tưới phun sương, phun mưa cấp hạt mịn: được áp dụng cho mô hình trồng rau trong nhà lưới, ươm cây trong nhà kính. Ưu điểm của kỹ thuật tưới chỉ tổn thất nước do bốc hơi trong quá trình tưới, tiết kiệm khoảng 40-50% so với phương pháp tưới mặt, không gây xói mòn, trôi màu, không phá vỡ kết cấu đất. Hệ thống tưới tự động nên có thể tiết kiệm được nhân công. Tuy nhiên giá thành cao, kỹ thuật vận hành cần được đào tạo kỹ càng. Cán bộ dự án đã vận hành mẫu, và đào tạo kỹ thuật viên của HTX vận hành hệ thống thuần thục. 3.2.4. Tổ chức sản xuất HTX Rau sạch và thương mại Phú Thịnh và các hộ dân tham gia sản xuất đã tiếp nhận các quy trình được dự án hoàn thiện bao gồm quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, quy trình sơ chế bảo quản RAT. Sản xuất rau tại HTX được thực hiện đúng theo quy trình đã được cấp giấy chứng nhận, kết quả phân tích chất lượng sản phẩm cho thấy dư lượng các chất bảo vệ thực vật đều trong ngưỡng cho phép. Kết quả áp dụng quy trình sơ chế bảo quản RAT này cho thấy rau, củ tươi lâu hơn, khách hàng hài lòng hơn, tăng giá trị sản phẩm bán ra thị trường. 3.2.5. Áp dụng công nghệ lọc nước để đảm bảo chất lượng nước cho sơ chế Đối với công đoạn sơ chế, nguồn nước sử dụng để sơ chế sản phẩm rau an toàn là nước ngầm đã qua xử lý bằng thiết bị lọc. Thiết bị lọc được các chuyên gia môi trường thuộc Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường lắp đặt sử dụng vật liệu lọc sứ xốp và than hoạt tính từ nguyên liệu trấu. Thiết bị đã được nghiên cứu và triển khai ứng dụng tại nhiều nơi, đồng thời thiết bị cũng đã được đăng ký sở hữu trí tuệ tại Cục Sở hữu trí tuệ. Chất lượng nước đầu ra đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt theo QCVN02:2009/BYT, góp phần đảm bảo sản phẩm rau đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. 3.2.6. Áp dụng công nghệ lọc nước để đảm bảo chất lượng nước cho sơ chế Dự án đã kết hợp với Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông (Học viện Bưu chính viễn thông) để xây dựng bộ tem cho từng loại rau để truy xuất nguồn gốc sản phẩm thông qua phần mềm Ezcheck. Khách hàng có thể truy xuất thông tin của sản phẩm ngay trên điện thoại thông minh của mình một cách nhanh chóng. Việc ứng dụng truy xuất nguồn gốc trên từng loại sản phẩm rau góp phần quan trọng trong việc bảo vệ 1014
- thương hiệu sản phẩm rau an toàn, tạo tâm lý an tâm cho khách hàng. Đồng thời việc dán nhãn giúp HTX Rau sạch và thương mại Phú Thịnh kiểm soát các sản phẩm bán ra của mình một cách nhanh chóng, có hệ thống. Điểm đặc biệt là chi phí, giá thành cho 01 tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm rất rẻ chỉ khoảng dưới 100 đồng/sản phẩm.. 3.3. Tiêu thụ sản phẩm và vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi liên kết sản xuất-tiêu thụ sản phẩm 3.3.1. Tiêu thụ sản phẩm và vai trò của doanh nghiệp trong mô hình sản xuất lúa hàng hóa Trong giai đoạn xây dựng dự án, HTX dịch vụ nông nghiệp Phú Thịnh và một số công ty khác như công ty Tường Lân đã tham gia thảo luận với nông dân và đơn vị thực hiện dự án để lựa chọn giống lúa phù hợp cho vùng dự án. Công ty Tường Lân cũng đã sẵn sàng bao tiêu sản phẩm của mô hình, tuy nhiên, lượng thu hoạch vừa đủ sử dụng cho người dân và lượng để bán ra thị trường không nhiều, nên mô hình vẫn chưa đạt được kỳ vọng. Như thống kê ở bảng 4.4, tổng sản lượng thóc thu được của mô hình sản xuất lúa (50,2ha) là khoảng 625 tấn/năm, sản lượng này sau khi sử dụng cho nhu cầu lương thực của 401 hộ nông dân, số lượng còn lại để bán ra thị trường chỉ khoảng 350 tấn/năm. Con số này rất khiêm tốn so với nhu cầu thu mua của doanh nghiệp chuyên về kinh doanh lương thực nhưng lại rất “vừa tầm” với quy mô hoạt động kinh doanh của HTX dịch vụ nông nghiệp Phú Thịnh. Chính vì vậy, HTX dịch vụ nông nghiệp Phú Thịnh đã đăng ký với tất cả các hộ nông dân trong mô hình thu mua lại toàn bộ số lượng thóc này để xay xát và bán sản phẩm gạo ra thị trường. 3.3.2. Tiêu thụ sản phẩm và vai trò của doanh nghiệp trong mô hình sản xuất rau an toàn Trong giai đoạn xây dựng dự án, một số công ty như công ty Vinotech đã tham gia thảo luận và góp ý về thiết kế kỹ thuật, phân lô phân thửa, đồng thời thảo luận về công thức luân canh, giải pháp tưới phù hợp, đồng thời cũng cam kết bao tiêu sản phẩm của mô hình. Thành công trong việc xây dựng thương hiệu RAT cho mô hình đã bước đầu tạo dựng được thị trường tiêu thụ sản phẩm rau ổn định thông qua việc ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sản lượng cung cấp cho cửa hàng của HTX và các doanh nghiệp trong tỉnh và Hà Nội trong 1 năm là 29,9 tấn rau cải (99% sản lượng), 85 tấn dưa chuột (45,7% sản lượng), 58 tấn bí xanh (86.9% sản lượng), 48,84 tấn bí đỏ ( trong khi hợp đồng cung cấp là 52tấn/năm). Như vậy, đối với rau cải và bí đỏ, sản xuất không đủ/vừa đủ đáp ứng nhu cầu theo hợp đồng đã ký với các doanh nghiệp, chưa đáp ứng cho các nhu cầu bán lẻ. Còn đối bí xanh, dưa chuột phần còn lại 1015
- được tiêu thụ cho gia đình, người thân của các cá nhân trong HTX, và được bán qua các kênh bán lẻ, do khách hàng trong tỉnh, Hà Nội đặt mua trực tiếp, sản phẩm có thời điểm không cung cấp đủ cho nhu cầu. Đến nay, đang có một số đơn vị đang trong quá trình tìm hiểu để ký thêm hợp đồng tiêu thụ sản phẩm rau, dưa chuột với hợp tác xã. Một số cửa hàng, doanh nghiệp đã hợp đồng đặt hàng với HTX bao gồm: 1.Công ty TNHH dịch vụ hợp tác Royal Life Việt Nam Địa chỉ: Số 153, chợ Quang, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội. Giám đốc: Đinh Thị Thương. 2.Cửa hàng rau sạch Nguyên Thị Hương Địa chỉ: số 40 Phạm Ngũ Lão – Điện Biện _ Tp. Hưng Yên 3.Cửa Hàng rau 54 Phúc Diễn Chủ cửa hàng : Nguyễn Thị Quyên Địa chỉ: Số 54 Phúc Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội 4.Cửa Hàng rau sạch Bích Địa chỉ: Phường Bắc Sơn – Quận Kiến An – Hai Phòng Chủ cửa hàng: Đào Thị Bích 5.Trường THPT Đống Đa Địa chỉ: Số 10 Ngõ quan Thổ 1 – Quận Đống Đa- tp. Hà Nội Đại diện: Nguyễn Thị Đức 6.Công ty cổ phần vinotek Địa chỉ: Số 11/26 Xuân Diệu - Tây Hồ - Hà Nội Giám đốc: Lê Trung Tuân. (Hiện tại Công ty cổ phần Vinotek đã phát triển hệ thống 5 cửa hàng đang hoạt động tại Quận Tây Hồ, Quận Cầu Giấy và Quận Hà Đông) Như vậy, các doanh nghiệp đã bước đầu tham gia vào khâu tiêu thụ sản phẩm, đồng thời cũng đã có tiếp thị, quảng bá sản phẩm cho mô hình. Giai đoạn tiếp theo, đơn vị duy trì và thụ hưởng mô hình là HTX Rau sạch và thương mại Phú Thịnh dự kiến từng bước đảm bảo được nhu cầu của thị trường về cả số lượng và chất lượng, đồng thời tìm kiếm thêm các đơn vị có thể liên kết cung cấp vật tư đầu vào và đảm bảo bao tiêu sản phẩm đầu ra, nhằm mục tiêu phát triển bền vững của mô hình. 3.4. Công tác chuyển giao công nghệ Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, đơn vị chủ trì thực hiện dự án, cùng với đơn vị phối hợp và các chuyên gia đã tiến hành các hoạt động đào tạo, chuyển giao 1016
- công nghệ cho địa phương và người dân tham gia trong mô hình bao gồm 02 đợt hội thảo tập huấn tập trung, đồng thời dự án cũng đã cử từ 2-3 cán bộ toàn thời gian tại vùng dự án để theo dõi, giám sát các hoạt động tại mô hình, các cán bộ này đóng vai trò trực tiếp hướng dẫn, cầm tay chỉ việc cho các công nhân HTX và các nông dân tham gia vào mô hình. Kết quả của 2 buổi tập huấn tập trung có 500 lượt nông dân tham dự. Qua đợt tập huấn, 90% nông dân tham dự có thể hiểu được toàn bộ kiến thức của người hướng dẫn (Bảng 5.6). Các nội dung đào tạo và chuyển giao bao gồm: nhiều tài liệu khoa học công nghệ liên quan đến sản xuất, bảo quản, tiêu thụ lúa và rau đã được dự án chuyển giao cho cán bộ địa phương và các hộ dân tham gia trong mô hình sản xuất như: Quy trình tưới tiết kiệm cho lúa ứng dụng công nghệ của Nhật Bản; Quy trình kỹ thuật cấy, chăm sóc, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu tỏng sản xuất lúa; Quy trình sản xuất một số loại rau an toàn trong mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP; Quy trình bảo quản lúa; Quy trình sơ chế và bảo quản một số loại rau trong mô hình; Hướng dẫn sử dụng phần mềm Ezcheck truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau an toàn; Hướng dẫn vận hành hệ thống tưới trong mô hình sản xuất rau trong nhà lưới, nhà kính và ngoài đồng; Quy trình quản lý dịch hại tổng hợp cho một số loại rau an toàn; Quy trình an toàn lao động phòng cháy và chữa cháy trong sản xuất. Qua kết quả khảo sát có thể thấy, việc tiếp thu và ứng dựng tiến bộ khoa học, kỹ thuật của người dân trong sản xuất nông nghiệp đã tăng so với trước khi thực hiện dự án (Trước khi có dự án, 94,5% người dân được hỏi sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau, chỉ có 5,5% . Bảng 6. Nhận thức của học viên sau các đợt tập huấn, đào tạo TT Hiểu toàn bộ Hiểu một phần Không hiểu Sản xuất lúa hàng hóa (%) (%) (%) Kỹ thuật gieo trồng 95 5 - Kỹ thuật bón phân 87 13 - Cách thức phòng trừ sâu bệnh 79 21 - Sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật 94 6 - Sản xuất rau an toàn (%) (%) (%) Kỹ thuật gieo trồng 92 8 - Kỹ thuật bón phân 89 11 - Cách thức phòng trừ sâu bệnh 87 13 Sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật 95 5 - 1017
- Kỹ thuật bảo quản sản phẩm 88 12 - 3.5. Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án 3.5.1. Đối với mô hình lúa hàng hóa Chi phí giống và chi phí làm đất, thu hoạch: Các chi phí này không có sự khác biệt nhiều giữa trong và ngoài mô hình. Chi phí phân bón: Kết quả điều tra cho thấy, chi phí cho việc sử dụng phân bón của các hộ dân trong mô hình ít hơn so với người dân ngoài mô hình. Trong 02 vụ sản xuất lúa, chi phí sử dụng phân bón của các hộ dân ngoài mô hình cao hơn so với các hộ trong mô hình (5,6 triệu đồng/ha so với 5,5 triệu đồng/ha trong vụ mùa 2015 và 5,7 triệu đồng/ha so với 5,5 triệu đồng/ha trong vụ xuân 2016). Chi phí thuốc BVTV: Mô hình gieo cấy cùng một loại giống, mật độ hợp lý nên dễ kiểm soát tình hình sâu bệnh. Trung bình giảm được khoảng 1-2 đợt phun, tiết kiệm được khoảng hơn 500.000 đồng/ha trong vụ mùa 2015 và gần 700.000 đồng/ha trong vụ xuân 2016. Chi phí lao động: Quá trình xây dựng mô hình sản xuất lúa hàng hóa cho thấy, công việc sản xuất trong mô hình lúa hàng hóa cần nhiều công lao động hơn so với ngoài mô hình. Mặc dù, với các tiến bộ khoa học và kỹ thuật được áp dụng, công cấy lúa, bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật trong mô hình đã giảm (theo phân tích trong các mục 1.1.7- Phần 5), nhưng công theo dõi thăm đồng, dẫn nước, công dọn cỏ đắp bờ, vv trong mô hình cao hơn so với ngoài mô hình. Trung bình công lao động sản xuất 1ha lúa ngoài mô hình cao hơn so với trong mô hình từ 100-400 nghìn đồng/ha. Chi phí điện năng: Chi phí điện được tính toán dựa trên ghi chép điện năng tiêu thụ của trạm bơm hoạt động tưới tiêu trong vụ mùa 2015 và vụ xuân 2016. Trong quá trình sản xuất lúa tại mô hình, 02 máy bơm công suất 1.400m3/h và 1.000m3/h được sử dụng để luân phiên tưới tại mô hình. Kết quả ghi chép tại Nhật ký và tính toán cho thấy, lượng nước tưới cho lúa giảm trung bình 15% so với tưới theo phương pháp truyền thống trước đây, tương đương với chi phí điện năng phục vụ cho bơm tưới cũng giảm theo tỷ lệ tương ứng. Chi phí khác: Trong chi phí đầu tư sản xuất của người dân còn một số khoản chi khác như: mua dụng cụ lao động như cuốc, liềm, bình phun thuốc BVTV, các đồ bảo hộ cá nhân như áo mưa, ủng … Năng suất: Với việc quy hoạch lại đồng ruộng, tổ chức dồn điền, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác (từ khâu làm đất, làm mạ, bón phân và chăm sóc, phòng trừ dịch hại, quy trình tưới tiết kiệm nước giảm phát thải khí nhà kính) trên toàn bộ diện tích 50,2 ha của mô hình đã mang lại những hiệu quả kinh tế rõ nét. Năng suất lúa vụ Mùa 2015 với giống lúa Thiên Ưu 8 đạt 6,09 tấn/ha cao hơn so với năng suất ngoài mô hình đạt 5,79 tấn/ha, Vụ xuân 2016, năng suất giống lúa TBR 225 đạt 6,37 tấn/ha cao 1018
- hơn so với năng suất ngoài mô hình đạt 5,9 tấn/ha. Mặc dù, mức tăng năng suất của mô hình so với năng suất của cùng giống lúa ngoài mô hình không đáng kể, nhưng so với điều kiện trước dự án, khi mà các hộ gia đình sản xuất manh mún, trồng nhiều loại giống lúa khác nhau, năng suất đạt được của nhiều hộ trồng các giống lúa thuần chỉ khoảng 4,7-5,2 tấn/ha, thì sau dự án năng suất của nhiều hộ đã tăng cao hơn từ 20-30%. Giá bán của lúa cùng giống Thiên Ưu 8 và TBR 225 trong mô hình không có gì khác biệt so với bên ngoài mô hình, khoảng 7000 đồng/kg thóc thịt cho giống lúa Thiên Ưu 8 và 7500 đồng/kg thóc thịt cho giống TBR225 (Bảng 5.7 và Bảng 5.8). Nguyên nhân là do thời gian thực hiện dự án ngắn, chưa vận động được bà con dán nhãn cho sản phẩm gạo sản xuất trong mô hình, tạo thương hiệu gạo an toàn mặc dù quá trình sản xuất gạo được áp dụng đúng các quy trình sản xuất, đảm bảo loại, liều lượng các thuốc bảo vệ và đặc biệt áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất. Trong giai đoạn tiếp theo, HTX Rau sạch và thương mại Phú Thịnh cần có vận động các hộ dân trong mô hình thực hiện dán nhãn cho sản phẩm và tạo thương hiệu gạo an toàn, từ đó giá trị sản phẩm có thể tăng lên từ 50% đến gấp đôi. Hiệu quả kinh tế của mô hình: Lãi thuần trên 1 ha của mô hình sau khi trừ chi phí sản xuất thu nhập thuần túy trong vụ Mùa 2015, đạt 17,3 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn so với ngoài mô hình 3,9 triệu đồng/ha/vụ, trong vụ Xuân 2016, lợi nhuận thu được 22,4 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn so với so với lãi thuần thu được ngoài mô hình 5,6 triệu đồng/ha/vụ. Tổng lãi thuần thu nhập 1 năm/1 ha trong mô hình cao hơn 9,5 triệu đồng, tăng 31% so với ngoài mô hình. 3.5.2. Đối với mô hình rau an toàn trong nhà lưới Chi phí đầu tư ban đầu của cải mơ và cải ngồng ngọt gần như nhau (gần 54 triệu đồng/ha), trong khi đó chi phí đầu tư cải ngồng Lạng sơn lại cao hơn rất nhiều 68,9 triệu đồng/ha. Chi phí đầu tư ban đầu của cải ngồng Lạng Sơn cao hơn so với các loại cải khác bởi vì chi phí giống cao. Như vậy, tổng chi phí của mô hình rau trong nhà lưới là 177.886.000 đồng Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế của các loại rau cải trong mô hình cho thấy, thu nhập trung bình từ cải mơ là 108,16 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận thu về trung bình là 53,80 triệu đồng/ha/vụ. Thu nhập trung bình từ cải ngồng ngọt trong mô hình đạt 169,85 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận thu về đạt 115,29 triệu đồng/ha/vụ. Cải ngồng Lạng Sơn trong mô hình cho thu nhập 177,97 triệu đồng/ha/vụ và lợi nhuận thu về đạt 109,01 triệu đồng/ha/vụ. Như vậy, tổng thu nhập của toàn mô hình rau an toàn trong nhà lưới 0,5 ha trong năm 2016 là 734.025.000 đồng (tương đương 1.468.050.000 đồng/ha). Hiệu quả kinh tế của mô hình rau trong nhà lưới đem lại cao, lãi thuần thu được từ mô hình 0,5ha trong năm 2016 là 447.215.000 đồng (tương đương 894.430.000 đồng/ha). Như vậy, việc chuyển đổi sản xuất lúa sang sản xuất rau an toàn mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Trong khi sản xuất lúa 2 vụ thu được lãi ròng khoảng 30.200.000 đồng/ha/năm 1019
- (mục 2.1.3) thì sản xuất rau an toàn trong nhà lưới thu được lãi ròng là 894.430.000 đồng/ha/năm, gấp 29,6 lần lãi ròng từ sản xuất lúa. 3.5.3. Đối với mô hình rau an toàn ngoài đồng Kết quả thống kê chi phí đầu tư ban đầu tính trên diện tích 1ha của các loại rau trong mô hình sản xuất rau an toàn ngoài đồng cho thấy, chi phí ban đầu để đầu tư trồng của dưa chuột là hơn 164 triệu đồng/ha, trong khi đó để trồng bí xanh chi phí ban đầu là 98,4triệu đồng/ha và bí đỏ là 92,45triệu đồng/ha. Trong tính toán chi phí đầu tư ban đầu, dự án đã tính toán cả chi phí cho nhãn mác truy xuất nguồn được dán trên các sản phẩm của mô hình Năng suất: Năng suất trung bình của các loại rau an toàn trong mô hình bao gồm: Năng suất dưa chuột 27,8 tấn/ha (năng suất cao nhất vụ đông xuân 2016 đạt 31,01 tấn/ha), năng suất bí 39,08 tấn/ha (vụ đông xuân đạt 38,6 tấn/ha, vụ thu đông đạt 39,51 tấn/ha), năng suất bí đỏ 32,2 tấn/ha (vụ đông xuân đạt 31,18 tấn/ha, vụ thu đông đạt 33,25 tấn/ha. Giá bán: các sản phẩm trong mô hình khá ổn định và cao hơn thị trường của các loại rau theo phương pháp truyền thống từ 1,25-2 lần Tổng thu nhập: Thu nhập trước chi phí từ sản xuất dưa chuột của mô hình tương đương 1,1 tỷ đồng/ha/vụ, thu nhập từ sản xuất bí xanh là 781,7 triệu đồng/ha/vụ, thu nhập từ sản xuất bí đỏ là 644,24 triệu đồng/ha/vụ, trung bình chi phí sản xuất 3 loại rau bao gồm dưa chuột, bí xanh, bí đỏ trên 1 ha trong năm là 993,4 triệu đồng/ha/năm. Tổng lãi thuần thu được từ mô hình sản xuất rau an toàn 5 ha ngoài đồng năm 2016 đối với dưa chuột là 855 triệu đồng/năm, lãi thuần của các vụ sản xuất bí xanh an toàn là 366 triệu đồng/năm và lãi thuần của các vụ sản xuất bí đỏ là 252 triệu đồng/năm. Như vậy, tổng lãi thuần thu được năm 2016 từ sản xuất các sản phẩm dưa chuột, bí xanh, bí đỏ trên 5 ha mô hình sản xuất rau an toàn ngoài đồng đạt hơn 1,47 tỷ đồng/năm (tương đương với trung bình thu được 434,9 triệu đồng/ha/năm). Từ các kết quả phân tích trên cho thấy, việc chuyển đổi từ sản xuất lúa truyền thống sang sản xuất rau an toàn đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tổng lãi ròng từ sản xuất lúa truyền thống chỉ đạt khoảng 30,2 triệu đồng/ha năm, trong khi đó lãi ròng từ mô hình trồng rau an toàn bao gồm dưa chuột, bí xanh, bí đỏ thu được là 434,9 triệu đồng/ha lãi gấp 14,4 lần mô hình trồng lúa truyền thống. 3.5.4. So sánh hiệu quả trồng dưa chuột của mô hình với ngoài mô hình Do trong địa bàn sản xuất không có hộ nào sản xuất rau cải, bí xanh, bí đỏ, nên không tìm được vùng có cùng điều kiện tương tự để so sánh. Vì vậy, báo cáo chỉ tập trung so sánh sản xuất dưa chuột trong vùng dự án và ngoài vùng dự án trong vụ đông 2016. Kết quả điều tra tính toán số liệu cho thấy, + Chi phí sản xuất dưa chuột trong mô hình khoảng 164,16 triệu đồng/ha, cao hơn chi phí ngoài mô hình (157,57 triệu đồng/ha) do ở trong mô hình mặc dù chi phí thuốc bảo 1020
- vệ thực vật và phân bón giảm, nhưng chi phí công lao động, bao bì, nhãn mác tăng cao hơn. + Năng suất dưa chuột trung bình trong mô hình cao hơn so với năng suất trung bình ngoài mô hình 2,5 tấn/ha (31,01 tấn/ha so với 28,52 tấn/ha). Về tổng thể chi phí đầu tư ban đầu sản xuất dưa chuột trong mô hình cao hơn so với ngoài mô hình, bởi trong mô hình sản xuất có tính tới chi phí về nhãn mác truy xuất nguồn gốc, đồng thời công lao động chăm sóc trong mô hình sản xuất dưa chuột an toàn cũng cao hơn so với bên ngoài do quá trình chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi nhiều công hơn so với sản xuất tự phát của người dân, nhưng trong đó, do kiểm soát tốt về dịch bệnh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình nên chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong mô hình giảm so với ngoài mô hình. Do giá bán dưa chuột trong mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP cao hơn so với ngoài mô hình (10.000.000 đồng/tấn so với 8.000.000 đồng/tấn) nên thu nhập và lợi nhuận thu được trong mô hình cao hơn nhiều so với ngoài mô hình. Thu nhập từ sản xuất dưa chuột trong mô hình đạt 310 triệu đồng/ha cao hơn 30% so với ngoài mô hình 228,16 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu được từ sản xuất dưa chuột an toàn cũng gấp 2,0 lần lợi nhuận thu từ sản xuất dưa chuột của người dân bên ngoài mô hình (145 triệu đồng/ha so với 70 triệu/ha) 3.6. Phân tích, đánh giá hiệu quả về xã hội và môi trường 3.6.1. Về xã hội - Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định của người nông dân: dự án đã góp phần nâng cao thu nhập của các hộ dân tham gia mô hình lúa, với mức cao hơn trung bình 21,6%/năm so với sản xuất lúa truyền thống. Thu nhập trung bình của các hộ nông dân tham gia sản xuất rau an toàn đã tăng đáng kể, cao hơn 6,4 lần so với trồng lúa. Như vậy, kết quả đạt được của mô hình đã góp phần nâng cao thu nhập của người dân địa phương, tạo động lực cho nhân dân đẩy mạnh sản xuất rau vụ đông trong bối cảnh nhiều nơi trong vùng ruộng vụ đông đang bị bỏ không do người dân ko mặn mà với thu nhập mang lai từ đồng ruộng. - Đảm bảo cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho thị trường: Mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP đã và đang là nguồn cung cấp cho thị trường sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng. 12 mẫu rau, quả đã được đem đến các phòng phân tích của Trung tâm kiểm định và khảo nghiệm thuốc BVTV phía Bắc- Cục Bảo vệ thực vật và Trung tâm Kiểm nghiệm CTU-Mekong-lab phân tích dư lượng các thuốc BVTV nhóm lân hữu cơ, nhóm Clo hữu cơ, Nitrogen, hàm lượng NO3-. Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng NO3 trong mẫu rau đều thấp hơn giới hạn đưa ra trong Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN Ban hành Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn của Bộ NN&PTNT, trong đó trong bí xanh thấp hơn 1,8 lần và bí đỏ thấp hơn 1,5 lần so với quy định (giới hạn 400mg/kg). Không phát hiện thấy hàm lượng dư lượng các thuốc BVTV nhóm lân hữu cơ và nhóm clo hữu cơ nào, trừ phát hiện một 1021
- lượng nhỏ dư lượng hoạt chất Chlopyrifos thuộc nhóm lân hữu cơ với hàm lượng 10,12 μg/kg , thấp hơn rất nhiều so với giới hạn cho phép 2mg/kg theo Quyết định 46/QĐ- BYT ban hành Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm của Bộ Y tế. Trong các năm tới khi kết thúc dự án, theo quy định, HTX Rau sạch và thương mại Phú Thịnh sẽ có trách nhiệm thường xuyên gửi mẫu phân tích, giám sát, đảm bảo chất lượng 3.6.1. Về môi trường - Dự án ngoài mang lại hiệu quả về kinh tế rõ rệt như đã phân tích, đồng thời còn mang lại hiệu quả về môi trường đó là giảm phát thải khí nhà kính do phương thức sản xuất của mô hình đã mang lại. Dự án tiến hành lấy mẫu, đo đạc và phân tích lượng phát thải các khí nhà kính tại mô hình lúa hàng hóa, quy đổi ra CO2e được tổng hợp. Từ kết quả phân tích cho thấy, lượng phát thải khí nhà kính ở khu vực trong mô hình và ngoài mô hình có sự khác biệt. Lượng phát thải khí N2O trong khu vực mô hình cao hơn so với ngoài mô hình, bởi vì vào thời điểm lấy mẫu, ruộng lúa trong khu vực mô hình đang tiến hành bón phân đợt 2. Trong khi đó lượng phát thải khí CH4 tại khu vực ngoài mô hình cao hơn so với khu vực trong mô hình (20,816 tấn/ha/vụ so với 12,283 tấn/ha/vụ). Tính tổng lượng phát thải khí nhà kính (N20 và CH 4) trung bình quy đổi ra CO2e trong vụ mùa 2015 tại khu vực mô hình thấp hơn so với ngoài mô hình 1,4 lần (14,971 tấn/ha/vụ so với 20,978 tấn/ha/vụ). Lượng phát thải khí nhà kính khu vực trong mô hình giảm hơn 28,6% so với ngoài mô hình là bởi vì, trong khu vực mô hình áp dụng quy trình tưới tiết kiệm nước, điều tiết nước theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa góp phẩm giảm phát thải khí CH 4. Như vậy, nếu canh tác lúa theo kỹ thuật tưới ướt-khô xen kẽ áp dụng trong mô hình sẽ giảm được phát thải khí nhà kính 6 tấn/ha/vụ so với phương thức canh tác thông thường. Trong vụ xuân 2016, hiệu quả giảm phát thải khí nhà kính đã được minh chứng một cách rõ nét. Lượng phát thải khí N2O và khí CH4 khu trong mô hình giảm hơn so với ngoài khu mô hình. Canh tác lúa trong mô hình giảm được 0,37 tấn N 2O quy đổi ra CO2e /ha/vụ so với ngoài mô hình và phát thải khí CH4 quy đổi ra CO2e /ha/vụ giảm được 1,02 tấn. Tổng lượng phát thải quy đổi ra CO 2e của khu vực trong mô hình cũng giảm 23,57%. so với ngoài mô hình. Như vậy, nếu canh tác lúa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như trong mô hình sẽ giảm được được phát thải khí nhà kính hơn so với canh tác truyền thống. - Giảm các tác động do sử dụng quá mức phân bón và thuốc bảo vệ thực vật: Nhờ phương thức canh tác mới, lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đã được giảm đáng kể, nhờ vậy, các phát thải do dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu xâm nhập vào môi trường đất và nước trong vùng dự án cũng được giảm đáng kể. 3.7. Các đóng góp của dự án đối với xây dựng nông thôn mới 1022
- Dự án được thực hiện đã có đóng góp tích cực trong việc hoàn thành các 6/19 tiêu chí nông thôn mới của xã Phú Thịnh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên cụ thể như sau: Tiêu chí 2- giao thông: Dự án khi được triển khai được UBND tỉnh Hưng Yên, UBND huyện Kim Động rất quan tâm và ủng hộ, coi dự án là mô hình điểm và hiện đại nhất của toàn tỉnh. Vì vậy, UBND tỉnh đã góp đối ứng xây dựng đường nội đồng, đường vào mô hình nhằm đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm. Khoảng 1,73 km/2,5 km trục chính đường giao thông nội đồng đã được bê tông hóa. Tiêu chí 3- thủy lợi: 15 cống điều tiết được xây mới và 1,5km kênh mương, 500m đường dây dẫn điện từ trạm bơm chính và mô hình sản xuất rau an toàn đã đảm bảo tưới, tiêu chủ động cho 55,7 ha đất sản xuất nông nghiệp của dự án trên tổng diện tích đất nông nghiệp toàn xã là 266ha (chiếm 21%), như vậy dự án đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành tiêu chí 3.1 về thủy lợi.. Tiêu chí 10-Thu nhập: Dự án đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trong sản xuất nông nghiệp với mô hình lúa tăng 19-24%, với mô hình rau an toàn, thu nhập của nông dân tham gia sản xuất đã tăng gấp 5 lần so với thu nhập của họ khi sản xuất lúa truyền thống. Tiêu chí 12-Lao động có việc làm: Mô hình RAT đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 50 nông dân trong mô hình RAT và các hộ dân khác, góp phần tăng tỷ lệ lao động có việc làm của xã. Khi mô hình được mở rộng, số lượng lao động được đào tạo có công ăn việc làm sẽ tăng thêm. Tiêu chí 13-Tổ chức sản xuất: Việc thành lập HTX rau sạch và thương mại Phú Thịnh hoạt động theo đúng quy định của Luật HTX 2012 đã góp phần hoàn thành tiêu chí 13.1 về HTX. Bên cạnh đó, dự án đã xây dựng hoàn chỉnh và thực hiện bước đầu thành công chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ RAT đảm bảo bền vững đã góp phần hoàn thành tiêu chí 13.2 yêu cầu về mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững. Tiêu chí 17.8- tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm: Dự án đã hỗ trợ mở một cửa hàng kinh doanh rau an toàn tại xã Phú Thịnh, đồng thời cung ứng RAT cho một số cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ trong khu vực đã góp phần tăng tỷ lệ yêu cầu của tiêu chí 17.8. Như vậy, với đóng góp tích cực của dự án trong một số chỉ tiêu, năm 2016 xã Phú Thịnh đã được công nhận là xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Mô hình được đánh giá có tính bền vững do các yếu tố sau + Mô hình sản xuất lúa hàng hóa và rau an toàn sau gần 2 năm triển khai trên địa bàn xã Phú Thịnh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đã thu được thành quả trên nhiều phương diện như nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường và quan trọng hơn sản phẩm do mô hình sản xuất đảm bảo được sức khỏe của người tiêu dùng theo các phân tích các kết quả/hiệu 1023
- quả đạt được tại Mục 5.1 và 5.2, Phần 5 . Các kết quả phân tích cho thấy mô hình sản xuất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đồng thời phù hợp với xu thế và nhu cầu thị trường, đóng góp chung trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của xã Phú Thịnh nói riêng và huyện Kim Động và tỉnh Hưng Yên nói chung. Đặc biệt dự án đã góp phần quan trọng giúp xã Phú Thịnh đạt đủ các chỉ tiêu NTM (2016). + Mô hình đã tạo dựng được mối liên kết sản xuất bền vững với sự tham gia chặt chẽ và sát sao của các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý sản xuất nông nghiệp, các cơ quan khoa học và đặc biệt là các doanh nghiệp cùng với các hộ nông dân để thực hiện theo phương thức sản xuất mới, trong đó mỗi hộ nông dân góp đất tham gia mô hình đã thực sự trở thành những “công nhân nông nghiệp”. + Mô hình sản xuất đã nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương từ cấp tỉnh đến cấp xã và bà con nông dân. Kết quả phỏng vấn cán bộ địa phương và cán bộ phụ trách nông nghiệp cho thấy, địa phương rất ủng hộ và sẽ có kế hoạch tiếp tục thực hiện mô hình. Cùng với đó, kết quả điều tra một số hộ dân trong mô hình cho thấy, 95% số người dân được hỏi trả lời sẽ tiếp tục thực hiện dự án, chỉ có 5% số người còn lại trả lời không, bởi lý do sức khỏe nên họ sẽ không tham gia sản xuất trực tiếp mà chỉ cho HTX thuê đất. + Toàn bộ các quy trình công nghệ và các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng trong mô hình sản xuất lúa và mô hình sản xuất rau an toàn cho UBND xã Phú Thịnh và HTX Rau sạch và thương mại Phú Thịnh quản lý. UBND xã sẽ là đơn vị chỉ đạo, điều hành chung các hoạt động liên quan đến sản xuất lúa và rau an toàn. Hợp tác xã là đơn vị trực tiếp tham gia điều hành các hoạt động sản xuất như hướng dẫn người dân sản xuất theo đúng quy trình đã được chuyển giao. + Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức trong sản xuất lúa và rau đã được thực hiện trên các phương tiện truyền thông tại địa phương để người dân trong khu vực mô hình thực hiện đúng quy trình sản xuất lúa và rau. + Địa phương đã tiến hành hội thảo và tổ chức các cuộc họp đánh giá kết quả thực hiện mô hình để đúc rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện và nhân rộng mô hình ở các khu vực khác trên địa bàn xã. + Mặc dù các hoạt động hỗ trợ từ dự án đã kết thúc nhưng các cán bộ tham gia trong dự án vẫn sẽ sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ tư vấn cho địa phương trong triển khai thực hiện mô hình để địa phương có thể làm chủ được công nghệ và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa và rau an toàn. + Đến thời điểm hiện tại, sau 5-6 tháng từ khi dự án kết thúc, địa phương vẫn tiếp tục duy trì mô hình và vẫn tiếp tục ký các hợp đồng cung cấp rau an toàn cho các cửa hàng. 1024
- + UBND xã Phú Thịnh đang có kế hoạch mở rộng vùng sản xuất rau an toàn thêm khoảng 7ha trên khu vực cánh đồng lân cận với khu vực dự án. 4. Kết luận Quá trình thực hiện Dự án: “Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa hàng hóa và rau an toàn (dưa chuột, rau cải cao cấp, bí xanh, bí đỏ) tại xã điểm xây dựng nông thôn mới Phú Thịnh, huyện Kim Động, Hưng Yên”. Tổ chức chủ trì thực hiện và các cán bộ tham gia dự án có kết luận sau: Dự án đã hoàn thành khối lượng chuyên môn theo Hợp đồng số 32/2015/HĐ-VPCT ký ngày 05/01/2015, một số kết quả nổi bật cụ thể như sau: 1. Mô hình sản xuất lúa hàng hóa: Dự án đã xây dựng thành công mô hình sản xuất lúa hàng hóa quy mô 50,2 ha ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất gồm: quy hoạch lại đồng ruộng, tổ chức dồn điền đổi thửa, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác (từ khâu làm đất, làm mạ, cấy thưa, bón phân và chăm sóc, phòng trừ dịch hại, quy trình tưới tiết kiệm nước giảm phát thải khí nhà kính, ...) và xây dựng được chuỗi liên kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Sau 2 vụ sản xuất, năng suất lúa vụ mùa năm 2015 với giống Thiên Ưu 8 đạt 6,09 tấn/ha, năng suất lúa vụ Xuân 2016 với giống TBR225 đạt 6,37 tấn/ha (vượt so với mục tiêu đề ra). Trung bình thu nhập của người dân từ sản xuất lúa của mô hình trong vụ mùa năm 2015 là 26,2 triệu đồng/ha, cao hơn 19,1% so với người dân ngoài mô hình (22 triệu đồng/ha). Trong vụ xuân 2016, trung bình thu nhập của người dân từ sản xuất lúa là 30,2 triệu đồng/ha, cao hơn 24% so với người dân ngoài mô hình thu nhập 24,4 triệu đồng/ha. Như vậy, dự án đã góp phần nâng cao thu nhập của các hộ dân tham gia mô hình, với mức cao hơn trung bình 21,6%/năm so với sản xuất lúa truyền thống ở ngoài mô hình. Lãi thuần trên 1 ha của mô hình: sau khi trừ chi phí sản xuất thu nhập thuần túy trong vụ mùa 2015 đạt 17,3 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn so với ngoài mô hình 3,9 triệu đồng/ha/vụ, trong vụ Xuân 2016, lợi nhuận thu được 22,4 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn so với so với lãi thuần thu được ngoài mô hình 5,6 triệu đồng/ha/vụ. Tổng lãi thuần thu nhập 1 năm/1 ha trong mô hình cao hơn 9,5 triệu đồng so với ngoài mô hình. Kết quả đo đạc lượng nước tưới và lượng phát thải KNK trong hai vụ sản xuất lúa của mô hình đều giảm, cụ thể lượng phát thải KNK giảm 26,1% và lượng nước tưới giảm 15% so với phương pháp tưới ngập truyền thống. 2. Mô hình sản xuất rau an toàn: Dự án đã xây dựng thành công mô hình chuyển đổi 5,5 ha cơ cấu cây trồng từ khu vực đất lúa kém hiệu quả sang sản xuất rau an toàn bao gồm: mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới quy mô 0,5 ha và mô hình sản xuất rau an toàn ngoài đồng quy mô 5 ha, 1025
- nhà kính ươm cây 600 m2, nhà sơ chế bảo quản... Toàn bộ diện tích sản xuất rau an toàn đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP. Đặc biệt Dự án đưa ứng dụng Ezcheck trên điện thoại trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm qua mã QR (một loại mã vạch hai chiều) vào các sản phẩm rau của dự án nhằm bảo vệ thương hiệu và quản lý sản phẩm. Năng suất trung bình các loại rau trong mô hình như: dưa chuột đạt 27,8 tấn/ha (cao nhất vụ đông xuân 2016 đạt 31,01 tấn/ha); bí xanh đạt 39,08 tấn/ha (vụ đông xuân đạt 38,6 tấn/ha, vụ thu đông đạt 39,51 tấn/ha), năng suất bí đỏ đạt 32,2 tấn/ha (vụ đông xuân đạt 31,18 tấn/ha, vụ thu đông đạt 33,25 tấn/ha). Trong thời gian thực hiện mô hình, tổng sản lượng dưa chuột đạt 205 tấn, bí xanh đạt 66,7 tấn, bí đỏ 48,8 tấn, rau cải các loại đạt 29,9 tấn. Mô hình đã đem lại thu nhập ổn định cho 33 hộ gia đình, thu nhập của mỗi nông nhân tham gia trong mô hình khoảng 3 triệu đồng/tháng (tương đương 36 triệu đồng/năm), cao gấp 6,4 lần so với thu nhập từ trồng lúa. Mô hình đã tạo dựng được mối liên kết sản xuất bền vững với sự tham gia chặt chẽ và sát sao của các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý sản xuất nông nghiệp, các cơ quan khoa học và đặc biệt là các doanh nghiệp cùng với các hộ nông dân để thực hiện theo phương thức sản xuất mới, trong đó mỗi hộ nông dân góp đất tham gia mô hình đã thực sự trở thành những “công nhân nông nghiệp”. Về kết quả đào tạo và kết quả khác: Dự án đã đào tạo, chuyển giao kỹ thuật công nghệ cho trên 500 lượt nông dân tại xã Phú Thịnh. Các mô hình sản xuất được chọn là mô hình điểm của tỉnh Hưng Yên đã có nhiều tổ chức, cá nhân đến quan học hỏi kinh nghiệm (như sinh viên khoa Kỹ thật Tài nguyên nước - Đại học Thủy lợi, sinh viên khoa Môi trường - Đại học Điện lực, Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên ... ) Bên cạnh đó Dự án có tác động lớn đến sự chuyển dịch kinh tế của huyện, tạo ra những vùng sản xuất chuyên canh tập trung có giá trị kinh tế cao. Dự án góp phần nâng cao thu nhập của nông hộ tham gia mô hình (100% hộ dân tham gia dự án không còn hộ nghèo) và năm 2016 xã Phú Thịnh được công nhận đạt chuẩn xây dựng Nông thôn mới. Dự án đã hoàn thành vượt mức so với mục tiêu đề ra ban đầu và đảm bảo yếu tố bền vững và khả thi khi nhân rộng. 1026
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xây dựng mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trên vùng đất phèn mặn
2 p | 76 | 8
-
Xây dựng mô hình VACB (vườn, ao, chuồng và khí sinh học) gắn với bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh miền Núi phía Bắc
16 p | 38 | 6
-
Xây dựng mô hình kinh doanh nông trại nâng cao sinh kế cho nông hộ nhỏ tại Tây Bắc Việt Nam
3 p | 90 | 5
-
Kết quả xây dựng mô hình thâm canh lạc Xuân đạt năng suất cao trên đất chuyển đổi tại Nghệ An và Hà Tĩnh
5 p | 35 | 4
-
Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn phục vụ xây dựng nông thôn mới Hà Tĩnh
0 p | 57 | 3
-
Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng xen có hiệu quả trong vườn cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
12 p | 65 | 3
-
Xây dựng mô hình liên kết ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật và quản lý trong sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sắn nhằm tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc miền núi tại các xã vùng cao huyện Văn Yên (Yên Bái), huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), huyện Nguyên Bình (Cao Bằng)
16 p | 36 | 3
-
Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết tổ chức ứng dụng đồng bộ các kỹ thuật tái canh cây cà phê tăng hiệu quả kinh tế tại 4 xã xây dựng nông thôn mới: CưNi, EaKmut, Cư Yang và Cư Huê huyện EaKar, tỉnh Đắk Lắk
19 p | 36 | 2
-
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất hạt giống lúa thuần chất lượng cao phục vụ sản xuất lúa hàng hóa tại vùng đồng bằng sông Cửu Long
7 p | 28 | 2
-
Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết sản xuất thâm canh lạc cao sản theo hướng cánh đồng mẫu lớn tại 2 xã xây dựng Nông thôn mới Diễn Thịnh và Diễn Phong huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
17 p | 30 | 2
-
Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống lúa thuần siêu cao sản gia lộc 201, gia lộc 202 cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam
0 p | 248 | 2
-
Kết quả xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp cây lạc, sắn và ngô đạt năng suất cao tại Quảng Trị năm 2016-2017
5 p | 50 | 2
-
Một số kết quả bước đầu về nghiên cứu xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa tại Tp. Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa
8 p | 5 | 2
-
Kết quả xây dựng mô hình sản xuất lạc thương phẩm năng suất, chất lượng cao theo chuỗi giá trị tại vùng Bắc Trung Bộ
6 p | 36 | 1
-
Kết quả xây dựng mô hình các giống cà phê vối chín muộn TR14, TR15
0 p | 33 | 1
-
Nghiên cứu xây dựng mô hình gây khối u dạ dày bằng benzo(a)pyren trên chuột nhắt trắng
7 p | 44 | 1
-
Kết quả xây dựng mô hình canh tác giống ngô lai mới tại tỉnh Hòa Bình
6 p | 49 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn